Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: >> Trung Quốc sẽ mãi chỉ là hổ giấy ?

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2012

>> Trung Quốc sẽ mãi chỉ là hổ giấy ?

Trung Quốc muốn khẳng định vị thế của một nước lớn nhưng lại đang thiếu đi những sức mạnh quan trọng để “trưởng thành”, vậy nên khi đã ở “bước đường cùng” thì Bắc Kinh đang cố gắng vượt qua những bất cập này trong thời gian sớm nhất...

>> Tại sao 'siêu phẩm' F-22 'mất điểm'?


Quá nhiều điểm yếu

Theo các chuyên gia quân sự hàng đầu thế giới nhận định về xu hướng phát triển hải quân Trung Quốc đã cho biết: Hiện Bắc Kinh đang làm hết sức mình để trở thành một phần tất yếu của thế giới. Nhưng để làm được điều đó Trung Quốc cần phải vươn xa và con đường tiến ra biển là cách hữu hiệu nhất để phát triển...

Một loạt các sự kiên liên quan đến tranh chấp trên biển Đông, nắn gân Mỹ, chọc ghẹo Nga, Ấn Độ, áp chế Nhật Bản đã cho thấy Trung Quốc đang cố gắng làm nổi bật tầm quan trọng của sức mạnh biển tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Thế nhưng theo nhiều nhà phân tích một nước muốn trở thành cường quốc biển phải hội tụ 8 điều thiết yếu, đó là: nước lớn, dân đông, chiếm vị trí địa lý kiểm soát đường giao thương trên biển, có tối thiểu hai mặt giáp biển, có công nghệ – khoa học, có truyền thống đi biển, có tầm ảnh hưởng sâu rộng trên thế giới và chính phủ có ý chí chính trị khai thác sức mạnh biển cho lợi ích quốc gia.



http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh trên biển để sớm thành cường quốc...

Tuy nhiên, hiện Trung Quốc không đủ 3 trong 8 điều thiết yếu để trở thành cường quốc biển. Chính vì thế, Bắc Kinh đang cố gắng vượt qua những bất cập này.

Trước hết, về lịch sử, Trung Quốc không phải là quốc gia đi biển nhưng đang nhanh chóng học hỏi và cử các đội tàu, kể cả tàu chiến, đến các vùng biển quốc tế. Thứ hai, mặc dù các đường hàng hải thương mại thế giới đi qua Trung Quốc nhưng quốc gia này không thể kiểm soát hoàn toàn các tuyến đường này do sự có mặt của các nước ven biển khác.

>> HQ Trung Quốc xưng bá ở Thái Bình Dương đâu có dễ

Điểm thứ ba, cũng là điểm quan trọng nhất khi bờ biển hướng Đông ra Thái Bình Dương “có thể bị chặn” bởi Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan và Philippines hướng ra phía Nam để đến Ấn Độ Dương qua sát Việt Nam sau đó phải qua eo Singapore -Malacca, Sunda và Lombok. 90% dầu nhập khẩu của Trung Quốc từ Trung Á và Angola đi qua khu vực này.

Dùng chiến lược uy hiếp để đạt mục đích

Để khẳng định sức mạnh trên biển không còn cách nào khác là Trung Quốc phải đi tắt đón đầu trong khoa học quân sự. Việc thử nghiệm kết hợp công nghệ và sáng tạo để phát hiện và tiêu diệt tầu chiến “địch” trên biển bằng các loại tên lửa đạn đạo tầm xa như Đông Phong là một sách lược phù hợp.

Bên cạnh đó chiêu bài tầu sân bay cùng với máy bay tiêm kích tàng hình, các loại vũ khí tầu chiến hiện đại cũng là “cây gậy” Trung Quốc hướng tới nước nhỏ và là “điểm tựa” cho Bắc Kinh “gồng mình” chống các quốc gia có nội lực.

Để hiện thực hóa ý đồ biến Biển Đông và Biển Hoa Đông thành vùng lãnh hải riêng của mình nhằm kiểm soát hoạt động thương mại quốc tế qua khu vực này trong khi tự do khai thác các nguồn khoáng sản, dầu và cá...

Trung Quốc đã đơn phương xâm phạm trái phép lãnh hải của các quốc gia Đông Nam Á trên Biển Đông và đưa tầu đánh cá tới tận diệt nguồn lợi thủy sản tại đây, ngang nhiên thành lập thành phố trên đảo chiếm đóng trái phép.

http://nghiadx.blogspot.com
Ảo vọng bá chủ của Trung Quốc sẽ không đạt được kết quả gì nếu như vấp phải sự phản đối quyết liệt từ cộng đồng thế giới...

Trung Quốc còn công bố chương trình du lịch đến một số đảo không người và đang có tranh chấp ở Biển Đông, mời gọi thăm dò dầu khí trên vùng biển không thuộc lãnh hải của mình... Không những vậy Trung Quốc còn đẩy mạnh tranh chấp với Nhật Bản, Đài Loan cùng nhiều quốc gia khác trong khu vực.

Một mặt Trung Quốc ủng hộ tài chính, quốc phòng và công nghệ cho hai nước có vũ khí hạt nhân trong khu vực (Pakistan và Bắc Triều Tiên) để hoạt động thay Trung Quốc “đánh lạc hướng và can dự” Mỹ, Ấn Độ, Nhật và Hàn Quốc.

Cùng với đó, Trung Quốc đang ra sức đầu tư vào các nước ven bờ ở Nam Á, Châu Phi nhằm bảo đảm đường hàng hải của mình và tránh để tầu chở dầu của họ đi qua các eo biển hẹp.

Trung Quốc không những đã trao tặng và xây dựng cảng cho Pakistan mà còn xây thêm các cảng tại 3 nước láng giềng của Ấn Độ như tại Sri Lanka, Bangladesh, Myanmar...

Rõ ràng “thâm ý” của Bắc Kinh đã rõ, nhưng từ việc tính toán đến thực tiễn cũng vẫn còn một khoảng cách khá xa để đạt được mục tiêu của mình Trung Quốc vẫn cần phải dựa vào nội lực, truyền thống của mình.

Thế nhưng vốn không mạnh về biển nên nếu cưỡng bức phải tăng gia tốc quá nhanh, thay vì thành công, Trung Quốc sẽ tự chuốc sự thất bại cùng một ảo vọng điên cuồng là điều dễ thấy trong tương lai.

(Nguồn :: Báo Phụ Nữ VN)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang