"Việt Nam đã tăng cường rất lớn việc xây dựng hải, không quân, trọng điểm chiến lược hoàn toàn chuyển hướng biển Đông". >> Chiến hạm Lý Thái Tổ - Gerpard 3.9 thứ 2 của Hải quân Việt Nam Máy bay chiến đấu Su-30MK của Không quân Việt Nam. TheoTân Hoa Xã viện dẫn từ tờ “Kanwa Defense Review” của Canada, cho rằng, dưới sự ra sức hỗ trợ quân sự của Nga, trong 5 năm qua, Việt Nam đã tăng cường rất lớn việc xây dựng hải, không quân, trọng điểm chiến lược hoàn toàn chuyển hướng biển Đông. Trang bị chủ yếu mới kiểu Nga – máy bay chiến đấu Su-30MKV, tên lửa chống hạm bờ biển Yakhont, tàu hộ vệ tên lửa kiểu mới đều triển khai ở nam trung bộ. Cùng với việc nhập khẩu trang bị tiên tiến, Quân đội Việt Nam cũng đã gia tăng mức độ xây dựng sân bay, căn cứ quân sự, đã thi công một loạt căn cứ hải quân mới, kho chứa máy bay bảo đảm tuyến một của không quân, tình hình rất giống với Quân đội Trung Quốc nửa sau thập niên 1990. Theo tờ “Kanwa Defense Review”, ở vịnh Cam Ranh, cùng với việc nhập khẩu tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9, Hải quân Việt Nam đã tiến hành sửa chữa toàn diện đối với căn cứ. Việt Nam trước tiên đã tiếp nhận 2 tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9 từ Nga, trong giai đoạn tiếp theo, Việt Nam sẽ tự lắp ráp sản xuất ít nhất 2 tàu hộ vệ lớp này. Tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9 có lượng giãn nước đầy là 2.100 tấn, tốc độ tối đa 28 hải lý/giờ, hành trình tác chiến tối đa là 5.000 hải lý. Tàu hộ vệ này có thể trang bị 16 quả tên lửa hạm đối hạm Switchblade. Tên lửa này có tầm phóng tối đa 130 km, tốc độ tối đa 0,9 Mach, áp dụng bay kiểm soát hệ thống quán tính và dẫn đường radar chủ động. Tên lửa chống hạm Yakhont, do Nga sản xuất, triển khai ở bờ biển. Ngoài ra còn có 4 xe nhồi tên lửa và 2 hệ thống radar phòng thủ bờ biển đồng bộ kiểu mới. Bắt đầu từ năm 2012, Nga sẽ còn thảo luận thỏa thuận mới với Việt Nam, tiếp tục cung cấp cho Việt Nam một tiểu đoàn tên lửa chống hạm bờ biển Yakhont. Tên lửa Yakhont triển khai ở Phan Thiết, gần thành phố Hồ Chí Minh, trận địa cách bờ biển chỉ 1,3 km, đã thi công kho tên lửa có nóc nhà màu xanh và xưởng sửa chữa. Radar phòng thủ bờ biển của Việt Nam có khoảng cách dò tìm đạt 450 km, khoảng cách dò đối với các mục tiêu tên lửa đạt 35 km. Khi tìm kiếm theo mô hình chủ động, nó có thể đồng thời bám theo 30 mục tiêu, còn khi tìm kiếm bằng mô hình bị động, có thể bám theo 50 mục tiêu. Hệ thống xử lý số liệu của nó có thể đồng thời xử lý 200 mục tiêu. Theo bài báo, tình hình triển khai này đã phản ánh mức độ quan tâm của Hải quân Việt Nam đối với các hòn đảo trên biển Đông. Đa số các hòn đảo cách bờ biển Việt Nam chưa đến 300 km, trong khi đó tầm phóng của tên lửa chống hạm bờ biển Yakhont trên thực tế hơn 300 km. Tên lửa chống hạm Yakhont là một trong những tên lửa chống hạm tiên tiến nhất của Nga hiện nay, trong đó tên lửa Brahmos của Ấn Độ là một phiên bản cải tiến của loại tên lửa này. Việt Nam đã sở hữu tên lửa Yakhont để bảo vệ chủ quyền biển đảo. “Không quân coi trọng phía nam hơn phía bắc” - Tân Hoa Xã, Trung Quốc Bài báo còn cho rằng, việc triển khai máy bay tiên tiến của Không quân Việt Nam đã hoàn thành, thể hiện rất lớn sự coi trọng của Việt Nam đối với biển Đông. Năm 2012, Không quân Việt Nam sẽ trang bị tổng cộng 24 máy bay chiến đấu đa dụng Su-30MKV/MK2, 12 máy bay chiến đấu Su-27SK/UBK, nhiều nhất trong số các nước Đông Nam Á trang bị máy bay chiến đấu dòng Su. Bán kính tác chiến của những máy bay chiến đấu này bao trùm lên tất cả các hòn đảo của Việt Nam (trong khi Trung Quốc cũng đòi hỏi một cách hết sức vô lý, không có chứng cứ lịch sử và pháp lý). Lực lượng không quân Việt Nam tinh nhuệ nhất là sư đoàn hàng không XX0, trong đó trung đoàn XX5 trực thuộc triển khai Su-30MKV ở căn cứ không quân Biên Hòa nằm ở ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh. Bài báo cho rằng, thành phố Hồ Chí Minh cách eo biển Malacca 1.124 km, có thể thấy, bán kính tác chiến của lực lượng Su-30 Không quân Việt Nam bao trùm lên toàn bộ biển Đông. Còn các trung đoàn XX1, XX7, XX3, XX0 (tên đơn vị đã được thay đổi - PV) ở miền bắc Việt Nam lại chủ yếu triển khai máy bay chiến đấu MiG-21 và Su-22 kiểu cũ. Không quân Việt Nam còn có một kế hoạch đổi mới trang bị cỡ lớn hơn, vẫn sẽ tiếp tục mua máy bay chiến đấu đa dụng Su-30MK cho trung đoàn thứ ba và máy bay huấn luyện Yak-130. Từ năm 2011, tình hình xây dựng lại căn cứ không quân của Việt Nam có thể thấy, nhiều sân bay hơn đang được hiện đại hóa, dự kiến sẽ triển khai nhiều máy bay chiến đấu kiểu mới, máy bay huấn luyện hơn. Theo bài báo, căn cứ không quân Phan Rang ở phía nam vốn triển khai Su-22, nhưng những hình ảnh vệ tinh chụp vào tháng 1/8/2011 cho thấy, ở đây cũng đã thi công mới 12 kho chứa máy bay kết hợp, rất có thể trở thành căn cứ cho một lực lượng máy bay chiến đấu dòng Su tiếp theo. Tàu hộ vệ tàng hình HQ-012 Lý Công Uẩn, Việt Nam mua của Nga. Máy bay chiến đấu Su-27UBK của Không quân Việt Nam. Máy bay trực thăng EC-225S của Hải quân Việt Nam. Máy bay vận tải An-26 của Không quân Việt Nam. Máy bay tấn công Su-22 của Không quân Việt Nam. (Nguồn :: Báo Giáo Dục VN) |
Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012
>> Tầm tác chiến của VN đã bao trùm Biển Đông !
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét