Bài báo cho rằng, tàu đệm khí Zubr sẽ trở thành mãnh thú xé toạc trận địa trên bờ biển và đảo đá của đối thủ. >> Bí ẩn vụ tai nạn tàu đổ bộ Zubr Tàu đệm khí Zubr là tàu đệm khí lớn nhất hiện nay trên thế giới Tờ “Tin tức Trung Quốc” vừa có bài viết cho rằng, một chùm ảnh về tàu đệm khí “Zubr châu Âu” (Bò ừng châu Âu) mà Ukraina chế tạo cho Trung Quốc đã xuất hiện trên mạng, thu hút sự quan tâm của dư luận. Mạng công nghệ hải quân Anh cho rằng, Hải quân Trung Quốc sẽ bắt đầu trang bị Zubr trong năm nay. Trang mạng đài truyền hình ETTV Đài Loan cho rằng, loại tàu đệm khí cỡ lớn này sẽ trở thành công cụ có lợi hại của chiến lược tranh đoạt lãnh thổ trên biển Đông. Có tin cho biết, chiếc tàu đệm khí Zubr đầu tiên mà Trung Quốc đặt mua của Ukraina đã chế tạo xong, sau khi kết thúc chạy thử trên biển sẽ bàn giao cho Hải quân Trung Quốc. Năm 2009, Quân đội Trung Quốc đã đạt được hợp đồng với Công ty Xuất khẩu Trang bị đặc chủng Ukraina đặt mua 4 tàu đệm khí Zubr. Theo hợp đồng, nhà máy đóng tàu Ukraina phụ trách chế tạo 2 tàu đệm khí trước, còn 2 tàu đệm khí sau sẽ do Trung Quốc tự chế tạo. Các chuyên gia cho rằng, sau khi Hải quân Trung Quốc tiếp nhận Zubr, có thể tăng thêm một “cánh quân” cho lực lượng vận chuyển vượt biển tốc độ nhanh. Các tư liệu hồ sơ cho biết, tàu đệm khí Zubr dài 57,3 m, rộng 25,6 m, cao 21,9 m, lượng giãn nước đầy 555 tấn, là tàu chiến đổ bộ kiểu đệm khí có trọng tải lớn nhất trên thế giới. Tàu này có thể mang theo 3 xe tăng chiến đấu hoặc 8 xe chiến đấu bộ binh, hoặc 1 lực lượng 360 người, lao vào khu vực đổ bộ với tốc độ cao từ 55-60 hải lý/giờ. Khác với các tàu đổ bộ đệm khí không lắp vũ khí và khả năng bảo vệ tương đối kém, tàu đệm khí Zubr trang bị pháo tên lửa đa nòng (MLRS), tên lửa phòng không kiểu mang vác (portable) và pháo tầm gần 30 mm bắn tốc độ nhanh, có khả năng tự vệ và chi viện hỏa lực nhất định; tấm bọc thép nhẹ trên tàu có thể bảo vệ hiệu quả cho các thuyền viên không bị thương vong bởi các mạnh đạn pháo. Có thể suy đoán, một khi đưa vào sử dụng, tàu đệm khí Zubr sẽ trở thành mãnh thú, phục vụ đắc lực cho chiến thuật đoạt đảo đá trên các vùng biển quanh khu vực. Trang mạng đài truyền hình ETTV còn cho rằng, tàu đệm khí Zubr vượt qua eo biển Đài Loan chưa cần đến 4 tiếng đồng hồ... Hải quân Trung Quốc đã trang bị tàu đổ bộ đệm khí tương tự LCAC của Mỹ, nhưng loại trang bị này thường được dùng làm hệ thống con đồng bộ của tàu tấn công đổ bộ hoặc tàu vận tải đổ bộ cỡ lớn, chủ yếu dùng để vận chuyển nhân viên, xe và trang bị từ tàu đổ bộ cỡ lớn tới bãi cát ở bờ biển hay đảo đá, khả năng tác chiến độc lập rất hạn chế. Trong khi đó tàu đệm khí Zubr không cần nhờ các tàu khác vận chuyển, đồng thời còn có ưu thế về tải trọng lớn, tốc độ chạy nhanh, có khả năng tác chiến độc lập. Khả năng thích ứng chiến trường của Zubr cũng tương đối gây chú ý. Mạng công nghệ hải quân Anh cho rằng, trong khoang lực lượng đổ bộ và khoang ở của nhân viên trên tàu đệm khí Zubr không chỉ lắp thiết bị thông gió, thiết bị điều hòa và sưởi ấm, mà còn thiết kế có lớp sơn cách âm và kết cấu giảm rung/giảm xóc. Trang mạng Hội liên hợp các nhà khoa học Mỹ thì nhấn mạnh, loại tàu đệm khí này không chỉ có thể chạy tốc độ cao trên biển, mà còn có thể chạy thoải mái ở bãi biển/bãi cát và đầm lầy, thậm chí có thể trực tiếp vượt vật cản cao 2 m. Có phân tích cho rằng, vài chiếc tàu đệm khí Zubr có thể thành lập một hạm đội vận chuyển lực lượng tốc độ nhanh, chuyên ứng phó với tác chiến đổ bộ bất ngờ hoặc chiến tranh đoạt đảo. |
Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012
>> Mục đích của việc Trung Quốc mua tàu đệm khí Zubr của Ukraina
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét