Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Không quân Triều Tiên

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Không quân Triều Tiên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Không quân Triều Tiên. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013

>> Tên lửa S-200 : Rồng lửa canh trời của Triều Tiên

Không quân Mỹ - Hàn có lý do phải e sợ trước “rồng sát thủ” – hệ thống tên lửa đối không tầm xa chiến lược S-200 của Triều Tiên.

>> Uy lực hệ thống tên lửa Pechora-2M Việt Nam mới nâng cấp
>> Lưới lửa phòng không của Nga


Nếu một cuộc xung đột lớn xảy ra trên bán đảo Triều Tiên, lực lượng Mỹ - Hàn có thể sử dụng ưu thế của mình với sức mạnh không quân hiện đại mở cuộc không kích ồ ạt vào Triều Tiên.

Nhưng họ sẽ không dễ dàng gì đột phá được mạng lưới phòng không đa tầng dày đặc của Triều Tiên. Đặc biệt nhất, không quân ném bom chiến lược mà Mỹ thường xuyên sử dụng trong các cuộc chiến tranh có lý do lo ngại trước S-200 – “át chủ bài” của phòng không Triều Tiên. Đây là loại tên lửa có khả năng bắn hạ máy bay ở tầm xa tới vài trăm km, độ cao hàng chục km.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
"Rồng sát thủ" S-200 rời bệ phóng.

Năm 1987, Triều Tiên đã nhận từ Liên Xô khoảng 4 tiểu đoàn S-200 (NATO định danh là SA-5). S-200 được chính quyền Triều Tiên bố trí gần khu phi quân sự (DMZ) và mở rộng về phía Bắc bao bọc thủ đô Bình Nhưỡng.

Hệ thống tên lửa đối không tầm xa S-200 do Liên Xô phát triển từ những năm 1960 được thiết kế nhằm bảo vệ các mục tiêu chiến lược khỏi máy bay ném bom của Mỹ và Phương Tây.

S-200 thường được biên chế theo cấp tiểu đoàn, trong đó có: 6 bệ phóng tên lửa, đài radar điều khiển hỏa lực cùng nhiều thành phần hỗ trợ khác.

Trên trận địa, đài radar điều khiển hỏa lực 5N62 có tầm hoạt động 270km sẽ được đặt ở giữa. Xung quanh bố trí 6 bệ phóng 5P27, mỗi bệ được hỗ trợ một đường ray 5Yu24 để kéo đạn lên bệ phóng.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hình ảnh minh họa trận địa tên lửa S-200.

Hệ thống S-200 được trang bị đạn tên lửa 5V21 có kích cỡ rất lớn, nặng tới 7,1 tấn, dài 10,8m. Quả đạn được thiết kế với 4 động cơ rocket nhiên liệu rắn gắn ở phần đuôi và động cơ chính 5D67 nhiên liệu lỏng.

Khi bắn, 4 động cơ rocket phụ sẽ khởi động trước đưa tên lửa rời khỏi bệ phóng, cháy hết nhiên liệu (từ 3-5,1 giây) nó sẽ tự động tách khỏi thân tên lửa. Sau đó, động cơ chính được kích hoạt đưa tên lửa bay tới mục tiêu (thời gian cháy 51-150 giây).

Tên lửa sử dụng hệ chiếu vô tuyến pha giữa để hiệu chỉnh đường bay. Ở pha cuối dùng đầu tự dẫn radar bán chủ động tấn công mục tiêu. Mỗi quả đạn lắp đầu đạn nổ phân mảnh nặng 217kg (chứa bên trong 16.000 mảnh nhỏ loại 2g và 21.000 mảnh nhỏ 3,5g) cho bán kính sát thương rất lớn. Thậm chí, biến thể phục vụ trong quân đội Liên Xô còn trang bị đầu đạn hạt nhân 25 kiloton.

Ở các biến thể đời đầu, đạn tên lửa S-200 chỉ đạt tầm bắn 160km, biến thể sau này thì tầm bắn được tăng 250-300km. Tương tự, độ cao tiêu diệt mục tiêu ban đầu chỉ là 20km, sau tăng lên 29-40km. Hiện không rõ phòng không Triều Tiên sở hữu biến thể nào của hệ thống S-200.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Đạn tên lửa S-200 trong một cuộc duyệt binh của Quân đội Triều Tiên.

Theo một số đánh giá, S-200 tồn tại điểm yếu đó là chỉ có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm bắn tối thiểu 60km. Nghĩa là nếu mục tiêu lọt vào tầm nhỏ hơn 60km thì S-200 không có khả năng đánh chặn.

Ngoài ra, tuy có tầm bắn lớn nhưng S-200 chỉ có thể tiêu diệt mục tiêu không có tính cơ động cao (như máy bay ném bom chiến lược). Hệ thống radar điều khiển của S-200 được thiết kế từ những năm 1960 nên có khả năng kháng nhiễu điện tử thấp.

Tuy nhiên, trong chiến tranh thì không thể nói trước được điều gì. Trong chiến đấu, ngoài yếu tố vũ khí, thì con người mới là quyết định. Nếu Triều Tiên có một chiến thuật, cách đánh phù hợp họ hoàn toàn có thể dùng S-200 bắn hạ máy bay ném bom tối tân nhất của Mỹ.

Ngoài hệ thống S-200 kể trên còn phải nhắc tới những hệ thống tên lửa khác đang được biên chế trong quân đội Triều Tiên, có khả năng bắn hạ máy bay B-52 của Mỹ như hệ thống tên lửa S-75 Dvina, S-125 Pechora, và 2K11 Krug. Dưới đây xin giới thiệu 1 vài hình ảnh của những hệ thống tên lửa kể trên:

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung – cao 2K11 Krug (NATO định danh là SA-4)

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa phòng không S-75 Dvina (NATO định danh là SA-2)

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa S-125 Pechora (NATO định danh SA-3)

Mạng lưới phòng không Triều Tiên được bố trí dày đặc, từ tầm thấp tới tầm cao, từ tầm ngắn tới tầm xa. Trang bị chủ yếu các loại tên lửa, pháo đều do Liên Xô cung cấp từ trước những năm 1990. Và một phần nhỏ nước này tự chế tạo sau này.

Trong đó, lớp phòng không tầm cao trang bị: 240 bệ phóng tên lửa S-75 Dvina (tầm bắn 45km), 2K11 Krug (tầm bắn 55km), 24-40 bệ phóng S-200.

Lớp phòng không tầm trung gồm: 128 bệ phóng tên lửa S-125 Pechora (tầm bắn 35km), 2K12 Kub (tầm bắn 24km).

Lớp phòng không tầm thấp gồm: hệ thống tên lửa tầm thấp tự hành 9K35 Strela-10; hệ thống tên lửa vác vai đối không (9K32 Strela 2; 9K34 Strela 3; 9K38 Igla) và khoảng 11.000 pháo – súng máy phòng không đủ các loại cỡ nòng (từ cỡ 14,5mm, 23mm tới cỡ 100/130mm).



>> Triều Tiên có thể vít cổ B-52 như Việt Nam?

Chỉ có bản lĩnh, trí tuệ thôi, chưa đủ. Phải hòa trộn vào đó rất nhiều máu xương mà không phải bất kỳ dân tộc nào trên thế giới cũng chấp nhận trả giá mới có thể vít cổ được “pháo đài bay” của Hoa Kỳ.

>> Tên lửa S-200 : Rồng lửa canh trời của Triều Tiên


Sự hủy diệt khủng khiếp mang tên “pháo đài bay” B-52

B-52 do hãng Boeing chế tạo là loại máy bay ném bom hạng nặng, tầm xa được sử dụng từ năm 1955. B-52 có tầm bay không cần tiếp nhiên liệu xa hơn bất kỳ máy bay nào khác (khoảng 8.000 km) và có thể mang tới 30 tấn bom cùng các vũ khí khác. Tốc độ lớn nhất lên tới 1.000 km/h, bán kính chiến đấu 7.210 km, tầm bay tối đa 15.000 km và trần bay tối đa 17.000 m.

Trong một phi vụ oanh tạc máy bay B-52 thường đi thành nhóm ba chiếc theo đội hình mũi tên, trên độ cao 9–10 km và ném khoảng gần 100 tấn bom tương đương 138 quả bom, mỗi quả nặng 250kg với mật độ dày đặc xuống một khu vực khoảng 2,5 km².

Nếu mật độ bom rơi là khoảng 130 quả trên 1 km², tức là khoảng cách trung bình giữa hai hố bom cạnh nhau là khoảng 80 mét. Với mật độ ném bom dày như vậy xác suất huỷ diệt trong bãi bom B-52 sẽ là cực cao và thử hỏi có sinh vật nào có thể tồn tại trong khu vực đó?

Không quân Hoa Kỳ đã dùng B-52 để ném bom rải thảm dọn đường và B-52 đã thể hiện được sức mạnh tàn phá rất ghê gớm, đã gây ra các huỷ diệt rất lớn, gây cảm giác rất ghê sợ, hãi hùng trong hàng ngũ đối phương và những người đã từng trải qua các trận bom B-52.

Không nghe tiếng máy bay, chỉ phát hiện ra máy bay B-52 rải thảm khi tiếng rít đến kinh người của hàng trăm quả bom xé gió từ trên không trung lao xuống và mặt đất như bị chao đảo rung chuyển hơn các trận động đất lớn nhất nhất đã từng. Một khu vực chừng 2,5 km² đã thành bình địa, những hố bom chi chít như mặt trăng bị các thiên thạch bắn phá.

Mỹ là quốc gia khác với Trung Quốc hay khoe khoang, phô trương vũ khí, nhưng với B-52 thì ngoại lệ. Mỹ cho đó là “pháo đài bay bất khả xâm phạm” bởi tính năng kỹ chiến thuật của nó thể hiện tinh hoa khoa học hàng không của nước Mỹ không phải là chuyện chơi.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Mỹ có nhiều bài học kinh nghiệm sát thực từ nhiều cuộc chiến tranh và với một lối tư duy khoa học, thực tế thì không khó để Mỹ cải tiến, củng cố B-52 hoàn thiện, tối tân hơn. Nếu như so sánh B-52 hiện nay của Mỹ và H-6 của Trung Quốc (máy bay ném bom chiến lược tầm xa, thuộc bộ ba vũ khí chiến lược) thì một trời một vực.

Vì vậy, B-52 đã hơn 60 năm qua nó vẫn trường tồn, chưa có đối thủ thay thế đã chứng tỏ khả năng siêu việt của “pháo đài bay” B-52. “Pháo đài bay” B-52 của Mỹ giờ đây hiện đại hơn rất nhiều so với trước đây là điều không cần phải bàn, không ai nghi ngờ gì về điều đó.

Và, liệu người Triều Tiên, thậm chí cả người Trung Hoa hợp sức có “vít cổ” được “pháo đài bay” B-52 hay không?

Không bắn rơi "pháo đài bay" B-52 dù chỉ một chiếc khi chiến tranh thông thường giữa Bắc Triều Tiên với Mỹ - Hàn Quốc xảy ra thì coi như Bắc Triều Tiên bị xóa sổ hay trở về “thời kỳ đồ đá” là chắc chắn chỉ sau một tuần “rải thảm” và cũng là điều cảnh báo cho Trung Quốc.

Việc củng cố tinh thần bằng các tuyên bố mạnh bạo (có thể duy ý chí) sẽ có tác dụng ngược khi đụng đầu với B-52 mà không trừng trị được nó thì ý chí suy sụp, tan rã càng nhanh vì khi đó B-52 thực sự không phải là con ngáo ộp như đã tưởng. Phản ánh tâm lý này, người Trung Hoa có câu thật chí lý: “Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ”.

Bắc Triều Tiên có trong tay nhiều loại tên lửa có thừa khả năng vươn tới và vượt tầm bay của B-52. Nhưng bắn rơi được B-52 lại không phụ thuộc vào điều đó mà quyết định chủ yếu bởi khả năng đối đầu với một cuộc chiến tranh áp chế điện tử của Mỹ có hiệu quả hay không. Nếu “pháo đài bay” bị rụng thì chắc chắn chiến thắng của Mỹ-Hàn Quốc không thể dễ dàng.

Trong suốt lịch sử tổn tại của mình cho đến ngày nay, B-52 đã đạt được không ít những chiến thắng quan trọng và có thể nói chỉ chiến thắng, ngoại trừ một lần thảm bại tại Việt Nam trên bầu trời của Hà Nội.

Cho dù thế, không những thế giới mà ngay cả Việt Nam cũng không một ai có thể nghi ngờ sức mạnh của mối đe dọa mang tên B-52. Những tướng lĩnh, cựu chiến binh Việt Nam đã từng đối đầu với B-52…đều không bao giờ coi thường, đánh giá thấp B-52 tuy đã đánh thắng chúng.

Đương nhiên, Việt Nam là quốc gia đầu tiên và duy nhất cho đến ngày nay vít cổ được “pháo đài bay” B-52 của Mỹ không đơn giản như những nguyên nhân đã công khai đại chúng trên báo chí…mà còn nhiều nguyên nhân về khoa học, nghệ thuật quân sự bí mật không thể công khai.

Đương nhiên, chiến thắng bằng bản lĩnh, trí tuệ thôi ư, chưa đủ. Hòa trộn trong đó là máu xương mà không phải dân tộc nào trên thế giới cũng dám chấp nhận trả giá.

Liệu sẽ có một danh từ mới trong thuật ngữ quân sự là: "Bình Nhưỡng-Điện Biên Phủ trên không" hay không? Vấn đề còn tùy thuộc trước hết vào “phong độ” của “pháo đài bay”, vì “đẳng cấp” của “pháo đài bay” đã là vĩnh viễn và sau cùng là Bắc Triều Tiên có giống Việt Nam hay không.

Mỹ, Nhật Bản “giật mình”, Trung Quốc “an phận” sau động thái của Bắc Triều Tiên

Trong chiến tranh hay chuẩn bị cho chiến tranh, hầu như quốc gia nào cũng không muốn mình phải đối phó với nhiều hướng. Đó là nguyên tắc tối thiểu trong hoạt động quân sự. Nhưng Bắc Triều Tiên lại khác, họ tuyên bố đánh phủ đầu VKHN không những với Mỹ mà còn vào cả Nhật Bản.

Điều đó có nghĩa Bắc Triều Tiên muốn một mình chọi lại 3 khi hoặc là quá mạnh để đủ sức đương đầu hoặc là có VKHN để răn đe cùng chết.

Sự khác thường này chứng tỏ, không có chiến tranh xảy ra bắt đầu từ Bắc Triều Tiên, nhưng tuyên bố của Bắc Triều Tiên đã làm cho khu vực Đông Bắc Á và Tây TBD rùng rùng chuyển động.

Đầu tiên, khiến Mỹ phải triển khai ở phía Tây của mình tại bang Alaska 14 hệ thống đánh chặn tên lửa với giá gần 1 tỷ USD dù rằng Mỹ “ngáp dài” khi nghe lời tuyên bố của Bắc Triều Tiên (ngạc nhiên chưa).

Còn Nhật Bản, tình hình căng thẳng ở Đông Bắc Á và Senkaku là chất xúc tác mạnh làm Nhật Bản thay đổi lớn như “lột xác”.

Thứ nhất là nhờ đó mà đảng dân chủ tự do (LDP) trở thành đảng cầm quyền đưa ông Shinzo Abe làm thủ tướng và chắc chắn cuộc bầu cử thượng viện Nhật Bản sắp tới đảng LDP sẽ chiếm đa số (trước đó hạ viện họ đã chiếm đa số).

Thứ hai là việc sửa đổi Hiến pháp Nhật Bản mà linh hồn là điều 9. Hiến pháp Nhật Bản muốn sửa đổi cần có 2 yếu tố, bên ngoài và bên trong.

Yếu tố bên trong là phải cần 2/3 hạ viên, thượng viện thông qua và sau đó trưng cầu dân ý với đa số cử tri tán thành. Vấn đề này, hiện nay chủ trương của đảng LDP và thủ tướng Shinzo Abe dưới tác động của Trung Quốc và Bắc Triều Tiên sẽ rất dễ dàng được toại nguyện.

Yếu tố bên ngoài, quan trọng nhất là Mỹ, nhưng Mỹ luôn ủng hộ, trong khi đó (trước đây) các nước láng giềng châu Á rất e ngại và phản đối thì bây giờ cũng rất đồng lòng (Trừ Trung Quốc, họ cực lực phản đối).

Như vậy, Nhật Bản sẽ trở thành một quốc gia bình thường, có một quân đội bình thường như Trung Quốc, như Việt Nam…là sự thật. “Nhật Bản đã xin lỗi đủ và đang ngẩng đầu hướng tới tương lai”.

Còn với Trung Quốc: tuyên bố, hành động của Bắc Triều Tiên làm cho tình hình an ninh của Trung Quốc bị ảnh hưởng là không thể chối cãi. Trung Quốc dù có ngấm ngầm giúp Bắc Triều Tiên bao nhiêu chăng nữa cũng buộc phải biểu quyết trừng phạt Bắc Triều Tiên vì nếu không thì điều gì sẽ xảy ra khi Hàn Quốc và đặc biệt là Nhật Bản cũng tuyên bố thay đổi Hiến pháp, sản xuất sở hữu VKHN để đối đầu với Bắc Triều Tiên? Hơn ai hết, Trung Quốc sẽ đánh giá rất chính xác động thái của đồng minh Bắc Triều Tiên đã thu được kết quả hay là hậu quả.

Điều đáng quan tâm là với Mỹ và Nhật Bản, Bắc Triều Tiên chả là gì mà đối tượng chính của họ là Trung Quốc, và, không có gì ngạc nhiên khi Mỹ không ký với Bắc Triều Tiên một hiệp ước hòa bình.



(Lê Ngọc Thống)
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang