Trước tình hình an ninh chủ quyền biển đảo của Việt Nam đang căng thẳng, nhiều nước trên thế giới đã thực hiện chuyến thăm hữu nghị nhằm giới thiệu về vũ khí, máy bay quân sự. Tuy nhiên, Việt Nam khẳng định "không chạy đua vũ trang". >> Giương oai gần bờ Chào bán giới thiệu Tin từ Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội cho biết tuần dương hạm Pháp L’Adroit do Trung tá hải quân Luc Regnier chỉ huy ngày 27/5 sẽ đến cảng Hải Phòng bắt đầu chuyến thăm và giới thiệu với Việt Nam đến ngày 1/6. Với mục đích giới thiệu với Hải quân nhân dân Việt Nam về mẫu tàu mới cùng nhiệm vụ của nó. Là mẫu tàu thử nghiệm thuộc lớp Gowind OPV (pour Offshore Patrol Vessel), L’Adroit là một tàu tuần tra do hãng DCNS thiết kế và được dành cho Hải quân quốc gia Pháp. Chiến hạm L’Adroit của Hải quân Pháp L'Adroit được thiết kế để làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo. Khả năng hoạt động tác chiến của con tàu rất phong phú nhờ một hệ thống vũ khí và trang bị dành cho các nhiệm vụ tuần tra và cảnh sát biển như là : xuồng cao tốc, máy bay trực thăng, thiết bị tuần thám không người lái, hệ thống tác chiến điện tử, hệ thống thông tin băng thông rộng và được bảo mật, hệ thống hỗ trợ chỉ huy, buồng lái có thể quan sát được toàn cảnh 360 độ và hệ thống hạ thủy xuồng siêu nhanh. Trong thời gian chuyến thăm Việt Nam, sẽ có nhiều phái đoàn của Bộ quốc phòng, UBND TP Hải Phòng và Cảnh sát biển sẽ lên thăm tàu. Tuần dương hạm Pháp L’Adroit do Trung tá hải quân Luc Regnier chỉ huy khởi hành từ cảng Toulon (Pháp) ngày 14/1/2013 và sẽ trở về cảng này vào ngày 15/7 sau khi đã thực hiện một nhiệm vụ khéo dài tổng cộng là 6 tháng. Thời gian này, một chiếc máy bay vận tải chiến thuật CN-295 của Không quân Indonesia cũng dự kiến sẽ thực hiện đến thăm và trình diễn ở 6 nước ASEAN gồm: Việt Nam, Philippines, Brunei, Thái Lan, Myanmar và Malaysia trong thời gian từ ngày 22 đến ngày 31/5 nhằm chào bán loại máy bay vận tải này tại các Đông Nam Á. Máy bay vận tải C-295, được đặt tên là CN-295 trong biên chế của Không quân Indonesia, là loại máy bay vận tải đa năng hạng trung sử dụng cho cả mục đích dân sự và quân sự, thông tin đăng tải trên trang web của hãng Airbus Military cho biết. Chuyến công diễn này, do Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Indonesia Sjafrie Sjamsuddien dẫn đầu, sẽ phô diễn những ưu điểm của máy bay, được cho là phù hợp nhất cho các nhiệm vụ cứu trợ nhân đạo cũng như quốc phòng mà chính phủ các nước ASEAN đang cần. Thời gian qua, báo chí Nga cũng nhiều lần đánh tiếng Việt Nam sắp ký kết thêm các hợp đồng mua các trang thiết bị và vũ khí mới, tối tân của Nga để tăng cường khả năng chiến đấu cho quân đội. Giám đốc Liên bang về Hợp tác kỹ thuật - quân sự (FSMTC), ông Alexander Fomin nói với tờ Tin tức quân sự Nga hôm thứ Ba, "Nga và Việt Nam đang thảo luận về một số hợp đồng hợp tác kỹ thuật - quân sự mới. Các hợp đồng sẽ được ký kết trong tương lai gần", người đứng đầu FSMTC cho biết, ông ám chỉ tới các cuộc thảo luận về việc cung cấp trang thiết bị quân sự và vũ khí mới cho Việt Nam. Ông Fomin tiết lộ thêm rằng, phía Việt Nam đã bày tỏ tới việc quan tâm tới một số hệ thống vũ khí tiên tiến của Nga, đặc biệt là các hệ thống phòng không tầm trung và tầm xa của, máy bay chiến đấu, tàu ngầm, thiết bị trên tàu hải quân. Ông Fomin cũng nhấn mạnh rằng, hiện nay, các chi tiết về hợp đồng mới đang được chuẩn bị. Việt Nam không chạy đua vũ khí Hai nghiên cứu gần đây cho thấy, một cuộc chạy đua vũ khí đang diễn ra mạnh mẽ ở châu Á và người ta ngày càng có lý do để lo lắng rằng, số lượng các vụ đụng độ trong khu vực ngày một gia tăng. Theo báo cáo của Viện nghiên cứu Hòa bình quốc tế Thụy Điển (SIPRI) cho thấy châu Á nhập vũ khí nhiều nhất thế giới trong năm năm gần đây 2007 - 2011. Trong năm năm 2007 - 2011, khu vực châu Á - Thái Bình Dương chiếm 44% tổng lượng nhập khẩu vũ khí của thế giới, trong khi châu Âu chiếm 19%, Trung Đông 17%, Bắc và Nam Mỹ 11%, và châu Phi 9%. Lợi ích quốc gia của các nước châu Á đang trỗi dậy cùng với sức mạnh kinh tế và thịnh vượng đã khiến cho nhiều chính phủ trong khu vực không ngừng nỗ lực bảo vệ phạm vi ảnh hưởng của họ bằng cách rộng tay mua sắm nhiều vũ khí trang thiết bị quân sự hiện đại. Theo SIPRI, những quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới trong 5 năm qua tất cả đều ở châu Á, đó là: Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Hàn Quốc và Singapore. Lý do cho sự đầu tư mạnh mẽ trong mua sắm vũ khí ở châu Á mà chuyên gia của SIPRI Siemon Wezeman chỉ ra là "có khá nhiều mối đe dọa và nguy cơ ở châu Á, đó là bất đồng về lãnh thổ, là tình hình bất ổn ở hầu hết châu Á", ông chỉ ra sự mâu thuẫn giữa Ấn Độ và Pakistan, những đe dọa từ Triều Tiên và các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, Hoa Đông. Tuy vậy, IISS nhấn mạnh, việc mua sắm vũ khí mới hay nâng cấp trang thiết bị quân sự không khiến cho khu vực trở nên an toàn hơn. "Mua sắm hệ thống quân sự hiện đại ở Đông Á - một khu vực thiếu những cơ chế an ninh được thiết lập lâu dài - sẽ chỉ làm gia tăng rủi ro những xung đột bất ngờ hay leo thang căng thẳng". Về phía Việt Nam, trung tướng Nguyễn Chí Vịnh nhiều lần khẳng định rõ ràng: "Việt Nam đã mua sắm một số vũ khí hiện đại như máy bay chiến đấu có tính năng ưu việt hệ thống tên lửa phòng không mạnh, các tàu tuần tiễu tàu ngầm hiện đại… nhưng Việt Nam không chạy đua vũ trang, chúng ta bảo vệ Tổ quốc bằng sức mạnh tổng hợp của đất nước. "Việc mua sắm vũ khí trang bị là một vấn đề hết sức bình thường, trên cơ sở khả năng kinh tế phát triển đến đâu, chúng ta mua sắm trang bị đến đó". |
Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013
>> Việt Nam sẽ có thêm nhiều loại vũ khí mới trong tương lai gần ?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét