Sự hình thành của “Con đường tơ lụa sắt” Tại Hội nghị các bộ trưởng Giao thông - Vận tải ASEAN lần thứ 6 ở Brunei hồi tháng 10/2000, các nước trong khu vực và Trung Quốc đã thông qua tuyến đường đi qua bảy nước. Theo đó, tại Việt Nam sẽ có hai đoạn nằm trong dự án hệ thống đường sắt cao tốc. Một là tuyến nối TP.HCM với Lộc Ninh sang Campuchia, có chiều dài khoảng 130km, đang được nghiên cứu xây dựng theo khổ đường sắt 1m, có 12 ga, với điểm đầu là ga Dĩ An ở Bình Dương và điểm cuối là ga biên giới Hoa Lư. Dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 3.918 tỷ đồng. Tuyến đường sắt thứ hai là Vũng Áng - Mụ Gia, Hà Tĩnh với Lào. Tuyến này có chiều dài khoảng 119km, khổ đường 1m, với 12 ga, 7 hầm và 24 cầu, tổng mức đầu tư khoảng 4.523 tỷ đồng. Hệ thống đường sắt cao tốc nêu trên có tổng chi phí trên 3 tỷ USD sẽ băng ngang qua lãnh thổ Việt Nam. Trong giai đoạn đầu tiên, sẽ được khởi công từ giữa năm 2011, tuyến đường này sẽ nối thủ phủ Nam Ninh của tỉnh Quảng Tây với thành phố Bình Hương của tỉnh Giang Tây, ở gần biên giới Trung - Việt. Kế hoạch lớn của ASEAN là hy vọng hệ thống đường sắt cao tốc sẽ tạo ra một tuyến đường nhiều hướng vươn tới Trung Quốc. Trong bối cảnh những nền kinh tế châu Á mong muốn hợp tác thương mại với các nước trong khu vực nhiều hơn là với phương Tây để phát triển kinh tế trong tương lai, thì đây là một kế hoạch lớn có thể biến khu vực ASEAN thành một trung tâm kinh tế có khả năng vận chuyển dễ dàng. Mục đính chính của “Con đường tơ lụa sắt” Tờ China Daily dẫn nguồn tin từ Ủy ban Cải cách Phát triển, cho biết tuyến đường sắt cao tốc trên là ưu tiên hàng đầu của chính quyền Nam Ninh trong 5 năm tới, sẽ làm tăng lượng trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và các nước ASEAN. Với mục đích chính là nâng cao khả năng giao thương giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, Bắc Kinh cũng đặt nhiều hy vọng vào việc củng cố vị thế ở khu vực này. Trang mạng FastCompany nhận định Bắc Kinh thông báo tin xây dựng tuyến đường sắt cao tốc vào thời điểm Trung Quốc và Nhật Bản đang tranh giành ảnh hưởng trong khu vực, đặc biệt là đối với Việt Nam. Báo này cũng cho rằng trong bối cảnh Hội nghị cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vừa kết thúc, rõ ràng là Trung Quốc muốn duy trì vị trí thống lĩnh của mình trong khu vực, cho dù không phải là thành viên chính thức của hiệp hội này. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn đường sắt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đường sắt. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 25 tháng 1, 2011
>> Vì sao Trung Quốc xây đường sắt cao tốc qua Việt Nam?
Nhãn:
cao tốc,
đường sắt,
trung quốc,
việt nam
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)