Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: AvantGuard

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn AvantGuard. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn AvantGuard. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2011

>> Robot tác chiến độc lập của Israel



Các nhà khoa học Israel đang phát triển hệ thống robot tác chiến độc lập, có khả năng giao tiếp với nhau để hỗ trợ các nhiệm vụ của Quân đội Israel (IDF).

Các chiến binh robot tác chiến độc lập sẽ không còn là hình ản trong phim khoa học viễn tưởng. Những hoạt cảnh như: robot có hình dạng rắn trườn giữa chướng ngại vật trong khi một chiếc xe ủi không người lái quét sạch bom mìn tự chế IED, các phương tiện bay tự động cất cánh làm nhiệm vụ giám sát hay những robot “bướm” với thiết kế phỏng sinh học bay vèo vèo trong không khí….đang được Israel tích cực phát triển và biến nó thành hiện thực.

Một báo cáo Quốc phòng của Israel đánh giá toàn diện và đề cao các phương tiện bay không người lái UAV do nước này chế tạo. Ngoài ra, các phương tiện không người lái trên mặt nước (USV) và trên bộ (UGV) thực hiện các nhiệm vụ của Hải quân và Lục quân cũng được Israel chú trọng phát triển. Một số loại phương tiện không người lái khác cũng tham gia tác chiến đô thị hay bảo vệ biên giới.

Hiện nay, hầu hết các loại robot nội địa của Israel là sản phẩm hợp tác của Quân đội Israel (IDF), Cục quản lý Bộ Quốc Phòng về Phát triển Vũ khí và Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các công ty quốc phòng và các học viện nghiên cứu hàng đầu

Dưới đây là một số phương tiện không người lái phổ biến của Israel hiện nay:

Một trong những thiết bị này, UGS Guardium (Hệ thống không người lái trên bộ) một chiếc xe tự hành tham gia hoạt động bảo vệ biên giới, là sản phẩm của Công ty G-nius, cùng thuộc sở hữu của Công nghiệp hàng không Israel (IAI) và Elbit Systems.

Guardium được trang bị cảm biến có khả năng xác định khoảng cách xa /gần và truyền tải hình ảnh mà nó thu được ở dạng 3-D về trung tâm điều khiển.

Trong hoạt động dân sự, Guardium được hoạt động trong Hệ thống an ninh của Sân bay quốc tế Ben Gurion.



http://nghiadx.blogspot.com
UGV Guardium là một trong số các phương tiện không người lái phổ biến trong hoạt động đảm bảo an ninh của Israel.
Gần đây, IDF cũng gửi Guardium làm nhiệm vụ kiểm soát an ninh hàng ngày xung quanh Dải Gaza và các khu vực thuộc Hàng rào An ninh của Israel ở Bờ Tây.

Bên cạnh đó, thiết kế của UGV này còn để mở đường, nằm phục kích, tiến hành giám sát, cung cấp hậu cần và hỗ trợ sơ cứu y tế.

http://nghiadx.blogspot.com
AvantGuard được triển khai tại khu vực biên giới.


Một chiếc xe tự hành khác mà G-nius phát triển là "AvantGuard". UGV này được thiết kế máy ảnh ở phía trước và sau để có tầm quan sát 360 độ.

Một điểm sáng khác là "TALOS" (Phương tiện tuần tra tự động giám sát biên giới mặt đất), đảm bảo an ninh cho biên giới hoặc các khu vực rộng. Hiện nay IAI và Quỹ R&D châu Âu đang hợp tác phát triển và hoàn thiện TALOS.

Một trong số tính năng kỳ vọng của TALOS là có thể nhận diện, định điểm, quét và theo dõi các phương tiện hay người đáng ngờ xâm phạm biên giới.

Robot tác chiến môi trường đô thị

Hai tập đoàn, Elbit Systems và Galileo Motion Instruments của Israel đang phát triển ViPeR, một loại robot có tính cơ động, linh hoạt, thông minh phục vụ hoạt động chiến đấu trong đô thị.

Với trọng lượng 12 kg đảm bảo một người lính cũng có thể mang vác trên chiến trường, VIPeR có thể leo càu thang, vượt qua nhiều dạng chướng ngại vật để có thể thực hiện nhiều dạng nhiệm vụ.

Robot này có thể vận hành liền trong 8 giờ. VIPeR được lắp camera để truyền hình ảnh thời gian thực khi hoạt động. Một điểm tiên tiến ở robot này nó có thể chiến đấu bằng phóng lựu đạn hay tiểu liên.

Elbit cũng đã sản xuất một biến thể nhỏ hơn là Mini Viper với trọng lượng chỉ có 3,5 kg. UGV này có thể được dùng để tác chiến trong đô thị. Thậm chí, nó có thể di chuyển trong các kênh mương, đường hầm với các nhiệm vụ ghi ảnh.

http://nghiadx.blogspot.com
VIPeR là một trong số các robot tác chiến nhiều ưu điểm của Israel trong môi trường đô thị.


Một loại robot khác là Eye-Drive có thể đặt vừa trong áo chiến đấu của người lính. Ban đầu, nó được sử dụng trong quá trình trả đũa của Israel ở Dải Gaza trong tháng 1/2009 (Chiến dịch Cast Lead).

Robot này chỉ nặng 3 kg và được trang bị tới 6 máy ảnh nhằm chụp và sau đó xử lý, cung cấp các bức ảnh toàn cảnh (panorama) cho trung tâm hoặc nhóm chiến đấu.

Eye-Drive còn được trang bị một khẩu súng để kích nổ bom, mìn tự chế IED hoặc đối phó với các đối tượng đáng ngờ.

Tương tự Eye-Drive, một nhà sản xuất robot khác là ODF Optronics phát triển Eye-Ball, là một robot có hình dạng của một quả lựu đạn với trọng lượng 500 gr, có khả năng truyền hình ảnh chất lượng cao.

ODF Optronics đang kết hợp với Công ty Công nghệ Remington (Mỹ) để bán Eye-Ball bên ngoài lãnh thổ Israel.

Bộ Quốc phòng Israel đã thiết lập các quỹ đầu tư cho Khoa Khoa học Máy tính của ĐH Bar-Ilan để phát triển thuật toán nhằm cung cấp cho robot khả năng mang các “gói” dữ liệu để có thể tự động thực hiện việc tuần tra hay cảnh báo kẻ thù xâm nhập.

Các robot được lập trình để phát triển tùy vào khu vực hoạt động mà không cần sự can thiệp của con người và có thể nhanh chóng phản ứng với bất kỳ cuộc xung đột nào.

Israel cũng tập trung vào phát triển hoạt động robot hoạt động bày đàn có dạng giống côn trùng. Với hàng trăm, thậm chí hàng nghìn robot xâm nhập vào khu vực nhất định và đưa ra quyết định tập thể.

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang