Các nhà khoa học Israel đang phát triển hệ thống robot tác chiến độc lập, có khả năng giao tiếp với nhau để hỗ trợ các nhiệm vụ của Quân đội Israel (IDF).
Các chiến binh robot tác chiến độc lập sẽ không còn là hình ản trong phim khoa học viễn tưởng. Những hoạt cảnh như: robot có hình dạng rắn trườn giữa chướng ngại vật trong khi một chiếc xe ủi không người lái quét sạch bom mìn tự chế IED, các phương tiện bay tự động cất cánh làm nhiệm vụ giám sát hay những robot “bướm” với thiết kế phỏng sinh học bay vèo vèo trong không khí….đang được Israel tích cực phát triển và biến nó thành hiện thực.
Một báo cáo Quốc phòng của Israel đánh giá toàn diện và đề cao các phương tiện bay không người lái UAV do nước này chế tạo. Ngoài ra, các phương tiện không người lái trên mặt nước (USV) và trên bộ (UGV) thực hiện các nhiệm vụ của Hải quân và Lục quân cũng được Israel chú trọng phát triển. Một số loại phương tiện không người lái khác cũng tham gia tác chiến đô thị hay bảo vệ biên giới. Hiện nay, hầu hết các loại robot nội địa của Israel là sản phẩm hợp tác của Quân đội Israel (IDF), Cục quản lý Bộ Quốc Phòng về Phát triển Vũ khí và Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các công ty quốc phòng và các học viện nghiên cứu hàng đầu Dưới đây là một số phương tiện không người lái phổ biến của Israel hiện nay: Một trong những thiết bị này, UGS Guardium (Hệ thống không người lái trên bộ) một chiếc xe tự hành tham gia hoạt động bảo vệ biên giới, là sản phẩm của Công ty G-nius, cùng thuộc sở hữu của Công nghiệp hàng không Israel (IAI) và Elbit Systems. Guardium được trang bị cảm biến có khả năng xác định khoảng cách xa /gần và truyền tải hình ảnh mà nó thu được ở dạng 3-D về trung tâm điều khiển. Trong hoạt động dân sự, Guardium được hoạt động trong Hệ thống an ninh của Sân bay quốc tế Ben Gurion. UGV Guardium là một trong số các phương tiện không người lái phổ biến trong hoạt động đảm bảo an ninh của Israel. Bên cạnh đó, thiết kế của UGV này còn để mở đường, nằm phục kích, tiến hành giám sát, cung cấp hậu cần và hỗ trợ sơ cứu y tế. AvantGuard được triển khai tại khu vực biên giới. Một chiếc xe tự hành khác mà G-nius phát triển là "AvantGuard". UGV này được thiết kế máy ảnh ở phía trước và sau để có tầm quan sát 360 độ. Một điểm sáng khác là "TALOS" (Phương tiện tuần tra tự động giám sát biên giới mặt đất), đảm bảo an ninh cho biên giới hoặc các khu vực rộng. Hiện nay IAI và Quỹ R&D châu Âu đang hợp tác phát triển và hoàn thiện TALOS. Một trong số tính năng kỳ vọng của TALOS là có thể nhận diện, định điểm, quét và theo dõi các phương tiện hay người đáng ngờ xâm phạm biên giới. Robot tác chiến môi trường đô thị Hai tập đoàn, Elbit Systems và Galileo Motion Instruments của Israel đang phát triển ViPeR, một loại robot có tính cơ động, linh hoạt, thông minh phục vụ hoạt động chiến đấu trong đô thị. Với trọng lượng 12 kg đảm bảo một người lính cũng có thể mang vác trên chiến trường, VIPeR có thể leo càu thang, vượt qua nhiều dạng chướng ngại vật để có thể thực hiện nhiều dạng nhiệm vụ. Robot này có thể vận hành liền trong 8 giờ. VIPeR được lắp camera để truyền hình ảnh thời gian thực khi hoạt động. Một điểm tiên tiến ở robot này nó có thể chiến đấu bằng phóng lựu đạn hay tiểu liên. Elbit cũng đã sản xuất một biến thể nhỏ hơn là Mini Viper với trọng lượng chỉ có 3,5 kg. UGV này có thể được dùng để tác chiến trong đô thị. Thậm chí, nó có thể di chuyển trong các kênh mương, đường hầm với các nhiệm vụ ghi ảnh. VIPeR là một trong số các robot tác chiến nhiều ưu điểm của Israel trong môi trường đô thị. Một loại robot khác là Eye-Drive có thể đặt vừa trong áo chiến đấu của người lính. Ban đầu, nó được sử dụng trong quá trình trả đũa của Israel ở Dải Gaza trong tháng 1/2009 (Chiến dịch Cast Lead). Robot này chỉ nặng 3 kg và được trang bị tới 6 máy ảnh nhằm chụp và sau đó xử lý, cung cấp các bức ảnh toàn cảnh (panorama) cho trung tâm hoặc nhóm chiến đấu. Eye-Drive còn được trang bị một khẩu súng để kích nổ bom, mìn tự chế IED hoặc đối phó với các đối tượng đáng ngờ. Tương tự Eye-Drive, một nhà sản xuất robot khác là ODF Optronics phát triển Eye-Ball, là một robot có hình dạng của một quả lựu đạn với trọng lượng 500 gr, có khả năng truyền hình ảnh chất lượng cao. ODF Optronics đang kết hợp với Công ty Công nghệ Remington (Mỹ) để bán Eye-Ball bên ngoài lãnh thổ Israel. Bộ Quốc phòng Israel đã thiết lập các quỹ đầu tư cho Khoa Khoa học Máy tính của ĐH Bar-Ilan để phát triển thuật toán nhằm cung cấp cho robot khả năng mang các “gói” dữ liệu để có thể tự động thực hiện việc tuần tra hay cảnh báo kẻ thù xâm nhập. Các robot được lập trình để phát triển tùy vào khu vực hoạt động mà không cần sự can thiệp của con người và có thể nhanh chóng phản ứng với bất kỳ cuộc xung đột nào. Israel cũng tập trung vào phát triển hoạt động robot hoạt động bày đàn có dạng giống côn trùng. Với hàng trăm, thậm chí hàng nghìn robot xâm nhập vào khu vực nhất định và đưa ra quyết định tập thể. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa Sea Viper. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa Sea Viper. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 20 tháng 12, 2011
>> Robot tác chiến độc lập của Israel
Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2011
>> Anh phóng thành công hệ thống tên lửa Sea Viper
Tàu khu trục phòng không Type-45 của Hải quân Hoàng gia Anh vừa hoàn thành bài tập thử nghiệm với hệ thống phòng không Sea Viper. Tàu khu trục HMS Daring đã hoàn thành thử nghiệm phóng tên lửa Sea Viper và hoàn thành xuất sắc việc tiêu diệt mục tiêu giả định. Theo đánh giá của Hải quân Hoàng gia Anh, Sea Viper là một trong những hệ thống phòng không cho tàu chiến tối tân nhất hiện nay. Kết hợp với khả năng tuyệt vời của tàu khu trục Type-45, hệ thống tạo nên năng lực tác chiến đối không hoàn toàn mới trên biển. Hệ thống Sea Viper thử nghiệm thành công đánh trúng mục tiêu giã định. Sea Viper là hệ thống tên lửa đối không dành cho tàu chiến, được sản xuất bởi EuroPaams, một liên doanh giữa Eurosam, MBDA và Ukams. Hệ thống điện tử của Sea Viper chạy trên môi trường Windowns 2000 dành cho tàu chiến và nó tương thích với các giao tiếp điện tử của tàu khu trục Type-45. Hiện tại, Sea Viper được thử nghiệm duy nhất trên tàu Type-45 của Hải quân Hoàng gia Anh, sử dụng tên lửa đối không Aster -30, hệ thống có khả năng phóng 8 tên lửa trong vòng 10 giây. Tên lửa đối không đa năng Aster-30 có khả tham chiến đối không chống máy bay, tên lửa diệt hạm và tên lửa đạn đạo. Tên lửa có tốc độ lên đến Mach-4,5 (5.040km/h), tầm bắn hiệu quả từ 3-120km. Tên lửa được dẫn đường kết hợp, đường truyền dữ liệu và radar chủ động ở giai đoạn cuối. Hệ thống Sea Viper được thiết kế để đối phó trước một cuộc tấn công bằng tên lửa chống hạm siêu âm như BrahMos, P-800 Yakhont hay P-270 Moskit. HMS Daring là tàu khu trục phòng không hiện đại nhất của Hải quân Hoàng gia. Bộ trưởng Bộ thiết bị hỗ trợ quốc phòng và công nghệ Peter Luff cho biết: “Sea Viper là một trong những hệ thống vũ khí tiên tiến nhất thế giới. Kết hợp với tàu khu trục đa chức năng Type-45 sẽ cung cấp cho Hải quân Hoàng gia một khả năng chưa từng có trong tác chiến chống lại các cuộc không kích đáng sợ nhất”. Giới chức quân sự Anh rất tự hào về khả năng của Sea Viper. Theo đó, hệ thống có thể chống lại các cuộc tấn công bằng tên lửa từ mọi góc độ, và bất kể tốc độ, cận âm hay siêu âm. Cùng với tàu Type-45, "bộ đôi" này đại diện cho một bước nhảy vọt lớn trong năng lực tác chiến của Hải quân Hoàng gia Anh. Đại úy Guy Robinson, sỹ quan chỉ huy của tàu khu trục HMS Daring cho biết “Việc phóng thành công Sea Viper là cột mốc quan trọng trong việc kết hợp các mảnh ghép cuối cùng cho việc triển khai hoạt động. Tôi rất hài lòng với thử nghiệm này, đội tác chiến đối không của chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm với các thủ tục phức tạp nhất”. Sự thành công của hệ thống tên lửa đối không Sea Viper là động lực quan trọng để các nhà chế tạo vũ khí Anh tiếp tục hoàn thiện khả năng của Sea Viper trong các tàu khu trục Type-45 sắp được đưa vào sử dụng là HMS Diamond, và HMS Dragon. [BDV news] |
Nhãn:
Anh,
Hải quân Hoàng gia Anh,
P-800 Yakhont,
Tàu khu trục HMS Daring,
Tàu khu trục Type-45,
Tên lửa Brahmos,
Tên lửa diệt hạm,
Tên lửa Sea Viper
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)