Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Bộ quốc phòng Trung Quốc

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Bộ quốc phòng Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bộ quốc phòng Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

>> Thủy phi cơ Trung Quốc tiếp tục bay rợp biển Đông

Mới đây, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã bác bỏ những thông tin của báo chí nước này về việc quân đội đang chuẩn bị cho cuộc chiến ở biển Đông với Philippines, thế nhưng nhiều nguồn tin lại cho hay Trung Quốc vẫn điều thủy phi cơ quần thảo trên biển Đông.


>> 'Món quà' Việt Nam tặng Liên Xô sau giải phóng
>> Nhân Dân nhật báo: "Mỹ lôi kéo mối thù cũ -Việt Nam


http://nghiadx.blogspot.com
Thủy quái SH-5 của Trung Quốc tung hoành trên biển Đông

Đây có thể được xem là một động thái khác của Trung Quốc nhằm vào Philippines, trong bối cảnh mối quan hệ giữa 2 quốc gia này đang căng thẳng.

Việc điều động một số đơn vị bí mật chuẩn bị cho việc tuần tiễu trên biển Đông đã được Trung Quốc tiến hành nhiều tuần qua.

Nhưng việc để thủy phi cơ chiến lược SH-5 xuất hiện trước chính là cách “cứu lửa xa” của quân đội Trung Quốc. Ý thức được sự thua thiệt về địa lý, nên việc để thủy phi cơ tham chiến sẽ là một cách làm hiệu quả.

Nếu thực sự xảy ra một cuộc chiến thì quân đội Trung Quốc rõ ràng không muốn bị mất đi lợi thế so sánh với quân đội Philippines và đồng minh

Thủy phi cơ SH-5 của Trung Quốc được xem là phương tiện yểm trợ hữu hiệu cho chiến lược mới của Hải quân Trung Quốc trong thế kỷ 21. Giới chức quân sự Trung Quốc coi những chiếc SH-5 là một phương tiện bí mật của hải quân.

SH-5 có độ bền chắc và khả năng cất hạ cánh tốt trên mặt nước để thực hiện các nhiệm vụ tác chiến trên biển. “Thủy quái” SH-5 đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược mới của Trung Quốc, từ nhiệm vụ bảo bệ bờ biển sang phòng vệ xa bờ cũng như làm lực lượng hộ tống cho tàu thương mại.

SH-5 có vận tốc cực đại 300 hải lý/h (mất khoảng 3 tiếng để tới được bãi đá cạn Scarborough), các động cơ của SH-5 được chế tạo dựa trên phiên bản động cơ thủy phi cơ loại Be-12 của Nga và US-1A của Nhật, vỏ làm hoàn toàn bằng thép nhẹ, thân đơn, có độ bền cao, chống sự va đập tốt khi đáp xuống mặt nước có sóng lớn.

SH-5 được trang bị một số vũ khí như tháp súng 23 mm trên lưng, 4 giá treo mang được 6.000 kg vũ khí, tên lửa đối hạm loại YJ-1 (C-101), ngư lôi chống tàu ngầm, thiết bị đo độ sâu, thủy lôi và bom, nhằm sử dụng cho các mục đích tác chiến đối hải và chống ngầm.

Ngoài ra, loại “thủy quái” này còn được trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại như: bom điều khiển bằng laser, tên lửa không đối không PL-5, tên lửa chống hạm chiến thuật tầm trung YJ-82, radar kiểm soát bắn JL-10A, hệ thống tác chiến điện tử, ngư lôi chống tàu ngầm, thiết bị đo độ sâu và thủy lôi.

http://nghiadx.blogspot.com
Một chiếc SH-52 trở về căn cứ trên đảo Hải Nam sau khi thực hiện nhiệm vụ tuần tiễu trên biển Đông

Ngoài những đặc tính như cất hạ cánh trên mặt nước, tốc độ bay nhanh, trần bay cao cùng kết cấu khá chắc chắn đã khiến SH-5 trở nên linh hoạt trong tác chiến chống hạm. SH-5 có thể tiến công vào các mục tiêu trên biển bằng bom điều khiển bằng laser, tên lửa YJ-82 (C-802), có thể tiến công các mục tiêu đó khi hạ cánh xuống mặt nước như một chiến hạm.

Với đặc tính là thủy phi cơ cho nên SH-5 trở thành một mục tiêu khó bị phát hiện và tiêu diệt khi đối phương truy kích.

Nhờ trang bị ngư lôi, radar nén xung hiện đại, thiết bị phát hiện tàu ngầm đang lặn tần số thấp cùng các thiết bị điện tử hiện đại khác như máy thu cảnh báo đỏ và hệ thống điều khiển Doppler, thủy phi cơ có khả năng phát hiện, định vị và tiêu diệt nhanh các mục tiêu là tàu ngầm ngay cả khi đang bay hoặc hạ cánh xuống mặt nước.

Ngoài khả năng tác chiến linh động và hỏa lực mạnh, SH-5 có thể hoạt động ở tầm xa, vươn tới những nơi xa xôi trên biển cả nhờ vào một số ưu điểm như: có động cơ ổn định, 4 động cơ có thể thay nhau hoạt động ngay cả khi bay, khoang chứa nhiên liệu lớn, bảo đảm bay liên tục trong 15 giờ, khoang vận tải lớn có thể mang theo tới 8.000 kg nhiên liệu.

Đặc biệt, thủy phi cơ có thể hạ cánh xuống mặt nước và hoạt động như một chiếc tàu chiến thông thường. SH-5 có thể hoạt động độc lập không cần sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật khác, có khả năng tự cung ứng nhiên liệu từ khoang chứa ngoài. Bên cạnh đó, SH-5 còn đảm trách nhiệm vụ vận tải và tiếp tế cho các hạm tàu tác chiến dài ngày trên biển.

Hiện hạm đội Nam Hải của Trung Quốc có trong tay 2 chiếc SH-5, và con số này sẽ được tăng lên nếu xảy ra xung đột, bởi hạm đội Bắc Hải đang biên chế 4 chiếc tương tự sẽ được điều động hỗ trợ trong trường hợp cần kíp.

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2011

>> Tại sao Trung Quốc phát triển 'quân xanh'?




Phát ngôn viên BQP Trung Quốc, ông Cảnh Nhạn Sinh tuyên bố nước này lập “quân xanh” (*) nhằm mục đích đảm bảo vững chắc an ninh mạng quân sự.


(*) Đội quân xanh trên mạng (Online Blue Army)

Tuyên bố của ông Cảnh đưa ra nhằm đáp lại những câu hỏi trong một cuộc họp báo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc tại Bắc Kinh về việc liệu "Quân xanh" có phải là đội chuyên tấn công hệ thống mạng của những nước khác không.

Sự ra đời của “quân Xanh” nhanh chóng thu hút sự quan tâm dư luận thế giới và trở thành một chủ đề bàn tán sôi nổi trên các diễn đàn quân sự.



Ông Cảnh Nhạn Sinh, phát ngôn viên của Bộ quốc phòng Trung Quốc


Dưới đây là bài đăng trên báo mạng Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc, phân tích tại sao quốc gia này lại phát triển một đội quân đặc biệt chuyên về internet.

Trên thế giới hiện nay, tác chiến trên mạng không phải là hiếm. Mỹ đã từng sử dụng virus máy tính để phá hủy hệ thống phòng không của Iraq trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991.

Sau đó, đơn vị quân sự trực tuyến của Mỹ cũng đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến tranh ở Kosovo và Iraq. Ngoài nước Mỹ, các quốc gia Anh, Nga, Nhật và Ấn Độ cũng có các đơn vị chiến đấu tương tự.

Ý thức hệ phương Tây thường gán màu đỏ cho kẻ thù. Tuy nhiên Trung Quốc lại dùng màu xanh để ám chỉ lực lượng tấn công.

Ông Teng Jianqun, một nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc nói rằng không nên cường điệu hóa vấn đề màu sắc của đội quân trực tuyến. “Bên xanh” và “bên đỏ” chỉ đơn thuần là cách gọi các phe đối đầu. Cái tên quân Xanh của Trung Quốc không có ý nghĩa gì đặc biệt. Hiện nay, cộng đồng quốc tế cũng không có một nguyên tắc nào về ý nghĩa của các màu sắc.

Thiếu tướng Luo Yuan, Phó tổng thư kí Học viện PLA (Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc) cho biết quân Xanh là cách gọi của binh lính chỉ những kẻ tấn công trên mạng trong các khóa huấn luyện.

Li Li – một chuyên gia quân sự tại Đại học Quốc phòng Trung Quốc lưu ý “không nên so sánh các đội quân trực tuyến của Trung Quốc với các nước phương Tây. Quân Xanh đang trong giai đoạn hoàn thiện, nó mới chỉ như một tổ chức hoạt động trực tuyến chứ chưa hẳn là một đơn vị quân sự quy mô lớn”.

Giáo sư Zhang Shaozhong chỉ ra, Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào internet, tuy nhiên Trung Quốc lại không có các máy chủ. Rất nhiều phần cứng của internet ở Trung Quốc là từ Mỹ. Trong trường hợp đó, Trung Quốc chỉ là “người sử dụng”, an ninh mạng quốc gia này rất yếu. Rất nhiều loại virus như “"blackmailer," "panda burning joss-sticks" và "dummycom” đang đe dọa an ninh mạng Trung Quốc.

Do đó, việc thành lập một lực lượng quân sự để đảm bảo an ninh mạng là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, khi Trung Quốc xác nhận thiết lập "quân xanh", các phương tiện truyền thông phương Tây lại nghi ngờ đó là đội quân tin tặc.

Theo ông Teng Jianqun “quân xanh" không phải tin tặc. Thứ nhất, hoạt động của lực lượng này là hợp pháp, có tổ chức và hoạt động theo hướng dẫn của nhà nước. Trong khi đó hầu hết tin tặc thường hoạt động bất hợp pháp, gây ra thiệt hại. Thứ hai, quân Xanh góp phần bảo vệ an ninh quốc gia trái hẳn với tin tặc tấn công máy tính bằng virus và các thủ thuật”.

Ngoài ra ông cũng nhấn mạnh không hề có điểm chung nào giữa đội quân trực tuyến của Trung Quốc và tin tặc.

So với các nước đi trước, "quân xanh" của Trung Quốc còn một số điểm yếu. Tuy nhiên, sự ra đời của nó đã đáp ứng yêu cầu của lịch sử, thích ứng với sự thay đổi của thời đại. Cũng giống như không quân, hải quân, đội quân mạng này sẽ góp phần bảo vệ an ninh, phát triển kinh tế và ổn định xã hội.

Thời gian qua, tác chiến mạng, chiến tranh mạng nổi lên thành một vấn đề an ninh toàn cầu. Thế giới ghi nhận nhiều trường hợp các cuộc tấn công tin học bị nghi ngờ có mục đích chính trị: như cuộc tấn công vào các máy tính điều khiển máy ly tâm của Iran (được cho là Mỹ và Israel chủ mưu), cuộc tấn công vào hệ thống mạng quân sự của Mỹ (Trung Quốc bị cho là chủ mưu). Trong bối cảnh này, nhiều ý kiến trong giới quân sự Mỹ nhìn nhận các cuộc tấn công tin học như vậy là lời tuyên chiến và nước Mỹ cần đáp trả hành động quân sự trên thực tế để răn đe các nguy cơ đến từ mạng ảo. Và một trong đối tượng răn đe chính là Trung Quốc, dù nước này luôn phủ nhận trách nhiệm và sự liên quan đến các cuộc tấn công tin học vào nước Mỹ.


[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang