Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: thủy phi cơ

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn thủy phi cơ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thủy phi cơ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

>> Thủy phi cơ Trung Quốc tiếp tục bay rợp biển Đông

Mới đây, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã bác bỏ những thông tin của báo chí nước này về việc quân đội đang chuẩn bị cho cuộc chiến ở biển Đông với Philippines, thế nhưng nhiều nguồn tin lại cho hay Trung Quốc vẫn điều thủy phi cơ quần thảo trên biển Đông.


>> 'Món quà' Việt Nam tặng Liên Xô sau giải phóng
>> Nhân Dân nhật báo: "Mỹ lôi kéo mối thù cũ -Việt Nam


http://nghiadx.blogspot.com
Thủy quái SH-5 của Trung Quốc tung hoành trên biển Đông

Đây có thể được xem là một động thái khác của Trung Quốc nhằm vào Philippines, trong bối cảnh mối quan hệ giữa 2 quốc gia này đang căng thẳng.

Việc điều động một số đơn vị bí mật chuẩn bị cho việc tuần tiễu trên biển Đông đã được Trung Quốc tiến hành nhiều tuần qua.

Nhưng việc để thủy phi cơ chiến lược SH-5 xuất hiện trước chính là cách “cứu lửa xa” của quân đội Trung Quốc. Ý thức được sự thua thiệt về địa lý, nên việc để thủy phi cơ tham chiến sẽ là một cách làm hiệu quả.

Nếu thực sự xảy ra một cuộc chiến thì quân đội Trung Quốc rõ ràng không muốn bị mất đi lợi thế so sánh với quân đội Philippines và đồng minh

Thủy phi cơ SH-5 của Trung Quốc được xem là phương tiện yểm trợ hữu hiệu cho chiến lược mới của Hải quân Trung Quốc trong thế kỷ 21. Giới chức quân sự Trung Quốc coi những chiếc SH-5 là một phương tiện bí mật của hải quân.

SH-5 có độ bền chắc và khả năng cất hạ cánh tốt trên mặt nước để thực hiện các nhiệm vụ tác chiến trên biển. “Thủy quái” SH-5 đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược mới của Trung Quốc, từ nhiệm vụ bảo bệ bờ biển sang phòng vệ xa bờ cũng như làm lực lượng hộ tống cho tàu thương mại.

SH-5 có vận tốc cực đại 300 hải lý/h (mất khoảng 3 tiếng để tới được bãi đá cạn Scarborough), các động cơ của SH-5 được chế tạo dựa trên phiên bản động cơ thủy phi cơ loại Be-12 của Nga và US-1A của Nhật, vỏ làm hoàn toàn bằng thép nhẹ, thân đơn, có độ bền cao, chống sự va đập tốt khi đáp xuống mặt nước có sóng lớn.

SH-5 được trang bị một số vũ khí như tháp súng 23 mm trên lưng, 4 giá treo mang được 6.000 kg vũ khí, tên lửa đối hạm loại YJ-1 (C-101), ngư lôi chống tàu ngầm, thiết bị đo độ sâu, thủy lôi và bom, nhằm sử dụng cho các mục đích tác chiến đối hải và chống ngầm.

Ngoài ra, loại “thủy quái” này còn được trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại như: bom điều khiển bằng laser, tên lửa không đối không PL-5, tên lửa chống hạm chiến thuật tầm trung YJ-82, radar kiểm soát bắn JL-10A, hệ thống tác chiến điện tử, ngư lôi chống tàu ngầm, thiết bị đo độ sâu và thủy lôi.

http://nghiadx.blogspot.com
Một chiếc SH-52 trở về căn cứ trên đảo Hải Nam sau khi thực hiện nhiệm vụ tuần tiễu trên biển Đông

Ngoài những đặc tính như cất hạ cánh trên mặt nước, tốc độ bay nhanh, trần bay cao cùng kết cấu khá chắc chắn đã khiến SH-5 trở nên linh hoạt trong tác chiến chống hạm. SH-5 có thể tiến công vào các mục tiêu trên biển bằng bom điều khiển bằng laser, tên lửa YJ-82 (C-802), có thể tiến công các mục tiêu đó khi hạ cánh xuống mặt nước như một chiến hạm.

Với đặc tính là thủy phi cơ cho nên SH-5 trở thành một mục tiêu khó bị phát hiện và tiêu diệt khi đối phương truy kích.

Nhờ trang bị ngư lôi, radar nén xung hiện đại, thiết bị phát hiện tàu ngầm đang lặn tần số thấp cùng các thiết bị điện tử hiện đại khác như máy thu cảnh báo đỏ và hệ thống điều khiển Doppler, thủy phi cơ có khả năng phát hiện, định vị và tiêu diệt nhanh các mục tiêu là tàu ngầm ngay cả khi đang bay hoặc hạ cánh xuống mặt nước.

Ngoài khả năng tác chiến linh động và hỏa lực mạnh, SH-5 có thể hoạt động ở tầm xa, vươn tới những nơi xa xôi trên biển cả nhờ vào một số ưu điểm như: có động cơ ổn định, 4 động cơ có thể thay nhau hoạt động ngay cả khi bay, khoang chứa nhiên liệu lớn, bảo đảm bay liên tục trong 15 giờ, khoang vận tải lớn có thể mang theo tới 8.000 kg nhiên liệu.

Đặc biệt, thủy phi cơ có thể hạ cánh xuống mặt nước và hoạt động như một chiếc tàu chiến thông thường. SH-5 có thể hoạt động độc lập không cần sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật khác, có khả năng tự cung ứng nhiên liệu từ khoang chứa ngoài. Bên cạnh đó, SH-5 còn đảm trách nhiệm vụ vận tải và tiếp tế cho các hạm tàu tác chiến dài ngày trên biển.

Hiện hạm đội Nam Hải của Trung Quốc có trong tay 2 chiếc SH-5, và con số này sẽ được tăng lên nếu xảy ra xung đột, bởi hạm đội Bắc Hải đang biên chế 4 chiếc tương tự sẽ được điều động hỗ trợ trong trường hợp cần kíp.

Thứ Tư, 8 tháng 6, 2011

>> M-70, giải pháp phi đối xứng đối phó tàu sân bay Mỹ



Không đủ lực phát triển các hàng không mẫu hạm, giới quân sự Liên Xô tính đến chuyện sử dụng các thủy phi cơ ném bom nhằm tạo thế cân bằng.

Ngày 15/8/1956, phòng thiết kế OKB Myasischev nhận quyết định của Hội đồng bộ trưởng yêu cầu thiết kế một loại thủy phi cơ mới vừa thực hiện nhiệm vụ trinh sát, vừa ném bom tầm xa.

Bối cảnh ra đời của yêu cầu đó là Hải quân Mỹ được trang bị khá nhiều hàng không mẫu hạm, năng lực tác chiến cũng vì thế mà mạnh lên rất nhiều.

Trái ngược lại, Liên Xô đang chật vật với các dự án tàu sân bay của mình. Vì vậy, thủy phi cơ được lựa chọn như là một giải pháp tình thế để vươn tầm tác chiến xa bờ. Đây cũng là cách để nhanh chóng cân bằng lực lượng với đội ngũ tác chiến không quân - hải quân hùng hậu của Mỹ.

Khả năng hạ cánh trên biển để tiếp nhiên liệu và vũ khí từ các tàu chiến sẽ cho phép các thủy phi cơ nhanh chóng trở lại chiến trường mà không cần phải quay về các căn cứ trên đất liền như các máy bay khác.


Thủy phi cơ trinh sát ném bom M-70.


Phòng thiết kế OKB đã cho ra đời bản thiết kế thủy phi cơ M-70, bản vẽ của M-70 là một mẫu máy bay cánh tam giác. M-70 có một cánh đuôi đứng và cánh ổn định nằm ngang ngay trên cánh đuôi đứng.

M-70 sử dụng 4 động cơ phản lực, 2 cái ở hai bên cánh đuôi đứng và 2 ở hai bên cánh chính. M-70 có trọng lượng cất cánh khoảng 200 tấn, tốc độ thiết kế khoảng từ 950-1700km/giờ, phạm vi hoạt động khoảng 6500-7500km, trần bay khoảng 18-22km.

M-70 có thể mang theo các thiết bị trinh sát ở sát cánh chính và thân máy bay cũng như bom ở trong khoang.

Nếu so với thủy phi cơ A-55/57, bản thiết kế của M-70 được cho là thực tế và gần với các cấu hình tiêu chuẩn hơn.

Tuy nhiên M-70 vẫn phải chịu chung số phận như A-55/57, dự án đã “chết yểu” trên giấy tờ. Bản vẽ của M-70 không được các quan chức quân đội thông qua.
[BDV news]


Thứ Tư, 25 tháng 5, 2011

>> A-55 và A-57 - Siêu thủy phi cơ bí mật của Liên Xô



Thời kỳ hoàng kim, giới hàng không Liên Xô đã cho ra đời hàng chục ý tưởng siêu việt, nhưng đaphần vẫn chỉ là các dự án nằm trên giấy.


Năm 1952, nhà toán học Robert Lyudvigovich Bartini thuộc Viện nghiên cứu hàng không Siberia đã cho ra đời bản thiết kế dự án thủy phi cơ mang mật danh T-203.

Là một nhà toán học thiên tài, ông Bartini đã cho ra đời một bản thiết kế với hình dáng khí động học "có một không hai".

Năm 1955, ông nộp bản vẽ thiết kế của mình cho các quan chức quân đội, bản thiết kế thủy phi cơ ném bom chiến lược siêu âm tầm trung mang tên A-55.

Theo thiết kế, thủy phi cơ A-55 có thể được tiếp nhiên liệu trên biển từ các tàu ngầm gần bờ biển của đối phương.

Thủy phi cơ A-55 có cấu hình khí động học rất đặc biệt, toàn bộ máy bay trông như một mũi tên. Cánh của thủy phi cơ xuôi rất sát về phía sau, cánh đuôi ổn định nằm ngay trên cánh chính.



Bản vẽ thiết kế ban đầu của A-55/57, bản vẽ này thể hiện một quan điểm thiết kế hoàn toàn mới.

A-55 dự định sử dụng 4 động cơ phản lực nằm giữa khoảng trống của hai cánh đuôi ổn định, cửa hút gió được bố trí phía trên để phù hợp với điều kiện hoạt động trên biển.

Được đầu tư nhiều tâm huyết, nhưng A-55 không được giới lãnh đạo quốc phòng Liên Xô chấp nhận. Năm 1957, nhóm thiết kế của Bartini tiếp tục sửa đổi A-55 thành đề án A-57.

Ở đó, cánh chính được thiết kế dài và xuôi hơn, rìa cánh được kéo dài về phía trước nhiều hơn, thân máy bay được mở rộng hơn. A-57 có các cánh đuôi ổn định thấp hơn và xuôi về phía sau nhiều hơn.



Bản vẽ sửa đổi của A-57 vào năm 1957, thân máy bay được mở rộng hơn.


Điểm khác với A-55, A-57 được bổ sung cũng có thể cất cánh từ đường băng thông thường bằng cách thêm các bánh xe rời. Khi máy bay đạt tốc độ cần thiết để cất cánh, các bánh xe sẽ được tách ra.

A-57 được thiết kế với tốc độ tối đa là 2.500km/giờ, trần bay khoảng từ 18-23km, phạm vi hoạt động khoảng 15.000km. Thủy phi cơ A-57 có trọng lượng cất cánh khoảng 250 tấn.

Phi hành đoàn của A-57 có 3 người, khoang máy bay được thiết kế với phòng ngủ và nhà vệ sinh, đảm bảo các yêu cầu cho nhiệm vụ tầm xa.

Thủy phi cơ A-57 được thiết kế là loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa, phần phía trên động cơ có các giá treo gắn tên lửa hành trình. Khoang bom của máy bay được thiết kế đặc biệt với hệ thống ổn định nhiệt độ để có thể mang theo bom nhiệt hạch trọng lượng 3.000kg.

Nếu xảy ra một cuộc chiến với Mỹ, A-57 có thể được sử dụng như một quân bài chiến lược.

Khi đó, A-57 sẽ được các tàu chiến kéo đến gần bờ biển đối phương. Từ đây, thủy phi cơ này sẽ cất cánh và đánh đòn chiến lược với lực lượng mặt đất của Mỹ. Khả năng hạ cánh trên biển cho phép A-57 nhanh chóng tái nạp nhiên liệu, vũ khí và trở lại tham chiến.

Dù bản thiết kế đã được thông qua, tuy nhiên Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô cùng các quan chức quân đội cho rằng bản thiết kế của A-57 so với công nghệ lúc đó là thiếu thực tế, độ rủi ro tương đối cao. Kết quả, siêu thủy phi cơ A-55, A-57 mãi mãi nằm trên giấy tờ và chưa bao giờ được triển khai.

Nhiều ý kiến của các chuyên gia nhận định rằng, nếu dự án được thông qua, có thể Liên Xô sẽ tạo ra được một cuộc cách mạng lớn trong thiết kế chế tạo máy bay.

Bản thân các bản vẽ khí động học của A-55, A-57 thể hiện một phong cách thiết kế táo bạo, một lối đi hoàn toàn mới lạ, song cũng chính vì tính quá đột phá và không giống ai, dự án A-55, A-57 đã bị “chết” ngay trên giấy.
[BDV news]


Thứ Năm, 3 tháng 3, 2011

>> Các thủy phi cơ huyền thoại của Hải quân Xô Viết



Là sự kết hợp “kỳ quái” giữa một chiếc tàu chạy trên đệm không khí và một chiếc máy bay, những chiếc thủy phi cơ đặc biệt này được sử dụng rộng rãi trong Chiến tranh Lạnh.

Chúng “bay lượn” trên mặt nước với vận tốc lên đến 400 km mỗi giờ, có thể mang trọng lượng hàng hóa và binh lính nhiều hơn bất kỳ một chiếc máy bay bình thường nào. Những chiếc thủy phi cơ vẫn được gọi tên là Ekranoplan được xem là phương tiện di chuyển thú vị nhất mà con người từng tạo ra.

Hầu hết những chiếc Ekranoplan do Liên Xô thiết kế trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, cụ thể là công ty thiết kế Rostislav Alexeev. Một số thủy phi cơ có chiều dài 100 m và nặng trên 500 tấn. Chúng di chuyển trên mặt nước với tốc độ cao, kể cả trong điều kiện bão tố và hoàn toàn “loại bỏ” được sự theo dõi của radar nhờ vào nguyên tắc khí động lực gọi là “hiệu ứng mặt đất”.

Tất cả phi công đều quen thuộc với loại hiệu ứng này, đó là khi một chiếc máy bay chuẩn bị hạ cánh, nó gần như bay trên không khí một vài khoảnh khắc trước khi chạm đất. Lớp không khí dồn nén giữa phần cánh và mặt đất trở thành “tấm đệm hơi” giúp máy bay có khả năng trượt một cách uyển chuyển. Đối với trường hợp thủy phi cơ, hiệu ứng này rất hiệu quả giúp nó bay thật thấp.

Dưới đây là một số thông tin về các thủy phi cơ huyền thoại của hải quân Soviet:

KM, “Quái vật biển Caspian”
KM là thủy phi cơ loại lớn có chiều dài 100m, nặng 544 tấn, sử dụng 10 động cơ tuabin phản lực Dobryin VD-7. Cho đến nay KM vẫn giữ kỷ lục cất cánh với trọng tải lớn nhất, vượt qua trọng lượng mà máy bay chở hàng lớn nhất Antonov An 225 "Mriya" có thể mang. KM “mai danh ẩn tích” trong một thời gian dài, được thử nghiệm bí mật trên vùng biển Caspian năm 1966 và bị phát hiện bởi một vệ tinh của Mỹ.












KM là thủy phi cơ giữ kỷ lục về trọng tải cất cánh.

Tuy số lượng máy bay KM ít nhưng và các phiên bản của nó khá đa dạng với chiều dài và trọng lượng khác nhau. Tất cả phiên bản của KM đều có hình dáng kỳ quặc, được thiết kế để lướt trên đại dương với tốc độ cao và tránh radar phát hiện.

Theo các nguồn tin quân sự, Chính phủ Liên Xô đã lên kế hoạch đóng tới 100 “quái vật” biển này tại thời điểm cao trào của Chiến tranh Lạnh nhưng trên thực tế con số đó đã giảm xuống còn 24 chiếc.


Phiên bản SM-8 của "quái vật" KM.

Sau một tai nạn va chạm do nguyên nhân tầm nhìn hạn chế trong sương mù, KM đã bị cấm hoạt động trong vùng nước sâu 20 m, cản trở những nỗ lực phục hồi “quái vật biển” này. Phiên bản mới dự định sẽ thay thế KM là Orlenok, một loại thủy phi cơ tầm trung phù hợp với các nhiệm vụ vận chuyển trong quân đội.

Ấn tượng A-90 Orlyonok
Orlyonok có trọng lượng 140 tấn, dài 58 m và có chuyến bay đầu tiên vào năm 1972. A-90 chạy trên hai động cơ tuabin phản lực và một động cơ tuabin cánh quạt, có thể đạt được tốc độ 400 km mỗi giờ, khả năng di chuyển quãng đường dài 1.500 km ở độ cao từ 5 đến 10m so với mặt nước biển.







Orlyonok có ngoại hình hết sức ấn tượng.

Quân đội Liên Xô đã lên kế hoạch đóng 20 chiếc thủy phi cơ như vậy với mục đích tạo ra một hạm đội thiện chiến trên Biển Baltic. A-90 được cấp cho quân đội vào năm 1979, đến năm 1993, ba chiếc A-90 vẫn hoạt động.




Orlyonok có chở 150 binh lính và hai xe tăng.

Orlyonok có chở 150 binh lính và hai xe tăng. Sau khi Liên bang Xô Viết tan ra, nhà máy chịu trách nhiệm đóng những chiếc Orlyonok đã rơi vào tay tư nhân. Hiện Orlyonok đã đổi tên thành Volga Shipyard, và vẫn được sử dụng như máy bay cứu hộ và tìm kiếm thương mại. Trên thực tế, Orlyonok có thể vừa chở hàng hóa (với trọng lượng 50 tấn trong phạm vi 1.500 km), vừa chở hành khách (khoảng 30 người trong phạm vi 3.000 km).

VVA-14M, thủy phi cơ tầm trung
Thủy phi cơ VVA-14M là bản chuyển đổi từ máy bay VVA-14. VVA-14M có chiều dài 25, 97m, sải cánh 30 m, chiều cao 6,97 m, trọng lượng tối đa 50.000 kg với vận tốc tối đa 760 km mỗi giờ.




VVA-14M được thiết kế với mục đích triệt phá các tàu ngầm tên lửa của Hải quân Mỹ.

VVA-14M là sản phẩm của Robert Bartini, nhà khoa học và thiết kế máy bay người Nga, với mục đích triệt phá các loại tàu ngầm tên lửa Polaris của Hải quân Mỹ. Sau khi Bartini qua đời năm 1974, dự án VVA-14M sụp đổ sau 107 lần cất cánh với tổng số 103 giờ bay. Chiếc VVA-14M số hiệu 19172 duy nhất còn lại hiện đang “an dưỡng” trong bảo tàng Không quân Liên Bang Nga, Monino, Moscow. Thủy phi cơ Lun (Spasatel), “nuốt trọn” quái vật biển KM






M-160 Lun còn lớn hơn cả "quái vật" KM.

Với trọng lượng 280 tấn, chiều dài 74 m, M-160 Lun là một dòng thủy phi cơ khác cũng được ra đời từ công ty thiết kế Alexeev năm 1987 và đi vào hoạt động năm 1989. Sự khổng lồ của M-160 Lun thường được miêu tả bằng hình ảnh có thể "nuốt trọn" quái vật biển KM.


M-160 Lun được trang bị tên lửa siêu âm ZM-80 “Moskit”.
M-160 Lun được trang bị rocket siêu âm ZM-80 “Moskit” vô song, có khả năng làm chìm bất kỳ tàu địch nào. Những chiếc thủy phi cơ M-160 Lun có thể trở thành mối đe dọa lớn đối với NATO nếu như không có sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết. Do thiếu nguồn kinh phí để tiếp tục nghiên cứu nên dự án này đã “lặn mất tăm” trước sự nuối tiếc của nhiều người.

Người Mỹ vào cuộc
Trước sự phát triển như vũ bão của dòng máy bay thủy phi cơ Liên Xô, người Mỹ đã không thể khoanh tay đứng nhìn. Steven Hooker, kỹ sư hàng không, đã quan sát “quái vật biển Caspian” năm 1967 và quyết định thành lập công ty Aerocon, có nhiệm vụ thực hiện giấc mơ chế tạo những chiếc thủy phi cơ lớn gấp 10 lần của Nga nhưng vẫn vượt đại dương một cách nhẹ nhàng.


Mô hình thủy phi cơ mơ ước Atlantis-1 của Mỹ.

Ngoài ra, theo thiết kế, Boeing Ultra Pelican có thể mang tới 1.400 tấn (bằng 17 xe tăng cộng thêm vài trăm binh lính) với quãng đường lên tới 16.000 km. Chiếc thủy phi cơ “khổng lồ” này có độ sải cánh 106 m và dài 152 m, với vận tốc nhanh hơn 10 lần so với những chiếc tàu chở container hiện đại.



Boeing Ultra Pelican có thể mang tới 1.400 tấn.

Loại thủy phi cơ này có thể bay với “hiệu ứng mặt đất” ở độ cao 6 m trên mặt nước biển và cũng có thể hoạt động như một chiếc máy bay bình thường ở độ cao trên 6.000 m. Nếu như không có gì cản trở, giấc mơ “triển khai một sư đoàn trong vòng 5 ngày tới bất kỳ đầu trên thế giới” của Mỹ có thể trở thành hiện thực.


Bảng so sánh về kích thước của các loại thủy phi cơ so với máy bay dân dụng.

Tuy nhiên, giấc mơ thủy phi cơ khổng lồ và dã chiến của Mỹ vẫn chưa thành hiện thực. Dù vậy, các nhà công nghệ vẫn nuôi hy vọng thiết kế được "những cánh chim biển khổng lồ" mở ra một kỷ nguyên mới trong giao thông.

(tổng hợp bdv)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang