Theo một tiết lộ chấn động mới đây, Mỹ từng hợp tác với New Zealand thử nghiệm loại bom có thể gây ra những trận sóng thần kinh hoàng. >> Bí mật vụ thử hạt nhân lớn nhất lịch sử Trận sóng thần ập vào bờ đông Nhật Bản hồi tháng 3.2011 - Ảnh: AFP Nhiều năm qua, những chương trình vũ khí tuyệt mật không ít lần khiến dư luận hãi hùng. Điển hình như kế hoạch phát triển “bom đồng tính” để khiến binh sĩ đối phương nổi lòng hươu dạ vượn với người cùng giới. Mới đây, tờ The Daily Telegraph phơi bày một dự án “động trời” của quân đội Mỹ. Đó là bom sóng thần. Thông tin này khiến dư luận không khỏi kinh hãi khi những hình ảnh thảm khốc về trận sóng thần tàn phá Nhật Bản hồi tháng 3.2011 vẫn chưa phai nhòa. Dự án Hải cẩu Dự án bom sóng thần được tiết lộ bởi ông Ray Waru, một tác giả người New Zealand vừa xuất bản quyển sách Các bí mật và kho báu. Ông đã khám phá bí mật động trời này khi lục tung kho tài liệu lịch sử của New Zealand. Theo đó, loại bom sóng thần, do Mỹ hợp tác với New Zealand nghiên cứu thông qua dự án Hải cẩu, được thiết kế để nhấn chìm một thành phố bằng cơn sóng cao 10 m. Đây là sản phẩm từ ý tưởng của sĩ quan hải quân Mỹ tên E.A.Gibson vào năm 1944. Lúc bấy giờ, sĩ quan Gibson đặc biệt lưu ý việc sóng lớn nổi lên xung quanh các hòn đảo Thái Bình Dương sau khi quân đội dùng chất nổ phá hủy các rạn san hô trong vùng. Bắt đầu từ đây, một loạt thử nghiệm được triển khai quanh New Zealand trong Thế chiến 2, nhằm đánh giá tính khả thi của bom sóng thần. Dường như việc nghiên cứu bom nguyên tử vẫn chưa thỏa mãn tham vọng của quân đội Mỹ lúc bấy giờ. Vì thế, Washington muốn sở hữu thêm một loại bom đủ sức cuốn sạch những thành phố ven biển xuống lòng đại dương. Dựa trên tình hình thời Thế chiến 2, dự án Hải cẩu nhiều khả năng được phát triển để nhằm vào Nhật Bản, vốn là một trong 3 thành viên chủ chốt của phe trục hồi đó. Theo một số hồ sơ lưu trữ, các cuộc thử nghiệm đã diễn ra tại 2 địa điểm chính. Ban đầu là gần New Caledonia, hòn đảo phía bắc New Zealand. Sau đó, việc thử nghiệm diễn ra ngoài khơi bán đảo Peninsula, cách thủ đô Auckland khoảng 48 km về hướng bắc. Tổng cộng, Mỹ và New Zealand đã kích nổ khoảng 3.700 quả bom trong hơn 1 năm tiến hành thí nghiệm. Từ các cuộc thử nghiệm, Washington kết luận rằng kích nổ cùng lúc vài quả bom, nằm xếp hàng cách bờ khoảng 8 km, được nhồi tổng cộng 2.200 tấn thuốc là đủ sức tạo một trận sóng thần lớn. Tác giả Waru đã tiết lộ điều này dựa trên các tài liệu mà ông tìm hiểu, theo tờ The Daily Telegraph. Thế nhưng, trong lúc các cuộc thử nghiệm đang diễn ra hết sức khả quan, quân đội Mỹ quyết định hủy bỏ dự án Hải cẩu vào năm 1945, trước khi chiến tranh kết thúc. Tuy nhiên, New Zealand vẫn tiếp tục theo đuổi việc nghiên cứu bom sóng thần cho đến thập niên 1950. Nga cũng từng thử ? Đến nay, nhiều người chẳng thể quên trận sóng thần năm 2011 giết chết hơn 15.000 người Nhật Bản và gây thiệt hại hàng trăm tỉ USD. Trước đó, vào năm 2004, trận sóng thần ở Ấn Độ Dương cũng lấy đi mạng sống của ít nhất 230.000 người ở Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ, Thái Lan... Đó là còn chưa kể đến tổn thất về vật chất và di chứng lâu dài cho các thế hệ sau. Vì thế, nếu được hoàn tất thử nghiệm và sản xuất trên thực tế, bom sóng thần là vũ khí hủy diệt hàng đầu mà con người từng chế tạo. Ngoài Mỹ và New Zealand, Nga cũng từng ôm tham vọng chế tạo loại vũ khí phá hủy hàng loạt dựa theo sức mạnh của thiên nhiên. Trang mạng Russia & India Report từng dẫn một số thông tin cho rằng tàu ngầm hạt nhân AS-12 Losharik của Nga thực chất được thiết kế để mang theo ngư lôi nhiệt hạch T-15 với đường kính đến 1,5 m vốn có từ thời Liên Xô. Loại ngư lôi này, nếu được khai hỏa ở độ sâu 6.000 m, có thể tạo nên trận sóng thần đủ sức cuốn trôi toàn bộ bờ Đông hoặc Tây của Mỹ xuống đáy đại dương. Tuy nhiên, lâu nay, Moscow chỉ thừa nhận AS-12 Losharik là tàu lặn, phục vụ cho công tác thám hiểm Bắc Cực. Mỹ xác nhận dự án tối mật Perfect Citizen Tờ The Christian Science Monitor ngày 4.1 đưa tin Cục An ninh quốc gia (NSA) xác nhận đang tiến hành chương trình Perfect Citizen (tức Công dân hoàn hảo) với chi phí 91 triệu USD. Chương trình nhằm phát triển công nghệ bảo vệ hệ thống điện nước này và các hệ thống như cung cấp khí đốt trước các cuộc tấn công mạng. Hồi năm 2010, báo The Wall Street Journal từng tiết lộ về “Công dân hoàn hảo”. Tuy nhiên, NSA đến nay mới chính thức công bố tài liệu mật liên quan. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bom sóng thần. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bom sóng thần. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013
>> Tiết lộ động trời : Bom sóng thần
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)