Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Bom thông minh

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Bom thông minh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bom thông minh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

>> Bao giờ Việt Nam có bom thông minh, tên lửa hành trình?

Khi mà sự vui mừng của giới am hiểu chuyên môn lắng xuống và sự dửng dưng, dè bỉu của vài người đã không còn dấu vết trong sự kiện Việt Nam chế tạo thành công UAV thì giờ là lúc những tinh hoa dân tộc Việt tự vấn mình: Khi nào chúng ta có những quả bom thông minh biết bay, khi nào chúng ta có tên lửa hành trình để bảo vệ vững chắc Tổ quốc thân yêu?

>> Tên lửa đạn đạo tầm gần Scud-B của Việt Nam

Việt Nam chế tạo hay “lắp ráp” thành công UAV?

UAV là máy bay không người lái được tự động điều khiển theo chương trình cài sẵn hoặc được điều khiển từ xa.

Trong quân sự, theo nhiệm vụ nó được chia thành 2 loại, loại dùng trinh sát, chỉ dẫn mục tiêu và loại có mang theo vũ khí tấn công.

Một UAV phải có 2 yếu tố: Phần cứng, tức là phần để làm cho máy bay bay được trên bầu trời như động cơ, cánh quạt… và phần mềm, tức là bộ óc của UAV, đó là hệ thống kết nối các linh kiện điện tử rất phức tạp trên máy bay và trạm điều khiển từ xa.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Những mẫu UAV của Việt Nam chế tạo thành công.

Phần cứng của UAV thì không khó nhưng bộ óc của UAV mới khó, mới mang tính quyết định. Những bộ óc của UAV giống như những bài toán khó. UAV càng hiện đại, tiên tiến bao nhiêu có nghĩa là những bài toán càng khó bấy nhiêu. Tạo ra được những bộ óc của UAV, tức là giải ra được những bài toán khó này, điều mà không phải ai cũng giải ra được.

Đâu phải khi thuộc các công thức toán học là giải được các bài tập toán, nếu vậy thế giới chẳng có khái niệm “học sinh giỏi toán”, nếu vậy thì chẳng đến giờ, Giáo sư Ngô Bảo Châu mới đoạt giải toán học Fields …

Cho nên, đâu phải cứ có các linh kiện điện tử tinh vi hiện đại là lắp ráp được UAV, nếu vậy thế giới này các quốc gia chế tạo được UAV không chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Nói như vậy để chứng tỏ một điều, “chỉ có thuyền mới hiểu biển mênh mông nhường nào”, còn những kẻ “ngoại đạo” thì dửng dưng, mai mỉa, là cũng là dễ hiểu.

Vấn đề là Việt Nam đã bước vào câu lạc bộ các quốc gia chế tạo được UAV bằng chính bộ óc thông minh của mình, bất chấp sự phát triển chưa cao của nền kinh tế.

5 mẫu máy bay do các nhà khoa học, các kỹ sư thuộc Viện Công nghệ không gian – HTI thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chế tạo thành công (và những mẫu UAV bí mật khác được những nhà khoa học thầm lặng khác nghiên cứu chế tạo) khiến các chuyên gia quân sự, bộ tham mưu QĐNDVN có quyền mơ tới và vạch ra những định hướng sử dụng lực lượng, chiến thuật mới theo cách Việt Nam.

Tương lai nào cho "UAV made in Vietnam"?

UAV khác với tên lửa hành trình, tên lửa điều khiển hay bom thông minh ở chỗ chúng (UAV) được sử dụng nhiều lần.

Những quốc gia có nền khoa học công nghệ cao không sử dụng UAV để làm các nhiệm vụ của tên lửa hay bom thông minh (cảm tử) bởi lẽ tốc độ của UAV chậm nếu mang khối thuốc nổ lớn thì càng chậm thêm nên dễ bị đánh chặn, phát hiện và tiêu diệt.

UAV với lợi thế nhỏ gọn, trang bị các phương tiện nghe nhìn hiện đại sẽ rất lợi thế để trinh sát sâu trong vùng địch. Và, khi bộ óc của UAV “gần giống với người hơn” thì việc trang bị vũ khí tấn công trên đó sẽ hết sức lợi hại. Chính vì vậy, tất yếu, họ có một nghệ thuật sử dụng lực lượng khác và một lối đánh khác Việt Nam là thế.

Với Việt Nam, chẳng hạn như mẫu AV.UAV.S4: Chiều dài 4,20m; sải cánh 5,0m; khối lượng tối đa 170kg; khối lượng tải có ích 50kg; bán kính hoạt động 100km; trần bay 3000m; tốc độ lớn nhất 180km/h…

Nếu sử dụng như một quả tên lửa hành trình hay điều khiển có phần chiến đấu 50kg TNT và với tốc độ 180km/h để độc lập tấn công một mục tiêu xa hơn 100km thì đúng là một ý tưởng tồi. Nhưng, trong một thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thì ý tưởng đó không tồi. Khi công nghệ lạc hậu của UAV không thể thì chiến thuật có thể.

Tất nhiên đó chỉ là trước mắt, nếu về lâu dài chúng ta cứ bám vào ý tưởng đó thì thất bại, không thể lấy ý chí anh hùng đối đầu mãi với đạn bom.

UAV và những vũ khí công nghệ cao, nguy hiểm, lợi hại hay không, không phải là sức công phá của nó mà chính là “bộ óc” của nó thông minh cỡ nào.

Chẳng hạn loại tên lửa Kh-35 mà Nga-Việt Nam hợp tác sản xuất, có 3 hạn chế: tầm bắn gần (130 km); tốc độ cận âm và hệ thống điều khiển tên lửa chưa cho phép tên lửa có khả năng tấn công các mục tiêu trên bờ biển và vào sâu trong đất liền. Nhưng tên lửa diệt hạm X-35 có một đặc điểm là nó cho phép cải tiến nâng cấp không giới hạn, như có thể sử dụng nhiên liệu có hiệu năng cháy tốt hơn sẽ làm tăng tầm bắn của tên lửa…

Vậy chúng ta có ý tưởng cải tiến để nâng cao tầm bắn lên không? Chúng ta có thể dùng bộ óc Việt, kết hợp bộ óc Nga trong Kh-35 để biến nó thành tên lửa hành trình hay tên lửa điều khiển hay không? Việt Nam đã cải tiến, nâng cấp tầm bắn tên lửa Scud-B lên từ 550-700 km nhưng quan trọng hơn, bộ óc của nó có cải tiến được không?...

Chế tạo được UAV là phải có bộ óc thông minh, thế giới đã thán phục sự thông minh của người Do thái nên chẳng ngạc nhiên khi UAV của Ixrael thuộc loại nhất nhì thế giới. Đáng tiếc là chúng ta xuất phát trên nền tảng một nền công nghiệp còn nghèo nàn lạc hậu, nhưng nếu chúng ta biết cách “công nhận mà không cần chứng minh” để áp dụng ngay vào thực tế thì Việt Nam cũng ít nhất “giành được giải”.

Chỉ có đầu tư mạnh, đi tắt đón đầu công nghệ, dưới sự lãnh đạo của những bộ óc có tầm nhìn xa chiến lược thì vấn đề cải tiến, sản xuất vũ khí thông minh, công nghệ cao sẽ rất phù hợp với sở trường, tư chất của người Việt Nam, đặc biệt quan trọng là cải tiến vũ khí. Có gì nguy hiểm hơn khi tất cả các loại vũ khí nước ngoài trong tay đều có “trí khôn người Việt”?

Khi đó chúng ta sẽ tạo ra sự khác biệt, tạo ra sự răn đe mạnh, bí hiểm với kẻ thù.

(Lê Ngọc Thống)

Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

>> Mẹ của các loại bom

Mỹ không ngừng cải tiến bom quy ước xuyên phá boong-ke của Iran. MOP, mẫu bom thông minh hiện đại nhất của Mỹ, có tên rất kêu là “Mẹ của các loại bom”.

>> "Bom Nga" hay "Bom Mỹ" thông minh hơn ? (Phần 2)



http://nghiadx.blogspot.com
Siêu bom GBU-57 A/B. Ảnh: AP


“Vỏ quýt dày có móng tay nhọn” là câu kinh nhật tụng của các nhà khoa học quân sự Mỹ và Iran trong nhiều năm qua. Bêtông thông minh của Iran là một ví dụ cho thấy tính chất quyết liệt của cuộc đua giành phần thắng về phía mình của hai bên.

Mỹ và Israel – kẻ thù không đội trời chung của Iran - coi chương trình hạt nhân của Iran là một mối đe dọa an ninh nghiêm trọng cần phải xóa bỏ từ trong trứng nước vì nó nhắm tới sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt, điều mà Iran phủ nhận hết sức quyết liệt.

Mối đe dọa này rất khó chịu vì hầu hết cơ sở làm giàu uranium của Iran đều xây ngầm trong lòng đất hoặc trong lòng núi hiểm trở. Muốn ngăn chặn chương trình này trong trường hợp có chiến tranh, Mỹ cần có loại bom có khả năng xuyên phá và hủy diệt các boong-ke kiên cố nhất.

10 năm chế tạo vẫn chưa hoàn thiện

Vũ khí “Xuyên phá đồ sộ” (viết tắt theo tiếng Anh là MOP) là bom quy ước lớn nhất, có sức xuyên phá boong-ke tốt nhất của Mỹ tại thời điểm này. Siêu bom MOP nặng 13,6 tấn, mang đầu đạn chứa 2,4 tấn thuốc nổ nhanh, dài 6,2 m, được cho là có khả năng “độn thổ” đến 60 m, xuyên phá tường bê tông boong-ke trước khi phát nổ, là vũ khí đặc dụng chuyên phá boong-ke tối tân nhất của Mỹ.

Chương trình chế tạo bom lớn có khả năng xuyên phá tường boong-ke được haihãng Grumman và Lockheed Martin nghiên cứu và phát triển từ năm 2002 với tên gọi “Big BLU”.Thời chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã từng dùng hai quả BLU-82 nặng 5,7 tấn ở chiến trường Xuân Lộc vào giữa tháng 4-1974. Đây là loại bom có thể nói thuộc loại vũ khí hủy diệt hàng loạt. Khi nổ nó gây sức ép rất lớn và đốt cháy ôxy khiến đối phương chết ngạt. BLU-82 còn có tên là bom địa chấn, bom phát quang, bom hơi ngạt.

Tháng 3-2003, Mỹ cho thử vũ khí khổng lồ GBU-43/ B thuộc dự án Big BLU nặng 10,35 tấn, dài 9,17 m. GBU-43/B được xem là bom quy ước lớn nhất, mạnh nhất lúc bấy giờ, chỉ kém bom nguyên tử. Khi nổ, nó phát ra đám mây hình nấm giống như bom nguyên tử cho nên còn có tên là bom tiểu nguyên tử.

Dùng thử trong cuộc chiến xâm lược Iraq năm 2003, mức tàn sát dân lành của GBU-43/B đạt chuẩn “cỗ máy giết người” nhưng lại không đạt chuẩn xuyên phá tường boong-ke.



http://nghiadx.blogspot.com
Biểu diễn sức công phá bom MPR-500 của Israel. Ảnh: IMI

Kết quả trên thúc đẩy không quân Mỹ nghiên cứu và phát triển dự án bom MOP điều khiển bằng hệ thống định vị toàn cầu GPS có sức công phá và xuyên phá mạnh hơn gấp 10 lần bom GBU-43/B. Vụ nổ thử nghiệm bom MOP đầu tiên có tên gọi là GBU-57 A/B được tiến hành vào ngày 14-3-2007 tại bang Mexico.

Ngày 6-10-2009, Lầu Năm Góc được quốc hội bơm thêm 68 triệu USD để đẩy nhanh tiến độ của dự án với mục tiêu cụ thể là sản xuất 10 quả GBU-57 A/B sẵn sàng ứng chiến nếu xảy ra chiến tranh với Iran và Triều Tiên. Điều này cho phép không quân Mỹ đặt hàng 15 quả GBU-57 A/B, thử 5 lần trên mặt đất và 10 lần thử ném bằng máy bay. Tháng 2 năm nay, Quốc hội Mỹ lại cấp thêm 81,6 triệu USD theo yêu cầu của không quân Mỹ. Cho thấy Mỹ khá sốt ruột trong vấn đề Iran.

Tuy vậy, do chậm trễ trong việc cấp vốn và trở ngại kỹ thuật, việc triển khai bom GBU-57 A/B chỉ có thể thực hiện vào tháng 12-2010, chậm mất 6 tháng so với kếhoạch.

Song song với thử nghiệm trên mặt đất,bom MOP được thử với máy bay B-2 trên không lần đầu năm 2011. Cuộc thử dự kiến sẽ hoàn tất trong năm nay. Do kích thước thuộc loại “khủng”, chỉ có máy bay ném bom hạng nặng như B-2 tàng hình có thể mang nó đi đánh trận. 20 chiếc B-2 đã được cải tiến để chở mỗi chiếc 2 quả.

“Bom siêu thông minh”

Không có năng lực tài chính, phương tiện kỹ thuật (máy bay tàng hình B-2 chẳng hạn) và công nghệ hùng mạnh như Mỹ nhưng Israelcũng có bom xuyên phá bêtông của riêng mình, chủ yếu nhắm vào các công trình dân dụng.

Dựa theo nguyên mẫu bom Mk-82 của Mỹ có nhiều trong kho vũ khí Israel, ngành công nghiệp quân sự Israel (IMI) đã cải tiến nâng cấp nó thànhMPR-500 (500 là trọng lượng của bom tính bằng pound, tương đương 2,25 tấn).

Trông nhỏ con như Mk-82 (chỉ có 500 pound) nhưng MPR-500 mang đầu đạn có sức công phá không kém bom Mk-84 (nặng 2.000 pound) của Mỹ. Nó có khả năng xuyên phá tường bê tông dày hơn 1 m hoặc 4 lớp bê tông dày 200 mm mà không bị hiệu ứng “J” khiến bom nổ bậy.

MPR-500 có thể điều khiểnbằng nhiều hệ thống như laser, tia hồng ngoại, quang điệnhoặc GPS quán tính trong những cuộc không kích. Do nhẹ cân, các loại máy bay cường kích kiểu F-15 và F-16 của Israel mang nó dễ dàng bắn được nhiều mục tiêu trong một lần xuất kích.

MPR-500 đã được triển lãm tại Triển lãm Hàng không Singapore năm 2012 vừa qua và được chú ý nhiều bởi các tính năng thông minh của nó. Báo chí Israel còn đặt cho nó một cái tên rất kêu: “Bom siêu thông minh”. Tuy nhiên, do khả năng có hạn, không thể xuyên phá các tường boong-ke kiên cố nằm sâu trong lòng đất, bom MPR-500 chỉ thích hợp với các chiến dịch quân sự trên mặt đất.

Thứ Hai, 2 tháng 4, 2012

>> "Bom Nga" hay "Bom Mỹ" thông minh hơn ? (Phần 2)


Mới đây, Nga đã trình làng loại bom nhỏ gọn nhất, tối tân nhất của họ là KAB-250 do NPP Region (thuộc Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật KTRV, Nga) sản xuất.

>> "Bom Nga" hay "Bom Mỹ" thông minh hơn ? (Phần 1)


Bom chính xác cao KAB-250

KAB-250 là bom “thông minh”, có tất cả các tính năng tiêu chuẩn cần thiết, đặc trưng cho cả bom không điều khiển thông thường, đồng thời là bom có điều khiển với hệ dẫn truyền hình hoặc hệ dẫn kết hợp vệ tinh và laser bán chủ động. Bom có đường kính chỉ là 225 mm, chiều dài 3,2 m, trọng lượng 250 kg, trong đó, 127 kg là trọng lượng thuốc nổ.





http://nghiadx.blogspot.com
KAB-250 có thân nhỏ, thuôn dài thích hợp để lắp trong khoang bom bên trong của T-50. Ảnh: ktrv.ru


KAB-250 đủ nhỏ để lắp cả trong khoang bom bên trong, cũng như trên các mấu treo (khi cần mang nhiều bom hơn) dưới cánh của các tiêm kích-bom.

Bom này đã được giới thiệu tại Triển lãm hàng không MAKS-2011 vào tháng 8.2011. NPP Region không cung cấp thông tin chi tiết nào về KAB-250 nên ta chỉ có thể đoán về hiệu quả của bom này. Tuy nhiên, có thể dự đoán KAB-250 có hệ dẫn kết hợp vệ tinh và laser bán chủ động.

Đáng chú ý là thân bom dài có lẽ là được tối ưu hóa để bố trí trong các khoang vũ khí bên trong của máy bay tiêm kích thế hệ 5 PAK FA.

Cần lưu ý là các bom có điều khiển của Nga đều có hiệu quả tốt trong tiêu diệt cả mục tiêu mặt nước và dưới mặt nước nên có thể tiêu diệt “ngon ơ” tàu ngầm.

Ví dụ, bom có điều khiển Zagon-1 dùng để tiêu diệt tàu ngầm khi đang ở trạng thái nổi và lặn ở độ sâu đến 600 m. Bom này có thể sử dụng hiệu quả chống mục tiêu tàu ngầm ở độ sâu đến 150 m khi có sóng biển đến cấp 6, không hạn chế về khu vực trên đại dương thế giới.


http://nghiadx.blogspot.com
Zagon-1. Ảnh: ktrv.ru

Zagon-1 được sử dụng chủ yếu ở các vịnh hẹp, vịnh và các khu vực khó sử dụng các vũ khí có điều khiển khác. Khi tấn công tàu ngầm, bom được thả bằng dù. Khi tiếp nước, bom tách khỏi dù, chìm xuống nhờ trọng lực và tự chuyển động đến mục tiêu nhờ các hệ thủy âm chủ động định vị mục tiêu dưới mặt nước và điều khiển chuyển động.

Theo nhà sản xuất GNNP Region, Zagon-1 được chuẩn hóa để sử dụng cho các máy bay chống ngầm như Tu-142ME, Il-38 và các trực thăng chống ngầm như Ка-28...

Bom có điều khiển của Nga có ưu thế về tiêu chí giá cả/hiệu quả, đơn giản trong sản xuất và tin cậy, bền chắc trong khai thác. Các bom có điều khiển đang được sản xuất ở Nga không đòi hỏi bảo dưỡng kỹ thuật và kiểm soát đặc biệt.

Xét theo tiêu chí “chi phí/hiệu quả”, bom có điều khiển Zagon-1 rất hấp dẫn vì nhờ công nghệ chế tạo đơn giản và tốt bền trong khai thác, bom này có giá rẻ. Khi cất giữ, bom này không đòi hỏi bảo dưỡng kỹ thuật và kiểm soát đặc biệt. Trong khi đó, hiệu quả sử dụng của nó lại cao hơn mấy lần so với các bom chống ngầm bình thường.


http://nghiadx.blogspot.com
KAB-250. Ảnh: ktrv.ru

Bom nào tinh khôn hơn?

Việc so sánh trực tiếp các loại bom có điều khiển hiện đại của Nga và Mỹ là không cần thiết và vô ích vì đó là các vũ khí rất khác nhau.

Bom có điều khiển SDB của Mỹ về bản chất là đạn tên lửa không có động cơ, có khả năng vượt khoảng cách khá xa nhờ bay liệng. Chức năng chính của nó là tiêu diệt các boongke, sở chỉ huy, các tòa nhà bằng cách xuyên qua tường và nổ bên trong.

Còn bom có điều khiển của Nga thường rẻ hơn và giống hơn với các bom thường. Đồng thời, chúng có trọng lượng phần chiến đấu lớn hơn nhiều và bán kính sử dụng cũng nhỏ hơn nhiều (SDB của Mỹ có tầm 110 km, còn bom KAB-500 của Nga chỉ có tầm 9 km).

KAB-250 ra đời ngay sau bom cỡ nhỏ SDB GBU-39/B của Không quân Mỹ (USAF). Nhưng SDB có một số đặc điểm mà KAB-250 hiện không có.

SDB nặng 130 kg và có giá gần 70.000 USD. Tức là nó nhẹ và đắt hơn KAB-250. Cũng như KAB-250, SDB được phát triển trước hết như một bom “thông minh”. Chỉ 5 năm trước, USAF cuối cùng đã đưa SDB vào sử dụng ở Iraq. SDB lẽ ra đã phải được sử dụng lần đầu tiên năm 2005, ngay sau khi nhận vào trang bị vào năm 2004 các bom cỡ nhỏ (227 kg) JDAM dẫn bằng GPS.

Tuy nhiên, SDB có nhiều vấn đề kỹ thuật vì nó không đơn thuần là bom gắn thêm bộ thiết bị dẫn GPS. SDB có thiết kế đầu đạn và hệ dẫn hiệu quả hơn. Về hình dáng, nó giống với tên lửa hơn là bom (dài gần 2 m và đường kính 190 mm).

SDB có ưu điểm khác biệt là khi nổ tạo ra sóng xung kích yếu hơn so với bom thông thường cùng cỡ, nên cho phép thực hiện các cuộc tấn công chính xác cao và gây thương vong phụ ít hơn cho dân thường. Quân nhà có thể ở gần mục tiêu hơn khi bom SDB nổ.

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
SDB và KAB-250 đều có những thế mạnh riêng. Ảnh: ausairpower.net, ktrv.ru


Mặc dù các loại bom nặng khi sử dụng có hiệu quả dễ thấy, nhưng chúng lại thường là quá mạnh và thậm chí có thể gây thương vong không cần thiết. Binh sĩ dưới mặt đất thích có nhiều hơn bom cỡ nhỏ dẫn bằng GPS. Đây là nguyên nhân khiến bom JDAM 227 kg được phát triển và đưa vào sử dụng nhanh chóng. Nhưng nó vẫn quá lớn cho nhiều tình huống chiến đấu diễn ra trong các thành phố. Trong khi đó, SDB chỉ chứa có 17 kg thuốc nổ so với 127 kg ở bom 250 kg KAB-250.

SDB là một tên lửa không động cơ, có thể liệng đi xa. Điều đó làm cho SDB gọn hơn, hiệu quả hơn và đắt tiền hơn. Chẳng hạn, JDAM (hệ dẫn sử dụng ở các bom thế hệ trước) giá chỉ có gần 26.000 USD.
Các cánh nhỏ cho phép SDB liệng đi xa đến 70-80 km (từ độ cao lớn).

KAB-250 cũng sử dụng những chiếc cánh nhỏ để bảo đảm tầm bay, nhưng không được xa như SDB, các chuyên gia Mỹ đánh giá.

SDB cũng có phần đầu cứng, cho phép nó chuyên hơn 2 m đá hay bê tông, và phần chiến đấu có sức công phá mạnh hơn so với các bom không điều khiển thông thường (vốn chỉ là thuốc nổ bình thường trong vỏ kim loại). Như vậy, SDB là bom thông minh thế hệ mới.

Kết cấu gọn hơn của SDB cho phép mang bom thuận tiện hơn. Chẳng hạn, các tiêm kích F-15/16/18 có thể mang 24 bom này hoặc nhiều hơn nữa.

Hiện tại, USAF đang phát triển bom SDB II (GBU-53) có thêm kênh truyền dữ liệu mã hóa, cho phép tiêu diệt mục tiêu động. Kênh liên lạc đó cho phép điều khiển chuyển động của bom SDB nhờ mạng máy tính trên khoang. Khả năng này là một trong những cải tiến cơ bản cho SDB II, loại bom dự kiến chưa thể đưa vào sử dụng trong vài năm nữa.

Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012

>> "Bom Nga" hay "Bom Mỹ" thông minh hơn ?


Mỹ và Nga đang ráo riết phát triển các loại bom tinh khôn cỡ nhỏ để trang bị cho các máy bay chiến đấu tiên tiến của họ, trong đó có F-22, F-35 và PAK FA T-50.



* Bom có điều khiển là gì? 

Bom có điều khiển mà nay thường gọi là bom thông minh hay bom tinh khôn (smart bomb) là một trong các loại vũ khí hàng không có điều khiển dùng để tiêu diệt mục tiêu mặt đất. Bom có điều khiển là bom hàng không, được trang bị hệ dẫn và điều khiển.

Thông số quan trọng nhất của bom đạn hàng không là hệ số tỷ lệ trọng lượng thuốc nổ trên tổng trọng lượng của bom/tên lửa.

Đối với tên lửa hàng không, chỉ số này là 0,2-0,5 (sở dĩ tỷ lệ thấp như vậy là do tên lửa được lắp động cơ, thùng nhiên liệu, các hệ dẫn), đối với bom không điều khiển, chỉ số này gần bằng 1, còn đối với bom có điều khiển, chỉ số này là 0,7-0,9.

Với trọng lượng và tầm bắn gần như giống nhau (so với tên lửa), bom có thể mang lượng thuốc nổ lớn hơn nhiều.


Bom chính xác cao SDB của Mỹ

Bom chính xác cao hiện đại SDB (Small Diameter Bomb - bom đường kính nhỏ) có khả năng xuyên qua các bức tường để tiêu diệt các hăng-ga và boongke bê tông cốt thép. Bom có cánh mở ra khi bay, cho phép tăng rất nhiều tầm tiêu diệt mục tiêu. Bom được trang bị cho quân đội Mỹ từ tháng 9.2006. Tiêm kích thế hệ 5, tối tân nhất của Mỹ F-22A Raptor có thể mang 8 bom SDB treo trên giá treo đặc biệt trong khoang bom bên trong.

Biến thể được đưa vào trang bị đầu tiên cho quân đội Mỹ là SDB I (GBU-39). Bom có trọng lượng khá nhỏ, chỉ 130 kg, đường kính gần 190 mm, chiều dài gần 1,8 m. Nếu so sánh với các bom thời Thế chiến II thì có thể thấy bom có trọng lượng và đường kính khá nhỏ, song lại dài hơn đáng kể.

Bom có khả năng tiêu diệt khá chính xác các loại mục tiêu với sai số vòng tròn xác suất là 5-8 m. Độ chính xác đó đạt được nhờ hệ thống điều khiển trên khoang với các kênh quán tính và GPS. Các kênh quán tính có khả năng bảo đảm hoạt động trong điều kiện đối phương tiến hành chế áp vô tuyến điện tử cường độ cao. Tất cả chỉ là nhằm đưa 17 kg thuốc nổ mạnh đến mục tiêu một cách chính xác. Giá một quả bom này là 70.000 USD, bằng 2 lần thu nhập trung bình năm ở Mỹ.

SDB có thể trang bị cho các máy bay như: các máy bay ném bom B-52 Stratofortress, B-1 Lancer, B-2 Spirit, các tiêm kích F-15E Strike Eagle, F-16 Fighting Falcon, F-22 Raptor, F-35 Lightning II, cũng như cường kích A-10 Thunderbolt II.

Nếu không tính các máy bay đời cũ mà chỉ nhìn vào giá cả các máy bay tối tân nhất thì giá của bom SDB là bình thường. Ví dụ, giá của một máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit là hơn 1 tỷ USD một chút (không tính chi phí nghiên cứu, phát triển). Còn giá của tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-22 Raptor có giá ước 137,5 triệu USD cho một chiếc sản xuất loạt năm 2008. Giá của tiêm kích-bom F-35 Lightning II bắt đầu từ mức 83 triệu USD cho biến thể rẻ nhất. So với những mức giá trên trời này thì giá bom SDB chỉ là chuyện vặt.




http://nghiadx.blogspot.com
SDB I GBU-39. Ảnh: topwar.ru

Bom SDB I GBU-39 là loại bom liệng, tiếp cận mục tiêu với cánh gấp lại. SDB được xếp trên các giá bom chuyên dụng BRU-61/A chứa 4 quả bom này. Một “bó bom 4 quả” như vậy chiếm đúng một vị trí trên mấu treo bom trong khoang bom và được treo lên máy bay ném bom như đó là một quả bom lớn.
Sau khi thả giá bom, cơ cấu khí nén của nó hất các quả bom ra, các quả bom bung thẳng các cánh được xếp dọc theo thân nhờ một cơ cấu đặc biệt, các cánh lái bung ra ở phần đuôi (hệ thống điều khiển cũng được bố trí ở đây) và bắt đầu tự bay đến mục tiêu.

Bom tiếp cận mục tiêu bằng cách liệng. Tầm bay của bom cho đến mục tiêu cần tiêu diệt có thể đạt đến 110 km. Tầm bay này giảm thiểu tối đa rủi ro cho máy bay tiêm kích và ném bom cực kỳ đắt tiền khi phải đối đầu với phòng không đối phương. Máy bay ở càng xa các vũ khí phòng không thì hiệu quả của công nghệ tàng hình áp dụng cho chúng càng hiệu quả, còn hỏa lực pháo phòng không dẫn bằng mắt không làm gì nổi các máy bay này.

Tiêm kích F-22 Raptor có tốc độ bay hành trình siêu âm cũng có khả năng thả các quả bom này ở tốc độ siêu âm. Lúc đó, SDB có thể bay còn xa hơn nhờ lực nâng của cánh tăng lên và bay ở quỹ đạo cao hơn. Khi đến mục tiêu, bom có thể ứng phó khác nhau.

http://nghiadx.blogspot.com
F-22 Raptor thả bom SDB I. Ảnh: f-16.net


Ngòi nổ được điều khiển từ buồng lái máy bay có thể hoạt động ở mấy chế độ: chế độ tiếp xúc thông thường, nổ có giữ chậm và nổ trên không. Chế độ nổ chậm của bom giải thích vì sao ở SDB lại có ít thuốc nổ hơn các bom cũ và các loại tương tự cùng thời. Vấn đề là ở chỗ vỏ bom kết cấu vững chắc có tác dụng như một quả đạn chiếm khoảng 70 kg, cho phép bom xuyên sâu cả mét vào bê tông cốt thép.

Bom có điều khiển SDB I chỉ có thể tiêu diệt mục tiêu không cơ động. Bom này đã được sử dụng trong các chiến dịch ở Iraq và Afghanistan.

http://nghiadx.blogspot.com
GBU-39 tiêu diệt một máy bay cường kích trong hầm bê tông. Ảnh: topwar.ru


Thế hệ tiếp theo của bom này là SDB II (GBU-40 của Boeing hay GBU-53 của Raytheon) có thêm hệ thống nhận dạng mục tiêu và sensor ảnh nhiệt, cho phép bom tiêu diệt cơ động như xe tăng và các phương tiện kỹ thuật mặt đất khác, trong thời tiết xấu. SDB II có giá khoảng 90.000 USD/quả.

Tháng 8.2010, Không quân Mỹ đã chọn GBU-53 và ký hợp đồng 450 triệu USD với Công ty Raytheon (Mỹ) để phát triển mẫu bom này. Raytheon đã chế tạo đầu tự dẫn 3 chế độ không làm lệnh cho bom SDB II. Trong quá trình thử nghiệm đầu tìm mới trong phòng thí nghiệm đã thu được các kết quả cao hơn tính toán. Đầu tìm gồm radar vi ba, sensor ảnh nhiệt không làm lạnh và sensor laser bán chủ động lắp cùng trên một khung cardan.


http://nghiadx.blogspot.com
SDBII (GBU-53B). Ảnh: ausairpower.net

Đầu tìm tích hợp này có thể phân phối lại thông tin chỉ thị mục tiêu từ 3 sensor đó, cho phép bom tiêu diệt bất kể ngày đêm cả mục tiêu tĩnh và động trong thời tiết phức tạp. Theo các nhà thiết kế, trong quá trình thử nghiệm, sensor ảnh nhiệt không làm lạnh đã thể hiện các thông số tốt, vì thế người ta đã từ bỏ ý định lắp sensor ảnh nhiệt không làm lạnh đắt tiền hơn.

GBU-53 có kênh truyền dữ liệu mã hóa, cho phép tiêu diệt mục tiêu động. Kênh liên lạc đó cho phép điều khiển chuyển động của bom SDB nhờ mạng máy tính trên khoang. Khả năng này là một trong những cải tiến cơ bản cho SDB II, loại bom dự kiến chưa thể đưa vào sử dụng trong vài năm nữa.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang