Biến điểm yếu thành sức mạnh, lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh... nghệ thuật quân sự Việt Nam là cả một kho tàng kiến thức không chỉ cho hôm này và cả mai sau. >> SIGMA về biển Đông - Lỗ hổng phòng không được khắc phục toàn diện Quốc công tiết chế Hưng Đạo đại vương chính là người đầu tiên đưa sách lược chiến tranh nhân dân của Việt Nam lên tầm nghệ thuật quân sự. Đó là nhận định của trang mạng Fraza (Nga) trong bài viết có tiêu đề: “Công thức Việt Nam: Làm thế nào để biến điểm yếu thành sức mạnh”. Bài viết đã ca ngợi nghệ thuật quân sự Việt Nam, dưới đây là nội dung chính của bài viết: Lịch sử chiến tranh giữa quân đội Mỹ và nhân dân Việt Nam là cả một kho tàng để nghiên cứu, phân tích một cách chi tiết về chiến thuật và chiến lược. Nhưng điều gây tò mò hơn cả là tôi muốn quay trở lại các sự kiện lịch sử xa xôi của Việt Nam nhấn mạnh các nguồn gốc sâu xa hơn về chiến lược quân sự Việt Nam làm thế nào để đối đầu với các thế lực thù địch từ bên ngoài. Chiến lược quốc phòng của Việt Nam luôn có khái niệm sử dụng lực lượng tại chỗ để đối phó và tiêu hao sinh lực địch, quân chủ lực chỉ được sử dụng trong những thời điểm quyết định để tạo nên chiến thắng. Đặc tính quan trọng của nghệ thuật quân sự Việt Nam là khả năng cơ động cao, tấn công bất ngờ khiến đối phương không kịp đối phó. Khả năng cơ động của các lực lượng quân sự Việt Nam được thực hiện thông qua các đường hầm như một phương tiện thông tin liên lạc chiến thuật đặc biệt trên chiến trường, đặc biệt là những con đường mòn ẩn dưới những tán rừng rậm rạp. Trong trường hợp này gần như toàn bộ người dân đã tham gia vào lực lượng chống kẻ thù bằng chiến tranh du kích hay còn gọi là thế trận chiến tranh nhân dân. Nghệ thuật chiến tranh nhân dân của Việt Nam, chí ít đã hoàn thiện từ thời điểm Đại Việt chống giặc Nguyên - Mông xâm lược. Tác giả của nghệ thuật chiến tranh nhân dân Viêt Nam chính là Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo. Ông vừa là nhà quân sự tài ba vừa là nhà văn xuất chúng với rất nhiều tác phẩm nổi tiếng về nghệ thuật chiến tranh, trong đó nổi tiếng nhất là cuốn Binh thư yếu lược trong đó đặt ra 3 vấn đề tối quan trọng đối với người lãnh đạo quân đội: - Hỗ trợ, tăng cường mối đoàn kết với nhân dân - Duy trì chiến tranh du kích để làm suy yếu kẻ thù - Sử dụng lực lượng chính quy vào những thời điểm quyết định để giành thắng lợi cuối cùng. Dựa vào lực lượng tại chỗ để tiêu hao sinh lực địch, nghệ thuật chiến tranh du kích của Việt Nam luôn khiến binh lính Mỹ phải "sống trong sợ hãi". Ảnh tư liệu. Đầu thế kỷ 13, dưới sự lãnh đạo của Thành Cát Tư Hãn, Mông Cổ trở nên hùng mạnh và bắt đầu chinh phạt khu vực. Sau khi đánh bại các nước Tây Hạ, Đại Lý, quân Mông Cổ muốn đánh chiếm Đại Việt để tạo thế gọng kìm bao vây Nam Tống. Năm 1258, Mông Cổ huy động 3 vạn quân cùng 1,5 vạn quân của Đại Lý (tỉnh Vân Nam Trung Quốc ngày nay) tấn công Đại Việt. Trước sức mạnh hùng hậu của quân Mông, Trần Hưng Đạo đã hiến kế cho vua Trần Thái Tông rút khỏi Thăng Long thực hiện chiến lược “vườn không nhà trống” để làm giảm nhuệ khí của quân giặc. Quân Mông Cổ chiếm được Thăng Long rơi vào thế “vườn không nhà trống” và bị gặp khó khăn về lương thực, nhuệ khí của binh lính cũng giảm đi nhiều vì không chạm trán được với đối thủ. 10 ngày ở trong kinh thành Thăng Long trống trải chưa biết phải làm gì thì quân nhà Trần phản công, quân Mông Cổ nhanh chóng bị đánh bại. Đến năm 1285, Hoàng đế nhà Nguyên lúc đó là Hốt Tất Liệt tiếp tục ra lệnh chinh phạt Đại Việt với quân số đông hơn, chuẩn bị tốt hơn nhưng một lần nữa quân Nguyên bị đánh bại dưới sự chỉ huy tài tình của Trần Hưng Đạo. Đến năm 1288 quân Nguyên tiếp tục tấn công Đại Việt lần thứ 3 và cũng bị đánh bại. Lực lượng chủ lực sẽ được sử dụng vào những thời điểm thích hợp để giành thắng lợi cuối cùng. Ảnh tư liệu. Có một điểm chung trong 3 lần đánh bại quân Nguyên - Mông dưới sự chỉ huy của Trần Hưng Đạo là ông không chạm trán trực tiếp với kẻ thù bằng những trận đánh quy ước. Những lần chạm trán đầu tiên với quân Nguyên - Mông của quân đội nhà Trần đều không thành công. Trần Hưng Đạo đã nhận thấy điểm mạnh của quân Nguyên - Mông là tài cưỡi ngựa và bắn cung rất giỏi cùng với việc được trang bị áo giáp kim loại (đồng). Ông đã lựa chọn chiến thuật chiến tranh du kích , xây dựng các lực lượng kháng cự ngay tại những nơi bị quân Nguyên - Mông chiếm đóng. Các nhóm du kích sau đó sẽ kết hợp với nhau để tạo thành một lực lượng lớn hơn và họ thường xuyên duy trì liên lạc với các viên tướng dưới quyền Trần Hưng Đạo thông qua một hệ thống thông tin liên lạc bí mật. Điều kiện địa lý Việt Nam nhiều sông ngòi, đồi núi đã làm hạn chế khả năng của binh lính Mông Cổ vốn quen thuộc với những thảo nguyên rộng lớn. Dưới sự chỉ huy của Trần Hưng Đạo các nhóm du kích liên tục thực hiện những cuộc tập kích bất ngờ vào các nhóm quân Nguyên - Mông tiêu hao sinh lực của chúng rồi nhanh chóng biến mất vào những cánh rừng rậm rạp. Một sự tài tình khác của Trần Hưng Đạo để làm nên chiến thắng đó là xây dựng mạng lưới tình báo. Mọi hoạt động của quân Nguyên - Mông đều được theo dõi và giám sát từ xa. Trần Hưng Đạo luôn có thông tin khá chính xác và đầy đủ về đối phương. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân luôn là chìa khóa thành công để Việt Nam bảo vệ sự toàn vẹn chủ quyền quốc gia trong suốt nhiều thế kỷ qua. Cuối cùng đó là đánh vào điểm yếu của đối phương, với quân Nguyên - Mông lương thực luôn là điểm yếu của họ. Trong 3 lần tiến đánh Đại Việt, đội quân Nguyên - Mông đều bị Trần Hưng Đạo đánh vào điểm yếu lương thực và cuối cùng phải chịu thất bại. Nghệ thuật quân sự Việt Nam ví như một con suối quanh co chảy qua các sườn núi tìm kiếm sự linh hoạt để đạt được kết quả cuối cùng. Sử dụng chính sức mạnh của kẻ thù và giữ nó trong sự yếu đuối, chờ đợi thời điểm thích hợp. Các nhà lãnh đạo quân sự Việt Nam luôn tìm cách che giấu lực lượng chủ lực của mình chờ đợi thời điểm thích hợp để tung ra trận đánh bất ngờ và quyết định để dành thắng lợi cuối cùng. Lực lượng quân sự Việt Nam được ví như một con rắn nước, di chuyển một cách nhẹ nhàng và khéo léo dọc theo bờ sông, bất ngờ tung đòn tấn công đối phương sau khi vượt qua những cạm bẫy của chính mình. Sự tương đồng của các chiến thuật này có thể tìm thấy trong các môn võ truyền thống của Việt Nam và trong cuộc sống hàng ngày. Ngay cả nền ngoại giao Viêt Nam cũng được vận dụng một cách khéo léo dựa theo nghệ thuật quân sự mà Trần Hưng Đạo đã khai sáng gần một thiên niên kỷ trước. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân sự Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân sự Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013
Công thức giành chiến thắng quân sự của Việt Nam dưới góc nhìn của người Nga
Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013
>> Bao giờ Việt Nam có bom thông minh, tên lửa hành trình?
Khi mà sự vui mừng của giới am hiểu chuyên môn lắng xuống và sự dửng dưng, dè bỉu của vài người đã không còn dấu vết trong sự kiện Việt Nam chế tạo thành công UAV thì giờ là lúc những tinh hoa dân tộc Việt tự vấn mình: Khi nào chúng ta có những quả bom thông minh biết bay, khi nào chúng ta có tên lửa hành trình để bảo vệ vững chắc Tổ quốc thân yêu? >> Tên lửa đạn đạo tầm gần Scud-B của Việt Nam Việt Nam chế tạo hay “lắp ráp” thành công UAV? UAV là máy bay không người lái được tự động điều khiển theo chương trình cài sẵn hoặc được điều khiển từ xa. Trong quân sự, theo nhiệm vụ nó được chia thành 2 loại, loại dùng trinh sát, chỉ dẫn mục tiêu và loại có mang theo vũ khí tấn công. Một UAV phải có 2 yếu tố: Phần cứng, tức là phần để làm cho máy bay bay được trên bầu trời như động cơ, cánh quạt… và phần mềm, tức là bộ óc của UAV, đó là hệ thống kết nối các linh kiện điện tử rất phức tạp trên máy bay và trạm điều khiển từ xa. Những mẫu UAV của Việt Nam chế tạo thành công. Phần cứng của UAV thì không khó nhưng bộ óc của UAV mới khó, mới mang tính quyết định. Những bộ óc của UAV giống như những bài toán khó. UAV càng hiện đại, tiên tiến bao nhiêu có nghĩa là những bài toán càng khó bấy nhiêu. Tạo ra được những bộ óc của UAV, tức là giải ra được những bài toán khó này, điều mà không phải ai cũng giải ra được. Đâu phải khi thuộc các công thức toán học là giải được các bài tập toán, nếu vậy thế giới chẳng có khái niệm “học sinh giỏi toán”, nếu vậy thì chẳng đến giờ, Giáo sư Ngô Bảo Châu mới đoạt giải toán học Fields … Cho nên, đâu phải cứ có các linh kiện điện tử tinh vi hiện đại là lắp ráp được UAV, nếu vậy thế giới này các quốc gia chế tạo được UAV không chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nói như vậy để chứng tỏ một điều, “chỉ có thuyền mới hiểu biển mênh mông nhường nào”, còn những kẻ “ngoại đạo” thì dửng dưng, mai mỉa, là cũng là dễ hiểu. Vấn đề là Việt Nam đã bước vào câu lạc bộ các quốc gia chế tạo được UAV bằng chính bộ óc thông minh của mình, bất chấp sự phát triển chưa cao của nền kinh tế. 5 mẫu máy bay do các nhà khoa học, các kỹ sư thuộc Viện Công nghệ không gian – HTI thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chế tạo thành công (và những mẫu UAV bí mật khác được những nhà khoa học thầm lặng khác nghiên cứu chế tạo) khiến các chuyên gia quân sự, bộ tham mưu QĐNDVN có quyền mơ tới và vạch ra những định hướng sử dụng lực lượng, chiến thuật mới theo cách Việt Nam. Tương lai nào cho "UAV made in Vietnam"? UAV khác với tên lửa hành trình, tên lửa điều khiển hay bom thông minh ở chỗ chúng (UAV) được sử dụng nhiều lần. Những quốc gia có nền khoa học công nghệ cao không sử dụng UAV để làm các nhiệm vụ của tên lửa hay bom thông minh (cảm tử) bởi lẽ tốc độ của UAV chậm nếu mang khối thuốc nổ lớn thì càng chậm thêm nên dễ bị đánh chặn, phát hiện và tiêu diệt. UAV với lợi thế nhỏ gọn, trang bị các phương tiện nghe nhìn hiện đại sẽ rất lợi thế để trinh sát sâu trong vùng địch. Và, khi bộ óc của UAV “gần giống với người hơn” thì việc trang bị vũ khí tấn công trên đó sẽ hết sức lợi hại. Chính vì vậy, tất yếu, họ có một nghệ thuật sử dụng lực lượng khác và một lối đánh khác Việt Nam là thế. Với Việt Nam, chẳng hạn như mẫu AV.UAV.S4: Chiều dài 4,20m; sải cánh 5,0m; khối lượng tối đa 170kg; khối lượng tải có ích 50kg; bán kính hoạt động 100km; trần bay 3000m; tốc độ lớn nhất 180km/h… Nếu sử dụng như một quả tên lửa hành trình hay điều khiển có phần chiến đấu 50kg TNT và với tốc độ 180km/h để độc lập tấn công một mục tiêu xa hơn 100km thì đúng là một ý tưởng tồi. Nhưng, trong một thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thì ý tưởng đó không tồi. Khi công nghệ lạc hậu của UAV không thể thì chiến thuật có thể. Tất nhiên đó chỉ là trước mắt, nếu về lâu dài chúng ta cứ bám vào ý tưởng đó thì thất bại, không thể lấy ý chí anh hùng đối đầu mãi với đạn bom. UAV và những vũ khí công nghệ cao, nguy hiểm, lợi hại hay không, không phải là sức công phá của nó mà chính là “bộ óc” của nó thông minh cỡ nào. Chẳng hạn loại tên lửa Kh-35 mà Nga-Việt Nam hợp tác sản xuất, có 3 hạn chế: tầm bắn gần (130 km); tốc độ cận âm và hệ thống điều khiển tên lửa chưa cho phép tên lửa có khả năng tấn công các mục tiêu trên bờ biển và vào sâu trong đất liền. Nhưng tên lửa diệt hạm X-35 có một đặc điểm là nó cho phép cải tiến nâng cấp không giới hạn, như có thể sử dụng nhiên liệu có hiệu năng cháy tốt hơn sẽ làm tăng tầm bắn của tên lửa… Vậy chúng ta có ý tưởng cải tiến để nâng cao tầm bắn lên không? Chúng ta có thể dùng bộ óc Việt, kết hợp bộ óc Nga trong Kh-35 để biến nó thành tên lửa hành trình hay tên lửa điều khiển hay không? Việt Nam đã cải tiến, nâng cấp tầm bắn tên lửa Scud-B lên từ 550-700 km nhưng quan trọng hơn, bộ óc của nó có cải tiến được không?... Chế tạo được UAV là phải có bộ óc thông minh, thế giới đã thán phục sự thông minh của người Do thái nên chẳng ngạc nhiên khi UAV của Ixrael thuộc loại nhất nhì thế giới. Đáng tiếc là chúng ta xuất phát trên nền tảng một nền công nghiệp còn nghèo nàn lạc hậu, nhưng nếu chúng ta biết cách “công nhận mà không cần chứng minh” để áp dụng ngay vào thực tế thì Việt Nam cũng ít nhất “giành được giải”. Chỉ có đầu tư mạnh, đi tắt đón đầu công nghệ, dưới sự lãnh đạo của những bộ óc có tầm nhìn xa chiến lược thì vấn đề cải tiến, sản xuất vũ khí thông minh, công nghệ cao sẽ rất phù hợp với sở trường, tư chất của người Việt Nam, đặc biệt quan trọng là cải tiến vũ khí. Có gì nguy hiểm hơn khi tất cả các loại vũ khí nước ngoài trong tay đều có “trí khôn người Việt”? Khi đó chúng ta sẽ tạo ra sự khác biệt, tạo ra sự răn đe mạnh, bí hiểm với kẻ thù. (Lê Ngọc Thống) |
Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012
>> "Run sợ", không bao giờ có trong từ điển quân sự Việt Nam
Việt Nam không bị bất ngờ khi địch tấn công Trường Sa, điều đặc biệt chúng ta quan tâm là vì Trường Sa gần với ta mà quá xa với địch cho nên: Máy bay A-4 Skyhawk của Argentina tấn công tàu chiến của Anh trong cuộc chiến Fafland/Malvinas năm 1982 Thứ nhất, Việt Nam không bao giờ bị bất ngờ khi địch tấn công đánh chiếm Trường Sa (nếu ta luôn cảnh giác). >> Chiến lược bảo vệ Biển Đông của Việt Nam >> Cách Việt Nam răn đe và ngăn ngừa chiến tranh Thứ hai là, cứ cho kế hoạch tác chiến của địch hoàn hảo tới mức có thể, dù chỉ trên giấy, thì chúng vẫn để lộ ra không những là “gót chân Asin” mà là “mảng sườn, mảng ngực Asin”. Nghĩa là những tử huyệt lớn mà địch thừa biết vẫn không thể che chắn, khắc phục, vì địch không thể khắc phục được vấn đề khoảng cách, địa lý (bất khả kháng). Huống chi thực tế chiến trường nó thiên biến vạn hóa thì sự rủi ro, mạo hiểm không lường hết được. Thứ ba là dù cho tử huyệt không lộ ra thì nghệ thuật quân sự Việt Nam cũng phải làm cho nó lộ ra, huống chi, nay nó bộc lộ rõ ràng mà Bộ Tham mưu Việt Nam không biết khai thác, khoét sâu thêm, không biết chuẩn bị những “thứ phù hợp” thì đâu phải là con cháu của Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Huệ, Võ Nguyên Giáp, Giáo sư thượng tướng Hoàng Minh Thảo…hay là tác giả của những “bàn thắng” đại loại như Buôn Ma Thuột, vân vân. Có lẽ đây là lý do để nói rằng tấn công đánh chiếm Trường Sa không phải dễ và đơn giản như nói và hô hào. Vậy những tử huyệt đó là gì? Một câu hỏi không thể trả lời. Chỉ biết rằng sự chuẩn bị của Việt Nam trên cả 3 phương diện, chiến thuật, vũ khí và bố trí lực lượng để phòng thủ bảo vệ biển đảo thiêng liêng đã và đang sẵn sàng một cách bình tĩnh, tự tin. Khi diễn tập, phương án tác chiến hợp lý, khả thi; kế hoạch tác chiến chi tiết, bài bản khoa học…chiến dịch trong diễn tập coi như thắng lợi, nhưng trong chiến đấu thật thì mới chỉ đạt 30% mà thôi, 70% còn lại do vũ khí và người lính trên chiến trường quyết định. Một thực tế không phủ nhận là trong chiến tranh, bên nào vũ khí trang bị vượt trội thì bên đó chiếm ưu thế hoàn toàn, cơ hội chiến thắng rất lớn. Tuy nhiên khi 2 bên không cách biệt lắm thì bên nào ưu thế phải căn cứ vào chất lượng của vũ khí trang bị. Vũ khí trang bị hiện đại phải đáp ứng 3 tiêu chí: Tin cậy, chính xác và dễ sử dụng. Những tiêu chí này chỉ khi xảy ra tác chiến mới bộc lộ toàn bộ những “thói hư tật xấu” mà mức độ bình thường như thử, diễn tập không bao giờ phát tiết. Chẳng hạn như trong cuộc chiến Malvinas. Cả hai lực lượng hải quân đều đưa tàu ngầm vào cuộc chiến với hy vọng sẽ sử dụng hiệu quả như một vũ khí tấn công chiến lược. Thế nhưng cả hai bên đều không thể phát huy tác dụng bởi thực tế chiến tranh không như mong đợi. Thậm chí lực lượng chống tàu ngầm của Anh không thể phân loại chính xác bạn/thù thông qua hệ thống liên lạc hay sonar để tấn công. Điều gì sẽ xảy ra khi tấn công Trường Sa Việt Nam mà “thói hư tật xấu” của vũ khí trang bị chủ yếu là hàng nội, hàng copy công nghệ lại phát tiết như Anh tấn công Malvinas năm 1982? Sẽ có nhiều điều, nhưng điều này là chắc chắn: Việt Nam không phải là Argentina. Việt Nam, không phải bây giờ mà từ năm 1982 tàu hộ vệ săn ngầm dạng 159 AE (HQ 09; HQ 13…) đã từng tập luyện săn ngầm với tàu ngầm Liên Xô. Việt Nam “thắt lưng buộc bụng” không phải để chọn mua sắm những loại vũ khí trang bị kém chất lượng. Vấn đề cuối cùng: Ai là người trực tiếp thực hiện kế hoạch tác chiến? Đương nhiên là Người lính! (Cán bộ và chiến sỹ). Những tình huống xảy ra trong tác chiến, oái ăm thay, không bao giờ hoặc ít khi nằm trong kế hoạch tác chiến. Chẳng hạn, đội hình hành quân của tàu đệm khí đổ bộ có sự bảo vệ của các tàu khu trục phát hiện từ rất nhiều hướng tàu Hải quân Việt Nam lao ra tấn công và không quân Việt Nam cũng tham gia trên một đường bay thấp, gần sát mặt biển… Vậy, hướng nào là hướng nghi binh?; hướng nào chia cắt?; hướng nào tấn công chính? Chỉ huy các tàu phải xác định nhanh, chính xác để chọn mục tiêu phản công. Muốn vậy phải có kinh nghiệm, có tố chất (truyền thống) đánh giặc; gan dạ… mới có thể phán đoán được. Nếu không, hoặc muộn quá thì chỉ có một việc cuối cùng là phát tín hiệu SOS. Ai là người trực tiếp sử dụng vũ khí trang bị? Người lính!. Trong diễn tập, không có một áp lực nào lên người lính. Họ bình tĩnh, tự tin áp dụng những điều đã học, thao tác chính xác, bài bản…mục tiêu bị tiêu diệt. Nhưng trong chiến đấu họ phải đối mặt với sự sống chết nên lúc này tinh thần, ý chí quyết định ít nhất là độ chính xác của vũ khí (hoảng hốt, run sợ khiến bắn bừa chẳng hạn) hoặc quyết định sự thành bại như trong tác chiến của không quân vì vai trò cá nhân (phi công) rất lớn. Tinh thần, ý chí người lính của đội quân đi xâm lược luôn luôn thấp hơn nhiều so với đội quân bị xâm lược. Tinh thần, ý chí và tố chất của người lính Việt, thế giới đã từng chứng kiến và chẳng nghi ngờ. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)