Khi mà sự vui mừng của giới am hiểu chuyên môn lắng xuống và sự dửng dưng, dè bỉu của vài người đã không còn dấu vết trong sự kiện Việt Nam chế tạo thành công UAV thì giờ là lúc những tinh hoa dân tộc Việt tự vấn mình: Khi nào chúng ta có những quả bom thông minh biết bay, khi nào chúng ta có tên lửa hành trình để bảo vệ vững chắc Tổ quốc thân yêu? >> Tên lửa đạn đạo tầm gần Scud-B của Việt Nam Việt Nam chế tạo hay “lắp ráp” thành công UAV? UAV là máy bay không người lái được tự động điều khiển theo chương trình cài sẵn hoặc được điều khiển từ xa. Trong quân sự, theo nhiệm vụ nó được chia thành 2 loại, loại dùng trinh sát, chỉ dẫn mục tiêu và loại có mang theo vũ khí tấn công. Một UAV phải có 2 yếu tố: Phần cứng, tức là phần để làm cho máy bay bay được trên bầu trời như động cơ, cánh quạt… và phần mềm, tức là bộ óc của UAV, đó là hệ thống kết nối các linh kiện điện tử rất phức tạp trên máy bay và trạm điều khiển từ xa. Những mẫu UAV của Việt Nam chế tạo thành công. Phần cứng của UAV thì không khó nhưng bộ óc của UAV mới khó, mới mang tính quyết định. Những bộ óc của UAV giống như những bài toán khó. UAV càng hiện đại, tiên tiến bao nhiêu có nghĩa là những bài toán càng khó bấy nhiêu. Tạo ra được những bộ óc của UAV, tức là giải ra được những bài toán khó này, điều mà không phải ai cũng giải ra được. Đâu phải khi thuộc các công thức toán học là giải được các bài tập toán, nếu vậy thế giới chẳng có khái niệm “học sinh giỏi toán”, nếu vậy thì chẳng đến giờ, Giáo sư Ngô Bảo Châu mới đoạt giải toán học Fields … Cho nên, đâu phải cứ có các linh kiện điện tử tinh vi hiện đại là lắp ráp được UAV, nếu vậy thế giới này các quốc gia chế tạo được UAV không chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nói như vậy để chứng tỏ một điều, “chỉ có thuyền mới hiểu biển mênh mông nhường nào”, còn những kẻ “ngoại đạo” thì dửng dưng, mai mỉa, là cũng là dễ hiểu. Vấn đề là Việt Nam đã bước vào câu lạc bộ các quốc gia chế tạo được UAV bằng chính bộ óc thông minh của mình, bất chấp sự phát triển chưa cao của nền kinh tế. 5 mẫu máy bay do các nhà khoa học, các kỹ sư thuộc Viện Công nghệ không gian – HTI thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chế tạo thành công (và những mẫu UAV bí mật khác được những nhà khoa học thầm lặng khác nghiên cứu chế tạo) khiến các chuyên gia quân sự, bộ tham mưu QĐNDVN có quyền mơ tới và vạch ra những định hướng sử dụng lực lượng, chiến thuật mới theo cách Việt Nam. Tương lai nào cho "UAV made in Vietnam"? UAV khác với tên lửa hành trình, tên lửa điều khiển hay bom thông minh ở chỗ chúng (UAV) được sử dụng nhiều lần. Những quốc gia có nền khoa học công nghệ cao không sử dụng UAV để làm các nhiệm vụ của tên lửa hay bom thông minh (cảm tử) bởi lẽ tốc độ của UAV chậm nếu mang khối thuốc nổ lớn thì càng chậm thêm nên dễ bị đánh chặn, phát hiện và tiêu diệt. UAV với lợi thế nhỏ gọn, trang bị các phương tiện nghe nhìn hiện đại sẽ rất lợi thế để trinh sát sâu trong vùng địch. Và, khi bộ óc của UAV “gần giống với người hơn” thì việc trang bị vũ khí tấn công trên đó sẽ hết sức lợi hại. Chính vì vậy, tất yếu, họ có một nghệ thuật sử dụng lực lượng khác và một lối đánh khác Việt Nam là thế. Với Việt Nam, chẳng hạn như mẫu AV.UAV.S4: Chiều dài 4,20m; sải cánh 5,0m; khối lượng tối đa 170kg; khối lượng tải có ích 50kg; bán kính hoạt động 100km; trần bay 3000m; tốc độ lớn nhất 180km/h… Nếu sử dụng như một quả tên lửa hành trình hay điều khiển có phần chiến đấu 50kg TNT và với tốc độ 180km/h để độc lập tấn công một mục tiêu xa hơn 100km thì đúng là một ý tưởng tồi. Nhưng, trong một thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thì ý tưởng đó không tồi. Khi công nghệ lạc hậu của UAV không thể thì chiến thuật có thể. Tất nhiên đó chỉ là trước mắt, nếu về lâu dài chúng ta cứ bám vào ý tưởng đó thì thất bại, không thể lấy ý chí anh hùng đối đầu mãi với đạn bom. UAV và những vũ khí công nghệ cao, nguy hiểm, lợi hại hay không, không phải là sức công phá của nó mà chính là “bộ óc” của nó thông minh cỡ nào. Chẳng hạn loại tên lửa Kh-35 mà Nga-Việt Nam hợp tác sản xuất, có 3 hạn chế: tầm bắn gần (130 km); tốc độ cận âm và hệ thống điều khiển tên lửa chưa cho phép tên lửa có khả năng tấn công các mục tiêu trên bờ biển và vào sâu trong đất liền. Nhưng tên lửa diệt hạm X-35 có một đặc điểm là nó cho phép cải tiến nâng cấp không giới hạn, như có thể sử dụng nhiên liệu có hiệu năng cháy tốt hơn sẽ làm tăng tầm bắn của tên lửa… Vậy chúng ta có ý tưởng cải tiến để nâng cao tầm bắn lên không? Chúng ta có thể dùng bộ óc Việt, kết hợp bộ óc Nga trong Kh-35 để biến nó thành tên lửa hành trình hay tên lửa điều khiển hay không? Việt Nam đã cải tiến, nâng cấp tầm bắn tên lửa Scud-B lên từ 550-700 km nhưng quan trọng hơn, bộ óc của nó có cải tiến được không?... Chế tạo được UAV là phải có bộ óc thông minh, thế giới đã thán phục sự thông minh của người Do thái nên chẳng ngạc nhiên khi UAV của Ixrael thuộc loại nhất nhì thế giới. Đáng tiếc là chúng ta xuất phát trên nền tảng một nền công nghiệp còn nghèo nàn lạc hậu, nhưng nếu chúng ta biết cách “công nhận mà không cần chứng minh” để áp dụng ngay vào thực tế thì Việt Nam cũng ít nhất “giành được giải”. Chỉ có đầu tư mạnh, đi tắt đón đầu công nghệ, dưới sự lãnh đạo của những bộ óc có tầm nhìn xa chiến lược thì vấn đề cải tiến, sản xuất vũ khí thông minh, công nghệ cao sẽ rất phù hợp với sở trường, tư chất của người Việt Nam, đặc biệt quan trọng là cải tiến vũ khí. Có gì nguy hiểm hơn khi tất cả các loại vũ khí nước ngoài trong tay đều có “trí khôn người Việt”? Khi đó chúng ta sẽ tạo ra sự khác biệt, tạo ra sự răn đe mạnh, bí hiểm với kẻ thù. (Lê Ngọc Thống) |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa hành trình. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa hành trình. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013
>> Bao giờ Việt Nam có bom thông minh, tên lửa hành trình?
Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013
>> Vũ khí đánh chặn tên lửa hành trình của Việt Nam
Theo học thuyết tác chiến hiện đại, nhiều khả năng tên lửa hành trình sẽ là vũ khí đầu tiên được bên tấn công sử dụng. Vậy Việt Nam có những vũ khí nào có thể “điều trị” chúng? >> Hệ thống phòng không tầm thấp của Việt Nam trong tương lai Ngày nay, tên lửa hành trình tấn công mặt đất phóng từ tàu chiến, bệ phóng di động trên đất liền, tên lửa chiến dịch-chiến thuật đã trở thành vũ khí chủ lực trong các chiến dịch quân sự của bên tấn công. Tốc độ nhanh, hỏa lực mạnh, khả năng tấn công phủ đầu từ xa, tên lửa hành trình là vũ khí tiêu biểu cho chiến thuật áp chế phòng không đối phương SEAD. Tên lửa hành trình thực sự là một vũ khí rất khó “nhai” đối với bất kỳ lực lượng phòng không nào, nó có khả năng bay men theo địa hình nên việc phát hiện từ xa rất khó khăn. Nói như vậy không có nghĩa là tên lửa hành trình không có điểm yếu. Tốc độ chậm, dễ bị gây nhiễu chính là 2 điểm yếu chí tử của nó. Ngoài việc gây nhiễu hệ thống dẫn đường bằng GPS làm cho tên lửa bị lệch mục tiêu, bắn hạ tên lửa bằng vũ khí phòng không cũng là một phương pháp rất hiệu quả để vô hiệu hóa khả năng chiến đấu của nó. Vấn đề đang được quan tâm là Việt Nam có những vũ khí nào có thể “điều trị” chúng. ZSU-23-4 Một trong những vũ khí có khả năng “đặc trị” tên lửa hành trình trong biên chế phòng không Việt Nam là pháo phòng không tự hành tầm thấp ZSU-23-4. ZSU viết tắt của cụm từ Zenitnaya Samokhodnaya Ustanovka (phiên âm tiếng Nga) có nghĩa là (phòng không tự hành gắn kết), 23 là chỉ đường kính nòng pháo 23mm, 4 có nghĩa là số lượng pháo được gắn kết trên hệ thống. Pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 của Việt Nam khai hỏa tiêu diệt mục tiêu. Đây là loại pháo phòng không tự hành được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu bay tầm thấp, ZSU-23-4 thường được triển khai xen kẽ để bảo vệ đội hình tăng-thiết giáp trước máy bay đối phương. ZSU-23-4 có tốc độ bắn từ 800-1000 phát/phút, tầm bắn 2.500 mét. Hệ thống tích hợp sẵn radar điều khiển hỏa lực và thiết bị ngắm bắn quang học trên khung gầm xe bánh xích TM-575. Biến thể nâng cấp gần đây tích hợp thêm từ 4-6 tên lửa phòng không tầm thấp 9K38 Igla hoặc 9K310 Igla-1 cùng hệ thống điều khiển hỏa lực nâng cấp, máy tính đường đạn thế hệ mới. Sức mạnh chiến đấu của hệ thống được tăng lên từ 2-2,5 lần so với trước, việc bổ sung thêm tên lửa giúp hệ thống đối phó hiệu quả với những mục tiêu khó xơi như tên lửa hành trình. Hệ thống phòng không tích hợp Palma Đây là hệ thống phòng không tích hợp có khả năng “đặc trị” tên lửa hành trình mạnh nhất của Việt Nam. Hệ thống Palma được trang bị trên tàu hộ tống tên lửa Gepard-3.9 HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ. Palma bao gồm 2 pháo bắn siêu nhanh AO-18KD 6 nòng x30mm mỗi khẩu, loại pháo này có tốc độ bắn lên đến 6000-10.000 phát/phút, tầm bắn hiệu quả từ 3.000-4.000 mét. Khi bắn hệ thống tạo nên một màn đạn dày đặc đủ sức tiêu diệt bất kỳ loại tên lửa hành trình nào. Cận cảnh hệ thống phòng không tích hợp Palma trên tàu hộ tống tên lửa lớp Gepard-3.9 của Hải quân Việt Nam. Ngoài ra, hệ thống còn được tích hợp 8 tên lửa siêu thanh dẫn bằng laser Sosna-R. Palma có thể đánh chặn đồng thời 6 mục tiêu ở cự ly 200-8.000 m và bay ở độ cao tối đa 3.500 m. Palma được trang bị hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu quang-điện EOC kết hợp với radar trên tàu và hệ thống kiểm soát tự động SRSCU. Palma được lập trình để tự động bám bắt và tiêu diệt mục tiêu. Bên cạnh đó hệ thống có thể được điều khiển thông qua hệ thống 10-P5 trên tàu chiến trong trường hợp chế độ tự động hoạt động không hiệu quả. "Lá chắn cuối cùng" AK-630 Một vũ khí khác cũng cực kỳ lợi hại trong việc tiêu diệt tên lửa hành trình là hệ thống phòng thủ tầm cực gần AK-630. Hệ thống này được trang bị trên tàu hộ tống tên lửa lớp Gepard-3.9 , tàu tên lửa cao tốc Tarantul và Molnyia , BPS-500, tàu tuần tra lớp Svetlyak, tàu pháo TT-400TP. Chốt chặn cuối cùng AK-630 trang bị trên tàu tên lửa cao tốc lớp Tarantul của Hải quân Việt Nam. AK-630 bao gồm một pháo AO-18 6 nòng nhân 30mm với tốc độ bắn lên đến 6.000 phát/phút, tầm bắn hiệu quả từ 3.000-4.000 mét. Hệ thống được điều khiển thông qua radar Vympel MR-123. AK-630 được xem là chốt chặn cuối cùng trên các tàu chiến Việt Nam trước tên lửa hành trình của đối phương. (Soha) |
Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2012
>> Tên lửa hành trình mới của Không quân Nga
Một tên lửa hành trình mới đã được đưa vào biên chế trong lực lượng vũ khí chiến lược tầm xa của Không quân Nga.
Một tên lửa hành trình mới đã được đưa vào biên chế trong lực lượng vũ khí chiến lược tầm xa của Không quân Nga, Bộ trưởng Quốc phòng Anatoly Serdyukov cho biết vào thứ ba (20/3).
Tuy nhiên ông không cung cấp bất kỳ thông tin cụ thể nào về loại tên lửa này, chỉ nói rằng đó là một loại tên lửa tầm xa. Tư lệnh không quân Nga, Tướng Alexander Zelin trước đó cho biết tên lửa hành trình mới được phát triển bởi công ty quốc phòng Raketnoye Taktitcheskoye Vooruzhenie (Tactical Missile) và các thông số kỹ thuật của nó sẽ được bảo mật. Ông cũng cho biết thêm các tên lửa mới sẽ được trang bị cho các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Tên lửa Kh-55 Douglas Barrie, một nhà phân tích chiến tranh hàng không của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế có trụ sở tại London, cho biết các loại tên lửa mới có khả năng là Kh-555 hoặc Kh-101/102. Kh-555 là một loại tên lửa mới biến thể của Kh-55 - tên lửa hành trình đầu đạn hạt nhân, đã được sử dụng từ năm 1984 trên các máy bay ném bom Tu-95 và Tu-160. Kh-101 là tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân được phát triển bởi phòng thiết kế Raduga, cùng với một biến thể của nó là Kh-102. Trang web Globalsecurity.org đưa tin Kh-101 đã được phóng thử vào tháng 10 năm 1998. Một số nguồn tin khác lại cho hay Kh-101 là một phiên bản mới của Kh-555. Serdyukov cũng cho biết phi đội Tu-160 Blackjack và Tu-95MS Bear của Nga sẽ được hiện đại hóa. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Vladimir Drik trước đó thông báo lực lượng vũ khí chiến lược tầm xa của Không quân sẽ nhận được hơn 10 chiếc máy bay ném bom Tu-160M Blackjack kiểu mới vào năm 2020. Các máy bay ném bom kiểu mới sẽ được điều chỉnh để có thể mang tên lửa hành trình và các loại bom tiên tiến khác. Zelin cho biết, trong tháng 1, Không quân đã triển khai kế hoạch nâng cao khả năng chiến đấu của các tên lửa không-đối-không. Điều này sẽ giúp tăng cường đáng kể hiệu quả hoạt động của của các phi đội chiến đấu. Trước tiên, tên lửa sẽ được trang bị cho các máy bay đánh chặn MiG-31BM Foxhound và sau đó sẽ được sử dụng cho các máy bay chiến đấu khác. Tướng Zelin đã không cho biết thông tin về các tên lửa được trang bị nhưng các chuyên gia tin rằng nó có thể là K-37M, hay còn được gọi là RVV-BD, hoặc AA-X-13 Arrow the định danh NATO. |
Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012
>> Việt - Nga hợp tác phát triển tên lửa hành trình
Dự kiến trong năm 2012, Nga và Việt Nam sẽ bắt đầu làm việc để phát triển chung một tên lửa hành trình mới.
RIA Novosti dẫn lời ông Mikhail Dmitriev, Giám đốc Liên bang về Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Nga cho biết, trong năm 2012, Nga và Việt Nam sẽ bắt đầu hợp tác để cùng nhau phát triển một tên lửa hành trình mới. "Trong năm nay, Việt Nam sẽ tăng cường năng lực để bắt đầu sản xuất một loại tên lửa hành trình mới, dựa trên tên lửa Uran của Nga", ông Dmitriev nói với các phóng viên.
Theo đó, loại tên lửa mới sẽ "tương tự" như tên lửa hành trình siêu âm BrahMos mà Liên doanh Nga - Ấn phát triển. Theo ông Dmitriev, Nga và Việt Nam đang đàm phán về một hợp đồng quân sự khác, liên quan đến hợp tên lửa chống tàu Bastion. "Chúng ta đang nói về một hợp đồng mua bán tên lửa khác, hợp đồng sẽ được cấp tín dụng cho vay có thời hạn", ông Dmitriev nói. Việt Nam sẽ phát triển tên lửa hành trình tiên tiến dựa trên tên lửa Uran của Nga. Ông này cũng nhắc lại, trong năm 2011, Nga đã hoàn thành hợp đồng đầu tiên trong việc cung cấp hai hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion cho Việt Nam. Chi tiết về loại tên lửa hành trình mới không được tiết lộ, tuy nhiên, biến thể tên lửa này sẽ "tương tự" như tên lửa chống tàu siêu âm BrahMos như khả năng bay "siêu âm" ở tốc độ Mach 2,8. Như vậy, Việt Nam sẽ sớm có một nhà máy chế tạo tên lửa hành trình thuộc hàng "tiên tiến bậc nhất" trên thế giới, với sự giúp đỡ của Nga Trước đó, Tổng Giám đốc công ty Tên lửa chiến thuật (KTRV), ông Boris Obonosov cũng đã tiết lộ rằng, công ty này đã bàn giao đầy đủ số tiên lửa chống tàu Kh-35E (hay còn gọi là Uran-E) cho Việt Nam từ năm 2009-2010 trong hợp đồng được ký kết trước đó , với số lượng bàn giao là 31 tên lửa Kh-35E. Phần lớn các chiến hạm tên lửa hiện đại của Hải quân Việt Nam đều đang sử dụng tên lửa hành trình chống tàu Uran làm vũ khí tấn công chủ lực. Việc cùng hợp tác và phát triển lên một biến thể tên lửa mới sẽ giúp Việt Nam sớm tiếp thu được công nghệ chế tạo tên lửa tiên tiến, dần dần tự sản xuất tên lửa cho các tàu tên lửa như tàu lớp Molniya, Gepard 3.9... cũng như xin giấy phép và mua dây truyền công nghệ. |
Thứ Năm, 5 tháng 5, 2011
>> Tàu ngầm Hàn Quốc sắp có hệ thống VLS
Hàn Quốc đang phát triển một hệ thống phóng thẳng đứng dành cho tên lửa chống hạm hạng nặng để trang bị cho tàu ngầm KSS-III.
Theo đó, hệ thống ống phóng tên lửa thẳng đứng VLS sẽ được trang bị cho các tàu ngầm thuộc chương trình KSS-III, dự kiến sẽ chính thức đưa vào trang bị trong năm 2018. Chương trình phát triển tàu ngầm tấn công KSS-III sẽ là nòng cốt cho lực lượng tàu ngầm tấn công của Hải quân Hàn Quốc. Tàu ngầm mới này được phát triển dựa vào các công nghệ điện tử và vũ khí trong nước. Tàu ngầm lớp KSS-III sẽ được trang bị hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng. Ảnh minh họa Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Daewoo, một trong những nhà máy đóng tàu lớn thứ 2 thế giới cùng với Cơ quan phát triển quốc phòng ADD cùng nhau phát triển hệ thống này. Daewoo đang phát triển và đóng mới các tàu ngầm Type-209 tải trọng 1.300 tấn với sự trợ giúp kỷ thuật từ HDW của Đức. HDW cũng là nhà thầu phụ trong chương trình phát triển tàu ngầm tấn công hạng nặng KSS-III (hợp tác phát triển với Hyundai, một trong những nhà máy đóng tàu lớn nhất thế giới). Các ống phóng tên lửa thẳng đứng trang bị cho tàu ngầm KSS-III tải trọng 3.000 tấn là một phần của chương trình phát triển tên lửa phóng từ tàu chiến Cheonryong có tầm bắn đạt tới 500km. Tên lửa Cheonryong là biến thể dùng trên tàu chiến của tên lửa hành trình đối đất Hyunmoo III. Biến thể phóng từ tàu ngầm của tên lửa hành trình Hyunmoo-III. Tên lửa hành trình đối đất Hyunmoo-III là sản phẩm hợp tác phát triển giữa ADD và hãng sản xuất điện tử và vũ khí chính xác LIG Nex1. Một biến thể khác của tên lửa Cheonryong cũng được sửa đổi để sử dụng trên tàu ngầm Type-214 tải trọng 1.800 tấn, được phát triển bởi Hyundai với sự trợ giúp kỹ thuật của HDW của Đức. Hiện tại, hạm đội tàu ngầm tấn công của Hải quân Hàn Quốc gồm có 9 tàu ngầm điện-diesel Type-209, 3 tàu ngầm điện-diesel Type-214.
[BDV news]
|
Nhãn:
Daewoo,
Hải quân Hàn Quốc,
Hàn Quốc,
Hyunmoo-III,
LIG Nex1,
Tàu ngầm KSS-III,
Tàu ngầm tấn công,
Tên lửa Cheonryong,
Tên lửa hành trình,
Tên lửa thẳng đứng VLS
Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2011
>> Pakistan thử tên lửa có tầm bắn 350km
Ngày 29/4, Quân đội Pakistan đã thử nghiệm thành công tên lửa “có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và thông thường với độ tấn công chính xác cao”.
Loại tên lửa hành trình "Hatf-VIII Ra'ad", có tầm bắn 350 km, được phát triển trong nước, được phát triển để phóng đi từ trên không. Phía Pakistan tuyên bố: Tên lửa Hatf-VIII Ra'ad cho phép nước này đạt được khả năng đối đầu chiến lược lớn hơn trên bộ và trên biển. Tên lửa Hatf-VIII Ra'ad. Ảnh: AP “Công nghệ tên lửa hành trình cực kỳ phức tạp và chỉ được phát triển ở một số ít quốc gia trên thế giới. Ra'ad của Pakistan có khả năng tàng hình, có tầm bay thấp, phù hợp với mọi địa hình và có khả năng cơ động cao, có thể tấn công bằng đầu đạn hạt nhân và thông thường với độ chính xác cao”, Quân đội Pakistan cho biết. Tổng thống và Thủ tướng Pakistan đã đánh giá rất cao sự kiện phóng thành công tên lửa hành trình Hatf-VIII Ra'ad. Còn Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Pakistan đã chúc mừng các nhà khoa học và kỹ sư về thành tích xuất sắc của họ. Các nhà phân tích cho rằng, Ra'ad có thể phóng từ tất cả các loại máy bay của Không quân Pakistan. Ra'ad trong tiếng Arab nghĩa là “Tiếng sét”. Trong biên chế quân đội Pakistan đang có tên lửa H-2 (có tầm bắn 60km), H-3 (có tầm bắn 120 km). Do đó, sự xuất hiện của tên lửa Ra'ad sẽ mở rộng thêm tầm bắn cũng như khả năng tấn công ở bất kỳ thời điểm nào, dù ngày hay đêm.
[BDV news]
|
Nhãn:
Đầu đạn hạt nhân,
Hatf-VIII Ra'ad,
Joint Air-to-Ground Missile,
Không quân Pakistan,
Quân đội Pakistan,
tên lửa,
Tên lửa H-2,
Tên lửa hành trình,
Thủ tướng Pakistan
Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011
>> Vũ khí laser ‘làm mù’ phòng không đối phương
Cơ quan chuyên trách về ứng dụng công nghệ laser năng lượng cao đã công bố yêu cầu phát triển trong thời gian ngắn loại vũ khí mới dùng để chế áp phòng không.
Vũ khí mới này “bằng các laser liên tục hay laser xung bảo đảm ngắt các sensor của đối phương”. Vũ khí laser mới sẽ lắp trên phương tiện bay và không nhất thiết phải tiêu diệt, các sensor của đối phương mà đơn giản chỉ cần ngắt là đủ. Các chi tiết của chương trình được bảo mật, song xem ra, quân đội Mỹ muốn có một loại laser mới có khả năng ngắt các phương tiện phát hiện máy bay - các sensor quang-điện tử và radar - của các hệ thống phòng không. Kinh nghiệm các cuộc xung đột trong những thập niên gần đây cho thấy, quân đội Mỹ đã thành công lớn trong việc vô hiệu hóa các đài radar của đối phương. Sau khi phát hiện, các sensor phòng không bị tiêu diệt nhanh chóng bằng bom, tên lửa chống radar và tên lửa hành trình, nhưng chiến thuật này cũng có những điểm yếu. Trước hết đó là vấn đề chi phí. Chẳng hạn, trong cuộc chiến tranh chống Nam Tư năm 1999, không quân Mỹ đã tốn nhiều triệu USD cho việc oanh kích các mồi bẫy-mục tiêu giả. Tia laser là phương án thay thế rẻ tiền cho các tên lửa chống radar và tên lửa hành trình đắt tiền. Pháo laser chế thử YAL-1 đánh chặn tên lửa đường đạn có thể chế áp hiệu quả các khí tài quan sát, phát hiện của phòng không Theo yêu cầu của Không quân Mỹ, công nghệ laser mới phải sẵn sàng cho tác chiến trên chiến trường trong vòng 5 năm tới. Chắc chắn, Mỹ sẽ sử dụng các kết quả nghiên cứu của Cục Nghiên cứu hải quân Mỹ - đó là các vũ khí laser thể rắn và laser hóa học đang được thử nghiệm hay laser điện tử tự do tiên tiến. Theo yêu cầu chiến thuật đối với vũ khí mới thì nó phải có bán kính hoạt động rất lớn, tới hàng chục kilômet để máy bay mang không cần phải tiến vào tầm bắn của hỏa lực phòng không. Theo yêu cầu của Không quân Mỹ, tia laser phải phát đi một năng lượng 1 kJ/cm2 khi bắn ở cự ly 10 km. Đây là công suất rất cao không chỉ đối với vũ khí năng lượng. Chẳng hạn, viên đạn AK 7,62 mm tại mặt cắt đầu nòng có năng lượng gần 2 kJ. Hiện nay, quân đội Mỹ chưa thể đánh giá chính xác hiệu quả tác động của các laser công suất lớn đối với các hệ thống phòng không, do đó, phần thứ hai của yêu cầu có bao gồm việc phát triển các hệ thống xách tay, các khái niệm và công nghệ cho phép đánh giá các hư hỏng do laser gây ra và xác định xem sensor của đối phương còn khả năng hoạt động hay không. Hiện chưa có thông tin gì về phương tiện mang của vũ khí laser mới, tất cả phụ thuộc vào kích thước của thiết bị laser. Có khả năng quân đội Mỹ sẽ tìm cách ứng dụng mẫu chế thử máy bay mang vũ khí laser chống tên lửa đường đạn YAL-1 trang bị laser hóa học công suất cỡ MW mà Mỹ đã chi hàng tỷ USD để phát triển.
[VietnamDefence news]
|
Nhãn:
đánh chặn,
ên lửa hành trìnhKhông quân Mỹ,
Hệ thống phòng không,
Quân đội Mỹ,
SENSOR,
Tên lửa đường đạn YAL-1,
Tên lửa hành trình,
USA,
Vũ khí laser
Thứ Tư, 20 tháng 4, 2011
>> Trung Quốc hoàn thiện mạng lưới tên lửa phòng không
Thượng tuần tháng 3.2011, phòng không của không quân Trung Quốc đã tiến hành tập trận tập dượt đánh trả tập kích đường không ồ ạt trong điều kiện nhiễu phức tạp.
Hệ thống tên lửa phòng không tối tân nhất của Trung Quốc HQ-9 được cho là làm nhái công nghệ của S-300 và Patriot Trong quá trình tập trận, các hệ thống tên lửa phòng không các loại trong vòng hơn 10 s một chút đã phối hợp tạo ra một lưới hỏa lực ở tầm xa, trung bình và ngắn, trên độ cao lớn, trung bình và nhỏ, thể hiện khả năng gia tăng trong đối phó tiến công đường không. Chuyên gia tên lửa phòng không của viện nghiên cứu vũ khí không quân Trung Quốc Zhu Zhuhua cho rằng, vũ khí tên lửa phòng không Trung Quốc đã đi qua con đường từ các hệ thống thế hệ 1 sản xuất theo mẫu nước ngoài đến các hệ thống thế hệ 2, 3 tự lực phát triển, và bắt đầu phát triển tên lửa phòng không thế hệ 4. Vũ khí hiện đại kết hợp được khả năng phòng không và phòng thủ tên lửa, cho phép tác chiến chống mục tiêu ở tầm ngắn, trung bình và xa, làm việc theo các nguyên lý kỹ thuật khác nhau. Trung Quốc đã đạt sự bứt phá lớn về vũ khí trang bị. Trong tương lai, các hệ thống tên lửa phòng không sẽ là không thể thay thế trong bảo đảm an ninh quốc gia và đấu tranh giành ưu thế trên không. Khi luyện tập đối phó cuộc tấn công đường không ồ ạt vào thượng tuần tháng 3.2011, phòng không của không quân Trung Quốc đã sử dụng hệ thống chỉ huy chiến thuật do Trung Quốc phát triển, cho phép hợp nhất thông tin về tình trạng của tất cả các đơn vị, các hệ thống vũ khí thuộc quyền kiểm soát, tình hình trên không, cho phép bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các đơn vị. Dữ liệu về các máy bay địch do các radar cung cấp được xử lý, dựa vào đó mệnh lệnh được đưa ra, tất cả chỉ mất gần 10 s, kết quả là các hệ thống khác nhau hỗ trợ nhau ngắm bắn các máy bay đối phương. Hiện nay, phòng không của không quân và các đơn vị phòng không lục quân Trung Quốc đều được trang bị các đơn vị tên lửa phòng không. Các hệ thống tên lửa phòng không các loại có thể bao quát toàn bộ không phận. HQ-9 là hệ thống phòng không thế hệ 3, tiên tiến nhất của Trung Quốc và cũng là hệ thống tên lửa phòng không đầu tiên của Trung Quốc có khả năng tác chiến chống tên lửa đường đạn chiến thuật. Tên lửa có chiều dài 9 m, đường kính 0,7 m, trọng lượng 1,3 tấn, tầm bắn tối đa 200 km, độ cao tác chiến tối đa 30 km. HQ-9 đã nâng cao cơ bản khả năng phòng không và phòng thủ tên lửa của quân đội Trung Quốc. Nó có thể bắn hạ không chỉ máy bay tấn công ở tầm xa và trung bình, mà cả tên lửa không-đối-đất, tên lửa hành trình ở độ cao cực nhỏ và tên lửa đường đạn chiến thuật, và như vậy có thể bảo đảm phòng không cho các mục tiêu chiến lược và phòng không lục quân. Ngoài ra, quân đội Trung Quốc còn có các hệ thống phòng không tầm xa HQ-15 (tên do Trung Quốc đặt cho S-300PMU2), tầm trung HQ-16 (là hệ thống tên lửa chế tạo với sự tham gia của Nga dựa trên Buk-М2), hệ thống tên lửa phòng không lục quân HQ-17 (Tor-М1) dùng khung gầm bánh xích, hệ thống tên lửa phòng không độ cao nhỏ PL-9 và các hệ thống khác. Ngoài ra, quân đội Trung Quốc còn có các hệ thống tên lửa phòng không vác vai FN-6 dùng hệ dẫn hồng ngoại, có khả năng đối phó các mục tiêu giả, cũng như nhiễu bề mặt địa hình. FN-6 nặng tổng cộng 17 kg, tên lửa dài 1,5 m, tầm bắn tối đa 5.500 m, độ cao tác chiến 3.800 m. Kết hợp lại, tất cả các hệ thống này tạo ra một lưới tên lửa phòng không khá hoàn chỉnh.
[VietnamDefence news]
|
Thứ Hai, 18 tháng 4, 2011
>> Iran thử thành công tên lửa phòng không tự chế
Kênh truyền hình tiếng Anh Press TV của Iran đưa tin: Nước Cộng hoà Hồi giáo Iran đã bắn thử thành công hệ thống tên lửa phòng không mới nhất mang tên Sayyad-2 (Hunter II).
Hãng thông tấn Far hôm nay cho biết, hệ thống này đã được thử nghiệm gần đây và sẽ được trình làng trong tương lai gần. Sayyad-2 là phiên bản nâng cấp của hệ thống Sayyad-1 với tầm phóng, khả năng phòng thủ và độ chính xác cao hơn. Hệ thống phòng thủ tên lửa Sayyad-1 gồm các tên lửa hai tầng, có thể nhắm tới tất cả các loại máy bay, trong đó có máy bay ném bom, ở độ cao từ trung bình đến mức cao. Nó cũng được trang bị một đầu đạn 200kg và đạt tốc độ 1.200m/giây. Hệ thống tên lửa chống máy bay Sayyad-1 có thể được sử dụng trong tác chiến điện tử và chống lại các hệ thống radar RCS tầm thấp. Trong những năm gần đây, Iran đã đạt những bước đột phá đáng kể trong lĩnh vực phòng thủ và đạt tới khả năng độc lập trong các hệ thống và trang thiết bị quân sự quan trọng. Tháng 01/2011, Bộ Quốc phòng Iran đã bàn giao hệ thống tên lửa hành trình hải quân mới cho hải quân nước này nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của quốc gia. Iran cũng đã trình làng phương tiện bay không người lái (UAV) tầm xa nội địa Karrar trong năm 2010. Truyền thông Iran quảng bá rằng mẫu UAV này có thể bay sâu vào trong lãnh thổ đối phương với vận tốc lên tới 900km/h và ném bom các mục tiêu quan trọng. Nó cũng có khả năng mang theo 4 tên lửa hành trình để phục vụ các mục đích khác nhau. Tầm hoạt động của mẫu UAV này được thông báo là khoảng 1.000km. Iran cũng đã bắt đầu sản xuất hai UAV nội địa khác có khả năng ném bom và do thám. Iran nhiều lần quả quyết rằng sức mạnh quân sự của họ không đe doạ tới các quốc gia khác, và khẳng định học thuyết phòng thủ của Iran dựa trên sự răn đe.
[VITINFO news]
|
Thứ Năm, 14 tháng 4, 2011
>> Vũ khí tương lai của quân đội Nga
[BDV news] Vài năm trở lại đây, với tình trạng nhiều hệ vũ khí đã xuống cấp và sắp hết hạn sử dụng. Nước Nga đầu tư một khoản không nhỏ để nâng cấp và để chế tạo nhiều loại vũ khí mới.
Chùm ảnh vũ khí của quân đội Nga hiện tại và tương lai: Nước Nga có kế hoạch chi 13 nghìn tỷ rúp (tương đương 420 tỷ USD) để mua vũ khí mới dựa trên chương trình mua sắm trang thiết bị quân đội 2011-2020. Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Sukhoi PAK FA T-50 được mong đợi sẽ tăng cường sức mạnh không quân Nga. Dự kiến đưa vào sản xuất năm 2015. Không quân Nga đang duy trì những phi đội máy bay vận tải hạng nặng IL-76, An-22, An-124. Trong ảnh: Máy bay vận tải IL-76 diễn tập tìm kiếm và cứu nạn ở Bắc cực. Máy bay vận tải hạng nặng An-124 và chiến đấu cơ Su-27 bay trên Quảng trường đỏ trong cuộc duyệt binh kỷ niệm 65 năm chiến thắng phát xít. Không quân Nga sẽ sớm tiếp nhận một số loại máy bay mới, như IL-476, IL-112, An-124 và các kiểu, loại tương tự. Các đơn vị phòng không Nga được tiếp nhận hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến S-400 Triumf. S-400 hoàn toàn có khả năng tiêu diệt tất cả mục tiêu trên không ở độ cao lớn, tầm bắn xa, từ máy bay tới tên lửa hành trình. S-400 Triumf sẽ được hỗ trợ thêm hệ thống tên lửa phòng không S-300 nâng cấp và tổ hợp pháo/tên lửa phòng không Pantsir. Nga đang có kế hoạch phát triển S-500 và hệ thống Vityaz trong 10 năm tới. Trong ảnh: tổ hợp Pantsir-S1 (SA-22 Greyhound) diễn tập ở bãi thử Ashuluk. Lực lượng tên lửa chiến lược Nga tiếp tục nhận hệ thống tên lửa đạn đạo di động Topol-M và RS-24. Thông qua xây dựng hầm ngầm dưới mặt đất chứa tên lửa đạn đạo. Quân đội Nga tiếp tục hiện đại hóa máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-95MS và Tu-160. Họ có kế hoạch phát triển máy bay ném bom chiến lược mới. Trong ảnh: một chiếc Tu-95 bay trên quảng trường đỏ trong lễ duyệt binh kỷ niệm 65 năm chiến thắng phát xít. Máy bay ném bom chiến lược tầm xa cánh cụp cánh xòe có khả năng bay với vận tốc Mach 2. Hải quân Nga đang trông đợi tiếp nhận tàu ngầm chiến lược lớp Borei trang bị tên lửa đạn đạo Bulava. Nga đang có kế hoạch đóng 15 tàu khu trục và tàu hộ tống cùng nhiều lớp tàu khác. Trong ảnh: tàu hộ tống lớp Steregustry. Nga đang có cuộc đàm phán với Pháp mua tàu đổ bộ cỡ lớn lớp Mistral. |
Nhãn:
Bắc Cực,
Hệ thống Vityaz,
Không quân Nga,
Máy bay chiến đấu thế hệ 5,
Quảng trường đỏ,
Quân đội Nga,
Russia,
S-400 Triumf,
Sukhoi PAK FA T-50,
Tên lửa hành trình
Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2011
>> Bắn nhau trên tàu ngầm Anh
[BDV news] Cảnh sát Anh vừa bắt một thủy thủ trên tàu ngầm nguyên tử HMS Astute đang đỗ ở cảng Southampton sau khi anh này bắn chết một đồng nghiệp và làm một người khác bị thương nặng.
Giới truyền thông Anh cho hay, vụ nổ súng xảy ra khoảng 12h12 ngày 8/4 (giờ địa phương). Nghi phạm sử dụng súng trường SA80 để “nã” hai đồng nghiệp trước khi bị khống chế và bắt giữ. Một nhân chứng kể lại rằng, anh nghe thấy 6 loạt đạn. Sau đó một đồng nghiệp bị trúng đạn chạy vọt qua người anh. Theo một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Anh, một nạn nhân thiệt mạng ngay tại hiện trường, trong khi một người khác bị thương khá nặng. Bộ quốc phòng Anh thông báo là sẽ không công bố tên của hai nạn nhân cho tới khi gia đình họ được thông báo. Người phát ngôn này cũng cho biết, nghi phạm là một thủy thủ làm nhiệm vụ canh gác tàu ngầm. Anh này vừa nhận súng từ kho vũ khí của tàu khi tới làm nhiệm vụ canh gác và dự kiến nhận ca trực thì xảy ra tranh cãi với một đồng nghiệp về việc sử dụng phòng vệ sinh. Ngay sau đó, sẵn có súng trên tay, anh khai hỏa về phía các đồng nghiệp. Vụ nổ súng khiến một người thiệt mạng và một người khác bị thương. Tàu ngầm HMS Astute hoạt động tại Scotland nhưng đang có chuyến "thăm" kéo dài 5 ngày tới Southampton. Con tàu có giá một tỷ bảng Anh này là một trong 11 tàu ngầm hạt nhân của Anh. Nó được trang bị ngư lôi Spearfish và tên lửa hành trình. Tuy nhiên, con tàu gặp phải không ít biến cố trong sự nghiệp ngắn ngủi. Theo dự kiến, HMS Astute được đưa vào sử dụng năm 2005 nhưng thời hạn này bị lùi đến năm 2010, với khoản ngân sách vượt hàng triệu USD. Đến tháng 10/2010, HMS Astute lại đâm phải đá và bị mắc kẹt gần đảo Skye ngoài khơi bờ biển phía Tây của Scotland. |
Nhãn:
Anh,
Bộ Quốc phòng Anh,
Cảng Southampton,
Hải quân Anh,
khí hạt nhân,
Ngư lôi Spearfish,
Scotland,
tàu ngầm,
Tàu ngầm nguyên tử,
Tên lửa hành trình
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)