Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Căn cứ hải quân San Diego

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Căn cứ hải quân San Diego. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Căn cứ hải quân San Diego. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 10 tháng 5, 2011

>> 'Do thám' căn cứ quân sự Guam



Guam là cơ sở quân sự hỗn hợp được Không quân và Hải quân Mỹ cùng sử dụng với những phương tiện chiến tranh cực kỳ hiện đại.

Dưới đây là chùm ảnh "do thám" căn cứ Không quân và Hải quân Mỹ ở Guam:


Đảo Guam có diện tích 544km2, nằm ở miền tây Thái Bình Dương thuộc Quần đảo Marinana. Guam được coi là một trong những điểm du lịch nổi tiếng với bờ biển thơ mộng trải dài nhưng đồng thời nó còn là căn cứ quân sự cực kỳ quan trọng của Mỹ.


Căn cứ không quân Andersen ở Guam. Trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh và cho tới ngày nay, Andersen luôn là nơi đóng quân các đơn vị máy bay ném bom chiến lược hạng nặng tiên tiến nhất của Quân đội Mỹ.


Ba pháo đài bay B-52H ở Andersen.



Gần đây, do tình hình chương hạt nhân của Triều Tiên gặp căng thẳng. Mỹ đã điều động máy bay ném bom tàng hình B-2 và máy bay ném bom cánh cụp cánh xòe B-1B tới Andersen. Trong ảnh, B-2 nằm ở bên trái còn B-1B nằm ở bên phải.



Ngày 23/2/2008, tại Andersen một máy bay tàng hình B-2 gặp nạn khi cất cánh. Rất may, hai viên phi công điều khiển đã thoát nạn trong khi chiếc máy bay trị giá 1,4 tỷ USD đã trở thành đống sắt vụn.



Cảng nước sâu Apra Harbour nằm ở bờ biển phía tây Guam.



Khu vực cảng Apra Harbour dành cho mục đích quân sự. Trong cảng có nhà máy sửa chữa chiến hạm và tàu ngầm.



Tàu hỗ trợ tàu ngầm USS Fank Capble thuộc Liên đội tàu ngầm số 15 neo đậu tại Apra Harbour. Bên cạnh nó là tàu ngầm tiến công lớp Los Angeles USS Salt Lake City (cảng nhà nằm ở San Diego).

[BDV news]


Thứ Năm, 3 tháng 3, 2011

>> Các căn cứ hải quân nhìn từ trên cao (kỳ 1)



Đối với các cường quốc kinh tế - quân sự trên thế giới thì sức mạnh hải quân luôn luôn được ưu ái. Họ cũng luôn coi trọng xây dựng căn cứ hải quân lớn để đáp ứng yêu cầu hậu cần.

Sau đây là các căn cứ hải quân của 5 quốc gia hàng đầu thế giới:

Căn cứ hải quân Zapadnaya Litsa (Nga)
Zapadnaya Litsa là căn cứ tàu ngầm hạt nhân rất lớn và cực kỳ quan trọng trong hải quân Nga. Zapadnaya litsa gồm bốn căn cứ liên kết là: Andreeva Bay, Bolshaya Lopatka, Malaya Lopatka, và Nerpicha.



Toàn cảnh Zapadnaya Litsa hợp thành từ bốn căn cứ liên kết.



Cầu cảng neo đậu của tàu ngầm hạt nhân lớp Typhoon vũ trang 20 tên lửa đạn đạo liên lục địa SS-N-20 (tầm bắn hơn 8.000km).

Mỗi căn cứ nhỏ này có vai trò nhiệm vụ khác nhau như:

- Andreeva Bay là nơi lưu trữ chất thải phóng xạ đã qua sử dụng của hạm đội Biển Bắc.

- Bolshaya Lopatka có 8 cầu tàu và nhà kho bảo quản tàu ngầm và khu sửa chữa.

- Malaya Lopatka là căn cứ được xây dựng đầu tiên trong bốn căn cứ, hiện tại ở đây có ba cầu tàu và hệ thống nâng tàu (đưa tàu lên khỏi mặt nước vào khu bảo dưỡng).

- Nerpicha là nơi neo đậu của các tàu ngầm lớp Typhoon.

Căn cứ hải quân San Diego (Mĩ)
San Diego (bang California) là một trong những căn cứ hải quân lớn nằm ở bờ biển phía tây nước Mỹ.


Căn cứ hải quân San Diego hiện đang là nơi neo đậu của 56 tàu hải quân .



Cầu cảng nơi neo đậu các tàu chiến của hạm đội Thái Bình Dương. 

Căn cứ San Diego có tất cả 13 cầu cảng trải rộng trên diện tích 395 ha đất liền và 132 ha mặt nước. Căn cứ được tách ra làm hai bộ phận riêng biệt được gọi là phần “mặt ướt” và “mặt khô”.

Phần “mặt ướt” bao gồm khu xưởng sửa chữa, điểm đỗ đậu hải quân và các tàu chiến thuộc hạm đội Thái Bình Dương.

Phần “mặt khô” gồm trung tâm huấn luyện hạm đội, bệnh viện, khu thể dục và nơi dành cho sinh hoạt thường ngày.

Trong căn cứ hiện tại có khoảng 35.000 nhân viên quân sự, dân sự và nhân viên hợp đồng làm việc.
Căn cứ tàu ngầm Du Lâm (Trung Quốc)

Du Lâm là căn cứ hải quân nằm ở phía cực nam của đảo Hải Nam (Trung Quốc). Đây là một trong những căn cứ cực kỳ quan trọng của hạm đội Nam Hải.


Căn cứ tàu ngầm Du Lâm. .



Khu vực cảng ban đầu của căn cứ Du Lâm.



Khu vực cảng được mở rộng của căn cứ Du Lâm có khả năng tiếp nhận các tàu ngầm hạt nhân cỡ lớn.

Du Lâm ban đầu chỉ có khả năng tiếp nhận các loại tàu ngầm thông thường, cỡ trung. Tuy nhiên, từ những năm 1990 hải quân Trung Quốc đã tiến hành mở rộng căn cứ tới tận vịnh Nha Long.

Cơ sở vật chất tại khu vực cảng này xây dựng khá hiện đại, với hai cầu tàu dài 1.000m để neo đậu tàu chiến cỡ lớn, tàu đổ bộ, tàu hậu cần. Thậm chí, cảng đáp ứng được chỗ neo đậu cho tàu sân bay.

Riêng căn cứ tàu ngầm, lần đầu tiên được tiết lộ trên trang mạng của liên hiệp các nhà khoa học Mỹ (FAS) năm 2008. Theo đó, căn cứ này được bố trí ba cầu tàu tiếp nhận tàu ngầm thông thường, tàu ngầm hạt nhân.

Ngoài ra, còn có căn cứ tàu ngầm dưới lòng đất, lối đi vào căn cứ này xác định là rộng tới 3m, thừa khả năng cung cấp chỗ chứa cho tàu ngầm hạt nhân cỡ lớn. FAS còn cho hay, Du Lâm có thể là nơi neo đậu thường xuyên của các tàu ngầm hạt nhân lớp Jin (kiểu 094) vũ trang tên lửa đạn đạo JL-2 (tầm bắn 8.000km).

Căn cứ hải quân Toulon (Pháp)

  Toulon là căn cứ hải quân lớn thứ hai của Pháp, đây là nơi đóng quân của hạm đội Địa Trung Hải và là nơi đặt bộ chỉ huy hạm đội 6 (Mỹ).


Căn cứ hải quân Toulon.

Căn cứ có 11 xưởng sửa chữa và bến cảng neo đậu tàu. Khu sửa chữa có khả năng tiếp nhận các tàu cỡ trung và cỡ lớn. Trong khi các bến neo đậu thì tiếp nhận được nhiều loại tàu như tàu sân bay, tàu khu trục, tàu ngầm, tàu đổ bộ, tàu vận tải, tàu tuần tra.

Ngoài ra, căn cứ Toulon còn là trung tâm huấn luyện thủy thủ của hải quân Pháp và là bảo tàng hải quân với những con tàu chiến từ thế kỷ 18.

Căn cứ hải quân Her Majesty’s (Anh)
Her Majesty’s là một trong ba căn cứ hải quân lớn của nước Anh (gồm Her Majesty, Clyde và Devonport).


Căn cứ Her Majesty's đang là "nhà" của 42 tàu chiến của hải quân Anh bao gồm các tàu khu trục cỡ, tàu quét mìn, tàu tuần tra .



Trên nóc hàng không mẫu hạm hạng nhẹ lớp Invicible (lượng choán nước 20.000 tấn, mang được hơn 20 máy bay cánh cố định và trực thăng). 

Tại đây, có tới 15 khu nhà xưởng sửa chữa và nhiều nơi neo đậu tàu. Ngoài vai trò là căn cứ hải quân, Her Majesty’s được mở rộng phục vụ các mục đích thương mại như đóng tàu hay sửa chữa.

Tại căn cứ này, tàu khu trục mới lớp Daring đang được triển khai đóng để phục vụ hải quân nước này trong tương lai.

Người Anh cũng đang tính đến kế hoạch nâng cấp hải cảng này trong 10 năm tới.
( báo đất việt)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang