Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Thái Bình Dương

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Thái Bình Dương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thái Bình Dương. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2011

>> Falcon HTV-2 mất tích sau khi phóng thử



Vào ngày 11/8 vừa rồi, Cơ quan nghiên cứu công nghệ cao của Bộ Quốc phòng Mỹ (DARPA) đã phóng thử lần thứ hai thiết bị bay siêu thanh Falcon HTV-2


http://nghiadx.blogspot.com

Thiết bị bay siêu thanh Falcon HTV-2 có khả năng bay với tốc độ gấp 20 lần tốc độ âm thanh.


Thiết bị này được biết có khả năng bay với vận tốc tới gần 21.000 km/h , tức tương đương với 20 lần tốc độ âm thanh trong bầu khí quyển. Với tốc độ này, Falcon HTV-2 có thể bay từ New York tới Los Angeles trong vòng 12 phút.

Mọi việc tưởng như suôn sẻ cho đến khi chiếc máy bay chuyển sang pha lượn trong bầu khí quyển, ngay lúc đó, trung tâm điều khiển đã mất toàn bộ liên lạc với thiết bị.

Theo thông tin công bố của DARPA qua trang mạng xã hội Twitter, chiếc Falcon HTV-2 được phóng vào 8 giờ sáng (giờ địa phương) tại Căn cứ không quân Vandenberg tại California.

Giai đoạn ban đầu, HTV-2 sẽ được tên lửa đẩy Minotaur-IV đưa lên quỹ đạo gần một cách thành công. Sau đó, thiết bị sẽ tách khỏi tên lửa đẩy và sử dụng hệ thống điều khiển của mình để quay trở lại tầng khí quyển.

Sau giai đoạn này, thiết bị sẽ chuyển sang giai đoạn tự hành để kiểm soát vận tốc cũng như độ cao trong giai đoạn liệng.

Khi đã tiến sang giai đoạn liệng, chiếc HTV-2 sẽ được thử nghiệm các động tác thao diễn cũng như làm các bài kiểm tra khí động học của thiết bị. Sau giai đoạn này sẽ là giai đoạn cuối cùng, khi chiếc máy bay sẽ xoay và hạ cánh xuống biển.

Cũng qua Twitter, DARPA cho biết họ đã mất dấu HTV-2 khi thiết bị này bắt đầu đi vào giai đoạn liệng. Đoạn Tweet cuối cùng của DARPA cho biết “ không thể thu lại tín hiệu cũng như biết được thiết bị bay HTV-2 đang ở đâu”.

Tuy nhiên, theo DARPA, điều này không có nghĩa thử nghiệm thất bại hoàn toàn vì chiếc HTV-2 có cơ chế lái tự động khiến nó vẫn có thể gửi tín hiệu trở lại.


http://nghiadx.blogspot.com

Các giai đoạn trong quá trình bay của Falcon HTV-2

Trong chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của chiếc HTV-2, DARPA cũng mất tín hiệu của thiết bị 9 phút trước khi nó hạ cánh thành công xuống biển. Thử nghiệm lần một cho thấy thiết bị có thể bay với vận tốc 5,8 km/giây và vẫn duy trì tín hiệu GPS.

Hiện tại, các trạm quan trắc dọc bờ biển Thái Bình Dương vẫn chưa thu được tín hiệu của HTV-2 và thiết bị bay này vẫn trong tình trạng mất tích.

Thứ Hai, 20 tháng 6, 2011

>> Những căn cứ chiến lược ở Thái Bình Dương





Nhiều nước ven Thái Bình Dương đã và đang xây dựng những căn cứ quân sự hiện đại tại khu vực chiến lược này.

Thái Bình Dương với nguồn tài nguyên dầu khí phong phú và các tuyến đường biển huyết mạch cũng là nơi đặt một số căn cứ quân sự quan trọng của nhiều nước. Những căn cứ này phục vụ đắc lực cho chiến lược của các quốc gia cho khu vực này. Sau đây là một số căn cứ được đánh giá là nổi bật nhất.



Tàu sân bay USS George Washington của Mỹ tại Yokosuka - Ảnh: Wikipedia


Mỹ

"Siêu căn cứ" Guam

Theo báo Telegraph, Mỹ đang xây dựng một siêu căn cứ hải quân trên đảo Guam với chi phí hơn 10 tỉ USD nhằm ứng phó các hoạt động ngày càng gia tăng của quân đội Trung Quốc. Đây là khoản đầu tư lớn nhất vào một căn cứ quân sự ở Tây Thái Bình Dương của Mỹ kể từ Thế chiến 2, đồng thời là khoản chi đồ sộ nhất cho cơ sở hạ tầng hải quân trong nhiều thập niên. Theo kế hoạch, siêu căn cứ này sẽ có một bến tàu cho hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân, một hệ thống tên lửa phòng thủ, bãi tập bắn đạn thật và mở rộng căn cứ không quân có sẵn trên đảo.

Trước khi siêu căn cứ này hình thành, Mỹ đang "dùng tạm" căn cứ Hải quân Guam tại cảng Apra. Đây là nơi đặt 3 tàu ngầm lớp Los Angeles là USS City of Corpus Christi, USS Houston và USS Buffalo, đồng thời là điểm đóng quân của hàng chục đơn vị hoạt động hỗ trợ cho Bộ chỉ huy Thái Bình Dương, Hạm đội Thái Bình Dương, Hạm đội 7 và Hạm đội 5 của Mỹ.

Căn cứ Hawaii

Căn cứ thủy quân lục chiến Hawaii (MCBH) đồng thời là một sân bay của Quân đoàn Thủy quân Lục chiến Mỹ. Theo website an ninh và quân sự Globalsecurity, MCBH tọa lạc trên đảo Oahu, cách Honolulu khoảng 20 cây số về phía đông bắc và là "nhà" của Tiểu đoàn Hậu cần Tác chiến 3, Trung đoàn Thủy quân Lục chiến số 3, Đội Phi cơ Thủy quân Lục chiến 24 và Tiểu đoàn Vô tuyến số 3. Theo chuyên san Defense Industry Daily, vị trí của căn cứ này ở Thái Bình Dương biến nó thành một địa điểm lý tưởng cho việc triển khai chiến lược đến khu vực Viễn Đông.

Tại Hawaii còn có căn cứ hải quân Trân Châu Cảng, nơi đặt đại bản doanh của Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ.

Căn cứ Yokosuka Là một căn cứ của Hải quân Mỹ, đặt tại thành phố Yokosuka của Nhật Bản. Nhiệm vụ của căn cứ này là duy trì và điều hành các cơ sở hậu cần cho Lực lượng Hải quân Mỹ ở Nhật, Hạm đội 7 và các lực lượng tác chiến được phân công tại khu vực Tây Thái Bình Dương. Căn cứ Yokosuka nằm ở tỉnh Kanagawa, cách thủ đô Tokyo 65 km về phía nam.

Theo Globalsecurity, Yokosuka có 18 bến tàu và đủ khả năng tiếp nhận nhiều loại tàu khác nhau kể cả hàng không mẫu hạm và tàu ngầm. Hiện tại ở căn cứ có 1 tàu chỉ huy là USS Blue Ridge, 1 hàng không mẫu hạm USS George Washington, 2 tuần dương hạm USS Cowpens và USS Shiloh và 7 khu trục hạm USS Curtis Wilbur, USS John S.McCain, USS Fitzgerald, USS Stethem, USS Lassen, USS McCampbell và USS Mustin. Giữa tháng này, Mỹ đã đưa tàu sân bay USS George Washington vào biển Đông để bắt đầu tuần tiễu trong nhiều tháng.

Căn cứ Singapore

Trong khuôn khổ thỏa thuận ký năm 1992 giữa Singapore và Mỹ, các lực lượng quân sự Mỹ (chủ yếu là không quân và hải quân) được quyền sử dụng các cơ sở ở căn cứ này. Đội đặc nhiệm 73 đóng tại đây và cung cấp hậu cần cho Hạm đội 7 trong các chiến dịch ở Thái Bình Dương và Đông Nam Á.

Theo giới quan sát, với việc xây dựng siêu căn cứ ở Guam cùng với các kế hoạch tái bố trí lại lực lượng ở châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ đang muốn tiếp tục phát huy ảnh hưởng tại đây và ứng phó sự trỗi dậy của Trung Quốc, vốn đang ngày càng gây quan ngại trong khu vực.

Nga hướng về đông

Trong mấy tháng đầu năm nay, Nga có nhiều động thái đối với nhóm đảo tranh chấp Nam Kuril (Nhật gọi là Vùng lãnh thổ phía Bắc). Bộ Quốc phòng Nga dự tính đưa tên lửa đất đối không S-400 và tàu chiến đa năng Mistral vừa mua của Pháp đến bảo vệ nhóm đảo trên, theo RIA-Novosti. Ngoài ra, còn có tên lửa siêu thanh Yakhont với tầm bắn 200-300 km và hệ thống Tor-M2 có thể cùng lúc bắn 4 tên lửa vào 4 mục tiêu khác nhau. Giới quan sát đánh giá các động thái rầm rộ và quyết liệt trên của Nga không chỉ để đối phó Nhật và khẳng định chủ quyền mà đằng sau còn có một chủ ý sâu xa trước sức mạnh đang lên của Trung Quốc. "Nga đang mất đi ảnh hưởng trong các vấn đề Đông Á, chẳng hạn như vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Vì vậy, Nga đang hối hả khôi phục ảnh hưởng của mình trước khi Trung Quốc trở thành siêu cường", chuyên gia phân tích chính trị Nhật Kosuke Takahashi phát biểu trên tờ Ukrainian Week.


Nga

Căn cứ Vladivostok

Đây là nơi đặt đại bản doanh của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga. Theo website Topwar.ru, Hạm đội Thái Bình Dương được quân đội Nga trang bị nhiều vũ khí hiện đại, trong đó có Tuần dương hạm mang tên lửa điều khiển Varyag lớp Slava, tàu khu trục chống ngầm hạng nặng lớp Udaloy I/II, tàu khu trục mang tên lửa điều khiển lớp Sovremenny, tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Delta-III/IV, tàu ngầm hạt nhân chiến lược Akula, Oscar-II, tàu ngầm tấn công lớp Kilo. Hạm đội còn được trang bị các máy bay ném bom chiến lược như Tu-22M3,Tu-142, máy bay đánh chặn Mig-31, máy bay chống tàu ngầm IL-39, KA-27, KA-31.

Ngoài căn cứ chính ở Vladivostok, Hạm đội Thái Bình Dương của Nga còn có một căn cứ tàu ngầm lớn ở Vilyuchinsk trên bán đảo Kamchatka thuộc vùng Viễn Đông.

Căn cứ Kuril

Giữa tháng 11.2010, Tân Hoa xã dẫn các nguồn tin không chính thức cho hay Nga có kế hoạch xây dựng một căn cứ lớn cho Hạm đội Thái Bình Dương tại 4 hòn đảo đang tranh chấp với Nhật Bản. Tokyo gọi những hòn đảo này là "Vùng lãnh thổ phía Bắc", còn Moscow gọi là "nhóm đảo Nam Kuril".

Trong một cuộc phỏng vấn trên Đài phát thanh Echo of Moscow hồi tháng 2, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Nikolai Pankov khẳng định quân đội đang đặc biệt ưu tiên cho các lực lượng ở phía đông đất nước. Theo đó, mục tiêu hiện tại là Moscow muốn phát triển Nam Kuril thành bệ phóng để gia tăng tiếng nói và duy trì vị trí cường quốc ở Đông Bắc Á. Nếu Nga nâng cao khả năng không quân và hải quân tại nhóm đảo tranh chấp đồng thời mở rộng Hạm đội Thái Bình Dương, các lực lượng ở đây sẽ thêm khả năng phối hợp với căn cứ quân sự ở Vladivostok và Kamchatka.

Trung Quốc

Căn cứ tàu ngầm Hải Nam

Căn cứ tàu ngầm Hải Nam được cho là nhằm phục vụ các tàu ngầm tấn công thuộc Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc. Dù chính quyền Bắc Kinh chưa bao giờ lên tiếng chính thức về sự tồn tại của căn cứ này nhưng thông tin về nó đã được tạp chí quân sự nổi tiếng Jane's Intelligence Review của Anh tiết lộ hồi năm 2008.


Vị trí căn cứ tàu ngầm Hải Nam - Ảnh: Telegraph


Theo đó, căn cứ này nằm gần Tam Á trên đảo Hải Nam, có các cửa rộng hơn 23m cho tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Báo Telegraph mô tả căn cứ này là một khu phức hợp khổng lồ có khả năng che giấu 20 tàu ngầm hạt nhân trước vệ tinh do thám. Hơn nữa, vị trí của căn cứ cho phép tàu ngầm xâm nhập những vùng nước sâu hơn 5.000m mà không cần nổi lên, khiến chúng càng khó bị phát hiện hơn.

Jane's Intelligence Review nhận định căn cứ này quá gần với mạng lưới giao thông đường biển khu vực Đông Nam Á và do đó gây nên quan ngại vượt xa tầm khu vực. Báo Indian Express thì dẫn lời một số chuyên gia quân sự Ấn Độ cho biết căn cứ này sẽ cho phép Trung Quốc cắt đứt đường giao thông thương mại trên biển tại biển Đông và eo biển Malacca (Ấn Độ Dương) trong trường hợp xảy ra khủng hoảng. AFP dẫn lời chuyên gia Christian Le Miere cho rằng sự phụ thuộc của Trung Quốc đối với dầu khí và tài nguyên thiên nhiên đang khiến Bắc Kinh ngày càng muốn kiểm soát các đường biển quan trọng, đặc biệt là khu vực phía nam.

Ngoài ra, Hạm đội Nam Hải còn có nhiều căn cứ khác trên đảo Hải Nam, tỉnh Quảng Đông và tỉnh Phúc Kiến.

[Internet news]


Thứ Ba, 17 tháng 5, 2011

>> Tàu sân bay Trung Quốc được chăm sóc bởi UAV Mỹ



Mỹ đang chế tạo máy bay không người lái trên tàu sân bay để tăng khả năng đối phó với sức mạnh quân sự của Trung Quốc.


Các quan chức Mỹ đặc biệt giữ bí mật về nơi họ sẽ đưa các máy bay không người lái vũ trang này vào sử dụng, nhưng một sỹ quan cấp cao Hải quân nói với hãng AP rằng một số sẽ được triển khai ở châu Á.

Phó Đô đốc, Tổng chỉ huy Hạm đội 7 của Mỹ ở Thái Bình dương, Scott Van Buskirk cho biết: "Những máy bay không người lái này sẽ đóng môt vai trò mật thiết trong các chiến dịch của chúng tôi tại khu vực trong tương lai”.

Mỹ đang sử dụng rộng rãi các loại máy bay không người lái trên đất liền trong cuộc chiến ở Afghanistan, nhưng phải mất vài năm nữa Mỹ mới chế tạo được các loại máy bay không người lái trên biển.




UAV có khả năng tác chiến trên biển, cất/hạ cánh trên tàu sân bay có thể thay đổi tư duy tác chiến của không quân hải quân Mỹ, đối phó hiệu quả với sự ra đời của tên lửa đạn đạo diệt tàu sân bay và các tàu sân bay của Trung Quốc.

Đầu năm 2011, công ty Northrop Grumman lần đầu cho bay thử UAV tác chiến trên biển, nhưng thử nghiệm diễn ra trên đất liền.

Các nhà phân tích quân sự thống nhất nhận định rằng: Máy bay không người lái có khả năng ngăn chặn những bước tiến gần đây của Trung Quốc, đặc biệt là tính năng hoạt động như một tên lửa "diệt tàu sân bay của nó”.

Patrick Cronin, nhà phân tích về An ninh mới của Mỹ làm việc tại Washington đánh giá: “Hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc là mối đe dọa lâu dài mà Mỹ phải chuẩn bị ở khu vực châu Á - Thái Bình dương, và các loại máy bay tự động – trên không hay trên biển – ngày càng trở nên quan trọng để chống lại những mối đe dọa tiềm tàng”.

Tuy Quân đội Trung Quốc còn lâu mới xây dựng được một lực lượng hùng mạnh như Mỹ, nhưng Bắc Kinh đang không ngừng phát triển tiềm lực không quân, hải quân và tên lửa có khả năng thách thức vị trí độc tôn của Mỹ ở Thái Bình Dương, cũng như khả năng bảo vệ các tuyến đường biển quan trọng cùng các đồng minh của Mỹ như Nhật và Hàn Quốc của Washington.

Trung Quốc khăng khăng cho rằng họ không có ý đồ tấn công và chỉ bảo vệ những lợi ích của họ như các tuyến hàng hải cũng quan trọng đối với nền kinh tế dựa vào xuất khẩu của mình. Nhưng ở đó có một vài điểm nóng, nhất là vấn đề Đài Loan và một loạt các đảo nhỏ mà cả Trung Quốc và các nước châu Á khác đang đòi chủ quyền.




UAV mới được Mỹ kỳ vọng sẽ mở rộng năng lực tác chiến của các hạm đội vốn đã rất hùng mạnh trên đại dương.

Việc Hải quân Mỹ theo đuổi chương trình UAV tác chiến trên biển là sự thừa nhận nhu cầu phát triển vũ khí và những chiến lược mới không chỉ nhằm đối phó với Trung Quốc mà với cả một bối cảnh quốc phòng đầy thách thức nói chung ở khu vực.

Các chuyên gia nói rằng máy bay không người lái có thể được triển khai trên bất cứ 11 tàu sân bay nào hiện có của Mỹ, và không phải được chế tạo để làm đối trọng riêng với Trung Quốc… Nhưng những thông tin về tiến bộ trong công nghệ tên lửa của Trung Quốc dường như đã làm cho việc chế tạo thêm khẩn trương hơn.

Tên lửa “diệt tàu sân bay” DF 21D của Trung Quốc được thiết kế phóng từ đất liền với độ chính xác đủ tiêu diệt một tàu sân bay đang hoạt động trong tầm 1.500km . Tuy thông tin này chưa được kiểm chứng, nhưng các nhà phân tích nhấn mạnh rằng không một nước nào trên thế giới có một vũ khí như vậy.

Hiện, những máy bay tiêm kích hiện tại của Hải quân Mỹ chỉ có thể tấn công các mục tiêu trong tầm 900km, nằm trong tầm kiểm soát của tên lửa của Trung Quốc.

Ngược lại, các máy bay tiêm kích không người lái không phải tiếp thêm nhiên liệu có bán kính hoạt động là 2.789km, có thể hoạt động trong vòng 50-100 giờ - so với tối đa là 10 giờ của các máy bay có phi công.

Công ty Northrop Grumman có hợp đồng 635,8 triệu USD để chế tạo 2 máy bay không người lái trong 6 năm và sẽ có thêm vốn nếu khả thi. Một mẫu nghiên cứu X-47B đã bay thử 29 phút tại sân bay quân sự Edwards tại California tháng 2/2011. Các chuyến bay thử trên tàu sân bay dự kiến sẽ được tiến hành trong năm 2013.

Các công ty máy bay khác như Boeing và Lockheed cũng tham gia vào cuộc chơi. Công ty General Atomics Aeronautical Systems – nhà chế tạo máy bay không người lái Predator được sử dụng tại chiến trường Afghanistan – đã tiến hành các thử nghiệm trong hầm gió vào tháng 2/2011.
Một số chuyên gia cảnh báo rằng các máy bay không người lái cho đến nay vẫn chưa được thử nghiệm trên tàu sân bay, đồng thời nhấn mạnh rằng những tiến bộ của Trung Quốc vẫn chưa hoàn toàn làm cho tàu sân bay hết vai trò.

Vào những năm đầu của thập kỷ này Không quân và Hải quân Mỹ cùng hỗ trợ một dự án phát triển máy bay không người lái trên tầu sân bay nhưng năm 2005, Không quân Mỹ đã rút khỏi dự án, chỉ còn hải quân tiếp tục cung cấp tài chính cho việc nghiên cứu khả thi.

Đô đốc Gary Roughhead, Tổng chỉ huy các hoạt động Hải quân Mỹ đánh giá mục tiêu hiện tại là lực lượng này có được các máy bay ném bom không người lái trước năm 2018 là “quá chậm”. "Nghiêm túc mà nói, chúng ta cần ý thức sự khẩn thiết phải có các máy bay đó. Vì nó làm thay đổi cơ bản tư duy của chúng ta về không lực hải quân”, Đô đốc Roughhead nói.

[BDV news]


Thứ Năm, 12 tháng 5, 2011

>> Hải quân Ấn Độ tại Biển Đông: Sự khởi đầu suôn sẻ



Tạp chí “Strategic Affairs” số ra tháng 4 cho rằng sự có mặt bước đầu của Hải quân Ấn Độ tại Biển Đông là sự khởi đầu suôn sẻ trong việc giúp nước này đạt được các mục tiêu chiến lược ở khu vực.

Theo bài báo, sự đột phá hồi đầu năm nay của Hải quân Ấn Độ vào Biển Đông để từ đó tới Thái Bình Dương bắt đầu bằng cuộc tập trận với hải quân Singapore cùng với một số máy bay F-16 của không quân nước này được tiến hành từ 18-25/3.

Không như những năm trước, cuộc tập trận chung SIMBEX-2011 gồm một số tàu khu trục mạnh nhất của Ấn Độ và máy bay F-16 của không quân Singapore chỉ khai hoả giả. Cả hai nước đều thể hiện sự nhạy cảm đối với Trung Quốc, nước thời gian gần đây bắt đầu thể hiện sự bực tức trước việc các cường quốc bên ngoài tiến hành các cuộc tập trận như vậy ở vùng biển lợi ích của họ.



Các tàu chiến của Ấn Độ đã tới Biển Đông và việc tham gia cuộc tập trận Malabar với Hải quân Mỹ đầu tháng 4 tại khu vực Tây Thái Binh Dương đã thể hiện Ấn Độ như một cường quốc biển ở khu vực mà tất cả các nước vùng duyên hải hiện đều muốn có quan hệ hợp tác về hải quân.

Ngoại giao hải quân

Cuộc diễn tập Malabar tiếp tục là đỉnh điểm về mối liên kết của hải quân Ấn Độ. Các tàu của Hải quân Nhật Bản cũng dự định sẽ tham gia cuộc tập trận Malabar được tiến hành luân phiên hàng năm ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Nhật Bản vốn tham gia cuộc tập trận hải quân Malabar trong 5 năm qua song do thảm họa động đất và sóng thần đầu tháng 3 vừa qua nên đã rút các tàu này về nước. Mặc dù vậy, cuộc tập trận này vẫn được tiến hành với sự tham gia của Mỹ và Ấn Độ.

Việc các tàu chiến Ấn Độ tới Biển Đông hiện đã trở thành những nét nổi bật quen thuộc hàng năm được các giới phân tích chiến lược chú ý là do Trung Quốc đòi hỏi lợi ích của họ ở vùng biển này. Sau Chiến tranh Lạnh, lần đầu tiên Hải quân Ấn Độ có thể mạo hiểm vượt ra ngoài khu vực lợi ích của mình là Ấn Độ Dương, tới khu vực gần Biển Đông nhất. Trong số các nước ven bờ Biển Đông, Singapore là nước đầu tiên mời Ấn Độ phát triển quan hệ hợp tác giữa hải quân hai nước từ đầu những năm 1990.

Hải quân Singapore hành xử như một chủ nhà tốt và tiến hành đều đặn các cuộc diễn tập SIMBEX luân phiên hàng năm với Ấn Độ kể từ năm 1994. Điều này đã khích lệ Hải quân Ấn Độ tiến dần hơn vào Thái Bình Dương, nơi cách đây ít năm Hải quân Ấn Độ đã có các cuộc tiếp xúc với Hải quân Nhật Bản. Điều đó đã trở thành đề tài thảo luận trong các giới phân tích chiến lược khi Hải quân Ấn Độ thường xuyên tới Thái Bình Dương.

Khi Trung Quốc có những hành động hung hăng trong việc đòi chủ quyền ở Biển Đông, các quan chức ngoại giao và quân sự Mỹ đã phản ứng bằng tuyên bố rằng Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc duy trì tự do hàng hải và tôn trọng luật pháp quốc tế tại Biển Đông. Trước đó, Trung Quốc đã nói với Mỹ rằng họ coi Biển Đông là một trong những khu vực “lợi ích cốt lõi” của họ và chỉ trích sự can thiệp từ bên ngoài vào khu vực này.

SIMBEX 2011

Tuy nhiên, khi Singapore mời Ấn Độ tham gia cuộc tập trận SIMBEX 2011, Hải quân Ấn Độ đã phái 3 tàu khu trục hàng đầu của mình gồm INS Delhi, INS Ranvijay, INS Ranveer, tàu chở dầu INS Jyoti và tàu hộ tống INS Kirch tham gia. Một máy bay liên lạc trên biển cũng được triển khai để xác định thời gian liên lạc thực tế và các tín hiệu trao đổi và phối hợp hoạt động giữa các tàu chiến.

Gần 1.400 lính thủy Ấn Độ đã tham gia cuộc tập trận, trong khi Hải quân Singapore phái 4 tàu chiến, một tàu ngầm và không quân nước này đã triển khai một số máy bay chiến đấu F-16 tham gia. Cuộc tập trận kéo dài khoảng 1 tuần, trong đó bao gồm giai đoạn ven bờ biển được tiến hành tại căn cứ hải quân Changi và giai đoạn sau tiến hành trên biển ở ngoài khơi Biển Đông. Sau đó, các tàu chiến Ấn Độ tham gia tiếp cuộc tập trận Malabar ở Thái Bình Dương.

SIMBEX được bắt đầu từ năm 1994 như một cuộc huấn luyện tập trung cho các cuộc tập trận chống tàu ngầm và từ đó ngày càng được tăng cường về quy mô cũng như mức độ phức tạp của cuộc tập trận, đồng thời nhấn mạnh các mối quan hệ quốc phòng giữa Hải quân Hoàng gia Singapore và Hải quân Ấn Độ. Hải quân hai nước có các cuộc trao đổi thường xuyên qua một loạt các hoạt động, trong đó có các chương trình trao đổi chuyên môn, các cuộc gặp gỡ giữa lính thuỷ và sĩ quan cũng như chương trình trao đổi các lớp đào tạo, huấn luyện. Theo Chuẩn Đô đốc Singapore Leong, hai nước hiểu biết lẫn nhau và có quan hệ tiếp xúc cấp cao trong quản lý an ninh hàng hải. Cuộc tập trận này được tiến hành hàng năm và luân phiên ở Biển Đông và Ấn Độ Dương.

Từ Biển Đông, các tàu chiến Ấn Độ đã tiến sâu hơn vào vùng biển này và đã ghé thăm hàng loạt cảng của các nước vùng duyên hải, trong đó có Việt Nam. Trong bối cảnh quan hệ không thật hữu nghị giữa Trung Quốc và Việt Nam, việc Ấn Độ phát triển sâu sắc các mối quan hệ chặt chẽ và mở rộng quan hệ với Hải quân Việt Nam khiến giới nghiên cứu chiến lược Trung Quốc tức giận cho dù họ không công khai phản ứng trước mối quan hệ ngày càng tăng lên này.

Trung Quốc tỏ ra rất bực tức khi cách đây 5 năm Hải quân Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ và Ôxtrâylia tiến hành cuộc tập trận ở Thái Bình Dương ngay phía trước cửa ngõ lãnh hải Trung Quốc. Sau đó, Ôxtrâylia đã rút khỏi cuộc tập trận tương tự do lo ngại phản ứng của Trung Quốc. Trên thực tế, việc dư luận nói về liên minh 4 quốc gia ở Thái Bình Dương đã làm cho Trung Quốc nổi giận và Ôxtrâylia cùng Ấn Độ cảm thấy “e ngại”. Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn tiếp tục tham gia nhóm 3 nước trong các cuộc tập trận ở Malabar. Cuộc tập trận này ban đầu chỉ có Ấn Độ và Mỹ, sau đó Nhật Bản tham gia và chấp nhận hình thức tập trận ba bên này.

Thế nhưng, do xảy ra thảm họa sóng thần và động đất tàn phá đất nước hôm 11/3, Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã không tham gia cuộc tập trận năm nay. Malabar 2011 bao gồm các hoạt động của cả tàu nổi, tàu ngầm và không quân, trong đó các máy bay lên thẳng của hải quân của nước này cất và hạ cánh xuống các tàu chiến của hải quân nước kia. Các hoạt động khám xét, tấn công, tìm kiếm và truy bắt (VBSS), trong đó các đội VBSS Ấn Độ và Nhật Bản “tấn công” lên các tàu khu trục Mỹ để mô phỏng việc tìm kiếm một tàu buôn là đỉnh điểm của cuộc tập trận.

Hoạt động ngoại giao hải quân của Ấn Độ không chỉ hạn chế ở cuộc tập trận gồm ba quốc gia này. Cũng chính các tàu chiến Ấn Độ tham gia SIMBEX 2011 và Malabar 2011 đã giao lưu và tập trận với Hải quân Nga. Cuộc tập trận này mang tên INDRA phản ánh khát vọng mạnh mẽ của Ấn Độ muốn có quan hệ đối tác năng động với hải quân tất cả các nước khu vực này và các nhóm quốc tế.

Trên thực tế, các cuộc tập trận với một loạt nước thể hiện sự chấp nhận rộng rãi coi Ấn Độ như một cường quốc hải quân tốt, ôn hoà hiện có vai trò trong chính sách hàng hải, tìm kiếm cứu hộ trên biển và bảo vệ môi trường đại dương. Vai trò của Hải quân Ấn Độ trong cuộc chiến chống cướp biển được đánh giá cao trên thế giới cũng như các nước ven bờ Ấn Độ Dương đang ngày càng đòi hỏi Hải quân nước này phải hỗ trợ cho việc đối phó với các loại hình tội phạm khác nhau trên biển.

Tại Biển Đông, Hải quân Ấn Độ cũng có quan hệ với các nước khác như Inđônêxia và Malaixia. Việc phát triển quan hệ sâu sắc với các nước ASEAN bảo đảm cho Ấn Độ cơ hội tiến hành các chuyến thăm thường xuyên ở vùng biển gần lãnh hải Trung Quốc./.
[BDV news]


Thứ Ba, 10 tháng 5, 2011

>> 'Do thám' căn cứ quân sự Guam



Guam là cơ sở quân sự hỗn hợp được Không quân và Hải quân Mỹ cùng sử dụng với những phương tiện chiến tranh cực kỳ hiện đại.

Dưới đây là chùm ảnh "do thám" căn cứ Không quân và Hải quân Mỹ ở Guam:


Đảo Guam có diện tích 544km2, nằm ở miền tây Thái Bình Dương thuộc Quần đảo Marinana. Guam được coi là một trong những điểm du lịch nổi tiếng với bờ biển thơ mộng trải dài nhưng đồng thời nó còn là căn cứ quân sự cực kỳ quan trọng của Mỹ.


Căn cứ không quân Andersen ở Guam. Trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh và cho tới ngày nay, Andersen luôn là nơi đóng quân các đơn vị máy bay ném bom chiến lược hạng nặng tiên tiến nhất của Quân đội Mỹ.


Ba pháo đài bay B-52H ở Andersen.



Gần đây, do tình hình chương hạt nhân của Triều Tiên gặp căng thẳng. Mỹ đã điều động máy bay ném bom tàng hình B-2 và máy bay ném bom cánh cụp cánh xòe B-1B tới Andersen. Trong ảnh, B-2 nằm ở bên trái còn B-1B nằm ở bên phải.



Ngày 23/2/2008, tại Andersen một máy bay tàng hình B-2 gặp nạn khi cất cánh. Rất may, hai viên phi công điều khiển đã thoát nạn trong khi chiếc máy bay trị giá 1,4 tỷ USD đã trở thành đống sắt vụn.



Cảng nước sâu Apra Harbour nằm ở bờ biển phía tây Guam.



Khu vực cảng Apra Harbour dành cho mục đích quân sự. Trong cảng có nhà máy sửa chữa chiến hạm và tàu ngầm.



Tàu hỗ trợ tàu ngầm USS Fank Capble thuộc Liên đội tàu ngầm số 15 neo đậu tại Apra Harbour. Bên cạnh nó là tàu ngầm tiến công lớp Los Angeles USS Salt Lake City (cảng nhà nằm ở San Diego).

[BDV news]


Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011

>> Tuần dương hạm Pháp cập cảng Hải Phòng



Chiến hạm Le Vendémiaire hôm qua tới Hải Phòng, bắt đầu chuyến thăm kéo dài 5 ngày từ 25 đến 30/4. Khi nhổ neo tàu sẽ mang theo một thuỷ thủ Việt Nam tham gia thực tập trên chiến hạm này.



Đây là lần thứ ba tàu Le Vendémiaire đến thăm Việt Nam và lần thứ hai tới Hải Phòng kể từ lần đầu tiên năm 2001. Năm 2005 tàu này từng ghé thăm cảng miền trung Đà Nẵng. Ngoài ra các chiến hạm Pháp cũng liên tiếp có những chuyến thăm Việt Nam trong 3 năm gần đây.





Tuần dương hạm Le Vendémiaire tại cảng Hải Phòng. Ảnh: Đình Nguyễn


Thuyền trưởng Le Vendémiaire là Stanislas de Chargeres cho biết, khi tàu nhổ neo rời Hải Phòng sẽ có một thủy thủ của Việt Nam đi theo tham gia chương trình thực tập trên hải trình từ Hải Phòng tới Sihanoukville (Campuchia). Theo ông, cùng với các chuyến thăm của tàu chiến Pháp, việc một thuỷ thủ Việt Nam thực tập trên tàu Le Vendémiare cho thấy những tiến triển lớn trong quan hệ hợp tác giữa hải quân hai nước.

Trong 5 ngày thăm Hải Phòng, chỉ huy và thuỷ thủ tàu Le Vendémiaire đến chào xã giao lãnh đạo thành phố Hải Phòng, Bộ tư lệnh Hải quân, Bộ tư lệnh quân khu III. Thuỷ thủ trên tuần dương hạm cũng thi đấu giao hữu bóng chuyền với thủy thủ quân đội nhân dân Việt Nam. Đại diện quân đội Việt Nam và sinh viên Đại học Hàng hải Hải Phòng cũng sẽ lên thăm tàu Pháp.


Tháp pháo 100 mm tại phần mũi tuần dương hạm Le Vendémiaire.



Trung tá Stanislas de Chargeres, thuyền trưởng tàu Le Vendémiaire.



Nội thất ấm cúng trong phòng khách trên tàu.



Trực thăng trên bãi đáp phía sau tuần dương hạm.



Hệ thống radar dẫn đường và xác định mục tiêu.



Một nữ thuỷ thủ đứng gác bên chiếc trực thăng trên tàu.



Tuần dương hạm Le Vendémiaire neo lại Hải Phòng trong 5 ngày.


Tuần dương hạm Le Vendémiaire nằm trong lô gồm 5 chiếc tương tự của hải quân Pháp được đóng năm 1993, có chức năng đảm bảo chủ quyền của nước này trên các vùng biển khác nhau. Tàu có chiều dài 93 mét, rộng 14 mét và độ mớn nước là 4,5 mét, với thủy thủ đoàn gồm 93 người.

Trên tàu trang bị một máy bay trực thăng, một tháp pháo 100 mm, hai tên lửa hạm đối hạm, hai súng máy F2 20 mm và 4 súng máy 12,7 mm. Le Vendémiaire đóng căn cứ tại New Caledonia (Tân Đảo), cho thấy Pháp là nước châu Âu duy nhất có vùng lãnh thổ và lực lượng hải quân thường trực tại vùng Thái Bình Dương.


[Vnexpress news]


Thứ Năm, 14 tháng 4, 2011

>> Đằng sau chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc



[Vnexpress news] Sau nhiều đồn đoán, Tân Hoa xã vừa chính thức công bố hình ảnh về chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đang được hoàn thiện, dựa trên phần khung sườn mua từ Ukraine.




Trung Quốc chuẩn bị đưa vào hoạt động tàu sân bay đầu tiên. Ảnh: Xinhua


Xuất xứ tàu sân bay Trung Quốc
Nguyên bản chiếc tàu sân bay Trung Quốc đang hoàn thiện mang tên Varyag được Liên Xô khởi công đóng tại Ukraine từ năm 1985. Khi hoàn thành được khoảng 70% khối lượng công việc với phần khung sườn nhưng chưa lắp đặt động cơ và hệ thống điện tử, thì Liên Xô sụp đổ và quyền sở hữu Varyag được chuyển giao cho Ukraine.

Tuy nhiên chủ mới cũng không đủ ngân sách để hoàn thiện nốt Varyag khiến việc đóng tàu bị ngừng lại hoàn toàn từ năm 1992 và bộ khung sườn khổng lồ phải nằm “đắp chiếu” tại cảng bên bờ Biển Đen. Năm 1998, Ukraine quyết định thanh lý khối sắt này bằng cách đem bán đấu giá và một khách hàng từ Trung Quốc đã giành quyền mua.

Bộ trưởng Thương mại Ukraine Roman Shpek khi đó công bố người chiến thắng trong cuộc đấu giá là một công ty du lịch tại Hong Kong và họ có ý định kéo Varyag về Macau để biến nó thành một khách sạn nổi kiêm sòng bạc. Phải mất một thời gian dài đầy khó khăn, tàu Varyag chỉ có phần vỏ mà không có động cơ mới được kéo về đến cảng Đại Liên ở đông bắc Trung Quốc năm 2002 để chuẩn bị cho việc hoán chuyển chức năng sử dụng.

Sau khi về Đại Liên, khách hàng Trung Quốc vẫn cho biết khung sườn của Varyag sẽ được chuyển thành một khách sạn nổi. Nhưng sau đó vài năm con tàu này tiếp tục nằm tại cảng mà không có động tĩnh gì. Đây được coi là khoảng thời gian quân đội Trung Quốc tiến hành kiểm tra thực trạng và đi đến quyết định sẽ hoàn thiện nó như thiết kế ban đầu để trở thành một khí tài quân sự.

Tới đầu tháng 6/2005, phỏng đoán Trung Quốc sẽ hoàn thiện tàu sân bay Varyag càng được khẳng định hơn khi nó được đưa lên xưởng sửa chữa tàu trên cạn, với phần vỏ được sơn cạo lại và những dàn giáo mọc lên xung quanh. Tạp chí quân sự Mỹ Jane’s Fighting Ships cho rằng Varyag đã được đổi tên thành Shi Lang, một đô đốc thời Minh - Thanh từng chỉ huy đánh chiếm đảo Đài Loan năm 1681.

Các hãng truyền thông trong khu vực như Asahi Shimbun của Nhật cuối năm 2008 cũng đưa tin chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc hoàn thiện từ khung tàu Varyag của Ukraine sắp hoàn thành. Tới tuần trước, Tân Hoa xã lần đầu tiên công bố một loạt hình ảnh về tàu sân bay này từ cảng Đại Liên với dáng vẻ gần như đã sẵn sàng cho việc ra khơi.

Global Security dẫn một báo cáo tình báo hải quân Mỹ tháng 8/2009 dự đoán tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc có thể bắt đầu hoạt động từ cuối năm 2010 đến 2012. Trong khi một số nguồn tin cho rằng Trung Quốc sẽ thử nghiệm Shi Lang vào ngày 23/4 tới, nhân kỷ niệm 62 năm ngày thành lập quân giải phóng Trung Quốc hoặc ngày 1/7, đúng dịp kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc.


Tàu sân bay Varyag trên đường được kéo về Trung Quốc. Ảnh: US Navy


Tàu sân bay lai tuần dương hạm
Tàu Varyag được Liên Xô thiết kế khác với quan niệm về tàu sân bay truyền thống của hải quân Mỹ, Anh hay Pháp. Người Nga gọi đây là tàu TAKR (viết tắt của cụm từ tyazholiy avianesushchiy kreyser, có nghĩa là tuần dương hạm hạng nặng mang máy bay). Nói cách khác đây là chiếc tàu sân bay lai tuần dương hạm.

Các tàu sân bay hiện có của Mỹ có trọng tải trên 100.000 tấn chạy bằng năng lượng hạt nhân, trong khi tàu Varyaq của Nga có thiết kế 67.500 tấn và chạy bằng năng lượng thông thường. Ban đầu người Nga cũng có ý định cho Varyag chạy bằng năng lượng nguyên tử nhưng do vấn đề kinh phí quá lớn nên thiết kế gốc đã được điều chỉnh.

Tàu sân bay Shi Lang hoàn thiện từ Varyag được đánh giá có khả năng chứa tối đa 50 chiếc máy bay phản lực và 18 trực thăng. Nhưng theo các chuyên gia, Trung Quốc sẽ không sử dụng đủ số chiến đấu cơ này trong giai đoạn đầu, vì nước này có thể chỉ sử dụng tàu phục vụ công tác huấn luyện với khoảng 8 chiếc phản lực cơ và 10 trực thăng trên boong.

Hiện cũng chưa rõ Trung Quốc sẽ dùng những loại máy bay nào cho Shi Lang. Dòng máy bay hải quân chính của nước này có thể sử dụng trên tàu sân bay là J-11 tự sản xuất dựa trên công nghệ nước ngoài và những chiếc Su-27 mua từ Ukraine. Bên cạnh đó là những chiếc trực thăng hải quân như máy bay săn tàu ngầm Ka-28, máy bay cảnh báo sớm radar Ka-31 và máy bay vận tải Mi-8 đều do Nga chế tạo.

Trong khi đó, một trong những khâu nội địa hoá phức tạp nhất của Shi Lang là bộ phận động cơ tàu. Trung Quốc chưa từng sản xuất động cơ turbine khí phục vụ cho tàu sân bay và cũng chưa thấy mua của nước ngoài loại động cơ này, do đó các chuyên gia Mỹ nhận định Shi Lang sẽ được lắp các động cơ diesel tàu biển thông thường.

Những động cơ diesel nói trên có kích thước lớn hơn động cơ turbine khí và điều này có thể sẽ khiến Shi Lang chạy chậm hơn so với thiết kế ban đầu, dẫn đến chậm hơn nhiều so với tiêu chuẩn của tàu sân bay Mỹ. Vấn đề liên quan đến động cơ càng khẳng định cho phỏng đoán Trung Quốc sẽ sử dụng tàu sân bay đầu tiên cho mục đích huấn luyện hơn là tác chiến.


Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc gần hoàn thiện. Ảnh: Xinhua


Ý nghĩa chính trị hơn quân sự
Trước Varyag, Trung Quốc từng mua 3 tàu sân bay thanh lý của nước ngoài. Trong số này có tàu HMAS Melbourne do một công ty tháo dỡ tàu mua từ Australia năm 1985 và được cải tạo thành một bảo tàng. Chiếc thứ hai là tàu sân bay Minsk của Nga mua lại từ một công ty “xẻ thịt” tàu của Hàn Quốc năm 1998 và được biến thành cơ sở giải trí tại Thâm Quyến. Chiếc thứ ba mang tên Kiev mua trực tiếp của Nga năm 2000 và cũng được biến thành một điểm thăm quan.

Giới quan sát cho rằng những chiếc tàu sân bay thanh lý này đã được hải quân Trung Quốc nghiên cứu kỹ lưỡng, phục vụ cho việc hoàn thiện tàu Shi Lang cũng như lấy kinh nghiệm để tự đóng tàu sân bay nội địa sau này. Chiếc tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc đang được đóng ở Thượng Hải dự kiến hoàn thành năm 2015. Do đó Shi Lang sẽ là tàu sân bay đầu tiên trong hạm đội gồm 5 chiếc tương tự trong chiến lược của hải quân Trung Quốc trong thập kỷ tới.

Hạ thuỷ Shi Lang sẽ giúp Trung Quốc trở thành quốc gia Đông Bắc Á đầu tiên triển khai tàu sân bay kể từ thời phát xít Nhật trong Thế chiến II. Tuy nhiên tại châu Á, trước đó đã có Thái Lan sở hữu tàu sân bay hạng nhỏ trọng tải 11.000 tấn Chakri Naruebet từ năm 1997. Hải quân Ấn Độ cũng đã sử dụng một tàu sân bay mang tên INS Viraat và đang có kế hoạch đưa vào khai thác chiếc thứ hai cuối năm 2011 và chiếc thứ ba năm 2015.

Trong bối cảnh một số nước châu Á cạnh tranh về sức mạnh hải quân, động thái Trung Quốc công bố hình ảnh về tàu sân bay đầu tiên được cho là mang tính chính trị hơn là quân sự. Nguyên nhân vì từ nay cho đến khi có thể phục vụ một cách đầy đủ, chiếc tàu sân bay lai tuần dương hạm của Trung Quốc còn phải mất rất nhiều năm thử nghiệm hệ thống radar và hệ thống vũ khí trên tàu.

Động thái công bố ảnh tàu sân bay cũng không khác nhiều so với sự kiện hồi tháng 1 vừa qua, khi Trung Quốc tung ra hình ảnh đầu tiên về chiếc máy bay ném bom tàng hình J-20 đang được hoàn thiện tại Tứ Xuyên, ngay trước thềm chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates. Còn phải mất nhiều năm thử nghiệm nữa dòng máy bay này mới được bổ sung vào không quân Trung Quốc.

Bloomberg dẫn lời đô đốc chỉ huy quân Mỹ tại Thái Bình Dương Robert Willard đánh giá việc Trung Quốc hoàn thiện tàu sân bay có từ thời Liên Xô sẽ không gây ra mối đe doạ nào đối với Mỹ, nhưng sẽ khiến các nước trong khu vực nâng cao nhận thức về một biểu tượng mới trong sự mở rộng sức mạnh quân sự của Trung Quốc.




Thứ Ba, 29 tháng 3, 2011

>> Tên lửa DF-16 của Trung Quốc đe doạ PAC-3



[BDV news] Trung Quốc đang trên con đường hiện đại hoá các loại tên lửa của mình để kịp thời đối phó với thách thức trong bối cảnh toàn cầu.


Xu hướng phát triển tên lửa của Trung Quốc làm cả thế giới phải lo ngại (Ảnh minh họa).


Theo mạng Đông Phương ngày 23/03 đưa tin, hệ thống tên lửa phòng không PAC-3 tiên tiến nhất của Đài Loan không còn là đối thủ của Trung Quốc. Các chuyên gia phân tích cho rằng nếu như Trung Quốc bố trí một loại hình tên lửa tầm xa mới có khả năng mang nhiều đầu đạn, tốc độ càng nhanh, cự li phóng càng xa sẽ phá vỡ được mạng lưới phòng không của hệ thống đánh chặn tên lửa PAC-3 mà Đài Loan nhập khẩu từ Mỹ.

Chính phủ Đài Loan cho biết, hiện nay Trung Quốc đã bắt đầu bố trí tên lửa đạn đạo Đông Phong – 16 (DF-16), loại tên lửa này có cự li phóng từ 800 – 1.000 km và tên lửa này sẽ được Trung Quốc sử dụng để đối phó với Đài Loan. Ngoài ra đại đa số các tên lửa của Trung Quốc đều có khả năng mang nhiều đầu đạn đồng thời có thể đánh trúng nhiều mục tiêu khác nhau như trạm radar, sân bay…

Nhiều năm gần đây, sự phát triển vũ khí của Trung Quốc trở thành mối quan tâm đặc biệt của thế giới. Một chuyên gia quân sự Mỹ trong buổi trò chuyện với thời báo Đài Bắc cho biết, các thông tin công khai giới thiệu về DF-16 của Trung Quốc về cơ bản là quá ít.

Hiện nay tính năng cụ thể của loại tên lửa này vẫn là một ẩn số đối với giới quân sự thế giới nhưng chỉ cần một mô hình của DF-16 cũng cho thấy sự khác biệt rõ ràng của nó đối với các loại tên lửa hiện nay.


Chuyên viên nghiên cứu cao cấp Rick Fisher của Trung tâm nghiên cứu phân tích chiến lược Quốc tế Mỹ cho biết, DF-16 có những tính năng độc đáo được áp dụng các kĩ thuật tiên tiến trên Thế giới như sử dụng nguyên liệu rắn, và mang các đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên Ông cũng thừa nhận rằng những điều này ông biết được là do các “tin đồn” xung quanh tên lửa này.

Điều làm cho quốc tế lo ngại chính là loại tên lửa này có tốc độ nhanh hơn, cự li phóng xa hơn, có khả năng đánh bại hệ thống phòng không PAC-3 của Đài Loan.

Tên lửa đạn đạo có cự li phóng càng xa muốn tiếp cận được mục tiêu thì phải bay càng cao; mà bay càng cao thì thời gian tiếp đất càng dài do đó thời gian gia tốc trọng lực của đầu đạn sẽ nhiều hơn. Rick Fisher cho biết, nếu như so sánh giữa PAC-3 và DF-16 thì chắc chắn DF-16 sẽ đánh bại PAC-3.

DF-16 sẽ được bố trí tại cơ sở số 52 tỉnh An Huy / Trung Quốc thuộc quyền giám sát của lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc. Đồng thời nó sẽ được Trung Quốc sử dụng để đối phó với Đài Loan và các cơ sở quân sự của Mỹ trên biển Thái Bình Dương như Okinawa và Guam…

Viện nghiên cứu “Dự án năm 2049” của Mỹ báo cáo rằng, "Cơ sở số 52 tại tỉnh An Huy của Trung Quốc được biên chế 5 lữ đoàn tên lửa đạn đạo tầm ngắn, 3 lữ đoàn tên lửa đạn đạo tầm trung và hiện nay dường như đã thành lập 1 lữ đoàn tên lửa DF-16 hoặc là 1 lữ đoàn trong số 8 lữ đoàn trên đã sử dụng tên lửa DF-16 để thay thế cho các loại hình tên lửa đạn đạo tầm ngắn cũ".

Chủ nhiệm văn phòng đại diện của Mỹ tại Đài Bắc Wendell Minnick cho biết, ông rất hoài nghi về tên lửa đạn đạo DF-16. Ông cho rằng, DF-16 có khả năng chỉ là loại tên lửa được cải thiện từ tên lửa DF-15 có cự li phóng là 600 km. Wendell Minnick nhấn mạnh: “Thẳng thắn mà nói nếu như DF-16 đã được triển khai thì không có lí do gì làm cho người Mỹ không biết”. Hiện nay các máy bay chiến đấu mới F-16 và các loại tàu ngầm của Đài Loan đều được nhập khẩu từ Mỹ.

Theo Wendell Minnick, tên lửa DF-21D đã làm cho người Trung Quốc trở nên nổi tiếng, hiện nay trong kho vũ khí của Trung Quốc còn có một loại hình tên lửa mới cũng có đầu đạn thông minh (MRV) và xu hướng phát triển này của Trung Quốc làm thế giới phải lo ngại.

Ông cũng tiết lộ rằng, Mỹ hiện nay cũng sử dụng đầu đạn thông minh trong việc thiết lập lá chắn tên lửa của mình.


Thứ Năm, 10 tháng 3, 2011

>> 'Gia phả' tên lửa Đông Phong của Trung Quốc (kỳ 1)



Đông Phong là tên gọi chung cho khoảng 11 thế hệ tên lửa đạn đạo chiến lược và chiến thuật của Trung Quốc, đóng vai trò "ô hạt nhân" giúp nước này cân bằng sức mạnh với các siêu cường khác.

Bình minh của binh chủng tên lửa đạn đạo của Quân Giải phóng nhân dân Trung Hoa (PLA) bắt đầu khi nước này đạt được thỏa thuận với Liên Xô về việc làm quen và huấn luyện sử dụng những vũ khí chiến lược trong khoảng thời gian từ năm 1957 đến 1962.

Trong thời gian đó, Liên Xô đã chuyển giao cho Trung Quốc rất nhiều tài liệu nghiên cứu như bản mẫu, chi tiết kỹ thuật của các loại tên lửa đất đối đất R-1, R-2. Dựa trên các tài liệu và tên lửa mẫu loại tên lửa R-2 (định danh NATO là SS-2-Sibling), năm 1960, Trung quốc đã chế tạo và bắn thử thành công tên lửa DF-1 (Đông Phong - 1) -thành viên đầu tiên của "gia đình" tên lửa Đông Phong.

Dưới đây là thông tin về một số thành viên nổi bật của gia đình tên lửa Đông Phong:

1. Đông Phong 1 (DF-1)



Hình dáng của DF-1 được dân chúng biết đến là mẫu tên lửa đặt trong bảo tàng.

Tên lửa DF-1 có chiều dài 17,68m, đường kính 1,65m, khối lượng 20,4 tấn và có tầm bắn lớn nhất là 600km. Tên lửa DF-1 sử dụng nhiên liệu lỏng gồm hỗn hợp của oxi và cồn, có khả năng mang theo một đầu đạn quy ước nặng 1,3 tấn. Tuy nhiên, do DF-1 chưa một lần được phô diễn trước công chúng nên các thông số kỹ thuật của tên lửa này vẫn chưa được kiểm chứng.

2. Đông Phong 2 (DF-2)
Dựa trên loại tên lửa R-5 (SS-3 Shyster) của Liên Xô, Trung Quốc tiếp tục phát triển tên lửa DF-2 của riêng mình với nhiều công nghệ tự nghiên cứu. Mặc dù thử nghiệm đầu tiên của loại tên lửa này thất bại ngày 21/3/1962, nhưng người Trung Quốc không nản chí và họ đã thành công trong cuộc thử nghiệm đầu tiên ngày 29/6/1964, sau khi giảm khối lượng tên lửa từ 45,5 tấn xuống 40,5 tấn và hạ tầm bắn xuống còn 1.050km.


Mô phỏng tên lửa DF-2 tại vị trí phóng.

Ngày 27/10/1966, phiên bản cải tiến của DF-2 là DF-2A đã được thử nghiệm thành công. Đây là bản tên lửa đầu tiên của Trung Quốc có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Tên lửa DF-2A có chiều dài 20,6 mét; đường kính 1,65 mét; khối lượng 32 tấn và có khả năng mang một đầu đạn hạt nhân 12 Kiloton đi xa 1.250 km. DF-2A có thời gian chuẩn bị khá lâu, phải mất khoảng 3 giờ đồng hồ người ta mới có khả năng phóng một tên lửa loại này.

Trong cuộc xung đột với Liên Xô năm 1969, tên lửa DF-2 được sử dụng để nhằm vào Liên Xô nhưng Trung Quốc đã không phóng đi bất kỳ tên lửa nào. Năm 1979, Trung Quốc chính thức ngừng sử dụng loại tên lửa này và thay bằng các loại tên lửa mới hơn là DF-3 và DF-21.

3. Đông phong-3 (DF-3)
Tên lửa DF-3 là bước tiến mới của công nghệ chế tạo tên lửa của Trung Quốc. Đây là loại tên lửa “hiện đại” tầm trung đầu tiên mà nước này chế tạo. Chương trình chế tạo DF-3 bắt đầu trước cả chương trình chế tạo DF-1, tuy nhiên Trung Quốc đã không thể hoàn thành mẫu thiết kế này do sự yếu kém về kỹ thuật khi đó. Sau này, tất cả thành tựu nghiên cứu DF-3 của Trung Quốc được chuyển cho chương trình DF-1.


Tên lửa DF-3 chuẩn bị phóng.

Ngay sau khi tên lửa DF-2 được sản xuất hàng loạt, Trung Quốc bắt tay vào thử nghiệm DF-3 từ bãi thử ở Shuangchengtzu năm 1967 và Wuchai năm 1969. Trung Quốc cho biết, họ tự lực thiết kế loại tên lửa này, nhưng các chuyên gia quân sự phương Tây cho rằng DF-3 đã “mượn” rất nhiều chi tiết kỹ thuật từ tên lửa R-12 (SS-4 Sandal) của Liên Xô.

Phiên bản ban đầu của DF-3 có tầm bắn 2.650 km với đầu đạn 2.150 kg, sau đó năm 1984, DF-3 được nâng cấp lên DF-3A có tầm bắn 2.800 km và có khả năng mang theo 3 đầu đạn hạt nhân loại từ 50 - 100 Kilotont. Cho đến khi ngừng sử dụng năm 2002, Trung Quốc đã sản xuất rất nhiều DF-3. Quân đội Trung Quốc từng sử dụng từ 90 - 120 tên lửa và 36 - 60 tên lửa đã được bán cho Arập Xêut kèm đầu đạn hạt nhân. Từ thiết kế của tên lửa DF-3, Trung Quốc đã thiết kế thành công tên lửa CZ-1 (Trường Chinh-1) để phóng vệ tinh đầu tiên của họ lên vũ trụ năm 1971.

4. Đông Phong - 4 (DF-4)
Đây là loại tên lửa liên lục địa (ICBM) đầu tiên của Trung Quốc này được thiết kế với tầm bắn lên tới 4.750 km để có thể vươn tới các căn cứ quân sự Mỹ ở Guam, hoặc tấn công thủ đô Moscow của Nga. Sử dụng loại động cơ tương tự DF-3, nhưng DF-4 đã được cải tiến tăng thêm một tầng đẩy nữa, khiến nó có thể mang một đầu đạn hạt nhân 3 Megaton nặng 2.200kg, có thể bay xa từ 5.500 đến 6.000km.


Diễu hành tên lửa DF-4 trên xe đặc chủng.

Bản cải tiến DF-4A có thể bắn được các mục tiêu ở khoảng cách xa đến 7.000 km. Tên lửa DF-4 thường được đặt trong các hầm phóng thẳng đứng giấu kín trong núi và có thể phóng sau hai giờ chuẩn bị.

DF-4 được thử thành công lần đầu tiên vào tháng 11/1971, tuy nhiên mãi đến năm 1984, loại tên lửa này mới được trang bị cho quân đội. Lý do chính của việc chậm trễ này là tiềm lực của Trung Quốc có giới hạn khi liên tục phát triển và sản xuất các loại tên lửa đạn đạo trong thời gian ngắn. Đến năm 1997, quân đội nước này đã có tất cả 20 tên lửa DF-4.

5. Đông phong - 5 (DF-5)
Tên lửa DF-5 là loại tên lửa đạn đạo lớn nhất trong lực lượng tên lửa Trung Quốc. Có chiều dài 33m, đường kính 3,4m và khối lượng lúc phóng lên tới 183 tấn. Tên lửa DF-5 sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng hai tầng đẩy với nhiên liệu chính là Dimetylhydrazin và Nitơ têtraôxit.

DF-5 có thể mang một đầu đạn hạt nhân 3 Megaton nặng 3.200 kg và có tầm bắn tối đa lên tới 12.000 km. Với tầm bắn này, tên lửa DF-5 có thể vươn tới phần phía Tây của nước Mỹ, cũng như toàn bộ châu Âu. Sáu năm sau khi giới thiệu DF-5, năm 1986, Trung Quốc đã giới thiệu phiên bản DF-5A với độ chính xác cao hơn (độ lệch 1km) và tầm bắn lên đến 13.000 km, có thể vươn tới hầu hết mọi nơi trên nước Mỹ. Đến năm 2000, toàn bộ 30 tên lửa thế hệ này trang bị cho quân đội Trung Quốc đều là bản DF-5A.


Tên lửa DF-5 trên bệ phóng.

Tên lửa DF-5 được thai nghén từ năm 1965, khi lãnh đạo Trung Quốc muốn nước này sản xuất được tên lửa có khả năng vươn tới Bắc Mỹ. Tuy nhiên, do sự thiếu hụt về ngân sách, đến năm 1975 dự án này mới chính thức tiến hành.

Ngày 12/2/1980, tên lửa DF-5 được thử thành công, bắn trúng mục tiêu cách xa 9.000 km trên biển Thái Bình Dương. Năm 1984, lần đầu tiên ba tên lửa DF-5 xuất hiện trước công chúng trong cuộc diễu binh kỷ niệm 35 năm ngày độc lập của Trung Quốc. Thiết kế của tên lửa DF-5 cũng được sử dụng để sản xuất tên lửa CZ-2 (Trường Chinh-2) sử dụng để phóng vệ tinh của nước này.

(bdv news)

Thứ Tư, 2 tháng 3, 2011

>> 1.000 chiếc J-20 sẽ làm Nga, Mỹ điêu đứng?



Một chuyên gia quân sự của Trung Quốc đưa ra một giả thuyết rằng, nếu Trung Quốc chế tạo 1.000 máy bay J-20 Nga và Mỹ sẽ "điêu đứng".

"Trung Quốc có thật sự cần 1.000 máy bay chiến đấu J-20 và có đủ ngân sách nhà nước để phát triển hay không?", vị chuyên gia kia đặt ra câu hỏi.

Và chính ông đưa ra câu trả lời: "Đáp án là chắc chắn cần phải có, Trung Quốc còn vấn đề Đài Loan vẫn chưa giải quyết xong, ắt phải chuẩn bị cho chiến lược tương lai, chuẩn bị càng chu đáo thì khả năng giành thắng lợi càng lớn".

Dưới đây là một vài phân tích của vị chuyên gia giấu tên này:

Xét theo một góc độ khác, Trung Quốc đang phát triển sức mạnh không quân, 1.000 máy bay chiến đấu J-20 đối với Trung Quốc không phải là nhiều.

Ngoài ra, Trung Quốc còn phải đảm bảo một số lượng lớn các máy bay chiến đấu dự phòng, 1.000 chiếc J-20 ngoài việc biên chế cho Không quân Trung Quốc còn phải bảo đảm việc dự phòng thay thế khi cần thiết.



Máy bay J-20 của Trung Quốc tạo ra "làn sóng" bình phẩm quốc tế.

Đối với vấn đề tài chính, Trung Quốc tuyên bố có đủ khả năng để phát triển 1.000 máy bay J-20. Máy bay chiến đấu F-22 có giá khoảng 240 triệu NDT, trong khi đó mỗi máy bay J-20 của Trung Quốc có giá khoảng 200 triệu NDT, 1.000 máy bay J-20 khoảng 200 tỷ NDT.

Số tiền này chỉ tính riêng các khoản nợ của Mỹ đối với Trung Quốc đã có đủ. Nếu như Mỹ không trả đủ cho Trung Quốc, Trung Quốc vẫn còn các ngân sách khác đủ để phát triển 1.000 máy bay J-20. Ngoài ra, còn chế tạo thêm một vài tàu sân bay mới để đe doạ Mỹ.

Mỹ đối phó thế nào?
Một điều dễ dàng nhận thấy rằng Mỹ, Trung Quốc và Nga đang chạy đua vũ trang.

Trung Quốc có 1.000 máy bay J-20 chắc chắn Mỹ sẽ chế tạo 1.000 hoặc 2.000 máy bay chiến đấu F-22 nhằn cân bằng sức mạnh với Trung Quốc.


1.000 máy bay F-22 sẽ làm nền kinh tế Mỹ sụp đổ?

Tuy nhiên trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay, Mỹ đang rơi vào khủng hoảng tài chính. Nếu như chế tạo F-22 nhằm đối trọng với 1.000 máy bay J-20 chắc chắn chính phủ Mỹ phải cho in thêm tiền và điều này làm cho đồng USD rớt giá trên thị trường. Kế hoạch trang bị cho quân đội của Mỹ trong tương lai đã làm cho Bộ tài chính Mỹ phải “đau đầu”, thêm nữa Mỹ đã phải chi rất nhiều cho thương vụ F-35.

Do vậy Mỹ cứ tiếp tục chạy đua vũ trang với Trung Quốc sẽ làm cho đất nước rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Bên cạnh đó, sau khi chế tạo thành công một số lượng lớn máy bay chiến đấu để cân bằng sức mạnh với Trung Quốc phía Mỹ sẽ phải tập trung vào việc khôi phục nền kinh tế.

Sách lược của Nga?
Hiện nay không quân Nga đứng vị trí thứ 2 trên thế giới, nếu như Trung Quốc có 1.000 máy bay J-20 Nga cũng sẽ chế tạo 1.000 máy bay Su-T-50 hoặc các loại máy bay chiến đấu thế hệ 4 cùng loại để cân bằng với Trung Quốc. Đối với nền kinh tế của Nga hiện nay, việc chế tạo 1.000 máy bay T-50 sẽ làm cho nước Nga đến bên bờ vực phá sản.

Việc chế tạo 1.000 máy bay J-20 của Trung Quốc chỉ là giả thuyết, nhưng giả thuyết này rất có khả năng sẽ xảy ra vì Trung Quốc chỉ tuyên bố chế tạo 200 máy bay J-20 đã khiến cho Nga và Mỹ liên tục tăng chi phí quốc phòng. Cuộc chạy đua vũ trang một cách âm thầm này đã khiến cho nền kinh tế của Nga và Mỹ “điêu đứng”.

Một chuyên gia quân sự khác của Trung Quốc cho rằng, Trung Quốc chế tạo 1.000 máy bay J-20 sẽ tạo thành một cuộc chạy đua vũ trang lớn đối với Nga và Mỹ, nhưng sau đó Trung Quốc nên lùi lại vị trí thứ 2 hoặc 3 để giải quyết các vấn đề tranh chấp với Nhật Bản và tại các khu vực ở Thái Bình Dương.

Chuyên gia này chỉ ra, sau khi thực hiện một cuộc chạy đua vũ trang như vậy, Nga và Mỹ sẽ khó lòng can thiệp vào các vấn đề của Trung Quốc vì còn phải khôi phục nền kinh tế đang trượt dốc của mình. Điều này sẽ tạo ra một sự thuận lợi lớn đối với Trung Quốc trong việc thống nhất đất nước và giải quyết các vấn đề tranh chấp.

(vitinfo news)

Thứ Ba, 22 tháng 2, 2011

>> Mỹ kêu gọi Trung Quốc tránh hành động khiêu khích



Hải quân Mỹ tiếp tục tăng cường khả năng quân sự tại Thái Bình Dương như đã cam kết với khu vực, một phó đô đốc Scott Van Buskirk phát biểu ngày 21/2.




Phó đô đốc Scott Van Buskirk.


Đi kèm với tuyên bố, ông Buskirk còn kêu gọi lực lượng Hải quân Trung Quốc tránh những hành động khiêu khích.

Trong những năm gần đây, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc tăng mạnh, sự phát triển nhanh chóng các hệ thống vũ khí tiên tiến bao gồm tàu sân bay và tên lửa chống vệ tinh, cũng như sự hoạt gia tăng của hải quân nước này ở vùng biên giới biển, đã gây quan ngại cho các nước láng giềng trong khu vực và Mỹ.

“Hy vọng chân thành của chúng tôi là trong khi Trung Quốc tiếp tục phát triển lực lượng hải quân “biển xanh”, sớm triển khai một tàu sân bay, Trung Quốc sẽ sử dụng lực lượng hải quân một cách có trách nhiệm và mang tính xây dựng”, ông Scott Van Buskirk phát biểu trong chuyến thăm Hong Kong.

Cùng với lời kêu gọi trên, ông còn đề nghị Trung Quốc không sử dụng trang bị vũ khí quân sự trong động thái “đe dọa hay khiêu khích”.

Phó Đô đốc Scott Van Buskirk là Tư lệnh Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ, chỉ huy một lực lượng quân sự triển khai tiền phương lớn nhất, gồm 70 tàu chiến và 300 máy bay.

Tháng 1/2011, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tuyên bố sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương là cần thiết để hạn chế sự quyết đoán của Trung Quốc.

Tiếp đó, ông Gates còn nói rằng những tiến bộ của PLA trong lĩnh vực tác chiến không gian mạng và công nghệ chống vệ tinh có thể thách thức khả năng của các lực lượng quân sự Mỹ hoạt động tại Thái Bình Dương. Tiếp đó, Phó Đô đốc Buskirk tuyên bố Mỹ sẽ tiếp tục tăng cường xây dựng lực lượng quân sự tại khu vực này.

Quân đội Mỹ sẽ sớm triển khai tới khu vực này một tàu chiến đấu ven biển (LCS) mới, liên đội tàu mang máy bay chiến đấu được nâng cấp, tăng cường khả năng tấn công của tàu ngầm, cũng như tái trang bị cho các tàu khu trục mặt nước nhằm “tăng cường khả năng phát hiện và tiêu diệt tàu ngầm đối phương”, Phó Đô đốc Van Buskirk cho biết.

Theo kế hoạch, Quân đội Mỹ sẽ triển khai máy bay tuần tra trinh sát hải quân P-8A Poseidon có tốc độ nhanh hơn để thay thế cho máy bay P-3 Orion trong vòng 2 năm tới.

Trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ R.Gates có chuyến thăm “đột phá” đến Bắc Kinh hồi đầu năm nhằm tái lập mối quan hệ chiến lược cấp cao, thì Phó Đô đốc Buskirk nhấn mạnh nhiều hơn tới sự cần thiết thực hiện ở cấp chiến thuật để đảm bảo các vụ va chạm trên biển sẽ không leo thang hoặc dẫn đến xung đột.


(Reuters news)

Thứ Hai, 7 tháng 2, 2011

>> Cận cảnh các 'bia' tập bắn trên biển



Một số tàu chiến sau khi hết hạn sử dụng ngoài việc phá dỡ còn được tận dụng để làm mục tiêu tập bắn trên biển.

Dưới đây là chùm ảnh một số tàu chiến, tàu hàng đưa ra làm mục tiêu tập bắn:



Tàu chở hàng Pongsu bị trúng hai quả bom dẫn đường laze được thả từ một chiếc cường kích F-111C của không quân Australia. Chiếc tàu này trước đó thuộc sở hữu của Triều Tiên, bị cảnh sát Australia bắt giữ vào năm 2003 do vận chuyển trái phép ma túy (khoảng 150kg). Năm 2006, chính quyền Australia quyết định cho đánh đắm con tàu này, việc này thực hiện kết hợp với cuộc tập trận của không quân.

Tàu đổ bộ có boong phóng máy bay USS Guam đang bị oanh tạc trong cuộc tập trận cuối năm 2001 của Hải quân Không quân Mỹ.


 Năm 2002, hải quân Mỹ và một số quốc gia khác tiến hành cuộc tập trận RIMPAC. Lực lượng đa quốc gia thực hiện bài tập chống hạm với mục tiêu là tàu khu trục USS Rathburne. "Trận đánh" kết thúc khi tàu mục tiêu bị đánh chìm bởi 2 quả tên lửa diệt hạm AGM-84D (phóng từ một chiếc P-3C Orion) cùng loạt pháo từ các chiến hạm tham gia tập trận. Ảnh trên là phần thân tàu sau khi trúng tên lửa.

Hình tròn đánh dấu trên ảnh là một quả tên lửa Harpoon nhắm vào tàu khu trục USS Ramsey trong cuộc tập trận hải quân Mỹ RIMPAC 2000.


Tàu khu trục DD-997 USS Hayler trúng đạn từ pháo hạm 57mm trên tàu khu trục đa năng Halifax của hải quân Canada trong cuộc diễn tập chống tàu trên biển Atlantic cuối năm 2004.

Tập trận RIMPAC 2000 trên biển Thái Bình Dương, Hải quân Mỹ đưa tàu khu trục mang tên lửa có điều khiển USS Buchanan làm "bia". Tổng cộng, chiếc tàu bị trúng 3 tên lửa AGM-114 Hellfire, 3 tên lửa chống hạm Harpoon và bom GBU-10 nhưng không chìm. Cuối cùng, Hải quân Mỹ phải cài khối thuốc nổ gần 100kg lên tàu mới đánh chìm được nó.

Cận cảnh tên lửa hành trình đối hạm BGM-109B Tomahawk "tiếp cận" chiến hạm của hải quân Mỹ.

Trong cuộc tập trân cuối năm 2004, Hải quân Mỹ đưa tàu đổ bộ cỡ lớn Schenectary làm mục tiêu cho hai loại bom JDAM và GBU-10. Trên ảnh là phần thân tàu đổ bộ bị phá hủy "khủng khiếp" sau khi trúng nhiều bom dẫn đường bằng laze GBU-10.

(báo đất việt)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang