Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Cảnh sát biển Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Cảnh sát biển Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cảnh sát biển Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

>> Cục Cảnh sát biển Việt Nam nhận tàu cảnh sát biển 8001

Phát biểu tại buổi lễ, Thượng tướng Nguyễn Thành Cung nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của việc hạ thủy tàu CSB 8001 và coi đây là bước tiến đánh dấu khả năng đóng tàu trọng tải lớn của các nhà máy đóng tàu quân đội.

>> Tiềm lực đóng tàu chiến của Việt Nam


Sáng 23/10, Cục Cảnh sát biển Việt Nam và đại diện nhà máy Z189-Tổng cục Công nghiệp quốc phòng và hãng đóng tàu DAMEN (Hà Lan) tổ chức lễ ấn nút hạ thủy và bàn giao tàu DN 2000 (dựa trên nguyên mẫu OPV - 9014) mang số hiệu CSB 8001.

Tham dự lễ bàn giao và ấn nút hạ thủy tàu có Thượng tướng Nguyễn Thành Cung, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Cục trưởng Cục Cảnh sát biển Việt Nam, Đại tá Nguyễn Quang Đạm và các bên có liên quan.

Phát biểu tại buổi lễ, Thượng tướng Nguyễn Thành Cung nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của việc hạ thủy tàu CSB 8001 và coi đây là bước tiến đánh dấu khả năng đóng tàu trọng tải lớn của các nhà máy đóng tàu quân đội.

Đồng chí cũng khẳng định, Cảnh sát biển Việt Nam sẽ không ngừng hoàn thiện về con người, lực lượng và trang bị để nhanh chóng tiến tương xứng với lực lượng cảnh sát biển các quốc gia trong khu vực.

Thượng tướng Nguyễn Thành cung yêu cầu thủy thủ đoàn tàu CBS 8001 nhận rõ trọng trách của mình khi được tiếp quản tàu cảnh sát biển trọng tại lớn và hiện đại nhất Việt Nam hiện nay.

Đồng thời. các nhà máy đóng tàu quân đội đẩy nhanh việc tiếp nhận công nghệ đóng tàu hiện đại từ đối tác nước ngoài, đảm bảo năng lực đóng các tàu quân sự hiện đại trong tương lai gần.

Trước yêu cầu thực thi pháp luật trên biển; cứu hộ, cứu nạn; chống buôn lậu và hỗ trợ ngư dân khi hoạt động ở biển xa, ngày 29-10-2009, Bộ Quốc phòng đã ra Quyết định số 3978/QĐBQP phê duyệt dự án đóng mới tàu Cảnh sát biển đa năng (Thiết kế DN 2000) và giao cho nhà máy Z189 chịu trách nhiệm đóng tàu.

Theo quyết định nêu trên, ngày 17-12-2010, lễ đặt ky tàu DN 2000 đã được thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế (tiêu chuẩn Anh) và bản quyền của hãng đóng tàu DAMEN.

Quá trình đóng tàu được áp dụng theo phương thức đóng tổng đoạn (mô-đun) giúp giảm thời gian đóng mới và thuận tiện cho công tác sửa chữa, nâng cấp trong tương lai. Sau 20 tháng, nhà máy Z189 đã hoàn tất việc đóng mới tàu DN 2000 đáp ứng mọi tiêu chuẩn kỹ thuật theo đúng yêu cầu với sự giám sát của chuyên gia nước ngoài.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu CSB 8001 chuẩn bị hạ thủy.

Được thiết kế để hoạt động ổn định ở điều kiện sóng gió cấp 9, có thể kéo các tàu khác có độ choán nước hàng ngàn tấn trên biển, DN 2000 là tàu Cảnh sát biển cỡ lớn đầu tiên được đóng mới hoàn toàn tại Việt Nam (lượng choán nước tối đa đạt 2.100 tấn).

Tàu dài 90m, rộng 14m và độ cao mạn tàu là 7m. Khi hoạt động trên biển, DN 2000 có thể đạt tốc độ hải trình tối đa tới 21 hải lý/giờ và tầm hoạt động đạt 5.000 hải lý, khi chạy ở vận tốc 15 hải lý/giờ.

Tầm kiểm soát và hoạt động của tàu còn được nâng cao nhờ việc mang theo một máy bay trực thăng hải quân Ka-28 (Nga) và các trang bị đi kèm.

Trả lời phóng viên Báo QĐND Online, Đại úy Nguyễn Đức Tuyên, Thuyền trưởng tàu CBS 8001, cho biết, anh và kíp thủy thủ đoàn đã sẵn sàng cho việc tiếp thu và làm chủ tàu CSB 8001.

Sau khi hạ thủy, kíp thủy thủ đoàn CSB 8001 sẽ tiếp tục công tác huấn luyện làm chủ tàu với các chuyên gia Hà Lan để sẵn sàng cho tàu hoạt động chính thức trong thời gian ngắn.

Dự kiến, tàu CBS 8001 sẽ tiếp tục giai đoạn chạy thử và hiệu chỉnh tới hết tháng 12-2012 và hoạt động chính thức từ quý 1 năm 2013.

Hình ảnh về tàu CBS 8001 :

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com



Thứ Tư, 18 tháng 7, 2012

>> Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo của CS Biển Việt Nam

Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng chuyên trách của nhà nước thực hiện chức năng quản lý về an ninh trật tự an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật của Việt Nam và Điều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

>> Cảnh sát biển Việt Nam trang bị hiện đại
>> Tiềm lực đóng tàu chiến của Việt Nam



http://nghiadx.blogspot.com
Những người chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam.


Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài 3.260km và vùng thềm lục địa rộng gần 1 triệu Km2 bao gồm hơn 3.000 hòn đảo, trong đó có hai quần đảo lớn Hoàng Sa – Trường Sa. Biển Việt Nam cũng có giá trị kinh tế rất cao, là nguồn sống của 4 triệu ngư dân (có 1,3 triệu ngư dân đánh bắt xa bờ) ở 28 tỉnh thành trong cả nước.

Đảng và Nhà nước ta đã sớm nhận ra tầm quan trọng của kinh tế biển và các vấn đề phức tạp trong công tác bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, bảo vệ tài nguyên biển quốc gia. Năm 1998, Chính phủ quyết định thành lập lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam để thực thi pháp luật trên biển.

Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng chuyên trách của nhà nước thực hiện chức năng quản lý về an ninh trật tự an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật của Việt Nam và Điều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên (Điều 1, Pháp lệnh Cảnh sát biển Việt Nam).

Lực lượng cảnh sát biển ra đời, đòi hỏi cần có kiểu trang phục phù hợp với nhiệm vụ. Ngày 5/8/1998, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định về kiểu mẫu, màu sắc và quy định sử dụng quân phục, biểu tên đơn vị, quân kỷ của Cảnh sát biển Việt Nam.

Cơ bản, cảnh sát biển dùng bộ quân phục thường dùng và dã chiến như sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ Lục quân nhưng có khác về màu sắc.

Cụ thể, quân phục đông thì áo ngoài có màu xanh dương, áo sơ mi mặc trong màu xanh hòa bình nhạt, quần màu xanh dương. Quân phục hè có áo màu xanh hòa bình nhạt, quần xanh dương.

Về quân phục nghiệp vụ, hạ sĩ quan – chiến sĩ đi giày da đen, mang thắt lưng to có dây choàng vai, phù hiệu gắn trên cánh tay áo bên trái.

Về mũ, cảnh sát biển dùng kiểu mũ giống với sĩ quan Lục quân nhưng khác về màu (vành mũ có màu xanh hòa bình, thành mũ màu xanh dương). Nhưng đặc biệt nhất, cảnh sát biển có thêm mũ bere dệt định hình màu tím than, trước có ô đê đeo quân hiệu.

Thắt lưng to có dây đeo qua vai màu trắng, phía trước có khóa trắng gắn hình mỏ neo và chữ CSB màu đen, giày đen thấp cổ, có chun cơ động khi tháo ra.

Trang bị của cảnh sát biển

Để lực lượng cảnh sát biển có thể thực hiện tốt nhiệm vụ: kiểm tra, kiểm soát để bảo vệ chủ quyền, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn; bảo vệ tài nguyên biển, phòng chống ô nhiễm môi trường; phát hiện ngăn chặn, đấu tranh các hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam.

Trong những năm qua, chính phủ đã quan tâm và tiến hành đầu tư đóng nhiều loại tàu tuần tra, mua sắm trang thiết bị hiện đại cho cảnh sát biển.

Hiện nay, trong biên chế của cảnh sát biển có nhiều tàu tuần tra TT-120, tàu TT-200 và tàu TT-400 với lượng giãn nước lần lượt là 120, 200 và 400 tấn. Đây đều là loại tàu cao tốc vỏ thép, tính tự động hóa cao, lắp đặt nhiều thiết bị điện tử hiện đại, có khả năng chịu sóng gió cấp 8-10. Các tàu thường được vũ trang tháp pháo cỡ nòng nhỏ để phòng vệ khi cần.

Đặc biệt, những tàu này đều do Viện kỹ thuật Hải quân thiết kế và xí nghiệp đóng tàu Hồng Hà sản xuất trong nước.


http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu tuần tra cao tốc TT-200 của Cảnh sát biển Việt Nam.

Để đáp ứng nhiệm tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn ngư dân gặp nạn trên biển, Cảnh sát biển còn được trang bị thêm 4 tàu kéo cứu hộ (CSB 9001, 9002, 9003, 9004) do Tập đoàn Damen Hà Lan thiết kế, công ty Sông Thu sản xuất trong nước. Tàu kéo này có lượng giãn nước 1.400 tấn, dài 52,4m, rộng 12m. Tàu hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, sóng to gió lớn, thời gian 30 ngày đêm.

Tàu còn trang bị tổ hợp máy bơm cứu hộ để chữa cháy khi cần. Thông quan cửa thông biển riêng, tổ hợp sẽ cung cấp nước cứu hỏ, bọt Foam chống cháy ra 2 súng phun đặt trên nóc cabin có thể đạt tầm xa 75m.

Trong tương lai gần, đội tàu Cảnh sát biển sẽ có thêm tàu hiện đại DN 2000 do Tập đoàn Damen Hà Lan thiết kế, doanh nghiệp đóng tàu Việt Nam thực hiện. Tàu DN-2000 có thể thực hiện vai trò cứu hộ cứu kéo tàu bị nạn, chuyển quân, chi viện hậu cần cho các lực lượng khác trên biển đảo. DN 2000 còn được thiết kế một sân đỗ trực thăng ở đuôi tàu.

Cảnh sát biển Việt Nam cũng được trang bị 3 máy bay tuần thám biển C-212-400 do Tập đoàn CASA Tây Ban Nha thiết kế sản xuất.

Máy bay C212-400 trang bị hai động cơ tuốc bin cánh quạt TPE-331-12JR cho phép đạt tốc độ tối đa 360km/h, trần bay 3.300m, có khả năng cất cánh đường băng ngắn (khoảng 395m). Theo thiết kế của nhà sản xuất, C212-400 có thể mang súng máy và rocket để tham gia tấn công trên biển.


Cảnh sát biển Việt Nam bảo vệ chủ quyền, chống buôn lậu, cứu hộ cứu nạn trên biển. Nguồn: Youtube

Hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam

Phải quản lý vùng biển và thềm lục địa rộng lớn, nhiệm vụ của Cảnh sát biển Việt Nam hết sức nặng nề. Cảnh sát biển phải vừa thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát bảo vệ chủ quyền, vừa chống buôn lậu trên biển, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn…

Trong vai trò bảo vệ chủ quyền biển đảo tổ quốc, những năm qua cảnh sát biển đã thường xuyên tiến hành chuyến tuần tra kiểm soát trên vùng biển Việt Nam, kiên quyết xử lý các hành động vi phạm chủ quyền của tàu nước ngoài.

Đặc biệt, gần đây, các hoạt động vi phạm lãnh hải ngày càng gia tăng, nhiệm vụ của cảnh sát biển càng thêm nặng, phải thường xuyên túc trực, sẵn sàng nhổ neo tiến ra biển bảo vệ ngư dân, bảo vệ biển. Cảnh sát biển cũng phối hợp chặt chẽ với hải quân cùng thực hiện nhiệm vụ bảo chủ quyền tổ quốc, đặc biệt ở khu vực đang xảy ra các tranh chấp gay gắt những năm gần đây.

Một nhiệm vụ không kém phần quan trọng khác mà cảnh sát biển phải tham gia đấu tranh, chống buôn lậu (buôn ma túy) bằng đường biển. Những năm qua, cảnh sát biển đã tiến hành kiểm tra xử lý hàng nghìn tàu thuyền vi phạm, phá thành công hơn 100 chuyên án lớn.

Tháng 5/2008, cảnh sát biển đã phối hợp với công an và hải quan bắt chuyến tàu chở 8,8 tấn nhựa cần sa – đây có thể nói là vụ vận chuyển ma túy vào Việt Nam lớn nhất từ trước tới nay.

Bên canh nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự trên biển, cảnh sát biển cũng là lực lượng nòng cốt làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển khi có tình huống khẩn cấp xảy ra. Những năm qua, cảnh sát biển đã cứu được hàng trăm ngư dân Việt Nam (và nước ngoài) cùng phương tiện tàu cá gặp nạn.

Với bà con ngư dân, cảnh sát biển cũng “kiêm nhiệm” tuyên truyền vận động ngư dân nắm vững pháp luật, tôn trọng điều ước quốc tế để từ đó nâng cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh chống sự xâm phạm lãnh hải của nước ngoài.

“Những năm tới, tình hình trên biển Đông vẫn còn diễn biến rất phức tạp. Vì vậy, cần tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam. Trong đó, cảnh sát biển là nòng cốt, cần tập trung vào một số nội dung chính như xây dựng đội ngũ, cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên có bản lĩnh chính trị vững vàng; có trình độ chuyên môn giỏi, phẩm chất đạo đức tốt, tuyệt đối trung thành với Đảng và Tổ quốc, Nhân dân; sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ trên giao, xử lý tốt các tình huống trên biển để đáp ứng cả nhiệm vụ trong nước và quốc tế”, Chuẩn Đô đốc Phạm Đức Lĩnh, Cục trưởng Cảnh sát biển nói.

(Nguồn :: BDV )

Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012

>> Tàu lớn nhất của cảnh sát biển Việt Nam sắp hạ thủy

Tàu hiện đại, lớn nhất của lực lượng cảnh sát biển đang được hoàn thiện tại nhà máy Z189 (Bộ Quốc phòng). Dự kiến cuối năm nay, tàu sẽ hoạt động trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam.


>> Cảnh sát biển Việt Nam trang bị hiện đại



http://nghiadx.blogspot.com
Được đóng tại nhà máy Z189 (Bộ Quốc phòng), tàu lớn nhất của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam đang bước vào giai đoạn hoàn thiện. Đây là loại tàu tìm kiếm cứu nạn đa năng, với đội thuyền viên 70 người.

http://nghiadx.blogspot.com
Con tàu có lượng giãn nước 2.200 tấn, hoạt động trong mọi điều kiện sóng gió với thời gian 60 ngày đêm liên tục. Tốc độ tối đa 21 hải lý mỗi giờ. Dự kiến, sau khi hạ thủy vào tháng 7 tới, đến cuối năm, tàu sẽ được bàn giao. Tàu được thiết kế theo tiêu chuẩn châu Âu, phía sau có sân đỗ trực thăng.

http://nghiadx.blogspot.com
Con tàu sẽ mang tên tàu Cảnh sát biển 8001.

http://nghiadx.blogspot.com
Một trong những phần vất vả nhất khi thi công là đi đường dây điện cho toàn bộ con tàu. Tổng chiều dài dây điện của tàu 8001 là khoảng 110 km.
http://nghiadx.blogspot.com
Các khoang rất rộng rãi với tường cách âm, cách nhiệt.

http://nghiadx.blogspot.com
Khu vực khoang điều khiển.

http://nghiadx.blogspot.com
Trung trướng Phạm Đức Lĩnh, Cục trưởng Cảnh sát biển (ngoài cùng bên phải) đi kiểm tra tiến độ.<
http://nghiadx.blogspot.com
Các công nhân đang hoàn thiện những công đoạn cuối.

http://nghiadx.blogspot.com
Tiếp quản con tàu vào cuối năm, lực lượng Cảnh sát biển sẽ có thêm điều kiện quản lý, bảo vệ và thực thi pháp luật trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam.

Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2012

>> Cảnh sát biển Việt Nam trang bị hiện đại

Trong những năm qua, để đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn trên vùng biển và thềm lục địa, Cảnh sát biển đã được chú trọng đầu tư mua mới nhiều tàu tuần tra và máy bay.

Cảnh sát biển là lực lượng chuyên trách của Nhà nước, có chức năng quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật của Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia trên các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam.

Đồng thời, Cảnh sát biển Việt Nam có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát để bảo vệ chủ quyền, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn; bảo vệ tài nguyên, phòng chống ô nhiễm môi trường; phát hiện ngăn chặn, đấu tranh các hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam.

Cảnh sát biễn cũng tham gia hoạt động tợp tác quốc tế để giữ gìn an ninh, trật tự, hòa bình và ổn định trên các vùng biển. Thu thập, tiếp nhận thông tin, xử lý kịp thời và thông báo cho cơ quan chức năng có liên quan theo quy định của pháp luật; tham gia tìm kiếm cứu nạn, khắc phục sự cố trên biển và thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường.

Tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân hoạt động trên biển, phối hợp với các lực lượng khác bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng, tài sản của người dân và phương tiện hoạt động hợp pháp trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam.

Hiện nay, cảnh sát biển được trang bị các loại tàu hiện đại như: Tàu K206, tàu DN–2000, tàu TT-200, tàu kéo cứu nạn 3500 CV, tàu tuần tiễu cao tốc 120 và 400, máy bay CaSa 212-400, thiết bị tuần thám MS 600, radar các loại cùng các thiết bị trinh sát, phòng chống tội phạm ma túy và các trang, thiết bị nghiệp vụ khác.

Dưới đây là một số số hình ảnh về các loại tàu hiện đại mà Cảnh sát biển Việt Nam được trang bị:



http://nghiadx.blogspot.com
Tàu cảnh sát biển đa năng DN 2000 là dạng tàu có thiết kế tiên tiến, hiện đại đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn Quốc tế. Tàu có chức năng và nhiệm vụ là tuần tra bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thực thi pháp luật trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam. 

Tìm kiếm cứu nạn trên vùng biển Việt Nam và quốc tế khi có yêu cầu, cứu kéo các tàu bị nạn có lượng dãn nước đến 2200 tấn. Chuyển quân, chi viện hậu cần cho các lực lượng hoạt động trên biển, đảo, thực hiện các nhiệm vụ khác khi được giao.

Tàu hoạt động trong các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam với tầm hoạt động không hạn chế, tàu hoạt động được trong điều kiện gió cấp 12, thời gian hoạt động liên tục trên biển là 40 ngày đêm, tầm hoạt động là 5000 hải lý.

Tàu tuần tiêu cao tốc TT-200 là dạng tàu cao tốc vỏ thép do Viện kỹ thuật Hải quân hiết kế. Tàu hoạt động được trong điều kiện sóng cấp 7 và 8, có thể chịu được cấp 9, tầm hoạt động là 1800 hải lý.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu kéo cứu nạn 3500 CV được trang bị một tổ hợp máy bơm cứu hộ được lắp đặt trong khoang máy chính.

Thông qua một cửa thông biển riêng, tổ hợp cung cấp nươc cứu hoả, bọt Foam chống cháy ra 2 súng phun đặt trên nóc ca bin Đường kính họng phun D= 90 mm, tầm phun xa nhất ở góc nghiêng 45 độ với lưu lượng 350 m3 /giờ súng phun có thể đạt tầm xa đến 75 m

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu tuần tiễu cao tốc TT 120 có chức năng tuần tra bảo vệ chủ quyền và an ninh trật tự vùng biển Việt Nam, kiểm soát và ngăn chặn các loại tàu thuyền vi phạm các qui định của Nhà nước về Hải quan, đánh bắt hải sản, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường trong hải phận Việt Nam.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu tuần tiễu cao tốc TT 400 là tàu cao tốc vỏ thép, đây là dạng tàu có tính năng kỹ thuật cao, trang thiết bị hiện đại. Khả năng tự động hoá, tích hợp các thiết bị trên tàu đồng bộ và chịu được sóng đến cấp 10.

http://nghiadx.blogspot.com
Casa 212-400 là máy bay cất hạ cánh ngắn hiện đại được thiết kế cho nhiệm vụ vận tải, tuần tra trinh sát biển. Máy bay trang bị 2 động cơ cánh quạt TPE331-12JR-701C 935 mã lực cho phép đạt tốc độ 370km/h, tầm bay gần 2.000kg. Casa 212 có khả năng mang 500kg vũ khí trên hai giá treo cánh

Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

>> Casa-212 : Máy bay tuần thám đầu tiên của Việt Nam

Trung đoàn bay 918 (Quân chủng Phòng không - Không quân) chuẩn bị tiếp nhận và trang bị cho lực lượng cảnh sát biển máy bay Casa-212 - loại máy bay tuần thám chuyên dụng hiện đại.





http://nghiadx.blogspot.com
Các phi công của Trung đoàn 918 bay chuyển loại máy bay Casa- 212 tại Tây Ban Nha.

Trung đoàn bay 918 (Quân chủng Phòng không - Không quân) chuẩn bị tiếp nhận và trang bị cho lực lượng cảnh sát biển máy bay Casa-212 - loại máy bay tuần thám chuyên dụng hiện đại.

Trong tiếng gầm của động cơ máy bay huấn luyện tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội), Đại tá Hoàng Văn Tiến, Chính ủy Trung đoàn bay 918 cho biết, máy bay Casa-212, loại máy bay vận tải hạng nhẹ đa mục đích đầu tiên, sắp tới Việt Nam. Trung đoàn 918 đang dồn sức hoàn tất những công việc chuẩn bị cuối cùng.

Đại tá Tiến chia sẻ, để thực hiện nhiệm vụ mới này, trung đoàn đã “khởi động” cách đây 2 năm. Việc chuyển sang khai thác và sử dụng một hệ vũ khí, khí tài hoàn toàn mới (bởi từ trước đến nay đơn vị chủ yếu khai thác và sử dụng loại khí tài của Nga và các nước Đông Âu) được họ chuẩn bị kỹ càng.

Xác định ngoại ngữ là chìa khóa mở ra những thành công trong việc thực hiện nhiệm vụ khai thác và sử dụng khí tài mới, đơn vị đã chủ động đào tạo tiếng Anh chuyên ngành hàng không cho cán bộ chiến sĩ ở trình độ cao.

Từ năm 2011 đến quý 1 năm 2012, đơn vị đã tổ chức 3 đoàn công tác (60 lượt cán bộ) chuyển loại và kiểm tra khí tài tại Tây Ban Nha và Thụy Điển trước khi chuyển máy bay về nước.

Đoàn cán bộ đi chuyển loại kỹ thuật đến Thụy Điển vào đúng thời điểm lạnh giá của Châu Âu. Đại úy Phạm Trọng Huấn, trợ lý Vô tuyến điện tử của Trung đoàn cho biết, trong thời gian gần một tháng huấn luyện chuyển loại, vấn đề khó khăn nhất là việc phải vật lộn với nhiệt độ thường xuyên ở mức -20 độ C.

"Nhiều người khi ở xưởng học tập trở về thấy áo thấm máu mà không biết bị chảy máu cam từ bao giờ, cảm giác gần như bị tê liệt. Song ai cũng cố gắng vượt lên tranh thủ lĩnh hội kiến thức mọi nơi, mọi lúc", đại úy Huấn nói.

Với 3 lớp chuyên ngành kỹ thuật máy bay động cơ, thiết bị hàng không, vô tuyến điện tử, các học viên đã hoàn thành chương trình chuyển loại lý thuyết. Đối với các phi công, họ đã hoàn thành chuyển loại lý thuyết và chuẩn bị mặt đất, thực hành bay với các khoa mục: Bay tại sân, bay biển và bay đêm…

Năm phi công nhiều kinh nghiệm được lựa chọn đi học chuyển loại tại Tây Ban Nha sẽ là lực lượng nòng cốt của Phi đội 4 - Phi đội cảnh sát biển đầu tiên của Trung đoàn 918 và cũng là đầu tiên của Việt Nam.

Hiện tại Trung đoàn cũng đang tích cực triển khai phối hợp với lực lượng cảnh sát biển để xây dựng nhà che máy bay, nâng cấp xưởng bảo dưỡng, kho tiếp nhận khí tài và kho chứa xe chuyên dụng phục vụ máy bay. Các yếu tố ảnh hưởng đến thiết bị điện tử của khí tài đều đã được tính đến, tất cả đã sẵn sàng.

Casa – 212 hoạt động được với tần suất cao cả trong điều kiện ban ngày và ban đêm. Casa - 212 có sải cánh 20,2m, tổng chiều dài 16,1m, chiều cao 6,5m. Tốc độ hành trình tối đa đạt 375km/h, tốc độ bổ nhào 470km/h. Tải trọng cất cánh tối đa đạt 8,1 tấn.

http://nghiadx.blogspot.com
Các kỹ sư của Trung đoàn 918 và cán bộ của lực lượng Cảnh sát biển học tập chuyển giao công nghệ kỹ thuật.

Máy bay được trang bị 2 động cơ Tuabin đẩy. Khí tài này có nhiều đặc điểm tính năng kỹ thuật cực kỳ ưu việt như có thể bay ở độ cao cực thấp trên mặt biển, tính an toàn cao, có khả năng hoạt động liên tục trên biển trong vòng 7 giờ.

Máy bay được trang bị tiện nghi đảm bảo cho phi hành đoàn gồm 2 ngưới lái. Các cần điều khiển và dụng cụ bố trí để cho thành viên nào cũng vận hành được. Máy bay sẽ bay và điều khiển được từ bất kể ghế nào của phi công.

Nó còn có một ghế phụ trên sàn cho một thành viên phi hành đoàn thứ 3. Cửa kính chắn gió rộng và bảo đảm tầm nhìn bao quát cho cả hai phi công ở mọi tư thế bay. Các núm điều khiển bay chính được lắp cho mỗi phi công. Khoang lái được trang bị tấm nhựa tự dập cháy.

Đặc biệt, loại máy bay này còn được trang bị hệ thống tuần thám SSC- MSS -6000, đây là hệ thống tuần thám biển do Tập đoàn không gian Thụy Điển nghiên cứu và chế tạo với mục đích bảo vệ môi trường.

Kiểm soát sự cố tràn dầu, vẽ bản đồ, giám sát băng trôi… là những chức năng trọng tâm của hệ thống. Khi thiết kế cho Việt Nam, hệ thống tuần thám đã được cải tiến và có thêm một số chức năng như: giám sát tàu cá, tuần tra biên giới, bảo vệ môi trường và cứu hộ cứu nạn…

Phát hiện sự cố tràn dầu, giám sát mục tiêu (tàu cá)… được thực hiện trên khu vực rộng (mức độ bao phủ rộng tối đa 80 dặm vuông) sau đó các hệ thống sẽ quay chụp hình ảnh với độ chính xác cao và truyền về trung tâm theo 3 cách:

Truyền qua vệ tinh, qua radio và hệ thống di động, đặc biệt có thể phát trực tiếp thông tin về sở chỉ huy trung đoàn.

Máy bay còn được trang bị hệ thống kính nhìn đêm nhằm cung cấp diễn biến hoạt động của tàu thuyền về đêm. Tuần tra tìm kiếm các điểm bị nghi ngờ. Quay phim hoặc chụp ảnh những đối tượng vi phạm.

Với chức năng phát hiện và kiểm soát sự cố tràn dầu, khu vực dầu bao phủ có thể được đo đạc chính xác trên ảnh SLAR.

Không chỉ có vậy, khu vực dầu dày hơn có thể được đo trên ảnh hồng ngoại tạo điều kiện cho sự đánh giá chuẩn xác về lượng dầu trên mặt biển. Phim và hình ảnh được chú thích kèm với những thông tin ngày, tháng và kinh, vĩ độ.

Casa- 212 cũng là một công cụ lý tưởng để tuần tra biên giới và tìm kiếm cứu nạn.

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011

>> Hạ thủy tàu Cảnh sát biển Việt Nam CSB 9003



Ngày 18/7 tại Đà Nẵng, Công ty Sông Thu (Bộ Quốc phòng) đã bàn giao và hạ thủy thành công tàu kéo cứu hộ mang số hiệu CSB 9003 cho Cục Cảnh sát Biển Việt Nam.

Tàu CSB 9003 do Tập đoàn Damen-Hà Lan thiết kế. Đây là con tàu thứ 3 do Công ty Sông Thu đóng (trước đó là tàu CBS 9002 và CBS 9002), có công suất 3.500 CV, dài 52,4m, rộng 12m, chiều cao mạn 5,5m, lượng giãn nước 1.400 tấn.

Theo thiết kế, tàu có thể hoạt động ở mọi điều kiện thời tiết, mọi cấp sóng với thời gian hoạt động liên tục 30 ngày đêm trên biển.



Tàu Cảnh sát biển Việt Nam CSB 9003. Ảnh: baodanang


Việc đóng mới và cung cấp các tàu kéo cứu hộ công suất lớn cho lực lượng Cảnh sát Biển nhằm đáp ứng yêu cầu tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn ngư dân; tuần tra, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.

Dự kiến vào năm 2012, Công ty Sông Thu sẽ tiếp tục bàn giao tàu kéo cứu nạn khác mang số hiệu CBS 9004 cho cảnh sát biển Việt Nam.

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang