Biến điểm yếu thành sức mạnh, lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh... nghệ thuật quân sự Việt Nam là cả một kho tàng kiến thức không chỉ cho hôm này và cả mai sau. >> SIGMA về biển Đông - Lỗ hổng phòng không được khắc phục toàn diện Quốc công tiết chế Hưng Đạo đại vương chính là người đầu tiên đưa sách lược chiến tranh nhân dân của Việt Nam lên tầm nghệ thuật quân sự. Đó là nhận định của trang mạng Fraza (Nga) trong bài viết có tiêu đề: “Công thức Việt Nam: Làm thế nào để biến điểm yếu thành sức mạnh”. Bài viết đã ca ngợi nghệ thuật quân sự Việt Nam, dưới đây là nội dung chính của bài viết: Lịch sử chiến tranh giữa quân đội Mỹ và nhân dân Việt Nam là cả một kho tàng để nghiên cứu, phân tích một cách chi tiết về chiến thuật và chiến lược. Nhưng điều gây tò mò hơn cả là tôi muốn quay trở lại các sự kiện lịch sử xa xôi của Việt Nam nhấn mạnh các nguồn gốc sâu xa hơn về chiến lược quân sự Việt Nam làm thế nào để đối đầu với các thế lực thù địch từ bên ngoài. Chiến lược quốc phòng của Việt Nam luôn có khái niệm sử dụng lực lượng tại chỗ để đối phó và tiêu hao sinh lực địch, quân chủ lực chỉ được sử dụng trong những thời điểm quyết định để tạo nên chiến thắng. Đặc tính quan trọng của nghệ thuật quân sự Việt Nam là khả năng cơ động cao, tấn công bất ngờ khiến đối phương không kịp đối phó. Khả năng cơ động của các lực lượng quân sự Việt Nam được thực hiện thông qua các đường hầm như một phương tiện thông tin liên lạc chiến thuật đặc biệt trên chiến trường, đặc biệt là những con đường mòn ẩn dưới những tán rừng rậm rạp. Trong trường hợp này gần như toàn bộ người dân đã tham gia vào lực lượng chống kẻ thù bằng chiến tranh du kích hay còn gọi là thế trận chiến tranh nhân dân. Nghệ thuật chiến tranh nhân dân của Việt Nam, chí ít đã hoàn thiện từ thời điểm Đại Việt chống giặc Nguyên - Mông xâm lược. Tác giả của nghệ thuật chiến tranh nhân dân Viêt Nam chính là Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo. Ông vừa là nhà quân sự tài ba vừa là nhà văn xuất chúng với rất nhiều tác phẩm nổi tiếng về nghệ thuật chiến tranh, trong đó nổi tiếng nhất là cuốn Binh thư yếu lược trong đó đặt ra 3 vấn đề tối quan trọng đối với người lãnh đạo quân đội: - Hỗ trợ, tăng cường mối đoàn kết với nhân dân - Duy trì chiến tranh du kích để làm suy yếu kẻ thù - Sử dụng lực lượng chính quy vào những thời điểm quyết định để giành thắng lợi cuối cùng. Dựa vào lực lượng tại chỗ để tiêu hao sinh lực địch, nghệ thuật chiến tranh du kích của Việt Nam luôn khiến binh lính Mỹ phải "sống trong sợ hãi". Ảnh tư liệu. Đầu thế kỷ 13, dưới sự lãnh đạo của Thành Cát Tư Hãn, Mông Cổ trở nên hùng mạnh và bắt đầu chinh phạt khu vực. Sau khi đánh bại các nước Tây Hạ, Đại Lý, quân Mông Cổ muốn đánh chiếm Đại Việt để tạo thế gọng kìm bao vây Nam Tống. Năm 1258, Mông Cổ huy động 3 vạn quân cùng 1,5 vạn quân của Đại Lý (tỉnh Vân Nam Trung Quốc ngày nay) tấn công Đại Việt. Trước sức mạnh hùng hậu của quân Mông, Trần Hưng Đạo đã hiến kế cho vua Trần Thái Tông rút khỏi Thăng Long thực hiện chiến lược “vườn không nhà trống” để làm giảm nhuệ khí của quân giặc. Quân Mông Cổ chiếm được Thăng Long rơi vào thế “vườn không nhà trống” và bị gặp khó khăn về lương thực, nhuệ khí của binh lính cũng giảm đi nhiều vì không chạm trán được với đối thủ. 10 ngày ở trong kinh thành Thăng Long trống trải chưa biết phải làm gì thì quân nhà Trần phản công, quân Mông Cổ nhanh chóng bị đánh bại. Đến năm 1285, Hoàng đế nhà Nguyên lúc đó là Hốt Tất Liệt tiếp tục ra lệnh chinh phạt Đại Việt với quân số đông hơn, chuẩn bị tốt hơn nhưng một lần nữa quân Nguyên bị đánh bại dưới sự chỉ huy tài tình của Trần Hưng Đạo. Đến năm 1288 quân Nguyên tiếp tục tấn công Đại Việt lần thứ 3 và cũng bị đánh bại. Lực lượng chủ lực sẽ được sử dụng vào những thời điểm thích hợp để giành thắng lợi cuối cùng. Ảnh tư liệu. Có một điểm chung trong 3 lần đánh bại quân Nguyên - Mông dưới sự chỉ huy của Trần Hưng Đạo là ông không chạm trán trực tiếp với kẻ thù bằng những trận đánh quy ước. Những lần chạm trán đầu tiên với quân Nguyên - Mông của quân đội nhà Trần đều không thành công. Trần Hưng Đạo đã nhận thấy điểm mạnh của quân Nguyên - Mông là tài cưỡi ngựa và bắn cung rất giỏi cùng với việc được trang bị áo giáp kim loại (đồng). Ông đã lựa chọn chiến thuật chiến tranh du kích , xây dựng các lực lượng kháng cự ngay tại những nơi bị quân Nguyên - Mông chiếm đóng. Các nhóm du kích sau đó sẽ kết hợp với nhau để tạo thành một lực lượng lớn hơn và họ thường xuyên duy trì liên lạc với các viên tướng dưới quyền Trần Hưng Đạo thông qua một hệ thống thông tin liên lạc bí mật. Điều kiện địa lý Việt Nam nhiều sông ngòi, đồi núi đã làm hạn chế khả năng của binh lính Mông Cổ vốn quen thuộc với những thảo nguyên rộng lớn. Dưới sự chỉ huy của Trần Hưng Đạo các nhóm du kích liên tục thực hiện những cuộc tập kích bất ngờ vào các nhóm quân Nguyên - Mông tiêu hao sinh lực của chúng rồi nhanh chóng biến mất vào những cánh rừng rậm rạp. Một sự tài tình khác của Trần Hưng Đạo để làm nên chiến thắng đó là xây dựng mạng lưới tình báo. Mọi hoạt động của quân Nguyên - Mông đều được theo dõi và giám sát từ xa. Trần Hưng Đạo luôn có thông tin khá chính xác và đầy đủ về đối phương. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân luôn là chìa khóa thành công để Việt Nam bảo vệ sự toàn vẹn chủ quyền quốc gia trong suốt nhiều thế kỷ qua. Cuối cùng đó là đánh vào điểm yếu của đối phương, với quân Nguyên - Mông lương thực luôn là điểm yếu của họ. Trong 3 lần tiến đánh Đại Việt, đội quân Nguyên - Mông đều bị Trần Hưng Đạo đánh vào điểm yếu lương thực và cuối cùng phải chịu thất bại. Nghệ thuật quân sự Việt Nam ví như một con suối quanh co chảy qua các sườn núi tìm kiếm sự linh hoạt để đạt được kết quả cuối cùng. Sử dụng chính sức mạnh của kẻ thù và giữ nó trong sự yếu đuối, chờ đợi thời điểm thích hợp. Các nhà lãnh đạo quân sự Việt Nam luôn tìm cách che giấu lực lượng chủ lực của mình chờ đợi thời điểm thích hợp để tung ra trận đánh bất ngờ và quyết định để dành thắng lợi cuối cùng. Lực lượng quân sự Việt Nam được ví như một con rắn nước, di chuyển một cách nhẹ nhàng và khéo léo dọc theo bờ sông, bất ngờ tung đòn tấn công đối phương sau khi vượt qua những cạm bẫy của chính mình. Sự tương đồng của các chiến thuật này có thể tìm thấy trong các môn võ truyền thống của Việt Nam và trong cuộc sống hàng ngày. Ngay cả nền ngoại giao Viêt Nam cũng được vận dụng một cách khéo léo dựa theo nghệ thuật quân sự mà Trần Hưng Đạo đã khai sáng gần một thiên niên kỷ trước. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bộ quốc phòng Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bộ quốc phòng Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013
Công thức giành chiến thắng quân sự của Việt Nam dưới góc nhìn của người Nga
Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013
>> 'Chính sách của Việt Nam được cả thế giới ủng hộ'
Ngày 1/6, theo Đặc phái viên TTXVN, sau lễ khai mạc Hội nghị An ninh châu Á (còn gọi là Đối thoại Shangri-La) lần thứ 12 tại Singapore, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng tháp tùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự đối thoại đã trả lời phỏng vấn báo chí. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Shangri-La.
Thượng tướng trả lời về bối cảnh, ý nghĩa của Đối thoại Shangri-La cũng như quan điểm của Việt Nam về đảm bảo hòa bình, ổn định, phát triển ở khu vực và thế giới.
- Xin Thứ trưởng cho biết bối cảnh diễn ra Đối thoại Shangri-La lần thứ 12? Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Đối thoại Shangri-La (SLD) là diễn đàn đối thoại an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ra đời cách đây hơn 10 năm, dần dần trở thành diễn đàn rất có uy tín không chỉ khu vực mà cả trên thế giới về an ninh. Cho đến năm nay, SLD đã tổ chức được năm thứ 12. SLD năm nay diễn ra trong bối cảnh châu Á-Thái Bình Dương trở thành tâm điểm của thế giới, trở thành trọng điểm của các nước lớn, cũng là khu vực phát triển nhanh nhất thế giới. Trong bối cảnh chung như vậy, trong tương lai phát triển tốt đẹp của khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng nảy sinh thách thức do cọ xát lợi ích chiến lược của nhiều quốc gia, bối cảnh đặt ra vấn đề nếu giữ được hòa bình, ổn định thì đây sẽ là khu vực phát triển, nhưng ngược lại, nếu khu vực này mất ổn định, hay để cho các thách thức, vấn đề của khu vực phát triển trở thành một nguy cơ không chỉ đe dọa các quốc gia trong khu vực, châu Á, mà còn cả các quốc gia khác trên thế giới, kể cả châu Mỹ và châu Âu. An ninh phi truyền thống, hạt nhân, an ninh biển là những vấn đề đang diễn ra trong thực tế. Bên cạnh sự hợp tác phát triển tương lai tốt đẹp thì vẫn tiềm ẩn những thách thức, nguy cơ đe dọa sự ổn định. Chính vì vậy, các chính khách, học giả, nhà quân sự, an ninh trên thế giới tập trung về đây với sự kỳ vọng lớn, quan tâm vào hai vấn đề lớn, đó là xác định những thách thức khu vực đang đối mặt và họ muốn được biết liệu có những giải pháp gì mang tính chiến lược, khu vực, thậm chí là toàn cầu để cùng nhau bảo đảm hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển, đồng thời đẩy lùi các nguy cơ mà chúng ta đã thấy. Đây cũng là lý do quan chức các nước và giới học giả chờ đợi bài phát biểu của Thủ tướng nước ta Nguyễn Tấn Dũng. Đây là lần đầu tiên Thủ tướng Việt Nam phát biểu tại Đối thoại Shangri-La và cũng là lần đầu tiên giới quân sự quốc phòng toàn thế giới được nghe Thủ tướng nước ta nói về vấn đề an ninh quốc phòng. - Xin Thứ trưởng đánh giá ý nghĩa của SLD với khu vực và thế giới? Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Khi trong khu vực xuất hiện nguy cơ đe dọa an ninh, điều quan trọng đầu tiên là cần phải đối thoại, trong đó các bên đánh giá về tình hình an ninh khu vực, những thuận lợi, khó khăn, nguy cơ thách thức, tương lai phát triển. Đối thoại SLD qua 12 năm tổ chức đến nay đã đề cập trúng vấn đề khu vực của chúng ta, đó là mặt trái của sự phát triển là gì, mặt trái của thế giới hội nhập là gì, sự can dự của các nước lớn là gì, chỉ ra được để ngăn ngừa. Tất cả các thách thức về an ninh đều được đề cập tại diễn đàn minh bạch, thẳng thắn, nhưng với một tinh thần xây dựng. - Xin Thứ trưởng cho biết trọng tâm, điểm nhấn của bài phát biểu dẫn đề của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại khai mạc Đối thoại SLD? Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Kỳ vọng ở số đông của cả khu vực, thế giới là muốn nghe đánh giá chính xác, đúng mực về tình hình an ninh khu vực, cái gì thuận lợi, khó khăn. Quan trọng hơn là phương án, vấn đề, giải pháp mang tính chiến lược khu vực, toàn cầu, khả thi để cùng nhau đẩy lùi các nguy cơ, thách thức, vun đắp cho hòa bình phát triển. Với cách nhìn của nhà nghiên cứu quốc phòng, tôi thấy bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đáp ứng 2 yêu cầu lớn đó, trước hết nêu được nét chính của tình hình khu vực một cách khách quan, chân thành, thẳng thắn và có tính xây dựng. Phân tích bài phát biểu của Thủ tướng, tôi thấy bài phát biểu đó đã làm hài lòng các nhà chiến lược trên thế giới, nó chính xác, đúng mực, không bỏ sót vấn đề nào, không phóng đại vấn đề nào. Nhưng quan trọng hơn là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thay mặt đất nước ta đưa ra một thông điệp, lời kêu gọi chung tay xây dựng lòng tin chiến lược. Nếu có lòng tin chúng ta sẽ vượt qua tất cả, đấy là điểm nổi lên mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng muốn nhấn mạnh, từ đó Thủ tướng đưa ra giải pháp cụ thể, hãy đi đến hợp tác quốc tế, trên cơ sở cơ bản là luật pháp quốc tế, đó là giá trị của thời đại, chứ không chỉ là vấn đề mang tính pháp lý. Đó là cách đối xử bình đẳng giữa các quốc gia với nhau. Tôn trọng lợi ích của nhau, tôn trọng độc lập tự chủ của nhau. Tôi cảm nhận 2 ý kiến quan trọng đó của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được các đại biểu lắng nghe chăm chú. Chúng ta chờ đợi bình luận của các học giả, các nước trên thế giới, nhưng qua tiếp xúc sơ bộ, tôi cảm nhận được người ta cảm thấy rõ ràng là Thủ tướng đã nêu trúng vấn đề. Bên cạnh đánh giá chung về tình hình khu vực, đóng góp ý kiến, đề xuất giải pháp chiến lược đầy tính xây dựng đối với tình hình an ninh khu vực, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trình bày rõ ràng, ngắn gọn về chính sách quốc phòng của Việt Nam, qua đó một lần nữa khẳng định đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta chúng ta là độc lập tự chủ, là bạn, đối tác tin cậy với các quốc gia, tôn trọng lợi ích của các quốc gia, đóng góp cho hòa bình, ổn định, an ninh của khu vực. Đây là chính sách nhất quán của Nhà nước ta từ trước đến nay nhưng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu trong bối cảnh cụ thể, đưa ra những giải pháp rất cụ thể để thấy rằng chúng ta không chỉ nói mà sẽ làm hết sức mình để đóng góp cho hòa bình, ổn định, an ninh trong khu vực; đồng thời khẳng định làm hết sức mình để bảo vệ độc lập, tự chủ, toàn vẹn lãnh thổ đất nước ta. - Xin Thứ trưởng cho biết thêm về quyết định của Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc? Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: tại SLD-12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố Việt Nam quyết định tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc trong một số lĩnh vực mà Việt Nam có khả năng như công binh, quân y, quan sát viên quân sự. Việc này khẳng định, Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Việt Nam mặc dù còn nhiều khó khăn, bằng khả năng của mình sẵn sàng tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, đây là bước tiến mới trong quá trình hội nhập của đất nước chúng ta, thể hiện Việt Nam chủ động, tích cực tham gia vào các vấn đề quốc tế. Việt Nam đương nhiên lựa chọn khả năng, lực lượng tham gia phù hợp. Với kinh nghiệm của ta trong nhiều năm chiến tranh, cũng như xây dựng đất nước, tôi tin tưởng Việt Nam sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tuy nhiên, cần nói thêm rằng, việc này ta tham gia trên cơ sở luật pháp quốc tế, dưới ngọn cờ của Liên hợp quốc, nhưng việc tham gia ở đâu, lúc nào, lĩnh vực nào, bao nhiêu người tham gia, như thế nào là do ta quyết định. Đây là bước phát triển về hội nhập quốc tế của đất nước ta, trong đó có hội nhập quốc phòng an ninh. - Tại Đối thoại, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tái khẳng định chính sách quốc phòng Việt Nam vì hòa bình, tự vệ, không liên minh quân sự với nước nào, xin Thứ trưởng phân tích điểm này? Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Chính sách này của Việt Nam được cả thế giới quan tâm, đồng tình ủng hộ. Khẳng định Việt Nam trước sau như một chỉ mong muốn bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, đóng góp cho hoà bình, ổn định khu vực, thế giới, điều này phù hợp xu thế thời đại. Thời đại hiện nay tổ chức các liên minh quân sự, hoặc xây dựng căn cứ quân sự của nước này tại một nước khác không còn là xu thế phát triển. Chính sách của ta phù hợp xu thế hiện nay. Định hướng về quốc phòng an ninh của Việt Nam là bài học đúng rút từ nhiều năm bảo vệ Tổ quốc, lấy độc lập tự chủ để bảo vệ Tổ quốc, lấy sức mạnh của mình để bảo vệ mình. Đồng thời chúng ta mong muốn có sự ủng hộ của thế giới, sức mạnh của thời đại để bảo vệ Tổ quốc nhưng chúng ta khẳng định bảo vệ bằng tự lực là chính. - Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng (Nguồn : Vietnamplus) |
Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011
>> Hạ thủy tàu Cảnh sát biển Việt Nam CSB 9003
Ngày 18/7 tại Đà Nẵng, Công ty Sông Thu (Bộ Quốc phòng) đã bàn giao và hạ thủy thành công tàu kéo cứu hộ mang số hiệu CSB 9003 cho Cục Cảnh sát Biển Việt Nam. Tàu CSB 9003 do Tập đoàn Damen-Hà Lan thiết kế. Đây là con tàu thứ 3 do Công ty Sông Thu đóng (trước đó là tàu CBS 9002 và CBS 9002), có công suất 3.500 CV, dài 52,4m, rộng 12m, chiều cao mạn 5,5m, lượng giãn nước 1.400 tấn. Theo thiết kế, tàu có thể hoạt động ở mọi điều kiện thời tiết, mọi cấp sóng với thời gian hoạt động liên tục 30 ngày đêm trên biển. Tàu Cảnh sát biển Việt Nam CSB 9003. Ảnh: baodanang Việc đóng mới và cung cấp các tàu kéo cứu hộ công suất lớn cho lực lượng Cảnh sát Biển nhằm đáp ứng yêu cầu tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn ngư dân; tuần tra, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Dự kiến vào năm 2012, Công ty Sông Thu sẽ tiếp tục bàn giao tàu kéo cứu nạn khác mang số hiệu CBS 9004 cho cảnh sát biển Việt Nam. [BDV news] |
Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2011
>> Su-30MK2, 'ông hoàng' của Không quân Việt Nam
Theo hãng tin RIA Novosti, Nga đã bắt đầu thực hiện hợp đồng cung cấp cho Việt Nam lô hàng máy bay tiêm kích Su-30MK2. Máy bay tiêm kích Su-30MK2 là loại máy bay 2 chỗ ngồi, có thể tiếp dầu trên không. Theo đó, 4 chiếc chiến đấu cơ Su-30MK2 đầu tiên đã được chuyển giao cho Không quân Việt Nam, nằm trong hợp đồng ký năm 2009. Xin giới thiệu với độc giả một số thông tin về chiến đấu cơ Su-30MK2. Su-30MK2 có thể tiêu diệt các mục tiêu trên không bằng tên lửa điều khiển tầm trung và tầm ngắn, tiêu diệt các mục tiêu mặt đất và mặt nước bằng tất cả các loại vũ khí có độ chính xác cao. Su-30MK2 có thể tác chiến độc lập hoặc theo biên đội trong nhiều kiểu thời tiết, có thể tác chiến trong đêm tối. Chiến đấu cơ này cũng có thể được dùng để huấn luyện các kỹ thuật bay và thủ đoạn sử dụng vũ khí tiêu diệt đường không cho phi công. Theo đánh giá của các chuyên gia Nga, biến thể Su-30MK2 dành cho Việt Nam có nhiều cải tiến để tác chiến hỗn hợp. Với tính năng linh hoạt có thể bổ nhào, quay tròn và dễ dàng thay đổi góc bay, Su-30MK2 có thể làm nhiệm vụ tiêm kích đánh chặn và giành ưu thế trên không. Khi thực hiện nhiệm vụ cường kích, máy bay có thể tấn công chính xác các mục tiêu trên mặt đất, tiêu diệt hệ thống phòng không - radar của đối phương. Loại máy bay tiêm kích này cũng là "quả đấm" lợi hại trong nhiệm vụ tác chiến không - hải, có khả năng diệt gọn các mục tiêu trên biển. Su-30MK2 có kết cấu khung càng chắc chắn bảo đảm độ tin cậy, có khả năng cất cánh với trọng lượng cất cánh tối đa lên đến 38 tấn. So sánh khả năng của Su-30MK2 với một số máy bay chiến đấu Mỹ về radar, động cơ, khả năng mang vũ khí. Hệ thống điện tử hiện đại Ở chế độ không đối không, radar của Su-30MK2 làm việc bảo đảm sục sạo các mục tiêu trên không, làm cơ sở cho các quyết định tấn công các mục tiêu bằng tên lửa tầm ngắn, tầm trung và tầm xa với các hệ thống điều khiển khác nhau; sục sạo, bắt và bám các mục tiêu quan sát được bằng mắt thường trong hoạt động tác chiến tầm gần. Ở chế độ không đối đất, radar của Su-30MK2 cho phép phát hiện mục tiêu trong nhiều điều kiện thời tiết, xác định tọa độ các mục tiêu mặt nước và mặt đất, cung cấp tọa độ cho việc điều khiển tên lửa Kh-31А, Kh-35E, Kh-59МК tấn công. Buồng lái Su-30MK2. Hệ thống ngắm bắn quang – điện tử của máy bay gồm thiết bị định vị quang học và hệ thống chỉ thị mục tiêu gắn trên mũ phi công. Thiết bị định vị quang học là khối kết hợp giữa thiết bị định vị quan sát ảnh hồng ngoại – theo dõi và thiết bị đo xa – chỉ thị mục tiêu bằng laser, được sử dụng để phát hiện và theo dõi các mục tiêu trên không ở bán cầu phía trước và phía sau mục tiêu theo bức xạ nhiệt, đo cự ly từ máy bay đến các mục tiêu mặt đất và trên không bằng tia laser. Ngoài ra, nó còn được dùng để chiếu laser vào các mục tiêu mặt đất, dẫn đường cho các tên lửa không đối đất có đầu tự dẫn laser chủ động tấn công. Vũ khí đa dạng Vũ khí của Su-30MK2 gồm pháo tự động 30mm loại GSh-301 (150 viên), bom hoặc tên lửa được bố trí trên 12 điểm treo dưới cánh và thân. Vũ khí tên lửa “không đối không” gồm các tên lửa có điều khiển tầm trung R-27 (R-27T1 và R-27ET1 được trang bị đầu tự dẫn nhiệt, R-27R1 và R-27ER1 được trang bị đầu tự dẫn radar bán chủ động), tên lửa R-27P1, R-27EP1, tên lửa tầm ngắn R-73E với đầu tự dẫn hồng ngoại, tên lửa tầm trung RVV-AE với đầu tự dẫn radar chủ động. Để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất (mặt nước), Su-30MK2 sử dụng các loại vũ khí có điều khiển và không điều khiển. Vũ khí có điều khiển “không đối đất” bao gồm tên lửa Kh-59ME, Kh-35E và Kh-59MK, tên lửa siêu tốc tầm trung Kh-31P với đầu tự dẫn radar thụ động, tên lửa tầm ngắn Kh-29T (E) với đầu tự dẫn nhiệt hoặc Kh-29L với đầu tự dẫn laser, bom điều khiển KAB-500KP (KAB-500-OD). Vũ khí không điều khiển bao gồm bom loại 500kg, 250kg và 100kg, bom cháy và tên rocket S-8, S-13, S-25-OFM. Danh mục các loại vũ khí của Su-30MK2 Thông số cơ bản của Su-30MK2 Động cơ: 2xAL-31F Dài: 21,9m; Cao: 6,4m; Sải cánh: 14,7m Trọng lượng cát cánh tối đa 34.500 kg Tải trọng vũ khí: 8.000kg Dự trữ nhiên liệu: 9.720kg Tốc độ tối đa: Mach 2 Trần bay thực tế: 17.300m [BDV news] |
Thứ Năm, 16 tháng 6, 2011
>> Sau Việt Nam, Philippines, TQ sẽ gây hấn với nhiều quốc gia khác?
Các chuyên gia bình luận chính trị quốc tế cho rằng, thứ nhất, mặc dù cả Philippines, Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Brunei đều bị tác động trực tiếp bởi sự bành trướng, đòi chủ quyền phi lý của Trung Quốc song không gian biển của các quốc gia nằm gần Trung Quốc nhất sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Hải quân Trung Quốc (ảnh minh hoạ) Thứ hai, là nếu Trung Quốc không cố khẳng định chủ quyền đối với các không gian biển thuộc về Philippines và Việt Nam thì những tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với các không gian biển của Malaysia, Indonesia và Brunei sẽ vô giá trị. Điều này cho thấy, mặc dù Trung Quốc có thể chấp nhận thỏa hiệp đối với vùng biển ở cực Nam của yêu sách “đường lưỡi bò” thể hiện sự nhận vơ của họ cốt sao giữ cho Malaysia, Indonesia và Brunei không lên tiếng phản đối mạnh mẽ trong lúc Trung Quốc giải quyết tình hình với Philippines và Việt Nam. Như vậy, có thể nhận thấy rằng chưa chắc Trung Quốc rồi đây sẽ tự nguyện hạ giọng trong các tuyên bố chủ quyền đối với những không gian biển thuộc chủ quyền của Philippines và Việt Nam. Mặt khác, nếu như Trung Quốc đạt được ý đồ của họ đối với Philippines và Việt Nam thì chắc chắn sau đó sẽ đến lượt Malaysia, Indonesia và Brunei. Việc Philippines gửi thư ngoại giao cho Tiểu ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc sau vụ bãi Cỏ Rong cho thấy rằng nước này đang áp dụng UNCLOS (Công ước Luật biển quốc tế của Liên Hiệp Quốc) để bảo vệ các quyền của họ ở biển Đông. Các chuyên gia cho rằng nếu Việt Nam cũng sử dụng cơ quan pháp lý này, hai nước sẽ có một khung thông tin, hiểu biết và hợp tác chung. Ví dụ, nếu Việt Nam và Philippines có thể bày tỏ sự ủng hộ lẫn nhau qua con đường ngoại giao trong những sự cố như sự cố bãi Cỏ Rong và tàu Bình Minh 02, Viking 2 thì việc làm đó sẽ có tác dụng tốt trước dư luận quốc tế. Biện pháp căn bản hơn là chuyên gia và nhà ngoại giao của hai nước nên tiếp xúc với những đối tác và người đồng nhiệm ở Malaysia, Brunei và Indonesia để xác định chính xác quần đảo Trường Sa gồm những gì và không gian biển của quần đảo Trường Sa thực sự là bao nhiêu. Bằng cách này cả 5 quốc gia nói trên sẽ thống nhất và vạch rõ được đường ranh giới của những khu vực có tranh chấp và những khu vực không có tranh chấp ở biển Đông. Điều này sẽ giúp cho cả 5 nước với tư cách cá nhân và tư cách tập thể chống lại những ý đồ của Trung Quốc nhằm mở rộng tranh chấp biển Đông tới những khu vực không có tranh chấp. Ngoài ra, về mặt đối ngoại điều này còn góp phần thuyết phục cả thế giới rằng công cuộc đi đòi công lý của cả 5 quốc gia này xứng đáng được cả thế giới ủng hộ. Cách đây nhiều ngày, Ngoại trưởng Philippines đã lên tiếng thúc giục các quốc gia trong vùng đang có tranh chấp biển Đông hãy gia nhập Bộ luật quốc tế ngăn ngừa xung đột vũ trang và thúc đẩy các giải pháp giải quyết tranh chấp. Theo Manila, cần một Bộ luật quốc tế bảo đảm cho mỗi quốc gia liên quan một tiếng nói bình đẳng, bất kể sức mạnh kinh tế và quân sự đến đâu và ngăn cấm mọi hành động đè bẹp luật pháp, ỷ mạnh hiếp yếu, lấn chiếm biển đảo bằng vũ lực. Hiện nay các nước Đông Nam Á và Trung Quốc có một thỏa thuận không trói buộc là DOC nhưng Trung Quốc đã liên tục vi phạm thỏa thuận này. Mặt khác, Ngoại trưởng Philippines cũng nói rằng sự hiện diện quân sự của Mỹ “là đảm bảo an toàn” cho vùng biển có tranh chấp. Bộ trưởng quốc phòng Philipines, ông Voltaire Gazmin nhận định, Mỹ “có quyền lợi trong việc duy trì ổn định, an ninh và tự do tại tuyến hằng hải nhộn nhịp thứ nhì thế giới”. Ông cũng cho rằng sự có mặt của Mỹ có tác dụng răn đe mọi hành động bất hợp pháp ở vùng biển này. Sau tháng 7/2011, một loạt các hội nghị quốc tế quan trọng gồm Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN, Hội nghị thượng đỉnh Đông Á sẽ được tổ chức. Các nước có tranh chấp chủ quyền biển Đông cần chủ động hơn đối với tình hình khu vực. [Vietnamdefence news] |
Nhãn:
Bãi Cỏ Rong,
Bộ quốc phòng Việt Nam,
DOC,
Đối thoại Shangri-La 2011,
đông nam á,
Hải quân Mỹ,
Hải quân Trung Quốc,
Hải quân Việt Nam,
HĐBA Liên Hợp Quốc
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)