Có lẽ đó là trường hợp chưa từng có với cả Liên Xô và Mỹ trong thời kỳ căng thẳng sau đại chiến thế giới lần thứ II. Hơn nữa, sự việc này đã diễn ra khi cuộc chiến tranh Lạnh giữa các cường quốc thế giới đã đến hồi kết. >> Liên Xô từng có ý định tấn công hạt nhân Trung Quốc ? (Phần 1) Câu chuyện của cuộc va chạm bắt đầu khi người Mỹ liều lĩnh xâm phạm lãnh hải của Liên Xô. Những chiến sĩ Hải quân Liên Xô thực sự đã dạy cho các tầu xâm lấn một bài học nhớ đời. Đó là một cuộc đối đầu vũ trang thực sự ngoài khơi bờ biển bán đảo Crimea. Trong cuộc đối đầu này có sự tham dự của tàu tuần dương "Yorktown" và tàu khu trục "Caron" Mỹ, phía Liên Xô là chiến hạmchống ngầm loại lớn ""Bezzavetnyi – Quên mình" và khinh hạm tuần biển SKR-6. Thủy thủ của hải quân Xô viết đã giành được thắng lợi cả về thực tế hoàn thành nhiệm vụ và ý chí tinh thần, theo đúngnghĩa của chiến thắng, xua đuổi những chiến hạm Mỹ đã xâm phạm biên giới biển của Liên Xô. May mắn cho tất cả, sự việc đã kết thúc bình yên, không nổ súng, mặc dù cuộc xung đột quân sự, có vẻ như trong một vài phút, có thể là không thể tránh được. Đạn đã được nạp vào buồng nòng của các pháo hạm với cả hai bên, tên lửa sẵn sàng trên bệ phóng, ngư lôi cũng đã được mở khóa an toàn ống phóng. Sau sự cố này, báo chí Mỹ lần đầu tiên gọi quân nhân Xô viết là thủy thủ anh hùng, và các quân nhân Mỹ - các thủy thủ vô dụng. Nhưng câu chuyện này không được bắt đầu vào năm 1988, mà hơn hai năm trước đó. Vào năm 1986, chiếc tàu tuần dương Mỹ "Yorktown" và tàu khu trục "Caron", đi qua eo biển Bosphorus và eo biểnDardanelles thuộc biển Địa Trung Hải, đã vượt qua hải phận trên vùng nước bờ biển của Liên Xô từ phía Feodosiya. Nhưng lúc đó Bộ tư lệnh Hải quân đã không có được sự kiên quyết cần thiết, hoặc sự nhạy bén tình huống để đuổi người Mỹ ra khỏi vùng biển Liên bang Xô viết . Đô đốc Vladimir Tchernavin mới nhận nhiệm vụ là Tổng tư lệnh Hải quân được vài tháng, và có thể, lúc đó ông không có một chút kinh nghiệm trong sự kiện tầu chiến của Mỹ trắng trợn (không thể có cách nói nào khác) xâm phạm lãnh hải của Liên Xô, để có được các mệnh lệnh mạnh mẽ, quyết đoán điều hành các đơn vị thuộc quyền . Nhưng khi lực lượng tình báo tối mật của Liên Xô thông báo về kế hoạch đầu năm 1988, Hải quân Mỹ sẽ lặp lại các cuộc xâm phạm lãnh hải Xô viết với mưu đồ kích động chính trị và gây bạo động , ông đã không ngần ngại báo cáo với Tổng bí thư Đảng CS Nga Mikhail Gorbachev: "Kế hoạch cần phải ngăn chặn một cách quyết liệt và không khoan nhượng". Như đã được ghi lại trong các biên niên sử của thời gian đó, M. Gorbachev chỉ nhún vai, nhưng không nói một lời nào để trả lời. Nhưng cái nhún vai của ông ta được vị Tổng tư lệnh lực lượng Hải quân Xô viết hiểu như là một kiểu “carte blansh– tùy ý định liệu”. Và như vậy, tháng 2 năm 1988. Những người bạn xấu xa cũ, chiếc tàu tuần dương "Yorktown" và tàu khu trục "Caron" lại xâm phạm Biển Đen, nhưng lần này từ hướng hải cảng quân sựSevastopol. Và cuộc xâm phạm lãnh hải của Xô viết diễn ra rất ngang ngược và phô trường, loại bỏbất kỳ nghi ngờ nào về những ý định tốt đẹp của các ông bạn bên kia đại dương mang đến vùng nước Liên xô. Ở đây, có lẽ, điều đáng chú ý là Công ước quốc tế về Vận tải biển, được Chính phủ Liên Xô kỹ vào giữa những năm tám mươi, có cho phép các tầu quân sự đi qua vùng nước (phụ) thuộc lãnh hải của quốc ven biển. Nhưng chỉ trong trường hợp đặc biệt, với mục đích rút ngắn hải trình và bắt buộc phải thi hành hàng loạt những yêu cầu khắt khe. Có nghĩa không phải là để thực hiện nhiệm vụ trinh sát, tình báo, không cho phép các máy bay trên boong tầu được cất, hạ cánh, không tiến hành các hoạt động diễn tập (dù là không sử dụng đạn thật) và không có những hành vi làm cho các quốc gia ven biển phải nghi ngại. Nhưng Công ước chưa được Liên Xô phê chuẩn vào năm 1988, điều này chắc chắn các sĩ quan hải quân và lính thủy Mỹ biết rất rõ. Tuyến đường hoạt động hai chiếc tầu chiến hiện đại của Mỹ trong vùng lãnh hải của Liên bang Xô viết thể hiện rất rõ ràng là đang tiến hành các hoạt động trinh sát, thăm dò. Hải quân Mỹ đang đi theo một lộ trình hoàn toàn không vì mục đích rút ngắn tuyến đường hải hành của họ mà thể hiện rõ ý đồ đi dọc theo vùng nước ven bờ biển một cách có ý thức. Chiến hạm của Hạm đội Biển Đen tầu chống ngầm Dự án 1135 "Bezzavetnyi" vừa trở về từ một chuyến hải hành sáu tháng ở Địa Trung Hải. Thủy thủ đoàn đã được huấn luyện và rèn luyện kỹ càng, có kinh nghiệm cơ động trong các vùng nước ven biển của nhiều quốc gia nước ngoài. Tư lệnh trưởng lực lượng Hải quân của Liên Xô và tư lệnh Hạm đội Biển Đen quyết định giao nhiệm vụ cho "Bezzavetnyi": bám sát và theo dõi những hành động củahai tàu chiến Mỹ, hiểu rõ mục đích ý đồ của các chiến hạm này. Chiến hạm chống ngầm Bezzavetnyi. Cùng lái tầu song song với các chiến hạm Mỹ, nhiều lần tầu chiến của Liên Xô trên kênh thông tin quốc tế đã cảnh báo Mỹ: "Các ông đang vi phạm lãnh hải của Liên Xô". Các cảnh báo tương tự được lặp đilặp lại bằng tín hiệu semaphore được đánh bằng cờ hiệu. Tầu chiến Mỹ trả lời một cách mơ hồ đại loại như, "Được rồi" và tiếp tục theo quỹ đạo của mình. Khi đó, sau khi báo cáo, thuyền trưởng của "Bezzavetnyi " Đại úy hạng 2 Vladimir Bogdashin nhận được mệnh lệnh: chèn đẩy các tàu Mỹ ra khỏilãnh hải của Liên bang Xô viết. Chỉ đạo hành động, các lãnh đạo chỉ huy bộ tư lệnh hạm đội hướng dẫn phương án : để tạo ra va chạm lớn thậm chí nghiêm trọng và gây ra những thiệt hại đáng kể cho tàu chiếnMỹ, thả neo bên phải và giữ neo trong tình trạng treo lơ lửng trên xích neo dưới lỗ thả neo mạn phải. Nhưvậy, phần mũi tầu cao của "Bezzavetnyi" và cái neo treo lủng lẳng ở mũi tầu cơ bản sẽ xé tan và quét đitất cả những gì nằm trên boong và rơi vào tầm quét của neo tầu khi "Bezzavetnyi" chèn đè vào tầu tuần dương của Mỹ. Sau đó, thuyền trưởng nhận được mệnh lệnh cụ thể và rõ nét: "Một lần nữa cảnh báo người Mỹ: hành vi xâm phạm vùng lãnh hải của Liên Xô là không thể chấp nhận được. Chúng tôi có lệnh đẩy chiến hạm của các ông, bao gồm cả sẵn sàng cho hành động va chạm và đâm tầu. Hãy cảnh báo tất cả nội dung bằng loa công suất lớn với hai thứ tiếng – Tiếng Nga và tiếng Anh...". Cảnh báo được phát đi với công suất lớn nhất, nhưng người Mỹ chỉ trả lời một câu gì đó khó hiểu, và tiếp tục theo hành trìnhcủa mình mà không thay đổi hướng. Cũng phải nói thêm, lượng giãn nước của "Bezzavetnyi" ít hơn so với "Yorktown" tới 3 lần (3200 tấn so với 9600tấn). Chỉ một sai lầm nhỏ có thể dễ dàng bị tầu tuần dương của Mỹ đè bẹp như vỏ trứng. Giải pháp trong tình huống này sẽ chỉ có một - giáng một loạt đòn đánh vào mạn tàu Mỹ. Lịch sử của Hải quân hiện đại chưa bao giờ có tình huống như thế này. Chiến hạm của Liên Xô xông thẳng vào va chạm mà không có giáp bảo vệ . Lúc đầu cả hai tầu chiến của Liên xô và Mỹ đều nằm trên hai đường hải trình song song. Tuần dương "Yorktown" đã tăng vòng quay tạo ra làn sóng lớn, ngăn chặn chiến hạm Liên xô tiếp cận gần tầu của họ. "Bezzavetnyi " tăng tốc độ và nhanh chóng tiếp cận tầucủa Mỹ từ mạn bên trái. Theo đường thông tin nội bộ, thủy thủ đoàn của tàu " Bezzavetnyi " được thông báo tàu sẽ va chạm mạnh với tầu của Mỹ. Trong tầu, tất cả các khoang ngăn cách được đóng kín. ... "Bezzavetnyi " bẻ lái phải và hạ neo bên phải xuống lơ lừng, các mỏ neo xòe ra bên ngoài tua tủa như móng vuôt. Sau này mới xác định được rằng, ban chỉ huy của tàu tuần dương Mỹ hoàn toàn không hiểu được hành động của các tàu Liên Xô, nhỏ hơn nhiều về kích thước và lượng giãn nước. Những thủy thủ Mỹ không trực chiến và thực hiện nhiệm vụ tập trung ở thượng tầng cầu tầu, chụp ảnh, vẫy tay và la hét gì đó vui vẻ. Nhìn sự ồn ào vô tư của thủy thủ Mỹ, sự thoải mái của họ, sự tự tin thái quá và thờ ơ kiêu căng đã khẳng định sự coi thường quá giới hạn đối với chiến hạm của Liên Xô. Cuộc đối đầu đạt đến cao trào. "Bezzavetnyi" đã tiếp cận được "Yorktown," còn tầu tuần biểnSKR-6 tiếp cận bên mạn phải của "Caron". Để yểm trợ và tăng sức ép hơn nữa, hai chiếc máy bayTU-95 và máy bay BE-12 mang tên lửa chống tầu treo dưới cách được lệnh xuất kích. Trên "Yorktown"đài radar dẫn đường vẫn quay liên tục và đài radar giám sát hàng không vẫn hoạt động, thông báo tình huống nguy hiểm cho thuyền trưởng của tàu tuần dương. Nhưng cho đến khi đó các sĩ quan chỉ huy Mỹ vẫn không hiểu được, người Nga có khả năng làm được điều gì! "Yorktown" vẫn duy trì hướng lái tầu trên vùng nước lãnh hải của Liên xô. Theo như một bài viết đã được đăng trên báo chí nước ngoài về sự cố hi hữu này cú tấn công đầu tiên " Bezzavetnyi " giáng thẳng vào "Yorktown" ở phần giữa, trên khu vực cầu thang. Toàn bộ lan can bị quét bay, cuốn vào nhàu nát, các thủy thủ"yorktauntsev" choáng váng vì tiếng sắt thép va chạm. Chiếc neo ba tấn, bị kéo lê trên cạnh boong của tàu tuần dương, gây lên những cú va quyệt và vết lõm sâu hoắm. Một giây tiếp theo, chiếc neo nặng nề đứt xích và rơi xuống biển. Như bị gió thổi từ cầu tầu trên boong thượng, các thủy thủ Mỹ biến mất. Có thể nghe thấy được trên "Yorktown", rú còi báo động khẩn cấp, tất cả các thủy binh chạy về vị trí chiến đấu. Sau cú đánh đầu tiên, thân tầu " Bezzavetnyi "bị đẩy sang trái, đuôi tầu đập mạnh vào mạn tầu tuần dương, nơi có các thùng container với tên lửa chống tàu "Harpoon", làm bẹp bốn container. Xuất hiện nguy cơ móp méo với các ống phóng ngư lôi của tầu “Bezzavetnyi”. Chuyển lái đột ngột vào vị trí “hết lái phải", " Bezzavetnyi " quay mũi tầu lạitấn công va chạm và húc chéo vào vùng khoang chiến đấu. Cú đánh thứ hai vào chiến hạm Mỹ thực sựrất mạnh. "Yorktown" rung chuyển, và "Bezzavetnyi" trong một một thời điểm nào đó đã nghiêng mạn đến 13 độ. Độ chìm đuôi tầu đạt 4 độ. Trong thời điểm tiếp theo, thân tầu "Bezzavetnyi " tiếp tục quét sạchkhỏi "Yorktown" tất cả mọi thứ trên đường va chạm của nó: cột lan can, trụ buộc neo tầu, cổ ống thoát không khí, những tấm tôn lá đóng tầu và các phần nhô ra mạn tầu, biến tất cả thành phế liệu kim loại. Dưới những chùm tia lửa hoa cà hoa cải do va chạm sắt thép bắn tóe ra, trong một vài giây nghe lạnh buốt ngực bới âm thanh của các cấu trúc bị phá hủy và rạn nứt.Có thể nhìn thấy các miếng sơn bay tung tóe ra khỏi sắt thép, khói bốc khét lẹt do ma sát – cho đến khi mũi tàu chiến Liên xô trượt xuống khỏi mạn tầu Mỹ. Sau cú va cham và đâm dữ dội vào tầu tuần dương, cuối cùngchỉ huy chiến hạm Mỹ mới đánh giá được mức độ vô cùng nguy hiểm của tình huống vừa xảy ra. Sơ đồ hoạt động tác chiến của chiến hạm Liên Xô. "Yorktown" lập tức chuyển lái phải và chạy hết tốc độ. Một lúc sau, tầu tuần dương của Mỹ đã thoát ra khỏi lãnh hải của Liên Xô vào vùng biển quốc tế. Tất cả hoạt động "chèn đè" đã diễn ra không quá mười lăm phút. "Yorktown" đã lấn sâu vào vùng biển thuộc lãnh hải Liên Xô khoảng 2,5 dặm, "Caron" - gần bảy dặm. Trong khi " Bezzavetnyi " chiến đấu với tầu "Yorktown," tàu tuần biển SKR-6 cũng tấn công đe dọa tương tự vào mạn tầu của "Caron", tuy nhiên, vì trọng lượng giãn nước nhỏ, nên không gây được tổn thất đáng kể. Trên "Yorktown" khoảng các tầng ở giữa, xuất hiện một đám cháy, các thủy thủ Mỹ mặc áo chống cháy chạy hỗn loạn trên boong, kéo theo các đường ống phun nước, cố gắng dập một khu vực nào đó đang bốc lửa. "Bezzavetnyi " hải hành thêm một khoảng thời gian nữa, không rời tầm nhìn khỏi các tàu chiến Mỹ.Sau đó lại tăng tốc độ và bơi một vòng "chiến thắng danh dự " xung quanh "Yorktown" và "Caron". "Yorktown" dường như đã chết - không còn một ai có mặt trên boong và cầu tầu. " Bezzavetnyi " kéo hết tốc độ, kiêu hãnh lướt qua các tầu của Mỹ, và, như không có chuyện gì xảy ra, hướng mũi tầu về quân cảng Sevastopol. Theo tin từ các nguồn nước ngoài, sau khi vụ việc xảy ra, "Yorktown" phải neo đậu sửa chữa tại một xưởng đóng tàu vài tháng. Thuyền trưởng của tàu tuần dương đã bị sa thải và bị đưa về làm việc ở văn phòng do hành động thụ động và để cho chiến hạm của Liên Xô dành quyền chủ động. Quốc hội Mỹ đã đóng băng gần nửa năm ngân sách của Lực lượng Hải quân Mỹ. Gorbachev – dù trước đây đã tỏ ra yếu đuối - (sau khi nhận được báo cáo "đã điều chỉnh" của Tư lệnh trưởng Hải quân Chernavin) đã ca ngợi lòng dũng cảm của các thủy thủ hạm đội Biển Đen - một sự kiện chưa từng có. Sau này, thuyền trưởng "Bezzavetnyi" Vladimir Bogdashin, người đã giáng "một đòn choáng váng" vào tàu tuần dương Mỹ và cả hải quân Mỹ, được thăng chức và kết thúc sự nghiệp hải quân của mình với quân hàm chuẩn đô đốc. Tuy nhiên, ông đã nhận được danh hiệu đó tại thời điểm không còn là hải quân Liên Xô nữa, mà là Lực lượng Hải quân Liên bang Nga. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chiến hạm chống ngầm Bezzavetnyi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chiến hạm chống ngầm Bezzavetnyi. Hiển thị tất cả bài đăng
Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013
>> "Quân nhân Xô viết là thủy thủ anh hùng, các quân nhân Mỹ - các thủy thủ vô dụng" ?
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)