Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: chiến tranh lạnh

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn chiến tranh lạnh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chiến tranh lạnh. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013

>> "Quân nhân Xô viết là thủy thủ anh hùng, các quân nhân Mỹ - các thủy thủ vô dụng" ?

Có lẽ đó là trường hợp chưa từng có với cả Liên Xô và Mỹ trong thời kỳ căng thẳng sau đại chiến thế giới lần thứ II. Hơn nữa, sự việc này đã diễn ra khi cuộc chiến tranh Lạnh giữa các cường quốc thế giới đã đến hồi kết.

>> Liên Xô từng có ý định tấn công hạt nhân Trung Quốc ? (Phần 1)

Câu chuyện của cuộc va chạm bắt đầu khi người Mỹ liều lĩnh xâm phạm lãnh hải của Liên Xô. Những chiến sĩ Hải quân Liên Xô thực sự đã dạy cho các tầu xâm lấn một bài học nhớ đời.

Đó là một cuộc đối đầu vũ trang thực sự ngoài khơi bờ biển bán đảo Crimea. Trong cuộc đối đầu này có sự tham dự của tàu tuần dương "Yorktown" và tàu khu trục "Caron" Mỹ, phía Liên Xô là chiến hạmchống ngầm loại lớn ""Bezzavetnyi – Quên mình" và khinh hạm tuần biển SKR-6.

Thủy thủ của hải quân Xô viết đã giành được thắng lợi cả về thực tế hoàn thành nhiệm vụ và ý chí tinh thần, theo đúngnghĩa của chiến thắng, xua đuổi những chiến hạm Mỹ đã xâm phạm biên giới biển của Liên Xô. May mắn cho tất cả, sự việc đã kết thúc bình yên, không nổ súng, mặc dù cuộc xung đột quân sự, có vẻ như trong một vài phút, có thể là không thể tránh được. Đạn đã được nạp vào buồng nòng của các pháo hạm với cả hai bên, tên lửa sẵn sàng trên bệ phóng, ngư lôi cũng đã được mở khóa an toàn ống phóng.


Sau sự cố này, báo chí Mỹ lần đầu tiên gọi quân nhân Xô viết là thủy thủ anh hùng, và các quân nhân Mỹ - các thủy thủ vô dụng.
Nhưng câu chuyện này không được bắt đầu vào năm 1988, mà hơn hai năm trước đó. Vào năm 1986, chiếc tàu tuần dương Mỹ "Yorktown" và tàu khu trục "Caron", đi qua eo biển Bosphorus và eo biểnDardanelles thuộc biển Địa Trung Hải, đã vượt qua hải phận trên vùng nước bờ biển của Liên Xô từ phía Feodosiya. Nhưng lúc đó Bộ tư lệnh Hải quân đã không có được sự kiên quyết cần thiết, hoặc sự nhạy bén tình huống để đuổi người Mỹ ra khỏi vùng biển Liên bang Xô viết .

Đô đốc Vladimir Tchernavin mới nhận nhiệm vụ là Tổng tư lệnh Hải quân được vài tháng, và có thể, lúc đó ông không có một chút kinh nghiệm trong sự kiện tầu chiến của Mỹ trắng trợn (không thể có cách nói nào khác) xâm phạm lãnh hải của Liên Xô, để có được các mệnh lệnh mạnh mẽ, quyết đoán điều hành các đơn vị thuộc quyền .

Nhưng khi lực lượng tình báo tối mật của Liên Xô thông báo về kế hoạch đầu năm 1988, Hải quân Mỹ sẽ lặp lại các cuộc xâm phạm lãnh hải Xô viết với mưu đồ kích động chính trị và gây bạo động , ông đã không ngần ngại báo cáo với Tổng bí thư Đảng CS Nga Mikhail Gorbachev: "Kế hoạch cần phải ngăn chặn một cách quyết liệt và không khoan nhượng".

Như đã được ghi lại trong các biên niên sử của thời gian đó, M. Gorbachev chỉ nhún vai, nhưng không nói một lời nào để trả lời. Nhưng cái nhún vai của ông ta được vị Tổng tư lệnh lực lượng Hải quân Xô viết hiểu như là một kiểu “carte blansh– tùy ý định liệu”. Và như vậy, tháng 2 năm 1988.

Những người bạn xấu xa cũ, chiếc tàu tuần dương "Yorktown" và tàu khu trục "Caron" lại xâm phạm Biển Đen, nhưng lần này từ hướng hải cảng quân sựSevastopol. Và cuộc xâm phạm lãnh hải của Xô viết diễn ra rất ngang ngược và phô trường, loại bỏbất kỳ nghi ngờ nào về những ý định tốt đẹp của các ông bạn bên kia đại dương mang đến vùng nước Liên xô.

Ở đây, có lẽ, điều đáng chú ý là Công ước quốc tế về Vận tải biển, được Chính phủ Liên Xô kỹ vào giữa những năm tám mươi, có cho phép các tầu quân sự đi qua vùng nước (phụ) thuộc lãnh hải của quốc ven biển. Nhưng chỉ trong trường hợp đặc biệt, với mục đích rút ngắn hải trình và bắt buộc phải thi hành hàng loạt những yêu cầu khắt khe. Có nghĩa không phải là để thực hiện nhiệm vụ trinh sát, tình báo, không cho phép các máy bay trên boong tầu được cất, hạ cánh, không tiến hành các hoạt động diễn tập (dù là không sử dụng đạn thật) và không có những hành vi làm cho các quốc gia ven biển phải nghi ngại. Nhưng Công ước chưa được Liên Xô phê chuẩn vào năm 1988, điều này chắc chắn các sĩ quan hải quân và lính thủy Mỹ biết rất rõ.

Tuyến đường hoạt động hai chiếc tầu chiến hiện đại của Mỹ trong vùng lãnh hải của Liên bang Xô viết thể hiện rất rõ ràng là đang tiến hành các hoạt động trinh sát, thăm dò. Hải quân Mỹ đang đi theo một lộ trình hoàn toàn không vì mục đích rút ngắn tuyến đường hải hành của họ mà thể hiện rõ ý đồ đi dọc theo vùng nước ven bờ biển một cách có ý thức.

Chiến hạm của Hạm đội Biển Đen tầu chống ngầm Dự án 1135 "Bezzavetnyi" vừa trở về từ một chuyến hải hành sáu tháng ở Địa Trung Hải. Thủy thủ đoàn đã được huấn luyện và rèn luyện kỹ càng, có kinh nghiệm cơ động trong các vùng nước ven biển của nhiều quốc gia nước ngoài. Tư lệnh trưởng lực lượng Hải quân của Liên Xô và tư lệnh Hạm đội Biển Đen quyết định giao nhiệm vụ cho "Bezzavetnyi": bám sát và theo dõi những hành động củahai tàu chiến Mỹ, hiểu rõ mục đích ý đồ của các chiến hạm này.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Chiến hạm chống ngầm Bezzavetnyi.

Cùng lái tầu song song với các chiến hạm Mỹ, nhiều lần tầu chiến của Liên Xô trên kênh thông tin quốc tế đã cảnh báo Mỹ: "Các ông đang vi phạm lãnh hải của Liên Xô". Các cảnh báo tương tự được lặp đilặp lại bằng tín hiệu semaphore được đánh bằng cờ hiệu.

Tầu chiến Mỹ trả lời một cách mơ hồ đại loại như, "Được rồi" và tiếp tục theo quỹ đạo của mình. Khi đó, sau khi báo cáo, thuyền trưởng của "Bezzavetnyi " Đại úy hạng 2 Vladimir Bogdashin nhận được mệnh lệnh: chèn đẩy các tàu Mỹ ra khỏilãnh hải của Liên bang Xô viết.

Chỉ đạo hành động, các lãnh đạo chỉ huy bộ tư lệnh hạm đội hướng dẫn phương án : để tạo ra va chạm lớn thậm chí nghiêm trọng và gây ra những thiệt hại đáng kể cho tàu chiếnMỹ, thả neo bên phải và giữ neo trong tình trạng treo lơ lửng trên xích neo dưới lỗ thả neo mạn phải. Nhưvậy, phần mũi tầu cao của "Bezzavetnyi" và cái neo treo lủng lẳng ở mũi tầu cơ bản sẽ xé tan và quét đitất cả những gì nằm trên boong và rơi vào tầm quét của neo tầu khi "Bezzavetnyi" chèn đè vào tầu tuần dương của Mỹ.

Sau đó, thuyền trưởng nhận được mệnh lệnh cụ thể và rõ nét: "Một lần nữa cảnh báo người Mỹ: hành vi xâm phạm vùng lãnh hải của Liên Xô là không thể chấp nhận được. Chúng tôi có lệnh đẩy chiến hạm của các ông, bao gồm cả sẵn sàng cho hành động va chạm và đâm tầu. Hãy cảnh báo tất cả nội dung bằng loa công suất lớn với hai thứ tiếng – Tiếng Nga và tiếng Anh...". Cảnh báo được phát đi với công suất lớn nhất, nhưng người Mỹ chỉ trả lời một câu gì đó khó hiểu, và tiếp tục theo hành trìnhcủa mình mà không thay đổi hướng.

Cũng phải nói thêm, lượng giãn nước của "Bezzavetnyi" ít hơn so với "Yorktown" tới 3 lần (3200 tấn so với 9600tấn). Chỉ một sai lầm nhỏ có thể dễ dàng bị tầu tuần dương của Mỹ đè bẹp như vỏ trứng.

Giải pháp trong tình huống này sẽ chỉ có một - giáng một loạt đòn đánh vào mạn tàu Mỹ. Lịch sử của Hải quân hiện đại chưa bao giờ có tình huống như thế này. Chiến hạm của Liên Xô xông thẳng vào va chạm mà không có giáp bảo vệ . Lúc đầu cả hai tầu chiến của Liên xô và Mỹ đều nằm trên hai đường hải trình song song.

Tuần dương "Yorktown" đã tăng vòng quay tạo ra làn sóng lớn, ngăn chặn chiến hạm Liên xô tiếp cận gần tầu của họ. "Bezzavetnyi " tăng tốc độ và nhanh chóng tiếp cận tầucủa Mỹ từ mạn bên trái. Theo đường thông tin nội bộ, thủy thủ đoàn của tàu " Bezzavetnyi " được thông báo tàu sẽ va chạm mạnh với tầu của Mỹ.

Trong tầu, tất cả các khoang ngăn cách được đóng kín. ... "Bezzavetnyi " bẻ lái phải và hạ neo bên phải xuống lơ lừng, các mỏ neo xòe ra bên ngoài tua tủa như móng vuôt. Sau này mới xác định được rằng, ban chỉ huy của tàu tuần dương Mỹ hoàn toàn không hiểu được hành động của các tàu Liên Xô, nhỏ hơn nhiều về kích thước và lượng giãn nước.

Những thủy thủ Mỹ không trực chiến và thực hiện nhiệm vụ tập trung ở thượng tầng cầu tầu, chụp ảnh, vẫy tay ​​và la hét gì đó vui vẻ. Nhìn sự ồn ào vô tư của thủy thủ Mỹ, sự thoải mái của họ, sự tự tin thái quá và thờ ơ kiêu căng đã khẳng định sự coi thường quá giới hạn đối với chiến hạm của Liên Xô. Cuộc đối đầu đạt đến cao trào. "Bezzavetnyi" đã tiếp cận được "Yorktown," còn tầu tuần biểnSKR-6 tiếp cận bên mạn phải của "Caron".

Để yểm trợ và tăng sức ép hơn nữa, hai chiếc máy bayTU-95 và máy bay BE-12 mang tên lửa chống tầu treo dưới cách được lệnh xuất kích. Trên "Yorktown"đài radar dẫn đường vẫn quay liên tục và đài radar giám sát hàng không vẫn hoạt động, thông báo tình huống nguy hiểm cho thuyền trưởng của tàu tuần dương. Nhưng cho đến khi đó các sĩ quan chỉ huy Mỹ vẫn không hiểu được, người Nga có khả năng làm được điều gì! "Yorktown" vẫn duy trì hướng lái tầu trên vùng nước lãnh hải của Liên xô.

Theo như một bài viết đã được đăng trên báo chí nước ngoài về sự cố hi hữu này cú tấn công đầu tiên " Bezzavetnyi " giáng thẳng vào "Yorktown" ở phần giữa, trên khu vực cầu thang. Toàn bộ lan can bị quét bay, cuốn vào nhàu nát, các thủy thủ"yorktauntsev" choáng váng vì tiếng sắt thép va chạm. Chiếc neo ba tấn, bị kéo lê trên cạnh boong của tàu tuần dương, gây lên những cú va quyệt và vết lõm sâu hoắm.

Một giây tiếp theo, chiếc neo nặng nề đứt xích và rơi xuống biển. Như bị gió thổi từ cầu tầu trên boong thượng, các thủy thủ Mỹ biến mất. Có thể nghe thấy được trên "Yorktown", rú còi báo động khẩn cấp, tất cả các thủy binh chạy về vị trí chiến đấu.

Sau cú đánh đầu tiên, thân tầu " Bezzavetnyi "bị đẩy sang trái, đuôi tầu đập mạnh vào mạn tầu tuần dương, nơi có các thùng container với tên lửa chống tàu "Harpoon", làm bẹp bốn container. Xuất hiện nguy cơ móp méo với các ống phóng ngư lôi của tầu “Bezzavetnyi”. Chuyển lái đột ngột vào vị trí “hết lái phải", " Bezzavetnyi " quay mũi tầu lạitấn công va chạm và húc chéo vào vùng khoang chiến đấu. Cú đánh thứ hai vào chiến hạm Mỹ thực sựrất mạnh.

"Yorktown" rung chuyển, và "Bezzavetnyi" trong một một thời điểm nào đó đã nghiêng mạn đến 13 độ. Độ chìm đuôi tầu đạt 4 độ. Trong thời điểm tiếp theo, thân tầu "Bezzavetnyi " tiếp tục quét sạchkhỏi "Yorktown" tất cả mọi thứ trên đường va chạm của nó: cột lan can, trụ buộc neo tầu, cổ ống thoát không khí, những tấm tôn lá đóng tầu và các phần nhô ra mạn tầu, biến tất cả thành phế liệu kim loại.

Dưới những chùm tia lửa hoa cà hoa cải do va chạm sắt thép bắn tóe ra, trong một vài giây nghe lạnh buốt ngực bới âm thanh của các cấu trúc bị phá hủy và rạn nứt.Có thể nhìn thấy các miếng sơn bay tung tóe ra khỏi sắt thép, khói bốc khét lẹt do ma sát – cho đến khi mũi tàu chiến Liên xô trượt xuống khỏi mạn tầu Mỹ. Sau cú va cham và đâm dữ dội vào tầu tuần dương, cuối cùngchỉ huy chiến hạm Mỹ mới đánh giá được mức độ vô cùng nguy hiểm của tình huống vừa xảy ra.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ hoạt động tác chiến của chiến hạm Liên Xô.

"Yorktown" lập tức chuyển lái phải và chạy hết tốc độ. Một lúc sau, tầu tuần dương của Mỹ đã thoát ra khỏi lãnh hải của Liên Xô vào vùng biển quốc tế. Tất cả hoạt động "chèn đè" đã diễn ra không quá mười lăm phút. "Yorktown" đã lấn sâu vào vùng biển thuộc lãnh hải Liên Xô khoảng 2,5 dặm, "Caron" - gần bảy dặm. Trong khi " Bezzavetnyi " chiến đấu với tầu "Yorktown," tàu tuần biển SKR-6 cũng tấn công đe dọa tương tự vào mạn tầu của "Caron", tuy nhiên, vì trọng lượng giãn nước nhỏ, nên không gây được tổn thất đáng kể.
Trên "Yorktown" khoảng các tầng ở giữa, xuất hiện một đám cháy, các thủy thủ Mỹ mặc áo chống cháy chạy hỗn loạn trên boong, kéo theo các đường ống phun nước, cố gắng dập một khu vực nào đó đang bốc lửa.

"Bezzavetnyi " hải hành thêm một khoảng thời gian nữa, không rời tầm nhìn khỏi các tàu chiến Mỹ.Sau đó lại tăng tốc độ và bơi một vòng "chiến thắng danh dự " xung quanh "Yorktown" và "Caron". "Yorktown" dường như đã chết - không còn một ai có mặt trên boong và cầu tầu. " Bezzavetnyi " kéo hết tốc độ, kiêu hãnh lướt qua các tầu của Mỹ, và, như không có chuyện gì xảy ra, hướng mũi tầu về quân cảng Sevastopol.

Theo tin từ các nguồn nước ngoài, sau khi vụ việc xảy ra, "Yorktown" phải neo đậu sửa chữa tại một xưởng đóng tàu vài tháng. Thuyền trưởng của tàu tuần dương đã bị sa thải và bị đưa về làm việc ở văn phòng do hành động thụ động và để cho ​​chiến hạm của Liên Xô dành quyền chủ động. Quốc hội Mỹ đã đóng băng gần nửa năm ngân sách của Lực lượng Hải quân Mỹ.

Gorbachev – dù trước đây đã tỏ ra yếu đuối - (sau khi nhận được báo cáo "đã điều chỉnh" của Tư lệnh trưởng Hải quân Chernavin) đã ca ngợi lòng dũng cảm của các thủy thủ hạm đội Biển Đen - một sự kiện chưa từng có. Sau này, thuyền trưởng "Bezzavetnyi" Vladimir Bogdashin, người đã giáng "một đòn choáng váng" vào tàu tuần dương Mỹ và cả hải quân Mỹ, được thăng chức và kết thúc sự nghiệp hải quân của mình với quân hàm chuẩn đô đốc. Tuy nhiên, ông đã nhận được danh hiệu đó tại thời điểm không còn là hải quân Liên Xô nữa, mà là Lực lượng Hải quân Liên bang Nga.

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

>> Căn cứ tuyệt mật của Mỹ ở Bắc Cực


Trong Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã xây dựng căn cứ bí mật nằm dưới lớp băng của hòn đảo Greenland mà Đan Mạch - quốc gia chủ quản - không hay biết.


Căn cứ này hoạt động dựa vào nguồn năng lượng hạt nhân, được xây dựng nhằm tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học.

Tuy nhiên trên thực tế, đây là nơi tiến hành các thử nghiệm về tính khả thi đối với tên lửa mang đầu đạn hạt nhân khi bị chôn vùi dưới băng.

Nên nhớ, Greenland gần Nga hơn so với vị trị đặt tên lửa đạn đạo liên lục địa trên lãnh thổ Mỹ.

Căn cứ này đủ rộng để chứa 200 người, được mô tả như một thành phố dưới lòng đất, với hơn 21 hào có mái vòm che bằng thép. Hào dài nhất dài 335 m; rộng 7,9m; cao 7,9m.

Những đường hầm này chứa rất nhiều công trình được xây sẵn dài khoảng 23m. Lò phản ứng hạt nhân PM-2A sản xuất khoảng 2MGW đủ để cung cấp năng lượng căn cứ quân sự này.

Đây là căn cứ khá tiện nghi. Ngoài khu ở và làm việc, căn cứ còn có phòng bếp, phòng ăn, nhà vệ sinh, phòng tắm, một phòng giải trí và rạp hát, cửa hàng bán đồ và thư viện, phòng y tế, phẫu thuật và bệnh xá nhỏ 10 giường, phòng giặt, trạm bưu điện, nhiều phòng thí nghiệm, phòng lạnh giữ đồ cùng nhiều thùng đựng đồ, trung tâm thông tin liên lạc, trạm năng lượng, trạm phát điện chạy bằng diesel dự phòng, các toà nhà công cộng, toà nhà hành chính, thậm chí, có cả nhà thờ và tiệm cắt tóc.

Căn cứ này được đưa vào hoạt động từ năm 1959 và ngừng làm việc vào năm 1966, khi sự dịch chuyển của khối băng khiến việc sinh sống trở nên bất khả thi. Giờ đây, căn cứ này đã bị chôn vùi dưới lớp tuyết dày của vùng Bắc Cực.

Dưới đây là một số hình ảnh về căn cứ tuyệt mật này:


http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ căn cứ


http://nghiadx.blogspot.com
Căn cứ trong quá trình xây dựng


http://nghiadx.blogspot.com
Giếng nước sạch từ băng tan chảy


http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Lối thoát hiểm trên mặt băng


http://nghiadx.blogspot.com
Toà nhà xây sẵn đặt trong lòng căn cứ


http://nghiadx.blogspot.com
Lò phản ứng hạt nhân-nơi cung cấp năng lượng cho cả căn cứ


http://nghiadx.blogspot.com
Các kĩ sư điều khiển lò phản ứng


http://nghiadx.blogspot.com
Ba năm sau khi bị bỏ hoang.

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2011

>> 'NATO đẩy Nga quay lại thời Chiến tranh Lạnh'



Thế giới sẽ chứng kiến một cuộc chạy đua vũ trang mới nếu Mỹ quyết định theo đuổi kế hoạch lá chắn tên lửa ở châu Âu.


Đây là lời khẳng định của Tổng Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga, Tướng Nikolai Makarov trong cuộc gặp gỡ với các nhà quân sự nước ngoài vào ngày 20/5 vừa qua.

Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh quan hệ Nga - Mỹ không lấy gì làm mặn nồng sau khi nỗ lực của cả hai bên trong việc giải quyết vấn đề xây dựng lá chắn tên lửa ở châu Âu không có tiến triển.



Câu trả lời cho những nỗ lực của Nga và NATO vẫn đang bỏ ngỏ.

Tướng Nikolai Makarov kêu gọi Washington nên thay đổi kế hoạch lá chắn tên lửa của Mỹ và NATO tại châu Âu để không đe dọa đến lực lượng hạt nhân của Nga. “Nếu Mỹ cứ khăng khăng thực hiện kế hoạch của mình thì Nga buộc phải dùng các biện pháp đối phó và tiến hành một cuộc chạy đua vũ trang mới”, ông Makarov nói.

Theo ông Makarov, vào năm 2015, hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ sẽ càng có khả năng bắn hạ tên lửa đạn đạo của Nga và đến 2020, thế cân bằng hạt nhân bị phá vỡ. Đương nhiên, Nga sẽ tìm cách chống lại hệ thống đó. Vì vậy, các quốc gia châu Âu sẽ phải tăng chi tiêu cho quốc phòng.

Tướng Makarov cũng khẳng định, khoảng 5-6 năm nữa, một cuộc chạy đua vũ trang tồi tệ sẽ bắt đầu và cuộc đua này có thể sẽ không có điểm dừng, không xác định kẻ thắng người thua.

Cảnh báo của ông Makarov có nội dung tương tự như những lời cảnh báo được Tổng thống Nga Dmitry Medvedev tuyên bố nhiều lần. Theo ông Medvedev, thế giới có thể quay lại thời Chiến tranh Lạnh nếu NATO không “mềm mỏng” trong việc hợp tác với Nga về vấn đề lá chắn tên lửa.

Nga coi kế hoạch lá chắn phòng thủ tên tên lửa của NATO do Mỹ khởi xướng là mối đe doạ đối với an ninh quốc gia của nước này.

Mùa thu năm 2010, Nga đã chấp thuận xem xét đề xuất của NATO về việc hợp tác xây dựng lá chắn tên lửa chung, nhưng yêu cầu trong việc quản lý hệ thống này hai bên phải có quyền như nhau, nghĩa là có thể sử dụng chung.

Trước yêu cầu của Nga, NATO đã ngay lập tức bác bỏ và hiện nay thoả hiệp về vấn đề này vẫn còn bỏ ngỏ.
[BDV news]


Thứ Hai, 23 tháng 5, 2011

>> Tình báo Nga hậu KGB



KGB vốn là một lực lượng tình báo lừng danh thế giới của Liên Xô trước đây với những điệp viên thượng hạng và những phi vụ động trời tưởng như đã lùi vào dĩ vãng. Thế nhưng, việc cách đây chưa lâu Mỹ bắt giữ và trục xuất 10 điệp viên của Nga dưới những tấm vỏ bọc đa dạng và khó phát hiện cho thấy, lực lượng tình báo Nga hậu KGB vẫn rất đặc biệt.


Dưới thời Liên Xô cũ, KGB luôn là một lực lượng đáng nể đầy bí hiểm. KGB có quy mô hoạt động rất rộng với mạng lưới các điệp viên nằm vùng trong hầu hết các lĩnh vực có thể làm vỏ bọc. Các phi vụ do KGB thực hiện ở khắp nơi luôn rất ấn tượng và luôn gây những bất ngờ lớn trong làng tình báo thế giới. Thế nhưng, kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, nhiều người đã nghĩ rằng, sức mạnh của KGB đã không còn nữa. Trong chiến tranh Lạnh, KGB kiểm soát tất cả các hoạt động tình báo của nước này cả trong và ngoài nước. Ở nước ngoài, KGB đã có những thành công vượt trội so với các cơ quan tình báo và chính trị của Mỹ và các nước châu Âu.



Cựu Tổng thống Vladimir Putin, vốn là một trung tá KGB trước đây, mong muốn củng cố FSB và đưa nó trở thành cơ quan an ninh quan trọng nhất nước Nga

Giáo sư Andrei Soldatov, Tổng biên tập một trang web chính trị của Nga và tác giả cuốn “The New Nobility: The restoration of Russia‘s Security State and the enduring legacy of the KGB”. (Sự phục hồi của cơ quan an ninh Nga và di sản của KGB), cho rằng vào năm 1991, Boris Yeltsin – vị Tổng thống đầu tiên của nước Nga đã quyết định phá vỡ tổ chức KGB bằng cách chia KGB thành nhiều đơn vị an ninh nhỏ. Ông Yeltsin cũng quyết định thành lập hai cơ quan tình báo riêng biệt: SVR để kiểm soát hoạt động tình báo ở nước ngoài và FSB - cơ quan phản gián nội vụ có thẩm quyền cao nhất chuyên trách các vấn đề tình báo trong nước.

Kế thừa sức mạnh

Khi Liên Xô không còn, nghĩa là KGB cũng sẽ không tồn tại. Bởi thế, các quan chức hàng đầu KGB đã chuyển sang một số công việc khác, một số người thì ra nước ngoài, một số người lại viết sách và bán những hồi ức của mình. Trong khi đó, Cơ quan an ninh Liên bang Nga (FSB) mới được thành lập cũng không còn đủ hấp dẫn để thu hút những người muốn làm việc ở đây như trước. Theo giáo sư Andrei Soldatov, trước đây, nhân viên của KGB có nhiều cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp cũng như được hưởng các đặc quyền đặc lợi khác bởi tổ chức này thực sự có quyền lực rộng khắp. Tuy nhiên, sau năm 1991, tình hình hoàn toàn đổi khác bởi người dân cho rằng lĩnh vực kinh doanh trở nên hấp dẫn hơn và nó khiến FSB bắt đầu thiếu nhân viên. Hơn nữa, cơ quan này cũng bị mất đi một số ảnh hưởng trong chính trường Nga.

Mặc dù mục đích của Boris Yeltsin trước đây là cố gắng kiểm soát KGB bằng cách chia nhỏ KGB và sau đó kích thích sự cạnh tranh giữa các tổ chức này nhưng cựu Tổng thống Vladimir Putin, vốn là một trung tá KGB trước đây, lại mong muốn củng cố FSB và đưa nó trở thành cơ quan an ninh quan trọng nhất nước Nga. Như vậy, tính cạnh tranh giữa các tổ chức an ninh nhỏ hoàn toàn bị xóa bỏ. Vào tháng 7/2010, Thủ tướng Nga Putin đã chào mừng sự hồi sinh của cơ quan tình báo Nga sau khi nó bị chống phá rất mạnh mẽ vào những năm 1990. Ngày nay, FSB đã thực sự trở nên vững mạnh với khả năng khôi phục hoạt động, phân tích cũng như chiến đấu không hổ danh là lực lượng kế cận KGB.

Sau năm 1991, trong suy nghĩ của phương Tây, có thể họ cho rằng chiến tranh Lạnh đã kết thúc và lực lượng một thời đã làm họ mất ăn mất ngủ KGB cũng sẽ tự nhiên tan rã. Thế nhưng, phải chăng quan điểm ấy quá ngây thơ trước những cách thức hoạt động mới của tình báo Nga bởi ngay sau đó, lực lượng SVR và FSB được thành lập. Từ đây, từ “kẻ thù” trong phương châm hoạt động của KGB trước đây đã được chuyển thành một từ nghe có vẻ nhẹ nhàng nhưng lại cụ thể hơn, đó là các “mục tiêu”.

Những mục tiêu mới

Một điều thú vị mà Sergei - một cựu sĩ quan tình báo cao cấp của KGB và SVR, nhận thấy là với sự sụp đổ của Liên Xô, Mỹ có thể đã trở nên rất kiêu ngạo và có phần lơ đãng khi được họ tự nhiên không còn đối thủ. Sergei cho rằng đây chính lại là cơ hội tốt cho Nga bởi chỉ với giá của một bữa ăn ngon ở New York, nhiều điệp viên của họ đã có thể moi được thông tin từ cơ quan tình báo Mỹ. Ví dụ, khi Canada mua một hạm đội tàu ngầm của Mỹ, Sergei có thể thuyết phục được một quan chức cao cấp trong chính phủ Canada cung cấp tất cả các số liệu kỹ thuật mà các công ty Mỹ bàn giao cho Canada để bán tàu ngầm. Như vậy, chỉ sau một đêm, Nga có thể biết được công năng của tàu ngầm Mỹ. Điều này rất khó thực hiện được trong thời kỳ KGB tồn tại và chiến tranh Lạnh đang nóng.

Tuy nhiên, khó khăn mà Sergei nêu ra về những thay đổi trong hoạt động tình báo Nga cũng là việc khó khăn nhất trong quy trình điều hành mạng lưới gián điệp. Đó là cách thức trả lương cho điệp viên. Sau khi nước Nga được thành lập, SVR đã đưa vào quy định cách thức trả lương điệp viên. Ví dụ, nếu họ có điệp viên ở Nga, họ chỉ hỏi điệp viên đó đang làm công việc gì, nếu câu trả lời là ‘tôi đang làm kinh doanh bao bì’ hoặc bất cứ ngành gì, tình báo Nga sẽ yêu cầu công ty của họ ở Mátxcơva, một bình phong cho SVR, sẽ thuê hoặc trả lương cho điệp viên với tư cách một cố vấn. Trên thực tế, khoản tiền thanh toán là cho các thông tin gián điệp nhưng dưới lớp vỏ bọc một hợp đồng hợp pháp.

Cơ quan tình báo Nga hiện muốn thăm dò hai loại tin tức. Thứ nhất là tin tức tình báo về khoa học công nghệ quân sự. Thành công lớn trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh của KGB là việc họ lấy được kế hoạch chế tạo bom nguyên tử đầu tiên của Mỹ. Sau đó Nga đã chế tạo thành công mô hình bom nguyên tử đầu tiên giống hệt của Mỹ. Tình báo Nga đã hoàn thành khoảng gần 1.000 nhiệm vụ thu thập các tin tức tình báo khoa học và công nghệ, phần lớn nguồn thông tin này liên quan đến ngành công nghiệp quốc phòng. Loại tin tức tình báo thứ hai là những thông tin về kinh tế thương mại. Một ví dụ điển hình cho điều này là vụ hơn 10 điệp viên Nga mới bị Mỹ trục xuất về nước. Những người này đã vượt qua các khâu kiểm tra để trở thành người Mỹ thực thụ với những vỏ bọc thật bất ngờ để họ thuận tiện hoạt động tình báo. Tuy nhiên, không có chứng cứ nào cho thấy thông tin những người được gọi là điệp viên này thu thập có hữu ích hay không.

Các phi vụ gây tranh cãi

Trong giới tình báo Nga có hai vụ đầu độc nổi tiếng nhất. Vụ thứ nhất xảy ra từ hồi Chiến tranh Lạnh, một người đàn ông bị đâm bằng mũi kim có tẩm thuốc độc được gắn lên đầu một chiếc ô. Đó là một viên thuốc nhỏ có lớp sáp bọc ngoài. Khi nhiệt độ cơ thể làm tan lớp sáp, chất độc ricin được giải phóng và người điệp viên này sẽ chết. Vụ thứ hai chính là trường hợp của Litvinenko ở Luân Đôn. Điệp viên này bị đầu độc bằng chất plutonium. Tất nhiên theo tin đồn, kẻ chủ mưu vụ đầu độc là FSB nhưng sự thực thế nào, vẫn còn nằm trong vòng bí ẩn.

Một vụ nữa gần đây cũng được đồn thổi và thêu dệt lên nhiều giả thuyết khi nữ nhà báo nổi tiếng Anna Politkovskaya bị cho là đã bị đầu độc trong ngôi nhà cô từng sống ở Mátxcơva. Chính nhà báo này đã có các cuộc điều tra và ghi chép lại được nhiều thông tin liên quan đến lực lượng quân đội Nga tại Chesnia và cũng chính nhà báo này đã vào Nhà hát Mátxcơva, nơi phiến quân đã bắt giữ hàng trăm con tin trong một vụ bắt giữ con tin ở Nga.

FSB đã lấy lại gần như mọi quyền lực và sức mạnh trước đây, giống như KGB trong thời Liên Xô. Có người đã ví rằng FSB phần nào giống như chim phượng hoàng, một con phượng hoàng chưa bao giờ chết và đã hồi sinh trở lại.

[Bee news]


Thứ Hai, 16 tháng 5, 2011

>> Xu hướng tàu khu trục nhỏ trong thế kỉ 21



Các tàu khu trục nhỏ, tàng hình, đa chức năng sẽ là xu hướng chủ đạo của công nghiệp đóng tàu chiến mặt nước thế kỷ 21.


Chiến tranh thế giới thứ 2 và những năm chiến tranh lạnh, các thiết giáp hạm, tuần dương hạm hạng nặng đã bộc lộ nhiều điều bất cập và các điểm yếu chết người.

Dù được trang bị hệ thống hỏa lực cực mạnh, với thời gian hoạt động kéo dài hàng tháng trên biển, nhưng kích thước khổng lồ khiến các thiết giáp hạm, tuần dương hạm hạng nặng có chi phí vận hành tốn kém, khả năng xoay xở và tốc độ chậm khiến các chiến hạm này dễ bị tổn thương trong tác chiến.

Sự phát triển mạnh mẽ của các tên lửa chống hạm khiến tuần dương hạm hạng nặng dễ trở thành "miếng mồi ngon". Kích thước đồ sộ, độ bộc lộ radar lớn, chúng dễ dàng bị phát hiện và tấn công từ xa.

Ngày nay, các thiết giáp hạm đã ngưng sử dụng, chỉ còn tuần dương hạm hạng nặng chỉ còn trong trang bị của Nga và Mỹ.

Ưu điểm của tàu khu trục nhỏ

Ngày nay, các quốc gia ven biển có nhu cầu lớn trong việc tuần tra bảo vệ an toàn vùng lãnh hải, đặc quyền kinh tế, đảm bảo an ninh hàng hải, chống cướp biển, ngăn chặn các hoạt động xâm nhập trái phép. Trong đó, nổi lên là nhu cầu sở hữu tàu chiến mới có thể đảm đương tất cả các vai trò nói trên.

Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng đủ khả năng tài chính để trang bị cho mình một đội tàu chiến mặt nước hùng hậu. Quan điểm tác chiến hải quân mỗi nước cũng khác nhau nên nhu cầu cụ thể cũng rất khác nhau.

Nắm bắt được xu thế đó, các nhà thiết kế đã cho ra đời các tàu khu trục nhỏ, có lượng giãn nước dưới 7.000 tấn, có trang bị đáp ứng hầu hết nhu cầu của hải quân mỗi nước.


Tàu khu trục nhỏ tàng hình đa chức năng là lựa chọn số một của tác chiến hải quân hiện đại.

Có thiết kế nhỏ gọn hơn các tuần dương hạm, tàu khu trục có chi phí vận hành thấp, thời gian bảo trì giữa 2 lần được kéo dài hơn. Ngoài ra, các hệ thống điện tử được thiết kế theo dạng mô đun mở cho phép thực hiện các nâng cấp về sau, kéo dài tuổi thọ và thời gian sử dụng.

Tàu khu trục nhỏ có khả năng hoạt động tốt tại các vùng biển nông, thích hợp trong việc đảm bảo công tác tuần tra vùng biển và vùng đặc quyền kinh tế.

Những tàu chiến này có tốc độ cao, độ bộ lộ radar thấp, thích hợp cho chiến thuật đột kích đánh nhanh rút gọn. Đây là sự lựa chọn hợp lý cho các quốc gia có năng lực tài chính hạn chế.

Xu hướng tàu khu trục nhỏ lan rộng

Pháp là quốc gia tiên phong trong thiết kế và phát triển các tàu khu trục nhỏ tàng hình đa chức năng. Điển hình là tàu khu trục tàng hình lớp La Fayette.

Hiện tại, chiến hạm lớp La Fayette tàu khu trục tấn công chủ đạo của Hải quân Pháp và được xuất khẩu cho nhiều nước khác như Singapone, Arab Saudi...

Nối bước theo Pháp, các quốc gia khác như Brazil, Canada, Israel và Anh đều cho ra đời các tàu khu trục nhỏ đa chức năng của riêng mình.

Trong khu vực châu Á, nhiều nước đã tiệm cận xu hướng này. Điển hình là chương trình tàu khu trục nhỏ Type-054D của Trung Quốc, gần đây là chương trình tàu khu trục FFX của Hàn Quốc.



Tàu khu trục nhỏ tàng hình đa chức năng Project 20380 của Hải quân Nga.


Là một nước có nền công nghiệp hàng hải mạnh, Đức cũng đầu tư phát triển chương trình tàu khu trục đa chức năng tàng hình mới mang tên F-125.

Ngay cả Nga, quốc gia có lực lượng hải quân mạnh với bề dày phát triển tàu khu trục cỡ lớn, tuần dương hạm hạng nặng cũng dần đi theo xu hướng này. Gần đây nhất, Hải quân Nga đã đầu tư đóng mới các tàu khu trục nhỏ tàng hình Project 20380. Hiện tại Nga đã hạ thủy một số tàu thuộc Project 20380.

Dương như chỉ còn Mỹ chưa chú trọng tới vai trò các loại tàu khu trục nhỏ tàng hình. Điều này có thể xuất phát từ quan điểm tác chiến của Hải quân Mỹ thấy rằng, các tàu khu trục lớn và các tuần dương hạm hạng nặng vẫn còn đảm bảo yêu cầu tác chiến toàn cầu của họ và nền kinh tế hàng đầu đủ sức duy trì những hạm đội tốn kém hư vậy.

Thế kỷ 20 từng được mệnh danh là thế kỷ của các thiết giáp hạm và tuần dương hạm hạng nặng. Thế kỷ 21 sẽ là kỷ nguyên của các tàu khu trục nhỏ tàng hình đa chức năng?

[BDV news]


Thứ Hai, 18 tháng 4, 2011

>> 'Của hiếm' trong không quân các cường quốc



Dù "lỗi mốt", nhưng máy bay cánh quạt vẫn có mặt trong biên chế nhiều cường quốc quân sự và trở thành "của hiếm" trong lực lượng không quân các nước này.

Trong hai cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918) và lần thứ hai (1939 – 1945), hàng nghìn máy bay chiến đấu, ném bom động cơ cánh quạt đã tung hoành trên khắp thế giới.



Đội bay P-51 Mustang tung hoành trên khắp bầu trời Châu Âu trong thế chiến lần thứ hai.


Tuy nhiên, kể từ sau đại chiến lần hai, máy bay phản lực đã xuất hiện soán ngôi của máy bay cánh quạt. Dần dần, những máy bay chiến đấu sử dụng động cơ cánh quạt bị loại ra khỏi thành phần trang bị các quốc gia trên thế giới.

Đến ngày nay, việc tìm ra kiểu máy bay cánh quạt chiến đấu thực sự gần như “mò kim đáy bể”. Tuy nhiên, còn một số loại máy bay chiến đấu cánh quạt còn hoạt động đến tận ngày nay. Thực sự bất ngờ khi nó lại được tìm ra trong thành phần trang bị của các cường quốc quân sự hàng đầu thế giới như: Mĩ, Nga và Brazil.

Sau đây là ba loại máy bay chiến đấu cánh quạt hiện đại:

Máy bay chiến đấu cánh quạt AT – 6B (Mĩ)
Máy bay chiến đấu cánh quạt AT – 6B do hãng Hawker Beechcraft (Mĩ) phát triển dựa trên máy bay huấn luyện T – 6


Máy bay tấn công hạng nhẹ AT-6B..


AT – 6B được thiết kế để thực hiện nhiều nhiệm vụ như: hỗ trợ tấn công tầm ngắn, tìm kiếm và cứu nạn trong chiến đấu, trinh thám và huấn luyện chiến đấu.

Dù là máy bay cánh quạt nhưng các thiết bị điện tử trang bị trên AT – 6B không hề thua kém so với máy bay chiến đấu phản lực hiện đại trên thế giới. Buồng lái được bọc giáp bảo vệ, phi công được lắp đặt màn hình hiển thị ngang tầm mắt (HUD); Ba màn hình tinh thể lỏng đa năng (MFD) hiển thị các thông số kĩ thuật bay trợ giúp phi công; Hệ thống cảnh báo cho phi công về tình trạng máy bay (liên quan tới động cơ, cánh máy bay, cánh quạt…) và đặc biệt là hệ thống đối phó trả đũa điện tử thường thấy trên các chiến đấu cơ phản lực hiện đại.


AT-6B có thể coi là máy bay đa nhiệm vụ được trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại.


Vũ khí của AT – 6B mang trên 6 giá treo ở cánh máy bay bao gồm: súng máy, tên lửa không đối không AIM – 9, tên lửa không đối đất AGM – 65, bom dẫn đường Pageway, bom đường kính nhỏ và rocket.

Máy bay trang bị động cơ tuốc bin cánh quạt Pratt & Whitney Canada PT6A – 68 cho phép nó đạt tầm bay hơn 1.600km.

Máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu – 95 (Nga) Tu – 95 là loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa sử dụng động cơ cánh quạt duy nhất còn hoạt động trên thế giới.

Ra đời từ những năm 1950, Tu – 95 có hơn 50 năm hoạt động liên tục trong đơn vị máy bay ném bom chiến lược của không quân Liên Xô và ngày nay là không quân Liên bang Nga.


Tu-95 do phòng thiết kế Tupolev nghiên cứu phát triển từ những năm 1950.


Kíp lái của Tu-95 gồm 7 thành viên. Máy bay được trang bị các thiết bị điện tử như ra đa thời tiết, ra đa điều khiển hỏa lực pháo (ở đuôi Tu – 95 được bố trí tháp pháo hai nòng cỡ 23mm), ra đa định vị và ném bom Obzor, ra đa ống kính đồng bộ và hệ thống cảnh báo sớm chống tên lửa Mak – UT IR.

Máy bay chiến lược tầm xa Tu – 95MS (phiên bản sử dụng rộng rãi) có khả năng mang 15 tấn vũ khí bao gồm: 6 tên lửa hành trình tầm xa mang đầu đạn hạt nhân Kh – 55 (tầm bắn 3.000 km) hoặc lựa chọn mang 14 tên lửa không đối hạm Kh – SD (tầm bắn 600 km) hoặc tám tên lửa hành trình chứa trong ống phóng Kh – 101 (tầm bắn 3.000 km).

Tất cả các tên lửa cũng tương tự như Tu – 160 đều lắp trên các máy phóng quay chứa trong khoang bom.


Tu-95 trang bị bốn động cơ tuốc bin cánh quạt cực khỏe đưa cả chiếc máy bay lên bầu trời cùng 15 tấn vũ khí.



Máy bay tiếp dầu IL-78 chuẩn bị tiếp liệu cho Tu-95.


Tu – 95 trang bị bốn động cơ tuốc bin cánh quạt cực khỏe Samara Kuznetsov NK – 12MP cho phép máy bay đạt tốc độ tối đa 650 km/giờ, trần bay 13.000 mét, bán kính chiến đấu 6.400 km hoặc 8.200 km nếu được tiếp nhiên liệu trên không.

Máy bay chiến đấu cánh quạt hạng nhẹ EMB – 314 (Brazil)

Máy bay chiến đấu cánh quạt hạng nhẹ EMB – 314 được hãng Embrear (Brazil) phát triển và chế tạo.

EMB – 314 là phiên bản nâng cấp từ máy bay huấn luyện EMB – 312 với khả năng đạt tốc độ lớn hơn và trần bay cao hơn.


Máy bay chiến đấu cánh quạt Embrear EMB-314.


EMB – 314 là máy bay chiến đấu hai chỗ ngồi, buồng lái được bọc giáp. Máy bay trang bị hệ thống điện tử do hãng Elbit System (Israel) cung cấp, gồm: màn hình HUD, hai màn hình màu tinh thể lỏng (MFD), máy tính đa nhiệm tiên tiến, hệ thống định vị GPS, hệ thống tấn công và định vị quán tính la de.

Ngoài khả năng thực hiện nhiệm vụ ban ngày, EMB – 314 cũng có khả năng tác chiến ban đêm nhờ sự hỗ trợ của các thiết bị kính ngắm ảnh nhiệt.


EMB-314 vũ trang tên lửa và bom hoặc súng máy.


Vũ khí của EMB – 314 mang trên năm giá treo trên cánh và thân (tổng trọng lượng vũ khí khoảng 1.500 kg), bao gồm: hai súng máy 12,7mm (tốc độ bắn 1.100 viên/phút); tên lửa không đối không tầm ngắn AIM – 9 hoặc MAA – 1; tên lửa không đối đất; bom không điều khiển và rocket.

Máy bay trang bị một động cơ tuốc bin cánh quạt PT6A – 68A cho phép EMB – 314 đạt tốc độ tối đa 560 km/giờ, trần bay 10.000 mét và tầm bay 1.500 km/giờ.

[BDV news]


>> Lật lại hồ sơ chống ‘Star War’ của Liên Xô



Trong chiến tranh lạnh, Mỹ xây dựng kế hoạch ‘Star War’ nhằm chống lại các mối đe dọa không gian từ Liên Xô. Và Liên Xô cũng có kế hoạch đối phó.

Trong những năm 1960-1980, kho vũ khí chiến lược của Liên Xô gồm tên lửa đạn đạo, hệ thống phòng chống tên lửa, vệ tinh quân sự (trang bị vũ khí có khả năng phòng vệ) đã gây ra mối lo sợ lớn đối với Mỹ. Liên Xô cũng nhiều lần thử nghiệm về công nghệ tiêu diệt vệ tinh. Kế hoạch tấn công bằng vũ khí nguyên tử mang tên “Cuộc chiến hạt nhân 7 giờ” đã khiến Mỹ khởi động các chương trình phát triển hệ thống diệt vệ tinh và phòng chống tên lửa mới.




"Cuộc chiến hạt nhân 7 giờ" thể hiện khả năng triển khai tấn công hạt nhân trong thời gian ngắn. Trong đó, các vệ tinh quân sự có vai trò quan trọng.


Năm 1983, Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Ronan Reagan đã công bố chương trình phòng thủ chiến lược mang tên “Star War”.


Từ lúc đó, rất nhiều dự án xây dựng các trạm chiến đấu ngoài không gian được tiến hành, sử dụng vũ khí động năng, lazer và nguyên tử.

Những động thái từ bên kia bờ Thái Bình Dương buộc các nhà lãnh đạo Xô Viết không thể làm ngơ. Kế hoạch triển khai các vũ khí nhằm đáp trả lại "Star War" bắt đầu.


Kế hoạch của Liên Xô bao gồm việc vô hiệu hóa khả năng phòng thủ tên lửa của Mỹ, đồng thời xây dựng các trạm không gian mang vũ khí tấn công.


Đây là những vệ tinh Xô Viết có tên “Polyot-1” và “Polyot”-2 được chế tạo nhằm chủ động tiêu diệt các vệ tinh gián điệp của kẻ thù.


NPO Energia – vệ tinh được trang bị tên lửa và vũ khí lazer.N PO Energia được phát triển trên nền tảng của hai hệ thống vũ khí: hệ thống 17F19 “Skif” sử dụng tia lazer và hệ thống 17F111 “Kaskad” trang bị tên lửa.


Để đưa hệ thống lên quỹ đạo, Liên Xô sử dụng tên lửa đẩy có tên: "Progress”.


Trạm không gian dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất mang các mô đun chứa các tên lửa đạn đạo.


Khi trạm trong trạng thái sẵn sàng nhận nhiệm vụ.


Một mô đun tàu con thoi “Buran”. Sức mạnh hủy diệt của nó là ở lượng bom hạt nhân bên trong. Những tàu này sau khi xác định được vị trí trên mặt đất sẽ lao về hướng mục tiêu với vai trò như một tên lửa "mẹ".


Con tàu sẽ giải phóng các trái bom là các tàu nhỏ bên trong.


Còn đây là dự án xây dựng trạm “Skif-D”. Tên lửa đẩy mang hệ thống "Stilet" lên quỹ đạo có chiều dài 40m, đường kính 4,1m và trọng lượng là khoảng 90 tấn.


Cấu tạo bên trong lõi hệ thống “Stilet”.


Một hệ thống “Stilet” trang bị trên 17F19S.


Trạm vũ trụ Hòa Bình được Liên Xô đưa vào hoạt động từ năm 1986. Ngoài chức năng nghiên cứu không gian, Mir còn phục vụ cho hoạt động quân sự.


Trạm Hòa bình có khả năng quét và theo dõi nhiều mục tiêu trên mặt đất.


Những kỹ sư Nga là những người tiên phong trong việc phát triển bản mẫu của các phương tiện quân sự không gian. Đây là những vũ khí hết sức lợi hại, có thể tiêu diệt mục tiêu mà không gặp bất cứ khả năng chống cự nào. Kế hoạch “Star War” đã khơi mào cho những bùng nổ trong công nghệ vũ khí không gian ngày hôm nay.


Tổng thống Gorbachev, người đã đặt dấu chấm hết cho Liên Bang Xô Viết, đồng thời sự tan vỡ này cũng khiến cho tham vọng thống lĩnh vũ trụ của Liên Xô bị tạm dừng.
[BDV news] 


Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2011

>> Nga muốn trở lại ngôi vua chinh phục vũ trụ



[BDV news] Nga đang vạch ra nhiều dự án và kế hoạch nhằm giành lại vị trí quán quân trong thăm dò vũ trụ đã tuột vào tay Mỹ thời gian qua.

50 năm trước, chuyến bay đầu tiên vào vũ trụ của Yuri Gagarin, ngày 12/4/1961, đã khẳng định vị thế hàng đầu của Liên Xô trong cuộc chạy đua vũ trụ, khởi đầu từ vụ phóng tầu Sputnik (1957).

Người Mỹ phải mất 8 năm mới đuổi kịp và vượt người Nga khi họ đưa người lên mặt trăng năm 1969. Trong thập niên 1970 người Nga giành lại vị trí dẫn đầu bằng việc xây dựng trạm vũ trụ có người điều khiển đầu tiên trên quỹ đạo và phóng các tầu thăm dò đầu tiên đến các hành tinh sao Kim và sao Hỏa.

Trạm Hòa bình (Mir) của Nga, hoạt động từ năm 1986 đến 2001, là trạm vũ trụ có người điều khiển đầu tiên và duy nhất trên thế giới cho đến năm 1998.



Trạm vũ trụ Mir, một trong những đỉnh cao chinh phục vũ trụ của Nga.


Không cam chịu là "người lái đò vũ trụ"
Sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, do thiếu tiền nên Nga đã “nhường” quyền lãnh đạo không gian cho Mỹ và Mỹ ký séch cho Nga xây dựng các thành phần đầu tiên của Trạm ISS, trong đó có module Zarya.

Kỹ thuật và kinh nghiệm xây dựng và điều khiển các trạm vũ trụ của Nga rất quan trọng đối với việc xây dựng trạm ISS, mà thành phần cốt lõi được thiết kế trên cơ sở dự án Mir-2 Nga bị bỏ dở vì thiếu tài chính.

Nga đã phải cắt xén mạnh chương trình nghiên cứu vũ trụ của mình khi ngân sách duyệt chi giảm xuống còn 300 triệu USD vào năm 2002 – chỉ đủ đưa các phi hành gia và đồ tiếp tế lên ISS. Nga bắt buộc phải tổ chức dịch vụ du lịch vũ trụ cho các khách du lịch nhiều tiền.


Tàu Soyuz TMA-21 rời bệ phóng sáng ngày 5/4/2011.


Thời hậu chiến tranh Lạnh, hợp tác quốc tế về vũ trụ thay thế cho xu thế đối đầu, chạy đua. Năm 2011 chứng kiến những lợi thế về vũ trụ của Nga được vun đắp từ nhiều thế kỷ trước. Thể hiện ở tàu không gian Soyuz phương tiện tin cậy dùng để đưa các nhà du hành vũ trụ thế giới đến trạm ISS.

Cơ quan Hàng không và vũ trụ quốc gia Mỹ (NASA) phải nhờ cậy vào Nga để đưa người vào vũ trụ, sau tai nạn Colombia năm 2003. Trước đó, năm 1986, tàu con thoi Challenger nổ sau khi phóng 73 giây.

Theo hợp đồng giữa NASA và Roscosmos, Mỹ sẽ trả cho Nga tổng cộng 1,2 tỷ USD để dùng Soyuz đưa các nhà du hành vũ trụ Mỹ trong thời gian từ 2012 đến năm 2015.

Nga quyết tâm trong những năm tới giành càng nhiều càng tốt lợi phần trong ngành dịch vụ thương mại vũ trụ quốc tế. Thủ tướng Putin kêu gọi nâng tỷ lệ phóng hằng năm của Nga từ 40% lên 50% trong tương lai gần.

Trong cuộc họp gữa chính phủ với cơ quan vũ trụ để chuẩn bị lễ kỷ niệm chuyến bay mở đường của Gagarin, Thủ tướng Putin nói: “Nga không được bó mình vào vai trò “người đưa đò” vũ trụ. Chúng ta cần tăng cường sự hiển diện của mình trong thị trường vũ trụ toàn cầu… hiện có tổng giá trị khoảng 200 tỷ USD”.

Các kế hoạch lớn và táo bạo
Thủ tướng Putin cũng công bố một chương trình đầy tham vọng nhằm đẩy mạnh nỗ lực chinh phuc vũ trụ đến năm 2030.

Bất chấp tổn thất 3 vệ tinh định vị toàn cầu trong vụ nổ tên lửa năm ngoái , Nga quyết tâm hoàn thành việc triển khai hệ thống định vị toàn cầu Glonass của riêng mình trong năm 2011.


Do vấn đề ngân sách mà việc phóng thử tên lửa mới bị hoãn lại đến 2013.


Năm 2012, Nga sẽ tham gia chương trình thám hiểm mặt trăng Chandrayaan-2 của Ấn Độ, trong đó Nga chế tạo khoang đổ bộ mặt đất và xe thăm dò mặt trăng.

Năm 2013, Nga sẽ phóng loại tên lửa mới có tên Angara, với hai cấu hình. Đến năm 2015, Nga sẽ phóng thử loại tàu thế hệ mới, trước tiên là loại Rus-M.

Năm 2016 một sân bay vũ trụ đầu tiên tại Viến Đông, Vostochny, sẽ được đưa vào sử dụng. Khi đó, toàn bộ các cuộc phóng tầu vũ trụ sẽ chuyển về sân bay này, thay cho sân bay Baikonur, hiện đang phải thuê của Kazakhstan.

Ngoài ra, Nga đang phát triển hệ thống tên lửa đẩy bằng năng lượng hạt nhân cho tương lai để phục vụ cho các chuyến thăm dò giữa các hành tinh, một dự án mà theo Thủ tướng Putin thì “ưu tiên cho Nga là không thể tranh cãi”.


Mô hình động cơ tên lửa đẩy vũ trụ chạy bằng năng lượng hạt nhân của Nga


Roscosmos có kế hoạch bắt đầu các chuyến bay có người lái đến mặt trăng vào cuối thập niên này và xây dựng một căn cứ trên mặt trăng vào năm 2030.

Căn cứ này sẽ gửi về trái đất helium-3, một nguồn năng lượng quý giá, đồng thời sẽ đóng vai trò là tiền đồn cho một chuyến bay có người lái tới sao Hỏa, dự kiến một thập niên sau đó. Các chuyến bay đến mặt trăng và sao Hỏa có thể là các dự án quốc tế.

Để kế hoạch “đi đến nơi, về đến chốn”, ngân sách giành cho nghiên cứu vũ trụ của Nga năm 2011 sẽ vào khoảng 3,8 tỷ USD, bằng một phần so với ngân sách dự chi của Mỹ giành cho NASA, 18,7 tỷ USD.

Tuy nhiên, số tiền này gấp đôi ngân sách của 10 năm trước và theo Putin, “đủ để đưa ra các mục tiêu chiến lược, thực hiện các dự án đầy tham vọng, và đặt nền móng cho tương lai".



Thứ Hai, 4 tháng 4, 2011

>> Hệ lụy khi cường điệu quá Trung Quốc nổi lên



[BDV news] Những người theo chủ nghĩa hiện thực phân tích về việc các quá trình chuyển đổi quyền lực sẽ diễn ra như thế nào dựa trên giả định rằng các quốc gia hiểu đúng và phản ứng chính xác trước các tình huống quốc tế mà họ đối mặt.

Những người theo chủ nghĩa hiện thực lạc quan trong trường hợp này dựa vào giả định rằng, giới lãnh đạo ở Mỹ đánh giá cao (và sẽ có thể hành động) mức độ an toàn cao bất thường mà Mỹ đang tận hưởng hiện nay.

Nếu giả định này là sai, tức là nếu Mỹ thổi phồng thái quá mối đe dọa mà Trung Quốc đặt ra thì các nguy cơ xảy ra xung đột trong tương lai sẽ càng lớn hơn.

Thật không may, có một số lý do khiến ta phải lo ngại rằng giả định này trên thực tế có thể là sai.

Ví dụ, hiện rất nhiều người tin rằng một Trung Quốc đang nổi lên sẽ đe dọa nghiêm trọng đến an ninh của Mỹ. Niềm tin này có thể trở thành một lời tiên đoán tự đúng.

Nếu Washington không nghĩ rằng việc Trung Quốc tăng cường khả năng quân sự không đe dọa đến các lợi ích sống còn của Mỹ, họ có thể có các chính sách ngoại giao và quân sự mang tính cạnh tranh thái quá, những chính sách mà đến lượt nó lại khiến Trung Quốc hiểu rằng Mỹ đang có những động cơ xấu.

Nếu Trung Quốc khi đó cảm thấy bất an, nhiều khả năng họ sẽ có những chính sách cạnh tranh mà Mỹ cũng sẽ xem là mang tính đe dọa cao hơn. Kết quả sẽ là một vòng luẩn quẩn không quyết định bởi tình hình quốc tế mà các nước này thực sự đang đối mặt, mà bởi sự bất an mà chính họ thổi phồng.

Hơn nữa, các nước thường xem nặng sự bất an của mình khi đánh giá không đúng các khả năng quân sự nhằm mục đích quốc phòng có thể với tới đâu. Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức cường điệu về khả năng dễ xâm lược nên tin rằng sức mạnh đang gia tăng của Nga đe dọa đến sự tồn vong của mình. Kết quả là Đức phát động một cuộc chiến tranh phòng vệ không cần thiết.

Trong cuộc chiến tranh Lạnh, Mỹ cường điệu hóa mối đe dọa hạt nhân của Liên Xô, nên nghĩ rằng những cải tiến trong các lực lượng vũ trang của Liên Xô có thể vô hiệu quá mặt mạnh nhất trong khả năng răn đe của Mỹ - một cuộc trả đũa mạnh tay.

Rất may là điều này không dẫn tới chiến tranh, nhưng nó làm gia tăng nguy cơ chiến tranh và gây ra quá nhiều căng thẳng và kéo theo những chi tiêu không cần thiết.

Washington sẽ phải cảnh giác để không mắc phải những sai lầm tương tự khi Trung Quốc gia tăng các sức mạnh hạt nhân và thông thường, và khi các cuộc va chạm trong các vấn đề thứ yếu làm căng thẳng quan hệ.

Đến nay chưa có phản ứng thái quá nào của Mỹ trước sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc, nhưng khả năng đó chắc chắn tồn tại. Ví dụ, Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ hiện nay kêu gọi Mỹ duy trì thế bá chủ về quân sự thông thường, nhưng lại không giải thích tại sao thế bá chủ này là cần thiết cũng như việc nó đòi hỏi có những lực lượng và khả năng quân sự như thế nào.

Trong tương lai trước mắt, Trung Quốc sẽ yếu hơn Mỹ về khả năng tấn công, nhưng chính việc họ tăng cường sức mạnh quân sự làm giảm khả năng của Mỹ trong việc tấn công vào các khu vực ngoại biên của Trung Quốc.

Điều này sẽ sớm đặt ra những câu hỏi như chính xác tại sao Mỹ cần có sự bá chủ về các khả năng tấn công thông thường trên thế giới, các nhiệm vụ đặc biệt nào Mỹ sẽ không thể thực hiện nếu không có thế bá chủ ấy và việc không thể thực hiện các nhiệm vụ này sẽ gây nguy hại cho an ninh của Mỹ đến mức nào.

Nếu không có những câu trả lời rõ ràng, Mỹ có thể sẽ đánh giá quá cao ý nghĩa của việc Trung Quốc gia tăng sức mạnh quân sự.



Nếu Mỹ thổi phồng thái quá mối đe dọa mà Trung Quốc đặt ra thì các nguy cơ xảy ra xung đột trong tương lai sẽ càng lớn hơn. Ảnh minh họa.


Nguy cơ của một mối đe dọa an ninh bị cường điệu hóa sẽ càng lớn hơn trong lĩnh vực hạt nhân. Báo cáo tình hình hạt nhân (NPR) năm 2010 của chính quyền Obama nhận định: "Mỹ và các nước láng giềng châu Á của Trung Quốc vẫn quan tâm đến việc Trung Quốc hiện đại hóa quân sự, trong đó có việc hiện đại hóa về chất lượng và số lượng kho vũ khí hạt nhân của họ".

Tuy nhiên, NPR không nói rõ việc hiện đại hóa này đặt ra mối nguy hiểm nào. Hoàn toàn không có chuyện hiện đại hóa hạt nhân trong tương lai gần sẽ giúp Trung Quốc có thể phá hủy toàn bộ sức mạnh hạt nhân của Mỹ và hủy hoại khả năng đáp trả mạnh mẽ của Mỹ.

Một cuộc hiện đại hóa lớn nhất cũng chỉ có thể loại trừ một phần ưu thế hạt nhân của Mỹ khi tạo cho Trung Quốc một lực lượng lớn hơn và bền bỉ hơn, từ đó giảm khả năng Mỹ đe dọa Trung Quốc bằng việc chạy đua hạt nhân trong một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.

NPR cho rằng, Mỹ "nên tiếp tục duy trì các quan hệ chiến lược ổn định với Nga và Trung Quốc", nhưng Trung Quốc luôn thiếu dạng sức mạnh có thể tạo sự ổn định theo tiêu chuẩn của Mỹ. Nếu Mỹ quyết định rằng an ninh của họ cần duy trì ưu thế hạt nhân so với Trung Quốc, họ sẽ đầu tư vào các khả năng nhằm phá hủy các sức mạnh hạt nhân mới của Trung Quốc.

Một nỗ lực như thế sẽ giống với chiến lược hạt nhân thời chiến tranh Lạnh của Mỹ, theo đó đặt tầm quan trọng hàng đầu vào việc phá hủy các sức mạnh hạt nhân của Liên Xô. Kiểu chạy đua vũ trang này giờ đây càng không cần thiết hơn trước.

Mỹ có thể duy trì khả năng răn đe mạnh ngay cả khi Trung Quốc hiện đại hóa kho vũ khí, và một chính sách cạnh tranh hạt nhân có thể làm giảm an ninh của Mỹ vì nó sẽ khiến Trung Quốc hiểu rằng Mỹ đang thù địch, làm gia tăng sự bất an của Trung Quốc và hủy hoại quan hệ Mỹ - Trung.

Chắc chắn việc Trung Quốc tăng cường hạt nhân và vũ khí thông thường sẽ giảm một số khả năng của Mỹ mà Washington muốn duy trì. Nhưng Mỹ cũng không nên coi việc tăng cường các sức mạnh quân sự này là có động cơ xấu, thay vì thế nên hiểu là việc này cho thấy mong muốn chính đáng của Trung Quốc là đảm bảo an ninh cho mình.

Khi ông Donald Rumsfeld là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông nói về Trung Quốc tăng chi tiêu cho quốc phòng rằng "vì không có nước nào đe dọa Trung Quốc, nên nước này phải tự hỏi: Tại sao phải gia tăng đầu tư cho quốc phòng? Tại sao phải tiếp tục tăng mua vũ khí?"

Câu trả lời là quá rõ. Nếu Trung Quốc có thể đưa các tàu sân bay tới gần bờ biển Mỹ và tấn công vào nước Mỹ bằng máy bay ném bom tầm xa, Washington đương nhiên sẽ muốn "mài cùn" các khả năng này, và nếu Mỹ có một sức mạnh hạt nhân chiến lược cũng dễ bị tổn thương và kém cạnh tranh như của Trung Quốc (hiện chỉ bằng 1/10 hoặc 1/100 của Mỹ), họ cũng sẽ cố gắng đuổi kịp nhanh nhất có thể.

Các hành động này sẽ không nhằm khuất phục thế giới, vì vậy không có lý do nào đủ thuyết phục để nghĩ rằng Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự là vì như thế.

Tóm lại, sự nổi lên của Trung Quốc là hòa bình, nhưng không có gì để đảm bảo điều đó. Ngược lại với lập luận của người theo chủ nghĩa hiện thực thông thường, các sức ép cơ bản của hệ thống quốc tế sẽ không đẩy Mỹ và Trung Quốc vào xung đột.

Vũ khí hạt nhân, ngăn cách về địa lý bởi Thái Bình Dương, và các quan hệ chính trị hiện tương đối tốt sẽ khiến hai nước này đảm bảo an ninh ở mức cao và tránh các chính sách quân sự gây căng thẳng nghiêm trọng quan hệ giữa họ.

Nhu cầu của Mỹ bảo vệ các đồng minh của mình ở Đông Bắc Á làm phức tạp vấn đề trong một chừng mực nào đó, nhưng hoàn toàn có thể tin rằng Washington có thể gia tăng khả năng răn đe cho Nhật Bản và Hàn Quốc, các đối tác khu vực quan trọng nhất của mình.

Thách thức đối với Mỹ sẽ là khả năng điều chỉnh chính sách trong các tình huống mà các lợi ích chưa phải là sống còn (như Đài Loan) có thể gây ra vấn đề, và ở chỗ đảm bảo rằng không cường điệu hóa nguy cơ đặt ra bởi việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh và khả năng quân sự.


Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2011

>> Dùng bom nguyên tử... để hút thuốc



[BDV news] Dùng tên lửa để gửi thư, dùng trực thăng quân sự để làm kem hay đun nước trà bằng súng máy là những chiêu khó tin mà quân đội từng sử dụng.

Chiến tranh là chuyện nghiêm túc thực sự vì nó liên quan đến mạng sống của con người. Thế nhưng, điều đó không có nghĩa là nó thiếu vắng đi sự hài hước nảy ra trong khó khăn gian khổ.

Dưới đây là những ví dụ “độc nhất vô nhị” về các phát minh do người lính sáng tạo nên trong thời khắc chiến tranh.

1. Lấy máy bay quân sự làm kem





Đúng vậy, bạn hoàn toàn có thể tự làm kem bằng một chiếc máy bay. Điều này từng xảy ra trong Thế chiến thứ 2 do một phi công tên là Bill Murray nghĩ ra.

Để giảm bớt sự nhàm chán khi cứ phải ngồi chơi dưới đất, các phi công thử làm 19 l kem bằng máy bay. Người ta nối số nguyên liệu cần thiết để làm kem với một chiếc máy bay F4U Corsair. Phi công chỉ cần lái máy bay lên thật cao và khi trở về họ có hẳn một thùng kem. Tuy nhiên phương pháp này không dùng được cho các loại máy bay hiện đại.

2. Sử dụng súng máy để đun nước trà
Để giảm bớt sức nóng của nòng súng khi phải hoạt động hết công suất, người ta đặt chất lỏng, có thể là nước hay thậm chí là... nước tiểu của binh lính bên cạnh nòng súng. Nhận thấy rằng nhiệt năng của súng Vickers quá cao và lại bị lãng phí, các binh sĩ nghĩ ra sáng kiến đặt bình nước trà cạnh nòng súng để đun cho tiện. Kết quả là trà sôi chỉ trong vòng chưa đến một phút đồng hồ.

3. Dùng bom C4 để nấu ăn.
Trong chiến tranh Việt Nam, lính Mỹ từng phải sử dụng bom C4 để nấu ăn. Tuy nhiên, nấu ăn bằng loại bom này có một khuyết điểm rất khó chấp nhận. Đó là nó mang lại mùi hương “kinh dị” vô cùng. Thế nhưng trong chiến tranh thì những khó khăn như thế là không thể tránh khỏi.

4. Dùng khiên chống đạn làm bàn trượt tuyết


Đây không phải là chuyện xảy ra trong thời chiến và cũng không phải phát kiến do người lính nghĩ ra. Sử dụng khiên chống đạn làm bàn trượt tuyết là một thú vui của cảnh sát Oxford.

5. Sử dụng tên lửa hành trình để chuyển thư
Tư lệnh bưu cục Mỹ thời Chiến tranh lạnh, Arthur E. Summerfield từng đề xuất lên Chính phủ giải pháp logic nhất cho vấn đề thư tín chậm chạp cuối những năm 1950. Ông là người đầu tiên dám tuyên bố:”Tàu hỏa? Sao chúng ta không dùng luôn tên lửa cho cái thứ quái đản ấy đi?” Và thế là người ta dùng tên lửa USS Barbero để chuyển phát hóa đơn tiền nước cho một khu dân cư.

6. Sử dụng bom nguyên tử để hút xì gà
Ted Taylor, một cựu quân nhân mô tả lại trải nghiệm ấn tượng nhất cuộc đời mình. Trong vụ nổ bom nguyên tử thử nghiệm tại hoang mạc Nevada bằng một quả bom hạt nhân, Ted sử dụng một tấm gương cầu lồi nhằm phản xạ lại tia phóng xạ, đồng thời dùng sức nóng của nó để đốt một điếu xì gà.


Thứ Tư, 16 tháng 3, 2011

>> Thụy Điển phát hiện xác tàu ngầm Liên Xô



Một công ty thăm dò đại dương của Thụy Điển đã phát hiện xác một tàu ngầm lớp Whiskey của Liên Xô, vào năm 2009.

Khi đó, Hải quân Thụy Điển đã nhanh chóng tuyên bố, kết quả cuộc tìm kiếm là một chiếc tàu ngầm đã quá cũ bị chìm và được thuyền của Nga kéo đến bãi xử lý (được tháo dỡ để bán sắt vụn).

Nhiều khả năng, xác tàu này là một trong những chiếc tàu ngầm Liên Xô bị Hải quân Thụy Điển phát hiện và tấn công vào những năm 1980.

Thời điểm đó, tàu ngầm của Liên Xô thường xuyên qua lại vùng lãnh hải của Thụy Điển để tiến hành các nhiệm vụ tình báo, do thám. Chính phủ Thụy Điển không thích thú gì hành động xâm phạm lãnh hải và cực lực phản đối.

Nước này đã cho tiến hành một số chiến dịch quân sự và nhiều người tin rằng Hải quân Liên Xô đã mất vài chiếc tàu ngầm trong các vụ đụng độ đó, hầu hết là tàu ngầm lớp Whiskey.



Những chiếc tàu ngầm lớp Whiskey đều do Liên Xô sản xuất trong giai đoạn Chiến tranh lạnh.

Với sự tiết lộ thông tin của công ty thăm dò đại dương, nhiều chính trị gia Thụy Điển kêu gọi điều tra xác tàu ngầm, với mong muốn tìm kiếm được những thứ gì hữu ích hoặc nguy hiểm (tàu ngầm lớp Whiskey được biết đến với các nhiệm vụ tấn công bằng ngư lôi mang đầu đạn hạt nhân).

Tuy nhiên, chính phủ Thụy Điển không hứng thú với việc này, nhằm tránh làm nóng mối quan hệ láng giếng vốn không yên ả với Nga. Còn, Hải quân Thụy Điển tuyên bố, sẽ kiểm tra con tàu.

Đôi nét về tàu ngầm lớp Whiskey:
Tàu ngầm lớp Whiskey được phát triển qua 3 dự án 613, 644 và 665 của Liên Xô trong giai đoạn đầu Chiến tranh lạnh.

Từ năm 1949-1958, đã có tổng cộng 236 chiếc tàu ngầm được biên chế vào Hải quân Liên Xô. Nhiệm vụ chủ yếu ban đầu của tàu ngầm là tuần tra bờ biển với các biến thể như Whiskey I, II (được trang bị pháo hai nòng 25 mm ở tháp chỉ huy).

Từ năm 1950-1960, Liên Xô cải tiến một số tàu ngầm Whiskey, với khả năng bắn từ 1-4 tên lửa hành trình SS-N-3.

Từ năm 1960-1963, Liên Xô tiếp tục tiến hành Dự án 665, cho ra đời 6 tàu ngầm mang 4 tên lửa SS-N-3.

(bbc news)

Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2011

>> Myanmar – thị trường vũ khí tiềm năng nhất Đông Nam Á?



Với tốc độ tăng ngân sách quốc phòng như hiện nay, cộng với việc triển khai dân chủ trong bộ máy chính quyền, Myanmar có thể trở thành một trong những thị trường vũ khí tiềm năng nhất ở khu vực Đông Nam Á.

Theo tiết lộ của Trung tâm phân tích thương vụ vũ khí thế giới TSAMTO, trong tổng ngân khố quốc gia năm 2011 trị giá 7,6 nghìn tỷ kyat thì Myanmar đã quyết định sẽ chi 1,8 nghìn tỷ kyat (2 tỷ USD) cho quốc phòng, tương đương 23,6%, trong đó chi cho lực lượng an ninh khoảng 99,5 tỷ kyat (110 triệu USD – 1,3% ngân khố quốc gia).






Thông tin về ngân sách quốc gia của Myanmar trong suốt một thời gian dài không tiết lộ ra bên ngoài mà chỉ một vài năm trở lại đây mới bắt đầu hé lộ. Được biết, tổng chi phí cho quốc phòng của Myanmar trong năm 2009 là 1,5 tỷ USD tương đương 3,6% tổng thu nhập quốc nội GDP. Chính quyền Myanmar trong suốt một thời gian dài do tập đoàn quân phiệt lãnh đạo. Vào tháng 11/2010, Myanmar đã tiến hành bầu cử Nghị viện và vào ngày 4/2 vừa qua đã lựa chọn ra Tổng thống mới. Tổng thống Myanmar hiện nay là nguyên Thủ tướng Myanmar, tướng nghỉ hưu Thein Sein – Chủ tịch Đảng cầm quyền liên minh đoàn kết và phát triển (USDP).

Theo nhận định của các chuyên gia TSAMTO, chính việc tăng ngân sách quốc phòng và thực thi dân chủ trong bộ máy chính quyền nên trong thời gian tới Myanmar có thể sẽ trở thành thị trường vũ khí tiềm năng nhất ở khu vực Đông Nam Á.

Không quân Myanmar hiện nay đang triển khai thực hiện mua đồng thời 20 máy bay tiêm kích Mig-29 của Nga với tổng trị giá gần 570 triệu USD và 50-60 chiếc máy bay UTS/UBS K-8 Karakorum của Trung Quốc với giá gần 700 triệu USD.

Đây là hai hợp đồng quân sự có trị giá lớn nhất hiện nay. Cả hai hợp đồng này đã được các bên ký kết vào cuối năm 2009. Tuy nhiên, chưa rõ hiện hợp đồng này đã được triển khai tới đâu và bao giờ Myanmar sẽ nhận được máy bay theo ký kết.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng hiện nay đang đặt ra cho Chính phủ và Bộ Quốc phòng Myanmar là cần thiết phải nâng cấp và cải tiến vũ khí trang bị cho cả Hải, Lục và Không quân để bảo đảm khả năng phòng thủ đất nước ở mức cần thiết.

Xuất phát từ yêu cầu này, trong thời gian tới Myanmar có khả năng sẽ là nhà đặt hàng lớn các loại vũ khí, trang thiết bị quân sự bởi vì công nghiệp quốc phòng của Myanmar hiện nay chưa đủ khả năng tự cung cấp cho quân đội nên phải phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung cấp vũ khí từ bên ngoài.

Trên thị trường vũ khí của Myanmar hiện nay, Nga và Trung Quốc vẫn nổi lên là hai nhà cung cấp chính và chủ yếu. Rất có thể trong thời gian tới sẽ có thêm các nhà cung cấp mới như Ukraina, Ấn Độ, Bắc Triều Tiên, Serbia, tiếp nữa là Hàn Quốc, Pakistan, Ba Lan và Singapore.

Liên minh châu Âu EU ngay từ sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh (1991) đã áp lệnh bao vây, cấm vận cung cấp vũ khí, đạn dược và huấn luyện, đào tạo binh lính cho quân đội Myanmar.

Đến năm 1993 Mỹ là quốc gia đầu tiên cung cấp vũ khí cho Myanmar. Tuy nhiên vào tháng 6/2010 Hạ viện Mỹ lại tiếp tục gia hạn thêm lệnh bao vây, cấm vận vũ khí đối với Myanmar.

Liên quan đến kết quả bầu cử Nghị viện và người đứng đầu nhà nước mới ở Myanmar lên nắm quyền, các chuyên gia phân tích nhận định, không loại trừ khả năng Mỹ sẽ tái xem xét khả năng rỡ bỏ cấm vận vũ khí đối với Myanmar.

Theo số liệu thống kê không đầy đủ, từ năm 1988 số binh lính trong quân đội Myanmar đã tăng lên gấp đôi và hiện nay đang có khoảng 406.000 quân

(Armstrade news )

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang