Điều đáng sợ nhất trong “chiến tranh điện tử Israel” đó là vũ khí công nghệ tối tân, và tấn công vào lúc không ai nghĩ là cuộc chiến có thể nổ ra. Công nghệ tinh vi Hình minh họa một loại phi cơ chiến đấu của Israel. Ảnh: the Daily Beast Phần lớn thời gian trong thập kỷ qua, Iran kiên trì xây dựng các chương trình hạt nhân của mình, Israel cũng gom hàng tỉ USD để lắp ráp nên các loại vũ khí công nghệ cao cho phép dội các đợt tấn công phủ đầu khiến các hệ thống phòng vệ của Iran đủ choáng váng. Theo các thông tin tình báo Mỹ vào mùa hè vừa qua, bất kỳ các cuộc oanh kích của Israel (nếu có) vào các khu vực hạt nhân kiên cố của Iran sẽ không dừng lại ở việc sử dụng phi cơ tấn công F-15 và F-16. Đó có thể sẽ bao gồm một cuộc chiến điện tử tấn công lên mạng lưới điện, Internet, mạng lưới điện thoại di động và các tần số khẩn cấp cho lính cứu hỏa và các quan chức cảnh sát. Israel đã phát triển một vũ khí có khả năng bắt chước duy trì tín hiệu di động, có thể ‘ra lệnh’ cho mạng lưới điện thoại di động “đi ngủ”, ngừng hoàn toàn việc truyền tải. Phía Israel cũng có thiết bị có khả năng gây nhiễu trong các hệ thống tần số khẩn cấp của Iran. Năm 2007, trong một cuộc tấn công vào khu vực nghi ngờ sản sản xuất hạt nhân tại al-Kibar, quân đội Syria đã nếm mùi của dạng chiến tranh này khi các hệ thống ra-đa phòng không bị “dắt mũi”. Đầu tiên, hệ thống ra-đa tưởng rằng không có máy bay nào trên không phận, nhưng ngay sau đó lại “phát hiện” hàng trăm máy bay đang phủ kín bầu trời. Theo một quan chức tình báo quân đội đã nghỉ hưu, hai năm trước, Trung tâm Phân tích Chiến tranh (JWAC, Mỹ) đã phát hiện ra điểm yếu của mạng lưới điện của Iran. Israel có vẻ như sẽ khai thác điểm nhạy cảm này trong các mạng lưới điện của Iran ở các thành phố lớn, hệ thống này kết nối tới Internet và do đó rất dễ bị phá hủy trong một cuộc tấn công mạng kiểu Stuxnet. Nguồn tin từ JWCA nói thêm: Israel có khả năng tấn công từ chối dịch vụ để ra lệnh cho hệ thống chỉ huy và kiểm soát của Iran vốn dựa vào Internet. Với kiểu tấn công có yếu tố điện tử này, phương thức tấn công có thể sẽ bao gồm một thiết bị trên không không người lái, có kích thước của một máy bay phản lực cỡ lớn. Một phiên bản đời đầu của loại này được gọi là Heron, phiên bản mới nhất được biết đến với tên gọi Eitan. Eitan có thể bay thẳng một mạch 20 giờ đồng hồ và trọng thải có thể lên tới một tấn. Một phiên bản khác của loại máy bay không người lái này lại có thể bay thẳng 45 giờ đồng hồ. Các máy bay không người lái này là một phần không thể thiếu trong các cuộc chiến của Mỹ tại Iraq, Afghanistan, và Pakistan, thu thập thông tin tình báo và cho nổ tên lửa tại các khu vực tình nghi là có chống đối. Hiện, các phi đội của Israel đã hoàn toàn tích hợp với các cuộc chiến điện tử. Các máy bay không người lái sẽ hoạt động với đơn vị không quân đặc biệt của Israel được biết với tên gọi Quạ Trời, chủ yếu tập trung vào chiến tranh điện tử. “Mục tiêu của chúng ta là kích hoạt hệ thống của mình và phá vỡ, vô hiệu hóa các hệ thống của kẻ thù” - tờ Jerusalem Post năm 2010 trích lời của một vị chỉ huy chiến tranh điện tử Israel. “Tôi nghĩ rằng với các tiềm lực của Israel – gồm lực lượng không quân và tiếp nhiên liệu trên không - có thể đọ sức với các khu vực này” – Fred Fleitz, Ủy ban Chọn lọc Thường trực của Quốc hội về Tình báo (Mỹ) nói. Ông hiện đang là biên tập viên cao cấp của mạng Lignet.com. “Họ có thể đánh lạc hướng hệ thống ra-đa và phòng không. Họ cũng có thể tấn công với tên lửa và các phi đội máy bay không người lái”. Ngay lúc này, chưa ai rõ quyết định cuối cùng của Israel đối với chương trình hạt nhân của Iran là gì. Nhưng trong tháng này, Israel có một mục tiêu quan trọng trong chiến lược chính trị là khiến cho những người đưa ra quyết định tại Iran tin rằng một cuộc tấn công quân sự vào các cơ sở hạ tầng hạt nhân của họ là một khả năng rất thực tế. “Cách duy nhất vẫn được biết tới để ngừng chương trình hạt nhân là có các lệnh trừng phạt thích đáng cùng với lời đe dọa về mặt quân sự xác thực. Libya là một ví dụ điển hình nhất có thể thấy” – một quan chức cho biết. Thời điểm bất ngờ Nếu nhìn lại quá khứ để tìm ra chút manh mối về phương thức tấn công, có thể thấy Israel dường như sẽ không tấn công vào lúc mà các quan chức của họ bàn thảo sôi nổi trên mặt báo. Nói cách khác, nếu như Israel đang thảo luận cởi mở về một cuộc tấn công quân sự, thì ít khả năng nó sẽ xảy ra. Nhưng nếu như Israel âm thầm truyền tín hiệu – như cách mà họ đã tấn công khu vực nghi là hạt nhân tại Iraq vào năm 1981, thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo rằng một cuộc tấn công đang gần kề. Khi Sam Lewis là Đại sứ Mỹ tại Israel trong thời gian chuyển giao từ chính quyền Carter sang chính quyền Reagan, ông đã cảnh báo rằng có khả năng Thủ tướng Menachem Begin sẽ cho ném bom vào lò phản ứng hạt nhân Osirak tại Iraq. “Tôi đã cảnh báo đầy đủ về các mối nguy hiểm cho chính quyền mới” – Lewis nhớ lại trong một bài phỏng vấn. “Chúng tôi đã thảo luận với phía Israel về việc họ muốn chấm dứt dự án này bằng cách nào, đã có rất nhiều thông tin và sau đó tất cả im bặt”. Ngày 7/6/1981, không một lời cảnh báo, các máy bay phản lực của Israel đã bay theo không phận của Jordan và biến các cơ sở hạt nhân đang xây dựng dở tại phía đông nam Baghdad ra tro trong một chiến dịch có tên Opera. “Sau chuyện đó, tôi thấy đáng lẽ mình phải thừa nhận là một cuộc ném bom như vậy sẽ xảy ra” – Lewis nói. “Sau khi cuộc tấn công kết thúc, tôi không ngạc nhiên, tôi cảm thấy khó chịu với việc bị đánh lạc hướng từ sự ‘im lặng’ trước đó”. Đó cũng có thể là một bài học cho chính quyền Obama khi họ cố gắng đoán định xem Israel sẽ làm gì với Iran. Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Obama đã rất cố gắng để không bị “bất ngờ” trong mối quan hệ với Israel, đặc biệt là về vấn đề Iran. Tổng thống Obama và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã giao cho các cố vấn an ninh quốc gia thiết lập nên một hệ thống chưa từng có để hội ý thường xuyên giữa hai bên, chủ yếu là qua các cuộc họp truyền hình từ xa. Họ thành lập một ủy ban thường trực về Iran để kiểm tra tiến độ của các lệnh trừng phạt, chia sẻ thông tin tình báo, và cập nhật thông tin. Mặc dù vậy, Thủ tướng Israel không hề đảm bảo với phía Mỹ rằng ông sẽ thông báo hoặc xin phép trước khi tấn công vào Iran. Trong khi cuộc tấn công như vậy có thể khiến cho Iran trả đũa vào chính Mỹ hoặc Israel. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta “bày tỏ mong muốn thảo luận về mọi dự tính hành động quân sự của Israel trong tương lai, và [Ehud] Barak hiểu rõ vị trí của Mỹ” – một quan chức trong chính quyền Mỹ cho biết. Phía Israel lúc này có thể hơi kín tiếng bởi vì nhớ lại kinh nghiệm của Thủ tướng Israel Ehud Olmert. Vào năm 2007, Israel đã trình bày nội dung mà họ cho là bằng chứng xác thực về việc Syria đang xây dựng một cơ sở biến đổi hạt nhân tại al-Kibar. Cựu Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice nhớ lại: họ yêu cầu Tổng thống Bush cho ném bom vào cơ sở này. “Tổng thống quyết định phản đối tấn công và gợi ý một tiến trình ngoại giao cho Thủ tướng Israel” – bà Rice viết. “Ehud Olmert cảm ơn chúng tôi vì đưa thêm phương án nhưng lại từ chối lời khuyên của chúng tôi, sau đó thì Israel đã tự mình hành động”. Một nhân vật Mỹ thân cận với Thủ tướng Israel đương nhiệm nói: “Khi Netanyahu nhậm chức, ông ấy sẽ không lặp lại sai lầm mà Olmert từng gây ra, ông sẽ hỏi Tổng thống [Mỹ] về những việc có thể không nên làm. Xin lỗi vẫn tốt hơn là xin phép”. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chiến tranh điện tử. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chiến tranh điện tử. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 23 tháng 11, 2011
>> Nỗi khiếp đảm có tên “chiến tranh điện tử Israel”
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)