Trong khi Mỹ đang tìm cách phát triển cả hai phiên bản UAV trang bị cho tàu sân bay thì Hải quân Trung Quốc cũng không hề thua kém. Máy bay chiến đấu F/A-XX Mỹ. Tạp chí “Flight International” Anh cho biết, Mỹ đã chính thức khởi động chương trình máy bay chiến đấu F/A-XX. Có phương tiện truyền thông nước ngoài phỏng đoán, Hải quân Trung Quốc cũng đang phát triển máy bay tấn công không người lái phiên bản hải quân. Quân Mỹ có ý định sử dụng F/A-XX và X-47B tiến hành áp chế đối với lực lượng máy bay không người lái phiên bản hải quân Trung Quốc. Vừa qua, Hải quân Mỹ đã phát thư trưng cầu ý kiến về máy bay chiến đấu F/A-XX tới rất nhiều doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng, yêu cầu các nhà thầu xem xét tổng hợp giá thành và tính năng, đồng thời thử áp dụng công nghệ có tính sáng tạo, phát triển một loại máy bay chiến đấu hoàn toàn mới. Bức thư này cho biết: Yêu cầu cơ bản của hải quân là loại máy bay chiến đấu mới này trang bị cho tàu sân bay động cơ hạt nhân lớp Ford và lớp Nimitz, còn thiết kế ở các khía cạnh khác có thể “phát huy thoải mái”. Mặc dù Hải quân Mỹ không giới hạn máy bay chiến đấu F/A-XX là áp dụng thiết kế có người lái hay máy bay không người lái, nhưng được biết, thiết kế theo hướng không có người lái được Lầu Năm Góc chú trọng hơn, bởi vì thân máy bay tương đối nhỏ, thích hợp trang bị cho tàu sân bay. Được biết, Hải quân Mỹ một mặt đem lại không gian phát huy đầy đủ cho các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng, mặt khác cũng đã đưa ra yêu cầu rất cao đối với tính năng của F/A-XX. Mô hình máy bay F/A-XX của hãng Boeing Mỹ. Donald Gaddis, quan chức điều hành dự án hàng không chiến thuật, Bộ Tư lệnh Hệ thống Hàng không, Hải quân Mỹ cho biết, yêu cầu của Hải quân đối với F/A-XX bao gồm: có hành trình tương đối xa và khả năng cơ động xuất sắc; có thể tiến hành chi viện chiến trường mạnh cho máy bay chiến đấu F-22 và F-35; có thể bảo vệ cho máy bay không người lái; có khả năng tấn công chính xác đối với các mục tiêu trên bộ và trên biển. Về tổng thể, Hải quân Mỹ yêu cầu loại máy bay chiến đấu đa năng kiểu mới phiên bản hải quân này có thể thay thế máy bay chiến đấu F/A-18E/F Super Hornet và máy bay chiến đấu điện tử EA-18G Growler do hãng Boeing sản xuất. Vì vậy, trong các trường hợp không công khai, quân Mỹ gọi loại máy bay tương lai này là “Growl Hornet”. Các ông trùm công nghiệp quốc phòng Mỹ đều có ý định tham gia dự án F/A-XX. Nhà máy Phantom Works của Boeing đã đưa ra phương án thiết kế cơ bản cho kiểu máy bay chiến đấu này. Nó được trang bị 2 động cơ, áp dụng thiết kế cánh không đuôi và cánh có thể thay đổi phía sau. Diện tích cánh máy bay tương đối lớn, có khả năng hành trình dưới tốc độ âm thanh, có thể bay liên tục 50 giờ, bán kính chiến đấu hơn 1.600 km, có tính năng tàng hình tốt hơn F-35 và F-22. Máy bay F/A-XX sẽ thay thế cho Super Hornet. Nhà máy Skunk của hãng Lockheed Martin cũng đã triển khai công tác nghiên cứu phát triển công nghệ có liên quan. Cấp cao của công ty này tiết lộ, máy bay chiến đấu F/A-XX do nhà máy Skunk thiết kế là một kiểu máy bay không người lái siêu âm. Nó được trang bị bộ cảm biến tổng hợp tiên tiến và có khả năng tàng hình tốt. Máy bay tấn công không người lái phiên bản hải quân X-47B của Quân đội Mỹ đã được thử nghiệm, tại sao phải tiếp tục phát triển một kiểu máy bay không người lái phiên bản hải quân? Tạp chí “Flight International” Anh cho rằng, quân Mỹ đã đưa ra yêu cầu đặc biệt đối với máy bay chiến đấu F/A-XX: có thể hỗ trợ hỏa lực và tấn công chính xác trong “môi trường chống can dự/đối kháng khu vực”. Tờ báo viết, cái gọi là “môi trường chống can dự/đối kháng khu vực” là chỉ khu vực xung quanh Trung Quốc mà Quân đội Trung Quốc có thể gây ảnh hưởng. Do đó, có thể thấy, đối tượng trực tiếp nhằm vào của máy bay chiến đấu F/A-XX kiểu mới của quân Mỹ là Quân đội Trung Quốc. Máy bay F/A-XX mô phỏng. X-47B là máy bay tấn công không người lái phiên bản hải quân và không đa năng. Để ứng phó với “lực lượng hải, không quân Trung Quốc ngày càng lớn mạnh”, quân Mỹ cần máy bay phiên bản hải quân đa năng, từ đó phó thách cho F/A-XX tính năng ưu việt hơn. Tiến hành trinh sát, theo dõi đối với khu vực rộng lớn, thậm chí có thể thực hiện tiếp dầu trên không đối với máy bay chiến đấu khác. Vì vậy, F/A-XX là tài năng đa diện chưa từng xuất hiện trong lực lượng tác chiến của Không quân Mỹ. “Báo cáo vắn tắt Trung Quốc” (China Brief) của Quỹ Jamestown Mỹ phỏng đoán, Hải quân Trung Quốc cũng đang phát triển máy bay không người lái phiên bản hải quân mang theo vũ khí, có khả năng tấn công. Báo cáo suy đoán, một số loại máy bay không người lái của Trung Quốc đã có tải trọng và hành trình tương đối khả quan. Hải quân Trung Quốc có thể xây dựng trước một lực lượng máy bay không người lái phiên bản hải quân có khả năng tác chiến, trước khi hình thành lực lượng máy bay phiên bản hải quân có người lái. Hay nói cách khác, tàu sân bay Varyag và các tàu sân bay tiếp theo của Hải quân Trung Quốc có thể được phát triển trực tiếp thành “tàu sân bay trang bị máy bay không người lái”. Ý tưởng máy bay chiến đấu không người lái Trung Quốc phóng tên lửa. Quân đội Trung Quốc không hề lo ngại máy bay phiên bản hải quân có người lái sẽ vô ích. Bởi vì, “tàu sân bay trang bị máy bay không người lái” có thể mang theo hỗn hợp cả máy bay không người lái và máy bay chiến đấu có người lái. Báo cáo phỏng đoán, ở vùng biển duyên hải của Trung Quốc, quân Mỹ cần đề phòng tên lửa ven bờ và máy bay chiến đấu của Quân đội Trung Quốc. Nhưng, ở vùng biển cách xa đất liền Trung Quốc, xung đột có thể xảy ra giữa Trung-Mỹ trong tương lai sẽ là một cuộc quyết đấu với vũ khí cốt lõi là máy bay trang bị cho tàu sân bay. Xét thấy Hải quân Trung Quốc có thể phát triển “tàu sân bay trang bị máy bay không người lái”, quân Mỹ sẽ đẩy nhanh các bước xây dựng lực lượng máy bay không người lái phiên bản hải quân. F/A-XX sẽ cùng với X-47B tăng cường sức mạnh cho lực lượng máy bay không người lái trang bị cho tàu sân bay của Quân đội Mỹ. Máy bay không người lái X-47B của Mỹ. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Máy bay không người lái. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Máy bay không người lái. Hiển thị tất cả bài đăng
Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012
>> Hải quân Trung Quốc sẽ có lực lượng UAV riêng
Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2012
>> Tổ hợp máy bay không người lái Irkut
Máy bay không người lái UAV trong giai đoạn ngày nay trở thành phương tiện bay không thể thiếu được của hầu hết các ngành, các lĩnh vực quan trọng trong đời sống và đặc biệt, trong chiến lược kinh tế Hải dương. Hàng máy bay Irkut giới thiệu hai phương án máy bay UAV đa nhiệm có thể thực hiện các loại nhiệm vụ khác nhau trong quân sự, an ninh cũng như trong dân sự.
Máy bay không người lái UAV Irkut - 200
Tổ hợp thiết bị máy bay trinh sát tìm kiếm điều khiển từ xa Irkut-200 là tổ hợp thiết bị tự động hoạt động thu thập các thông tin thời gian thực như ảnh chụp hàng không, video, thiết bị quan sát hồng ngoại và radar trinh sát, theo dõi địa hình, tập hợp thông tin và xử lý thông tin, đồng thời xác định tọa độ các vật thể trên mặt đất theo sự lựa chọn của trắc thủ điều khiển. Đồng thời máy bay trinh sát không người lái có thể sử dụng để vận chuyển những khối hàng nhỏ gọn và thật sự cần thiết ( thuốc cứu thương, dụng cụ y tế) trong những trường hợp đặc biệt quan trọng. Máy bay UAV Irkut -200 Tổ hợp bao gồm có hai máy bay không người lái, hệ thống điều khiển từ xa và trang thiết bị hậu cần kỹ thuật. Hệ thống điều khiển UAV Irkut-200 Máy bay có thể thực hiện các chuyến bay liên tục trong vòng 12 h và truyền tín hiệu từ những trang thiết bị mang trên thân máy bay về trung tâm – hệ thống điều khiển và chỉ huy trên mặt đất, được bố trí trong khoachr cách là 200 km. máy bay có thể cất cánh và hạ cánh không cần thiết các trang bị hàng không đặc biệt, có thể cất cánh từ những khoảng đất trống hoặc đường nhựa có chiều dài 250 m. Trong cấu tạo thiết kế của máy bay không người lái UAV có sử dụng vật liệu composit, đảm bảo độ bền cao khi khối lượng máy bay tương đối nhẹ. Cấu trúc máy bay cho phép tháo rời hoặc lắp các bộ phận mà không cần dùng các trang bị đặc chủng, UAV Irkut-200 theo mô hình khí động học với cánh đuôi dạng chữ T điều khiển. Động cơ của UAV – DVS có công suất 60 mã lực với dự trữ dầu bay là 60kg. Cất cánh và hạ cánh sử dụng bánh xe càng máy bay với sự điều khiển từ hệ thống điều khiển trên mặt đất. Khi máy bay đã ở trên không – hệ thống bay chuyển sang trạng thái autopilot. Những ưu điểm của tổ hợp máy bay không người lái là: khả năng tự động hóa các hoạt động của máy bay rất cao, không đòi hỏi những trang thiết bị hàng không đặc chủng, đồng thời giá thành khai thác sử dụng và bảo trì hệ thống để phục vụ lâu dài rất rẻ.. Thông số kỹ chiến thuật: Sải cánh, m — 5,34 Chiều dài, m — 4,53 Chiều cao, m — 1,68 Tải trọng cất cánh max, kg — 200 Tải trọng hữu ích trên thân, kg — 50 Lượng dầu dự trữ, kg — 60 Trần bay hoạt động hiệu quả, m — đến 500 Trần bay cao nhất trên mặt biển, m — 5000 Thời gian bay liên tục, giờ — 12 Bán kính hoạt động theo radar dẫn đường, km — đến 200 Tốc độ cực đại, km/h — 210 Tốc độ hành trình tiết kiệm, km/h — 140 Chiều dài đường băng cất cánh, m — 250 Kíp lái và điều khiển, đội kỹ thuật phục vụ , người. — 4-5 Tổ hợp bay tự chọn máy bay không người lái – tầu lượn Irkut-850. Tổ hợp máy bay không người lái Irkut-850 được sử dụng nhằm mục đích trinh sát, theo dõi và truyền tải thông tin mục tiêu. Irkut-850 có thể sử dụng để vận tải các gói hàng hoặc trang bị nhỏ. Mục đích chính của tổ hợp là thu thập các thông tin như ảnh, tín hiệu radar, quay video, quan sát và thu video tín hiệu hồng ngoại, tin hiệu được truyền hình ảnh thực, trong không gian 3 chiều thời gian thực, đồng thời xử lý tín hiệu chống trùng lặp chống nhòe và chống nhiếu, đồng thời xác định tọa độ các mục tiêu trên mặt đất theo lựa chọn của trắc thủ điều khiển máy bay. Tầu lượn - UAV Irkut 850 Tổ hợp bao gồm hai thiết bị điều khiển tầu lượn tự chọn loại Stemme S-10VT, hệ thống điều khiển trang thiết bị và các trang thiết bị hỗ trợ kỹ thuật. Máy bay được thiết kế theo mô hình tầu lượn, có khả năng hoạt động ở trạng thái có người lái và (điều khiển từ xa) autopilot. Chuyển trạng thái từ điều khiển có người lái sang trạng thái điều khiển từ xa, autopilot không cần bất cứ những nội dung kỹ thuật nào đặc biệt. Để cất cánh và hạ cánh có thể sử dụng các bãi đất rộng, yêu cầu không nhiều sự chuẩn bị. Máy bay – tầu lượn không người lái Irkut-850 thực hiện chuyến bay trong thời gian 12h và truyền thông tin thu được theo thời gian thực từ các cảm biến được lắp đặt trên máy bay về đài điều khiển trên mặt đất trong bán kính hoạt động là 200km. Những ưu điểm của tổ hợp: Tính tự động hóa ở cấp độ cao, những yêu cầu về trang thiết bị hàng không. Giá thành khai thác sử dụng và bảo trì bảo dưỡng tương đối thấp. Tính năng kỹ thuật của tổ hợp máy bay không người lái Irkut-850: Sải cánh, m — 23,0 Chiều dài, m — 8,42 Chiều cao, m — 1,80 Tải trọng cất cánh cực đại, kg — 860 Tải trong có ích, kg — 200 Tầm cao bay hoạt động, m — đến 3000 Trần bay thực tế ở chế độ điều khiển từ xa, m: — 9000 Trần bay thực tế khi có phi công, m: — 6000 Thời gian bay khi không có phi công, chế độ điều khiển từ xa, h: — 12 Thời gian bay khi có phi công h: — theo khả năng chịu đựng Bán kính hoạt động theo bán kính truyền thông tin, km — đến 200 Vận tốc cực đại km/h — 270 Tốc độ hành trình km/h — 165 Chất lượng khí động học đạt được — 51 Tốc độ gió khi cất cánh, m/s — 10 Chiều dài đường băng, m — 300 Kíp lái máy bay và người phục vụ, ng. — 5 |
Nhãn:
Irkut-10,
Máy bay không người lái,
UAV
Thứ Tư, 23 tháng 11, 2011
>> Nỗi khiếp đảm có tên “chiến tranh điện tử Israel”
Điều đáng sợ nhất trong “chiến tranh điện tử Israel” đó là vũ khí công nghệ tối tân, và tấn công vào lúc không ai nghĩ là cuộc chiến có thể nổ ra. Công nghệ tinh vi Hình minh họa một loại phi cơ chiến đấu của Israel. Ảnh: the Daily Beast Phần lớn thời gian trong thập kỷ qua, Iran kiên trì xây dựng các chương trình hạt nhân của mình, Israel cũng gom hàng tỉ USD để lắp ráp nên các loại vũ khí công nghệ cao cho phép dội các đợt tấn công phủ đầu khiến các hệ thống phòng vệ của Iran đủ choáng váng. Theo các thông tin tình báo Mỹ vào mùa hè vừa qua, bất kỳ các cuộc oanh kích của Israel (nếu có) vào các khu vực hạt nhân kiên cố của Iran sẽ không dừng lại ở việc sử dụng phi cơ tấn công F-15 và F-16. Đó có thể sẽ bao gồm một cuộc chiến điện tử tấn công lên mạng lưới điện, Internet, mạng lưới điện thoại di động và các tần số khẩn cấp cho lính cứu hỏa và các quan chức cảnh sát. Israel đã phát triển một vũ khí có khả năng bắt chước duy trì tín hiệu di động, có thể ‘ra lệnh’ cho mạng lưới điện thoại di động “đi ngủ”, ngừng hoàn toàn việc truyền tải. Phía Israel cũng có thiết bị có khả năng gây nhiễu trong các hệ thống tần số khẩn cấp của Iran. Năm 2007, trong một cuộc tấn công vào khu vực nghi ngờ sản sản xuất hạt nhân tại al-Kibar, quân đội Syria đã nếm mùi của dạng chiến tranh này khi các hệ thống ra-đa phòng không bị “dắt mũi”. Đầu tiên, hệ thống ra-đa tưởng rằng không có máy bay nào trên không phận, nhưng ngay sau đó lại “phát hiện” hàng trăm máy bay đang phủ kín bầu trời. Theo một quan chức tình báo quân đội đã nghỉ hưu, hai năm trước, Trung tâm Phân tích Chiến tranh (JWAC, Mỹ) đã phát hiện ra điểm yếu của mạng lưới điện của Iran. Israel có vẻ như sẽ khai thác điểm nhạy cảm này trong các mạng lưới điện của Iran ở các thành phố lớn, hệ thống này kết nối tới Internet và do đó rất dễ bị phá hủy trong một cuộc tấn công mạng kiểu Stuxnet. Nguồn tin từ JWCA nói thêm: Israel có khả năng tấn công từ chối dịch vụ để ra lệnh cho hệ thống chỉ huy và kiểm soát của Iran vốn dựa vào Internet. Với kiểu tấn công có yếu tố điện tử này, phương thức tấn công có thể sẽ bao gồm một thiết bị trên không không người lái, có kích thước của một máy bay phản lực cỡ lớn. Một phiên bản đời đầu của loại này được gọi là Heron, phiên bản mới nhất được biết đến với tên gọi Eitan. Eitan có thể bay thẳng một mạch 20 giờ đồng hồ và trọng thải có thể lên tới một tấn. Một phiên bản khác của loại máy bay không người lái này lại có thể bay thẳng 45 giờ đồng hồ. Các máy bay không người lái này là một phần không thể thiếu trong các cuộc chiến của Mỹ tại Iraq, Afghanistan, và Pakistan, thu thập thông tin tình báo và cho nổ tên lửa tại các khu vực tình nghi là có chống đối. Hiện, các phi đội của Israel đã hoàn toàn tích hợp với các cuộc chiến điện tử. Các máy bay không người lái sẽ hoạt động với đơn vị không quân đặc biệt của Israel được biết với tên gọi Quạ Trời, chủ yếu tập trung vào chiến tranh điện tử. “Mục tiêu của chúng ta là kích hoạt hệ thống của mình và phá vỡ, vô hiệu hóa các hệ thống của kẻ thù” - tờ Jerusalem Post năm 2010 trích lời của một vị chỉ huy chiến tranh điện tử Israel. “Tôi nghĩ rằng với các tiềm lực của Israel – gồm lực lượng không quân và tiếp nhiên liệu trên không - có thể đọ sức với các khu vực này” – Fred Fleitz, Ủy ban Chọn lọc Thường trực của Quốc hội về Tình báo (Mỹ) nói. Ông hiện đang là biên tập viên cao cấp của mạng Lignet.com. “Họ có thể đánh lạc hướng hệ thống ra-đa và phòng không. Họ cũng có thể tấn công với tên lửa và các phi đội máy bay không người lái”. Ngay lúc này, chưa ai rõ quyết định cuối cùng của Israel đối với chương trình hạt nhân của Iran là gì. Nhưng trong tháng này, Israel có một mục tiêu quan trọng trong chiến lược chính trị là khiến cho những người đưa ra quyết định tại Iran tin rằng một cuộc tấn công quân sự vào các cơ sở hạ tầng hạt nhân của họ là một khả năng rất thực tế. “Cách duy nhất vẫn được biết tới để ngừng chương trình hạt nhân là có các lệnh trừng phạt thích đáng cùng với lời đe dọa về mặt quân sự xác thực. Libya là một ví dụ điển hình nhất có thể thấy” – một quan chức cho biết. Thời điểm bất ngờ Nếu nhìn lại quá khứ để tìm ra chút manh mối về phương thức tấn công, có thể thấy Israel dường như sẽ không tấn công vào lúc mà các quan chức của họ bàn thảo sôi nổi trên mặt báo. Nói cách khác, nếu như Israel đang thảo luận cởi mở về một cuộc tấn công quân sự, thì ít khả năng nó sẽ xảy ra. Nhưng nếu như Israel âm thầm truyền tín hiệu – như cách mà họ đã tấn công khu vực nghi là hạt nhân tại Iraq vào năm 1981, thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo rằng một cuộc tấn công đang gần kề. Khi Sam Lewis là Đại sứ Mỹ tại Israel trong thời gian chuyển giao từ chính quyền Carter sang chính quyền Reagan, ông đã cảnh báo rằng có khả năng Thủ tướng Menachem Begin sẽ cho ném bom vào lò phản ứng hạt nhân Osirak tại Iraq. “Tôi đã cảnh báo đầy đủ về các mối nguy hiểm cho chính quyền mới” – Lewis nhớ lại trong một bài phỏng vấn. “Chúng tôi đã thảo luận với phía Israel về việc họ muốn chấm dứt dự án này bằng cách nào, đã có rất nhiều thông tin và sau đó tất cả im bặt”. Ngày 7/6/1981, không một lời cảnh báo, các máy bay phản lực của Israel đã bay theo không phận của Jordan và biến các cơ sở hạt nhân đang xây dựng dở tại phía đông nam Baghdad ra tro trong một chiến dịch có tên Opera. “Sau chuyện đó, tôi thấy đáng lẽ mình phải thừa nhận là một cuộc ném bom như vậy sẽ xảy ra” – Lewis nói. “Sau khi cuộc tấn công kết thúc, tôi không ngạc nhiên, tôi cảm thấy khó chịu với việc bị đánh lạc hướng từ sự ‘im lặng’ trước đó”. Đó cũng có thể là một bài học cho chính quyền Obama khi họ cố gắng đoán định xem Israel sẽ làm gì với Iran. Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Obama đã rất cố gắng để không bị “bất ngờ” trong mối quan hệ với Israel, đặc biệt là về vấn đề Iran. Tổng thống Obama và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã giao cho các cố vấn an ninh quốc gia thiết lập nên một hệ thống chưa từng có để hội ý thường xuyên giữa hai bên, chủ yếu là qua các cuộc họp truyền hình từ xa. Họ thành lập một ủy ban thường trực về Iran để kiểm tra tiến độ của các lệnh trừng phạt, chia sẻ thông tin tình báo, và cập nhật thông tin. Mặc dù vậy, Thủ tướng Israel không hề đảm bảo với phía Mỹ rằng ông sẽ thông báo hoặc xin phép trước khi tấn công vào Iran. Trong khi cuộc tấn công như vậy có thể khiến cho Iran trả đũa vào chính Mỹ hoặc Israel. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta “bày tỏ mong muốn thảo luận về mọi dự tính hành động quân sự của Israel trong tương lai, và [Ehud] Barak hiểu rõ vị trí của Mỹ” – một quan chức trong chính quyền Mỹ cho biết. Phía Israel lúc này có thể hơi kín tiếng bởi vì nhớ lại kinh nghiệm của Thủ tướng Israel Ehud Olmert. Vào năm 2007, Israel đã trình bày nội dung mà họ cho là bằng chứng xác thực về việc Syria đang xây dựng một cơ sở biến đổi hạt nhân tại al-Kibar. Cựu Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice nhớ lại: họ yêu cầu Tổng thống Bush cho ném bom vào cơ sở này. “Tổng thống quyết định phản đối tấn công và gợi ý một tiến trình ngoại giao cho Thủ tướng Israel” – bà Rice viết. “Ehud Olmert cảm ơn chúng tôi vì đưa thêm phương án nhưng lại từ chối lời khuyên của chúng tôi, sau đó thì Israel đã tự mình hành động”. Một nhân vật Mỹ thân cận với Thủ tướng Israel đương nhiệm nói: “Khi Netanyahu nhậm chức, ông ấy sẽ không lặp lại sai lầm mà Olmert từng gây ra, ông sẽ hỏi Tổng thống [Mỹ] về những việc có thể không nên làm. Xin lỗi vẫn tốt hơn là xin phép”. |
Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011
>> Mỹ tạo tiền lệ xấu trong chiến tranh tự động
Với cách sử dụng hệ thống UAV của Mỹ, việc bạn lái một chiếc xe bus chẳng khác điều khiển một chiếc xe tăng. Chiến tranh tự động đang trở thành vấn đề toàn cầu. Nhiều quốc gia trên thế giới nỗ lực để sở hữu máy bay không người lái (UAV) – vũ khí mà Mỹ đã sử dụng để tiêu diệt hàng trăm chiến binh Hồi giáo cực đoan ở Pakistan. Trước khi xu hướng này lan rộng, nền dân chủ phải hành động để làm tăng tính rõ ràng và hiệu lực của các quy ước quốc tế trong việc sử dụng vũ khí. Tuy nhiên, Mỹ dường như đang đi ngược lại với tiến trình đó. Cường quốc số một thế giới này đã mở rộng chiến dịch máy bay không người lái đến tận Yemen và Somalia. Để tiến hành chiến dịch, Mỹ áp dụng những quy tắc mơ hồ, không công khai hay thực chất là những quy tắc bất hợp pháp. Đây là một chiến lược hết sức nguy hiểm. Sử dụng máy bay không người lái để đối phó với kẻ thù là biện pháp tương đối rẻ, mức độ rủi ro thấp. Nhưng nó đã hợp pháp hóa, tạo thành tiền lệ cho các quốc gia khác thực hiện sách lược này một khi đạt được khả năng tương tự như nước Mỹ. Chiến tranh UAV leo thang Sự nổi lên của UAV là một câu chuyện đáng chú ý. 10 năm trước, quân đội Mỹ có chưa đến 60 chiếc máy bay loại này trong kho vũ khí. Nhưng ngày nay, con số này đã tăng lên hơn 6.000 chiếc. Trong số này, nhiều loại máy bay không người lái chỉ được sử dụng với mục đích giám sát, tuy nhiên một vài loại có thể mang tên lửa và bom. Ví dụ như chiếc Predator C Avanger có thể bay ở độ cao cách 53.000 feet (tương đương 16.154m) so với mực nước biển và có thể bay liên tục trong 20 giờ đồng hồ, tấn công các mục tiêu trên mặt đất. Loại máy bay này có thể mang theo số vũ khí nặng 3000 pounds (tương đương với 1.362 kg). Phụ nữ Pakistan biểu tình phản đối các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái Một bí mật đã bị tiết lộ, đó là CIA đang tiến hành một chương trình máy bay không người lái lớn ở Pakistan. Theo như số liệu được thống kê bởi New America Foudation (trụ sở tại Washington), từ năm 2004 đến năm 2007, Mỹ đã sử dụng 9 máy bay không người lái để tấn công Pakistan. Năm 2008, năm cuối cùng của chính quyền Tổng thống George W.Bush, con số này là 33 máy bay. Sau khi tổng thống Obama lên nhậm chức, số UAV tại Pakistan vọt lên đến 53 chiếc (năm 2009) và 118 chiếc ( năm 2010). Tháng 6/2011, tờ Wall Street Journal tiết lộ rằng CIA sẽ tiến hành một chương trình tương tự ở Yemen - nơi mà quân đội Mỹ thường chiến đấu tiêu diệt lực lượng Al- Qaeda vài năm gần đây. Sau đó, tờ Washington Post cũng đã có bài viết về các cuộc tấn công bằng UAV đầu tiên của Mỹ vào các phiến quân ở Somalia. Nếu như những báo cáo này là chính xác, thì họ đã chỉ ra cho chúng ta thấy được một sự leo thang đáng kể của cuộc chiến tranh bằng máy bay không người lái mà Mỹ đang che giấu. Những cuộc chiến này hầu như không có sự phô trương và tranh luận công khai. UAV – giấy phép chiến tranh? Thực tế, ưu điểm nổi bật của hệ thống UAV là chúng tạo ít gây tai tiếng cho nước Mỹ. Không có phi công phải ngồi trong máy bay và chịu đe dọa thể xác trực tiếp. Máy bay được điều khiển từ xa, đôi khi là cách xa hàng ngàn dặm và các cuộc tấn công thường được tiến hành ở các vùng xa xôi hẻo lánh, nằm ngoài tầm quan sát của báo chí. Chính phủ Mỹ cũng không thông tin công khai về các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái này. Tuy nhiên, việc chính quyền Obama ngày càng nhờ cậy nhiều vào UAV khiến cho không chỉ nước Mỹ mà cả nhân loại phải trả giá đắt. Để có thể hiểu tại sao, hãy nghĩ đến những lời ông Obama tuyên bố hồi đầu tháng 9/2011: "Những ai gây tổn hại cho nước Mỹ sẽ “không thể trốn khỏi vòng công lý, cho dù ở bất cứ nơi nào trên thế giới”. Ẩn chứa trong phát ngôn đó phải chăng là một thông điệp ngầm: Chúng tôi chính là pháp luật. Chúng tôi sẽ tìm ra và tiêu diệt mọi mối đe dọa, không cần phải nói lý do. Sử dụng UAV, Mỹ đã che giấu tiến trình và tiêu chuẩn lựa chọn mục tiêu trên không. Quân đội Mỹ cũng không cung cấp thông tin về các quy trình, kết quả của các cuộc tấn công. Giả thiết, có xảy ra những trường hợp bắn giết nhầm mục tiêu, các quân nhân hay các nhà thầu tư nhân sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào? Ông Philip Alston – giáo sư luật nổi tiếng của ĐH New York đã phát biểu trong một báo cáo gửi lên Liên Hợp Quốc rằng: “Kết quả của các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái đã thay thế những tiêu chuẩn cụ thể và hợp pháp ban đầu bằng một giấy phép không rõ ràng, cho phép quân đội Mỹ giết người, tạo ra một khoảng trống trách nhiệm”. Việc mở rộng phạm vi địa lý của các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái khiến vấn đề thêm lớn. Dù lực lượng tình báo Mỹ đã bị cấm tham gia vào các vụ ám sát từ năm 1976, nhưng hiện nay Washington vẫn khẳng định quyền của mình dựa theo những điều luật trong nước và quốc tế. Mỹ cho rằng họ được phép thực hiện các “hoạt động chết người” ngoài những chiến trường truyền thống, dựa trên lý lẽ đó, Mỹ đang chiến đấu chống lại lực lượng al- Qaeda “và các lực lượng có liên quan”. Vì thế, dựa vào cái công thức: hành động bí mật, giải thích mơ hồ mà Mỹ đưa ra để ngụy biện cho việc tiêu diệt mục tiêu bằng UAV thì "việc bạn lái một chiếc xe tăng Abrams cũng chẳng khác gì bạn lái một chiếc xe bus". Quả thực Mỹ có quyền để mắt tới những mục tiêu – Nguyên nhân đe dọa quốc gia nghiêm trọng trong trường hợp chưa bắt giữ được họ. Đó là tự vệ. Tuy nhiên chính quyền Obama đã tự tuyên bố, cho phép mình cái quyền được sử dụng lực lượng gây chết người, không có bất cứ giới hạn nào về địa lý, về thời gian và cũng không có gợi ý nào để biết cách thức mà quân đội Mỹ sử dụng để xác định ai sẽ là người bị liệt vào “các lực lượng liên quan”. Phải chăng Mỹ không cần phải biện minh về các hành động giết người. Liệu đây có phải là tiền lệ mà Mỹ muốn thiết lập cho các quốc gia sẽ sở hữu hệ thống máy bay không người lái? Ai sẽ là người đứng lên để chống lại nạn ám sát tự động này? |
Nhãn:
Máy bay không người lái,
UAV,
UAV Mỹ
Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011
>> Giành xác 'Dã thú'
Hôm 18/9, các binh sỹ Pakistan đã giao tranh với lực lượng chiến binh Taliban để giành lấy xác của chiếc máy bay do thám Predator của Mỹ bị rơi ở Tây Bắc nước này. Lực lượng Taliban tuyên bố họ đã bắn hạ chiếc máy bay do thám, tấn công Predator, tuy nhiên các quan chức Mỹ và lực lượng an ninh Pakistan lại nói rằng máy bay rơi do gặp sự cố kỹ thuật. Một chiếc UAV Predator của Mỹ. Các mảnh vỡ đầu tiên đã bị Taliban đưa đi, nhưng các binh sĩ Pakistan sau đó đã được điều tới để giành lại chúng. Theo nguồn tin Reuters, ít nhất 2 tay súng Taliban đã thiệt mạng trong cuộc giao tranh sau đó, trong khi một binh sĩ Pakistan cũng bị thương. Việc giao tranh dành xác UAV Predator đến từ 2 nguyên nhân chính. Thứ nhất, khi thu được xác UAV, Taliban sẽ trưng ra như một bằng chứng đánh vào uy thế quân sự Mỹ. Thứ hai, quan trọng hơn cả, Mỹ không muốn các mảnh vỡ UAV hiện đại này rơi vào tay quân du kích Taliban. Lực lượng này có thể bán công nghệ trang bị cho phương tiện bay không người lái này cho các đối thủ tiềm tàng của Mỹ. Các khu vực Nam và Bắc Waziristan thường xuyên bị tấn công bởi các máy bay do thám. Các cuộc tấn công bằng máy bay do thám đã tăng trong khu vực kể từ khi Tổng thống Mỹ Obama nhậm chức năm 2008. Hơn 100 cuộc tấn công bằng máy bay do thám đã xảy ra hồi năm 2010. Mỹ thường không xác nhận các chiến dịch do thám, nhưng các nhà phân tích cho hay chỉ có lực lượng Mỹ mới có khả năng triển khai các máy bay như vậy trong vùng. Pakistan đã công khai chỉ trích các vụ tấn công bằng máy bay do thám, bởi chúng đã giết hại thường dân vô tội và kích động sự ủng hộ của người dân đối với phiến quân Taliban. Tuy nhiên các nhà quan sát cho hay giới chức Pakistan đã bí mật cho phép các vụ tấn công, mặc dù có các dấu hiệu gần đây cho thấy họ muốn giới hạn quy mô của những vụ tấn công như vậy. |
Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2011
>> Triển vọng thị trường tiêm kích thế hệ 5
Từ năm 2025 trở đi, PAK FA và F-35 sẽ là các sản phẩm không thể thay thế trên thị trường tiêm kích đa năng thế giới, đánh giá của Trung tâm Phân tích mua bán vũ khí thế giới TsAMTO (Nga). Đến lúc đó, tuyệt đại đa số các nước trên thế giới, những nước chú ý thích đáng đến việc phát triển không quân chiến đấu, sẽ thỏa mãn hoàn toàn nhu cầu mua sắm các tiêm kích thế hệ 4, 4+ và 4++, và đặt ra trước họ sẽ là vấn đề mua sắm máy bay thế hệ 5 để thay thế cá máy bay lạc hậu thế hệ 4 những đời đầu, được chuyển giao trong thập niên 1990. F-22 Raptor hiện đại, đắt tiền, song không được phép xuất khẩu F-22 Raptor là máy bay tiêm kích thế hệ 5 đầu tiên được nhận vào trang bị sau gần 20 năm phát triển. Chiếc F-22A đầu tiên được Không quân Mỹ (USAF) đưa vào trang bị vào năm 2004. Ban đầu, USAF định mua 381 chiếc F-22. Tháng 12.2004, theo quyết định của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, số lượng này giảm xuống còn 180 chiếc. Năm 2005, USAF đã xin tăng được lên 183 chiếc. Bất chấp những nỗ lực của lãnh đạo USAF nhằm tiếp tục mua sắm F-22, Bộ Quốc phòng Mỹ tháng 4.2009 đã quyết định dừng chương trình mua sắm F-22. Cuối năm 2009, sau cuộc thảo luận kéo dài ở Quốc hội Mỹ, chương trình mua sắm tiếp F-22 đã bị hủy bỏ do giá cao. Theo các hợp đồng đã ký trước đó, việc sản xuất F-22 sẽ kéo dài đến đầu năm 2012, sau đó, dây chuyền lắp ráp F-22 tại các nhà máy của Lockheed Martin sẽ bị đóng cửa. Tuy nhiên, vẫn có cơ hội nhỏ để được phép xuất khẩu F-22 và giữ lại dây chuyền lắp ráp máy bay. Lúc đó, các khách hàng mua F-22 trước hết có thể là Israel, Nhật Bản, Hàn Quốc, Saudi Arabia. Tuy nhiên, phương án này xem ra cực kỳ khó xảy ra. F-35 Lightning II sẽ là một trong hai loại tiêm kích thế hệ 5 thống trị thị trường thế giới sau năm 2025 F-35 Lightning II thay cho F-22 Raptor Vì thế, sự cạnh tranh chủ yếu sau 2025 sẽ diễn ra giữa PAK FA của Nga và F-35 Lightning II của Mỹ. Ưu thế của F-35 là xuất hiện trên thị trường sớm hơn máy bay Nga từ 5-7 năm. Mặt khác, ưu thế này lại mất giá trị khi mà nhiều nước hiện có lực lượng không quân tiêm kích đông đảo trong giai đoạn đến năm 2025 vẫn tiếp tục mua tiêm kích thế hệ 4+ và 4++, mà việc cung cấp F-35 trong giai đoạn đến năm 2025 vẫn chỉ bó hẹp cho những nước là thành viên tham gia chương trình F-35. Hơn nữa, không phải tất cả những quốc gia này sau đó sẽ mua F-35 hay sẽ mua F-35 ở số lượng được công bố ban đầu. Đó là vì chương trình bị đội giá lên, cũng như bị chậm nhiều so với tiến độ. Tổng thầu chương trình F-35 là Lockheed Martin, ngoài ra còn hai nhà thầu phụ là Northrop Grumman và BAe Systems. Các đối tác của Mỹ trong chương trình F-35 ở giai đoạn phát triển và trình diễn hệ thống là 8 nước Anh, Hà Lan, Italia, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada, Đan Mạch, Nauy và Australia. Singapore và Israel tham gia chương trình với tư cách thành viên không chia sẻ rủi ro. Điểm yếu rõ ràng của chương trình F-35 là tất cả các nước muốn mua F-35 sẽ chỉ có thể mua máy bay thông qua cơ chế bán vũ khí cho nước ngoài theo chương trình FMS (Foreign Military Sales), vốn không có quy định về các hợp đồng đền bù hay huy động nền công nghiệp sở tại, điều này là cực kỳ bất lợi cho những nước đặt trọng tâm phát triển công nghiệp hàng không nội địa. Người ta đưa ra tính toán ban đầu dựa trên việc các nước đối tác có thể mua 722 máy bay: Australia - đến 100 chiếc, Canada - 60, Đan Mạch - 48, Italia - 131, Hà Lan - 85, Nauy - 48, Thổ Nhĩ Kỳ - 100 và Anh - 150 (90 cho không quân và 60 cho hải quân). Nhu cầu của hai nước đối tác không chia sẻ rủi ro Singapore và Israel tương ứng là 100 và 75 chiếc. Tổng cộng là 897 chiếc, cộng với đơn đặt hàng của UsaF, Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ là 3.340 chiếc. Cộng với số lượng F-35 có thể bán cho các khách hàng khác, đến năm 2045-2050, tổng số F-35 sản xuất ra dự đoán là 4.500 chiếc. Tuy nhiên, ngay bây giờ, do giá cả tăng lên, lượng F-35 mua sắm đã bị điều chỉnh mạnh theo hướng giảm đi, trước hết là từ phía Mỹ. Trong số các khách hàng tiềm năng không phải là thành viên chương trình F-35, cần lưu ý đến Tây Ban Nha, nước này đã bày tỏ ý định mua F-35B. Đài Loan cũng tỏ ra muốn mua F-35B trong tương lai. Máy bay tiêm kích F-35 được xem như ứng viên tiềm năng giành thắng lợi trong các cuộc thầu của Không quân Nhật (đến 100 chiếc) và Hàn Quốc (60 chiếc). Hiện tại, đó là toàn bộ danh sách các khách hàng có khả năng “dễ thấy nhất” mua F-35, mặc dù Lockheed Martin cũng đang đàm phán với nhiều nước khác, kể cả ở châu Á và Cận Đông. F-15SE Silent Eagle và Su-35 - giải pháp thay thế tạm thời Xét tới những vấn đề khó khăn có thể nảy sinh ở nhiều khách hàng tiềm năng của F-35, hãng Boeing đã phát triển mẫu chế thử tiêm kích F-15SE Silent Eagle có sử dụng các công nghệ của máy bay thế hệ 5, trong đó có lớp phủ làm giảm độ bộc lộ radar, bố trí thích ứng các hệ thống vũ khí, thiết bị avionics số, những như cánh đứng đuôi hình chữ V. Boeing dự kiến thị trường tiềm năng của F-15SE là 190 chiếc. Máy bay đầu tiên có thể bàn giao cho khách hàng nước ngoài vào năm 2012. F-15SE trước hết là dành cho thị trường xuất khẩu. Boeing dự định chào bán F-15SE cho không quân Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Israel và Saudi Arabia, vốn là những nước hiện đang sử dụng F-15. Boeing cũng hy vọng rằng, không quân các nước đã dự định mua F-35 Lightning II, cũng sẽ quan tâm đến việc mua F-15SE do giá cả F-35 tăng quá cao nên không thể mua tiêm kích thế hệ 5 này. Tuy nhiên, triển vọng của F-15SE bị hạn chế về mặt thời gian. Nó có thể cạnh tranh với các nhà sản xuất khác chỉ trong giai đoạn quá độ, tức là đến năm 2025, khi mà đa số các nước đã thỏa mãn hoàn toàn nhu cầu về tiêm kích thế hệ 4. Ở giai đoạn quá độ này, công ty Sukhoi của Nga, theo chiến lược dài hạn đã hoạch định, chủ yếu trông cậy vào việc xúc tiến tiêm kích Su-35. Su-35 là máy bay tiêm kích đa năng, siêu cơ động, hiện đại hóa sâu thế hệ 4++, có sử dụng các công nghệ của thế hệ 5, bảo đảm có ưu thế đối với các tiêm kích cùng loại. Trong khi vẫn giữ diện mạo khí động đặc trưng cho họ máy bay Su-27/30, tiêm kích Su-35 là một máy bay mới về chất. Cụ thể, nó có độ bộc lộ radar thấp, hệ thống avionics mới dựa trên hệ thống thông tin-điều khiển, radar trên khoang mới với anten mạng pha có thể bám và bắn đồng thời nhiều mục tiêu hơn và phát hiện mục tiêu ở cự ly xa hơn. Su-35 lắp động cơ 117S có điều khiển vector lực đẩy. Động cơ này được chế tạo trên cơ sở hiện đại hóa sâu động cơ AL-31F và có lực đẩy 14,5 tấn, lớn hơn 2 tấn so với động cơ cơ sở. Động cơ 117S là mẫu chế thử của động cơ máy bay thế hệ 5. Su-35 là sự trông cậy của Sukhoi trong tương lai gần trên thị trường tiêm kích thế giới. Máy bay này sẽ chiếm lĩnh vị trí giữa tiêm kích đa năng Su-30МК và PAK FA thế hệ 5. Su-35 sẽ cho phép Sukhoi duy trì khả năng cạnh tranh cho đến khi tiêm kích thế hệ 5 PAK FA ra thị trường. Lượng Su-35 xuất khẩu chủ yếu sẽ thực hiện trong giai đoạn 2012-2022. Từ góc độ xúc tiến ra thị trường thì một yếu không kém phần quan trọng là khả năng cải tạo thích ứng Su-35 để sử dụng vũ khí phương Tây. Su-35 dự kiến được xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á, châu Phi, Cận Đông và Nam Mỹ. Trong số các khách hàng tiềm năng của Su-35 có Venezuela, Brazil, Sirya, Ai Cập và có thể cả Trung Quốc. Ngoài ra, bất chấp lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hiệp Quốc đối với Libya, chiến dịch quân sự của NATO chống Tripoli, sự thay đổi lãnh đạo Libya sau đó đi kèm với việc thay đổi ưu tiên đối ngoại, hay thậm chí khả năng chia cắt nước này thành hai nhà nước thì Libya trong tương lai trung hạn vẫn nằm trong số các khách hàng tiềm năng mua máy bay Nga. Không quân Nga dự định thành lập 2-3 trung đoàn Su-35. Chương trình Su-35 dự kiến có tổng sản lượng 200 chiếc, trong đó gần 140 chiếc là để xuất khẩu. Đồng thời với việc dừng cung cấp Su-35 thì PAK FA bắt đầu xuất hiện trên thị trường (dự kiến từ năm 2020). PAK FA T-50 sẽ quyết định vị thế cường quốc chế tạo máy bay chiến đấu của Nga PAK FA T-50 đối thủ chủ yếu của F-35 Lightning II Các tính năng kỹ thuật công bố của PAK FA tương đương với tiêm kích tối tân nhất hiện nay là F-22 có nhiệm vụ giành ưu thế trên không của Mỹ. Biên dạng máy bay sẽ bảo đảm khả năng tàng hình của nó. Ngoài ra, việc sử dụng các lớp phủ đặc biệt và vật liệu hấp thụ chứ không phản xạ tín hiệu radar sẽ làm cho máy bay hầu như vô hình trước radar đối phương. Các máy bay F-16C/E, F-15C/E và F/A-18A-F sẽ không thể đối kháng PAK FA. Còn F-35 thì ngay hiện thời đã gặp khó khăn trong đối kháng với Su-35 với bề mặt tán xạ hiệu dụng thấp của nó. Khi tính tàng hình tiếp tục tăng lên ở PAK FA thì F-35 sẽ còn gặp khó khăn nhiều hơn nữa. Theo dự báo, trong khuôn khổ chương trình sản xuất tính toán cho toàn bộ chu trình sản xuất, tức là đến khoảng năm 2055, sẽ sản xuất không dưới 1.000 chiếc PAK FA. Lượng đặt hàng dự kiến của Không quân Nga sẽ là 200-250 máy bay. Hiện tại, các quốc gia tham gia chương trình PAK FA là Nga và Ấn Độ. Đơn đặt hàng Ấn Độ ở giai đoạn đầu ước tính là 250 chiếc. Sau đó, chắc chắn đơn đặt hàng sẽ tăng lên ít nhất 1,5 lần. Chương trình mua sắm dự kiến sẽ kéo dài từ năm 2018-2045. Số lượng PAK FA các nước khác dự kiến mua sắm như sau: Lôi kéo Pháp tham gia chương trình PAK FA Phạm vi địa lý xuất khẩu PAK FA có thể rộng hơn nhiều so với dự kiến ở trên nhờ sự tham gia của các nước SNG. Cũng không loại trừ khả năng, nhiều nước Tây Âu, trước hết là Pháp trong tương lai cũng sẽ mua PAK FA được cải tạo thích ứng theo yêu cầu của các nước phương Tây. Xét tới yếu tố Pháp là nhà thầu phụ lớn nhất của công ty Sukhoi và RSK MiG trong việc trang bị các loại trang thiết bị cho các tiêm kích Su-30МК và MiG-29 xuất khẩu, trình độ hợp tác của hai nước trong lĩnh vực máy bay quân sự là rất cao. Điều đó cho phép xem Pháp như một ứng viên chính ở Tây Âu mua PAK FA. Sự tham gia của Pháp vào chương trình phát triển tiêm kích thế hệ 5 của Nga là có thể xảy ra. Hơn nữa, hiện tại, phương án này tại thời điểm hiện tại là khả năng duy nhất để Pháp giữ được vị thế của mình trên thị trường máy bay quân sự thế giới sau năm 2020. Pháp có thể tham gia chương trình giống như Ấn Độ với tư cách đối tác chia sẻ rủi ro trong việc phát triển biến thể PAK FA theo yêu cầu của Không quân Pháp dựa trên mẫu PAK FA cơ sở. Pháp luôn có quan điểm “đặc biệt” khi hoàn toàn định hướng vào khả năng của công nghiệp hàng không của mình. Pháp không phải là khách hàng mua Eurofighter Typhoon của châu Âu lẫn F-35 của Mỹ. Hiện tại, Pháp chủ yếu dựa vào tiêm kích Rafale. Nhưng công try Dassault Aviation không có khả năng tự lực phát triển tiêm kích thế hệ 5. Cần lưu ý là trong những điều kiện nhất định, không loại trừ cả phương án Đức có thể mua PAK FA. Khả năng Tây Ban Nha tham gia chương trình PAK FA là thấp vì Madrid nghiêng về hướng mua F-35. Hiện tại, có thể thấy, các nước Tây Âu trong tương lai sẽ đứng trước sự lựa chọn giữa PAK FA và F-35, bởi vì thời gian để phát triển tiêm kích thế hệ 5 của châu Âu đã không còn nữa. Ví dụ, thời gian dành cho chương trình phát triển tiêm kích thế hệ 4 Eurofighter là hơn 20 năm (các nước tham gia là Anh, Đức, Italia và Tây Ban Nha, hai trong số đó là Anh и Italia đồng thời là khách hàng mua F-35). Việc chương trình F-35 làn “chia rẽ” Tây Âu trong vấn đề xây dựng chương trình chế tạo tiêm kích thế hệ 5 tiêu chuẩn của châu Âu có thể xem như một “thắng lợi” lớn của Mỹ. Hơn nữa, nó còn ảnh hưởng tiêu cực đến giai đoạn 3, giai đoạn cuối của chương trình mua sắm Eurofighter bởi lẽ những nước đã lựa chọn mua F-35 vì lý do tài chính sẽ không thể thực hiện đầy đủ kế hoạch mua sắm Eurofighter, đồng thời phải tài trợ cho các đợt mua sắm F-35 đầu tiên (đó là Anh và Italia). Nghĩa là hiện tại thì khả năng dù là giả định chế tạo tiêm kích thế hệ 5 của Tây Âu đã bị loại bỏ hoàn toàn. Trong khi đó, Nga sẽ hoàn toàn đủ sức, khi xét tới sự hợp tác đang phát triển trên tất cả các lĩnh vực với Pháp và Đức, tranh giành các thị trường này và thị trường nhiều nước Tây Âu và Đông Âu khác. Một khi Pháp và Đức bắt tay tham gia chương trình PAK FA với Nga và Ấn Độ thì sẽ tạo ra một liên minh hùng mạnh, có thể bảo đảm một khả năng cạnh tranh xứng đáng với F-35 trên thị trường thế giới cho đến khi các cường quốc hàng đầu thế giới chuyển sang tiêm kích thế hệ 6 vốn sẽ là các loại không người lái vào năm 2060-2070. Chương trình sản xuất F-35 sẽ kết thúc vào khoảng năm 2045-2050, PAK FA vào khoảng năm 2055. Từ đó cho đến hết thế kỷ ХXI, Mỹ và Nga sẽ tập trung vào việc bảo dưỡng các máy bay đã cung cấp. Đồng thời, trong giai đoạn này sẽ bắt đầu sự chuyển đối sang tiêm kích đa năng thế hệ 6 không người lái. Tiêm kích thế 6 - Máy bay không người lái Việc chuyển hoàn toàn sang các hệ thống máy bay không người lái là tất yếu, tuy nhiên nó sẽ chỉ thực sự bắt đầu không trước thập niên 2060 và sẽ chỉ liên quan đến các cường quốc thế giới hàng đầu. Việc chuyển dần sang máy bay không người lái vào nửa cuối thế kỷ XXI được tạo điều kiện bởi sự hoàn thiện kỹ thuật của các hệ thống máy bay, cũng như những hạn chế thuần túy sinh lý học của các phi công trong việc điều khiển máy bay tiêm kích. Ở các nước hàng đầu thế giới, các máy bay có người lái dự kiến sẽ được thay thế bằng máy bay không người lái vào gần cuối thế kỷ XXI, tức là vào thời điểm loại bỏ những tiêm kích thế hệ 5 cuối cùng vốn được chuyển giao vào năm 2050-2055. [VietnamDefence news] |
Nhãn:
F-22 Raptor,
Không quân Ấn Độ,
Không quân Nga,
Máy bay chiến đấu thế hệ 5,
Máy bay F-16C/E,
Máy bay không người lái,
Su-35,
Tiêm kích PAK FA T-50,
Tiêm kích thế 6,
UAV
Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2011
>> Quan hệ đồng minh Mỹ - Pakistan đến hồi kết?
[BDV news] Ngày 11/4, Pakistan đã yêu cầu Mỹ cắt giảm mạnh số nhân viên CIA và đặc vụ hoạt động ở nước này.
Đồng thời, Islamabad đòi Mỹ chấm dứt các cuộc không kích bằng máy bay không người lái. AFP dẫn lời một quan chức Pakistan cho biết chính Tổng tư lệnh Quân đội Pakistan Ashfaq Kayani đã đưa ra đề nghị trên. Cụ thể, ông Kayani yêu cầu Mỹ cắt giảm 25-40% số binh sĩ thuộc Lực lượng Chiến dịch Đặc biệt Mỹ, hiện làm nhiệm vụ huấn luyện tại vùng tây bắc Pakistan, vốn là địa bàn hoạt động của Taliban và Al Qaeda. Ông Kayani đặt ra giới hạn tối đa 120 binh sĩ đặc nhiệm được phép hoạt động tại Pakistan, đồng thời yêu cầu Mỹ chấm dứt những hoạt động ngầm của CIA và các lực lượng liên quan. Như vậy tổng số nhân viên CIA, nhân viên hợp đồng và đặc vụ Mỹ phải rời Pakistan vào khoảng 350 người. Raymond Davis bị bắt giữ tháng 1-2011. Quan chức Pakistan nói ông Kayani cũng muốn Mỹ chấm dứt các vụ không kích quân du kích bằng máy bay không người lá” hoặc ít nhất là giới hạn đến mức tối đa, sau khi than phiền rằng Chính quyền Obama đã để các vụ không kích loại này vượt khỏi tầm kiểm soát. Yêu cầu trên của Pakistan được đưa ra giữa lúc Giám đốc Cơ quan Tình báo Liên ngành Pakistan (ISI), tướng Ahmed Shuja Pasha hội đàm với Giám đốc CIA Leon Panetta tại Washington. ISI yêu cầu phía CIA cung cấp toàn bộ lý lịch, nhân thân của các nhân viên tình báo đang hoạt động tại Pakistan cũng như báo trước tất cả những vụ không kích bằng máy bay không người lái. Tờ New York Times bình luận, đề nghị này của phía Pakistan cho thấy mối quan hệ giữa hai nước đang trên bờ vực sụp đổ, theo sau hàng loạt tranh cãi quanh vụ nhân viên CIA Raymond Davis bắn chết 2 người Pakistan tại Lahore hồi tháng 1/2011. Ban đầu CIA không thừa nhận Davis là nhân viên CIA. Mãi đến khi Pakistan đã bắt giữ và kết tội giết người đối với Davis thì CIA mới vào cuộc, buộc Pakistan phải thả người này sau hàng loạt cuộc đàm phán bí mật. Vụ Davis và yêu cầu mới nhất của Pakistan là bằng chứng nữa cho thấy cả chính phủ và người dân Pakistan đang mất dần kiên nhẫn với sự hiện diện của Quân đội Mỹ. Người dân Pakistan, vốn cho rằng lực lượng an ninh Mỹ đang hoạt động tự do quá mức, lại càng giận dữ hơn trước phản ứng thờ ơ của các quan chức Mỹ trong vụ Davis. Còn chính quyền Pakistan gần đây bắt đầu nghi ngờ rằng mục đích thực sự của Mỹ tại Pakistan là nhằm vô hiệu hóa kho vũ khí hạt nhân của nước này. Ngược lại, CIA cũng không mấy tin tưởng ISI vì cho rằng Taliban và các nhóm Hồi giáo vũ trang hoạt động ở khu vực biên giới giáp Afghanistan chính là “sản phẩm” của ISI và được cơ quan tình báo này bí mật hỗ trợ. |
Thứ Năm, 14 tháng 4, 2011
>> Ấn Độ chế tạo máy bay không người lái tấn công
[BDV news] Tiến sĩ Prahlad cho biết, Ấn Độ đang chế tạo máy bay không người lái tấn công có khả năng thực hiện các vụ tấn công bằng tên lửa và bom.
Ông Prahlad là Giám đốc chương trình hàng không của Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO). Dự án được mang tên máy bay không người lái nghiên cứu tự động (Autonomous Unmanned Research Aircraft, AURA). “Sau khi chi 500 triệu Rupee đầu tiên (tương đương 11 triệu USD), một nhóm chuyên gia có trình độ cao, gồm 15-18 nhà khoa học đã bắt đầu thiết kế sơ bộ máy bay không người lái (UAV)”, Tiến sĩ Prahlad cho biết. UAV cảm tử Harpy Ân Độ mua của Israel. Theo lời tiến sĩ, UAV mới của Ấn Độ sẽ được trang bị máy tính, hệ thống liên lạc, radar điều khiển hỏa lực, hệ thống nhận biết “địch ta”, hệ thống cảnh báo đụng độ trên không. Các UAV của Ấn Độ sẽ nặng khoảng 15 tấn và có thể bay cao hơn 9km để tiến hành các vụ tấn công bằng phương tiện tiêu diệt chính xác cao. Ông Prahlada giải thích, khác với UAV “Predator” mà Mỹ sử dụng tại Afghanistan, thiết kế theo sơ đồ “máy bay”, UAV của Ấn Độ sẽ được thiết kế theo sơ đồ "cánh bay". DRDO có kế hoạch thiết kế UAV tấn công đầu tiên chủ yếu dựa trên công nghệ mà Ấn Độ tự chủ phát triển. Những tư vấn hoặc sự hợp tác từ nước ngoài có thể chỉ cần đến trong lĩnh vực “tàng hình” đối với radar, cất cánh tự động và hạ cánh ở cự ly ngắn. Không quân Ấn Độ đang sử dụng các UAV trinh sát Searcher-II và Heron, cũng như các UAV cảm tử Harpy và Harop của Israel |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)