Trong vòng một vài năm cỗ máy tuyên truyền của bọn dân tộc chủ nghĩa ca ngợi Hitler như như là: “vị lãnh tụ, người cầm lái vĩ đại của nước Đức”. >> Hồ sơ điệp viên nguyên tử (kỳ 1) >> Hồ sơ điệp viên nguyên tử (kỳ 2) Món quà thứ nhất - Albert Einstein và các nhà khoa học Hàng hàng những dòng binh lính dài vô tận, họ xếp hàng theo từng tiểu đoàn đang đi duyệt binh qua cổng thành Brandenburg, rồi dọc theo phố Unter-den-Linden, qua tòa nhà Quốc hội. Những ngọn lửa của các bó đuốc dâng cao tạo thành một dòng suối, mà nói cho đúng hơn là cả một dòng sông lửa cháy bùng bùng. Đó là buổi chiều ngày 30/1/1933. Trưa hôm đó, Aldolf Hitler nhận cương vị Thủ tướng nước Đức. Vị Tổng thống của đất nước này đã 85 tuổi - Đại Nguyên soái,vị tướng của cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất Paul von Hindenburg cũng dự buổi lễ trọng thể đó. Trong vòng một vài năm cỗ máy tuyên truyền của bọn dân tộc chủ nghĩa ca ngợi Hitler như như là: “vị lãnh tụ, người cầm lái vĩ đại của nước Đức”. Và cũng từ những ngày đó cả nước Đức sục sôi trong guồng máy chiến tranh khủng khiếp nhất của mình… Khủng bố, khủng bố và khủng bố. Đó là những gì người dân Đức chứng kiến sau khi Hitler dần dần nắm chắc quyền bính trong tay. Bắt đầu là chiến dịch “Đêm của những con dao dài”. Mùa xuân năm 1934. Hitler bắt đầu nhận được những tin tức của Gestapo và SS là những người lãnh đạo SA thỏa thuận định lật đổ ông ta. Những thông tin được tung ra làm như Hitler vẫn tin tưởng họ. Lúc đó, tổ chức SA bao gồm tới 2,5 triệu người. Rohm và một số người lãnh đạo SA khác đã lớn tiếng kêu gào phải tiến hành cuộc cách mạng nữa để lấy tài sản từ tay những kẻ giàu có. Họ cũng đề nghị duy trì quân đội thường trực, đội quân SS và SA cần phải chịu sự chỉ huy của một tổ chức duy nhất là Bộ Quốc phòng mà Rohm là người đứng đầu cơ quan này. Tóm lại, đã đến lúc uy lực của SA phải giảm đi “, và đến lúc này khó mà tin tưởng họ được”. Sáng sớm ngày 30/6, các sĩ quan SS đã nhấc Rohm ra khỏi giường ngủ ở một khách sạn ngoại thành Munich, dẫn hắn đến thẳng nhà tù”. Hãy cứ để Adolf làm điều đó nếu ông ta muốn ta phải chết - hắn tuyên bố một cách ngạo mạn. Nhưng khi đó hai viên sĩ quan SS đã thay y làm việc đó. Ngay đêm hôm đó cùng hai ngày tiếp theo, người ta thanh trừng tất cả những người lãnh đạo cuả tổ chức SA và những phần tử chính khách đối lập với Hitler. Sau này người ta gọi đêm rạng sáng ngày 30 tháng 6 là đêm của những con dao dài. Rồi đến mùa thu năm 1933, cả nước Đức như đang sống trong thùng thuốc súng, đồng thời làn sóng khủng bố các người dân gốc Do Thái tràn ngập khắp nước Đức. Trong thời gian này Albert Einstein đang ở California, Hoa Kỳ, ông nghe tin Hitler đã lên nắm chính quyền và đang tiến hành chiến dịch thanh trừng trong các trường đại học ở đức. Khi đó gia đình nhà bác học vẫn đang ở Đức và A. Einstein quyết định rất nhanh. Ông đến New York gặp lãnh sự Đức. Ông lãnh sự Đức giải thích: - Chính phủ mới ở Đức là một chính phủ chân chính. Nếu Ngài thấy mình không có gì sai trái, thì sẽ chẳng có gì xảy ra với mình khi Ngài trở lại nước Đức. A. Einstein đáp: - Tôi sẽ không bao giờ trở lại nước Đức, chừng nào ở đấy vẫn còn chủ nghĩa phát xít thống trị. Trước khi A. Einstein ra về, ông lãnh sự Đức nói riêng với nhà bác học: - Bây giờ tôi có thể nói chuyện riêng không chính thức với Ngài, chỉ là giữa người với người. Tôi có thể nói chính thức với Ngài hành động của Ngài là đúng. Mùa xuân năm 1933, A. Einstein đi tìm một chỗ trú ngụ hợp ý với ông, nghĩa là một nơi xa các thành phố lớn, yên tĩnh. Ông đến một địa điểm hẻo lánh gọi là Le Coq, gần bờ biển thuộc nước Bỉ. Đặt chân lên đất Bỉ. Albert Einstein viết ngay một bản tuyên bố: “ … Chừng nào tôi còn có khả năng, tôi chỉ ở trên một đất nước mà ở đấy tất cả các công dân đều được hưởng quyền tự do chính trị, hưởng được sự khoan dung và sự bình đẳng trước pháp luật… Hiện nay, những điều kiện đó không được tôn trọng ở Đức. ở đấy người ta theo dõi những người đang được kính trọng vì sự đấu tranh của họ cho một sự hiểu biết chung giữa các dân tộc, và trong số này có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng…” Bản tuyên bố chống chủ nghĩa phát xít của Einstein năm 1933 đã lan ra rất nhanh chóng trên toàn thế giới. Chính quyền Hitler đã phải dùng mọi phương tiện tàn bạo nhất, thấp kém nhất của báo chí để chống lại nhà bác học vĩ đại...Thậm chí, chỉ một thời gian sau chính quyền Đức đã treo giải thưởng 20.000 mác Đức cho ai ám hại được nhà bác học vĩ đại này… Với những sứ ép nặng nề như vậy A. Einstein quyết định sang Hoa Kỳ, đến Đại học đường Princeton làm việc… Theo gót Einstein từ Đức đến có Edward Teller, James Franck, Walher Bothe; từ Anh sang có Leo Szilard - trước đó nhà vật lý người Hung này đã rời khỏi nước Đức Quốc xã,- và Max Born; từ Italia tới có Enrico Fermi, Emillio Segre, Victor F. Weisskopf… Khi đến Tân Thế giới các nhà vật lý không rõ những điều họ nghiên cứu sẽ phục vụ được gì. Họ không biết những bí mật của nguyên tử có phải là tương lai của tất cả những con người lỗi lạc như trên của thế kỷ XX hay không. Trong khi đó cả thế giới đang sôi sục trong lò lửa chiến tranh khốc liệt của “trục” phát xít Đức- Italia - Nhật. Các nhà khoa học đã trở thành các con người buồn bã vì lý tưởng mà họ say mê từ thời trẻ hầu sụp đổ dưới gót chân. Trên các khuân mặt thuộc đủ các chủng tộc chỉ hiện lên những nét khắc khổ, bi ai và thất vọng vì những đau khổ họ vừa trải qua sau những cuộc trốn chạy. Những gì xảy ra ở châu Âu làm họ ngỡ ngàng, trái với những điều mà họ hằng mong đợi. Song chỉ vài năm sau, khi Niels Bohr đặt chân lên châu Mỹ với sứ mạng tìm gặp Albert Einstein và một số nhà khoa học khác cốt đề đạt với Tổng thống Hoa Kỳ Roosevelt một bức thư do nhà bác học người Hungary Leo Szillard soạn thảo. Với bức thư này cộng với các tin tức tình báo từ phía Hoa Kỳ cho rằng chính tại nước Đồng minh Anh quốc đang có những chương trình chế tạo bom hạt nhân. Rồi ngay tại nước Đức Quốc xã cũng đã khởi động chương trình chế tạo một loại “vũ khí mới”. Món quà thứ hai - Người phụ nữ mạnh nhất hành tinh Mùa xuân năm 1938 băng giá tràn về nước Đức đang sôi sục. Tại các nhà ga, các bến tàu đầy rẫy bọn mật vụ. Những “chiếc sơ - mi nâu” đi ngang dọc làm mọi người hoa mắt. Bên cạnh các áp phích với hàng chữ “ Hãy cẩn thận bọn Do Thái” là những cặp mắt gườm gườm soi từng người qua lại để phát hiện dù chỉ một phần mười sau dòng máu Do Thái trộn lẫn trong dòng máu Ariang cao quý. Nước Đức đang tự làm trong sạch mình và thực hiện nghĩa vụ cao cả của Thượng Đế giao phó: thống trị các dân tộc hạ đẳng! Trên chuyến tàu tốc hành từ Berlin đi Amsterdam có một phụ nữ đứng tuổi mang quốc tịch áo đang cố nép mình trong chiếc áo măng - tô rộng quá khổ. Đó là nhà vật lý lý thuyết nổi tiếng Lise Meitner bị “ làn sóng nâu” đẩy khỏi Berlin. Hitler và bè lũ phát xít đã không thể nào biết được chúng đã đuổi ra khỏi nước Đức một người phụ nữ mang theo trong bộ não mình một bí mật khủng khiếp về hạt nhân nguyên tử. Đầu năm 1938, tại Viện Kaiser Wilhelm (Viện Hóa học Hoàng gia Wilhelm) ở Đức, hai nhà hóa học Otto Hahn và Lise Meitner đã phát hiện ra hiện tượng va chạm nguyên tử. Nhà nữ vật lý người áo này vốn gày gò nhỏ nhắn, nhưng tài năng của bà không mấy nam giới có thể sánh được. Bà có trí thông minh tuyệt vời và khả năng lao động cần cù. Hai nhà vật lý đã đứng trước một sự việc bất ngờ khi nguyên tử uranium (U) va chạm với neutron thì xuất hiện hạt nhân barium (Ba). Cả hai người đều không hiểu và tự hỏi: có phải đây là sự sai lầm? Thế nhưng bà đã không kịp khẳng định sự đúng sai của mình… Ngồi trên tàu lửa để chạy trốn khỏi các đợt khủng bố xảy ra liên tiếp, bà lúc nào cũng nhớ lại đoàn tuần hành mang theo các bó đuốc như các dòng ánh sáng vô tận trên Quảng trường Unter - den- Linden trong những ngày đầu tiên Hitler lên nắm chính quyền. Sau này, khi nhớ lại thời kỳ đen tối ấy, nhà văn Đức nổi tiếng Tomac Mann, -người được Giải thưởng Nobel năm 1929.- đã viết: “Cú sốc năm 1933 thật dữ dội, thật kinh khủng biết bao! Cú sốc đã cướp đi của tôi tự do, nhà cửa, các sách vở, kỷ niệm tài sản. ở Tổ Quốc những hành động đểu cáng, đốn mạt xấu xa cứ nối nhau liên tiếp… Những gì xảy ra sau đó cũng không thể nào chấp nhận được: bạn chạy lưu vong từ nước này qua nước khác trong lúc những tin tức đồi bại từ Tổ Quốc cứ vang vọng đến tai bạn. Tổ Quốc bị dã man hóa, bị mất đi, và giờ đây trở nên xa lạ đối với bạn”. Nước Đức quốc xã đã quá xa lạ đối với những người như vậy như đã xảy ra từ lâu rồi. Nó đã xóa bỏ trong ký ức những tên tuổi đã từng mang lại vinh quang cho chính bản thân quốc gia đó. Họ là những nhà bác học lỗi lạc, những nhà văn hóa lớn mang quốc tịch Đức, nhưng lại mang trong mình dòng máu Do Thái - một dòng máu mà Quốc trưởng Hitler muốn ruồng bỏ... Nước Đức đã mất đi những tài sản tinh thần vô giá. Phải mất nhiều năm nữa quốc gia này mới thấu hiểu điều đó. Sau này các nhà sử học đó có số liệu để tính toán rằng dân Đức gốc Do Thỏi chỉ chiếm 1% dân số nhưng trong số các nhà bác học Đức tài năng người Do Thái chiếm 20%! Lise Meitner cũng như nhiều nhà khoa học có dòng máu Do Thái, đã từng được nhà bác học Max Planck, - người được giải thưởng Nobel về cơ học lượng tử, cùng Otto Hahn, Viện trưởng Viện Kaiser Wilhelm,- khẩn thiết đề nghị với Quốc trưởng giữ bà ở lại, nhưng… Cũng trong buổi ra đi cay đắng này, Lise Meitner nhớ lại người bạn già của mình và tập thể khoa học, nơi bà làm việc và cống hiến bao sức lực và tình yêu khoa học. Bà đã làm việc ở đây gần 30 năm liên tục… Bà hồi tưởng lại thời thanh niên sôi nổi cùng những thiếu thốn vật chất, nhưng trong lòng cháy bùng ngọn lửa hy vọng và hướng về một tương lai sáng sủa…Ngày nào đó vào năm 1898, cô sinh viên Lise Meitner xúc động khi đọc vài dòng ngắn ngủi về phát kiến ra chất polonium (Po) và radium (Ra) của cặp vợ chồng Pie - Marie Curie ở Pháp. Những dòng tin ấy đã quyết định số phận của cô nữ sinh thông minh: hãy nghiên cứu vật lý nguyên tử… Để rồi ngày ra đi rời khỏi nước Đức Quốc xã không ai biết được rằng chớnh bà là người phụ nữ mạnh nhất hành tinh: trong trí tuệ của bà có chứa những bước cơ bản của thí nghiệm bản lề để chế tạo trái bom nguyên tử. Ngồi trên xe lửa bà chỉ nhớ lại từng giai đoạn của cuộc đời mình. Số phận đó cho bà may mắn cú một người cha hiểu biết và mong muốn cho bất kỳ người con nào, không phân biệt trai hay gái đều được học qua bậc đại học. Khi 23 tuổi Lise là người phụ nữ đầu tiên ở thành Vienna được dự các giờ giảng vật lý và làm việc tại phòng thí nghiệm. Bà được học với các giáo sư nổi tiếng ở Áo thời bấy giờ như Anton Lampa, Stefan Meyer, và sau này còn có Ludwig Boltzmann. Vì vậy Lise Meitner là người phụ nữ thứ hai nhận được bằng Tiến sĩ vật lý ở ĐH Vienna. Do đó, Lise đó được các thày giáo của mình giới thiệu với Max Planck, người đặt nền móng cho Cơ học lượng tử - khi ông đến Vienna dự lễ tang nhà vật lý Ludwig Boltzmann. Năm 1907, mới tròn 29 tuổi, bà rời thành Vienna, nơi có truyền thống văn hóa và âm nhạc lâu đời nhất châu Âu, nhưng lại không có điều kiện tốt cho các ý tưởng khoa học nảy sinh và phát triển. Lise Meitner đã chọn Berlin là quê hương thứ hai của mình. ... Khi đến Berlin với hai bàn tay trắng, bà viết trong hồi ký của mỡnh: "Tại đây, tôi chẳng có một địa vị gì để xưng hô. Bạn hãy cố tưởng tượng xem cuộc đời sẽ thế nào nếu bạn không có nhà cửa, phải ở nhờ trong một căn phòng ở nơi làm việc, không một ai giúp đỡ, không một chút quyền hành ...". Ngay trong những ngày đầu bà được gặp lại người thày dạy vật lý lý thuyết Max Planck. Chính tại đây, Meitner cũng như nhiều phụ nữ thời đó, phải vượt qua ngưỡng cửa đòi quyền học tập cấp sau đại học dành cho nữ giới. Thoạt đầu ngay cả Max Planck cũng lưỡng lự khi nhận bà là người học trò nữ đầu tiên. Nhưng tài năng xuất chỳng của bà đó thuyết phục được nhà khoa học yên tâm. Đồng thời, tại Berlin này bà cũng gặp một người bạn cùng chí hướng của mình trong lĩnh vực phóng xạ: Otto Hahn. Hai người gần gũi nhau về nghề nghiệp và ước vọng. Hahn kém bà 1 tuổi, nhưng điều ấy chẳng cản trở gì tình bạn trong khoa học của họ. Chẳng bao lâu các nhà khoa học ở Berlin thấy xuất hiện những bài báo trên tạp chí khoa học Đức cùng ký tên hai người. Rồi một nhóm hoạt động khoa học hình thành mà hạt nhân của nhóm đó là Otto Hahn và Lise Meitner, rồi sau này thêm nhà vật lý tài hoa Fritz Strassmann. Lịch sử khoa học thế giới ghi nhận: vào đầu thập niờn 30 thế kỷ 20 đó hình thành 3 Nhóm vật lý lý thuyết lớn: Nhóm Paris với người đứng đầu là Irene Curie, Nhóm Enrico Fermi ở Italia (sau này chuyển sang Hoa Kỳ) và Nhóm Berlin với sự đóng góp đáng kể của 3 nhà vật lý học lừng danh Otto Hahn, Lise Meitner và Fritz Strassmann. Hồi đó, những người dân Berlin xuất hiện giữa khu phố đông dân một tòa tháp giống hình củ hành. Một nhóm người ít quen biết nhau từ trước đã tụ tập về đây vì cùng có mối quan tâm lớn đối với các chất phóng xạ. Họ trao đổi với nhau bằng thứ tiếng Đức có giọng phát âm hơi nặng theo cách phát âm của người phương Nam. Một tấm biển đá với dòng chữ nổi gắn ở phía ngoài tòa nhà: Viện Kaiser Wilhelm… Các nhà khoa học đã đăng tải các công trình nghiên cứu có giá trị một thời và mãi mãi được lịch sử khoa học ghi nhận. Năm 1917, nhóm Hahn- Meitner được giải thưởng quốc tế về nghiên cứu trong lĩnh vực phóng xạ. Lần đầu tiên trên thế giới họ đã tách được những sản phẩm phân rã của thorium (Th), radium (Ra). Cũng trong năm ấy, họ tìm thấy một nguyên tố hiếm phóng xạ đứng ở ô 91 bảng tuần hoàn các nguyên tố giữa thorium và uranium. Họ đặt tên là protactinium (Pa) vì nó biến đổi từ nguyên tố actinium (Ac) và ký hiệu nguyên tố mới này là Pa… Và cũng từ đây bắt đầu xuất hiện những bi kịch của công dân hạng hai,- Meitner là người áo gốc Do Thái. Khi Viện Hóa học thuộc Viện Kaiser Wilhelm mở thêm chuyên ngành nghiên cứu chất phóng xạ, Hahn làm việc và được nhận lương, còn Meitner chỉ được ghi trong danh sách là “người ngoài làm việc không lương” . Khi khám phá ra protactinium, Meitner là người làm việc chủ yếu, nhưng Hahn vẫn viết các bài báo với tư cách là người lãnh đạo chính công trình nghiên cứu khoa học đó. Và kết quả là Hội Hóa học Đức trao tặng Otto Hahn Huy chương Emil Fischer, một giải thưởng cao quý thời đó, Meitner chỉ được nhận bản sao của giải thưởng ấy (!). Rồi bi kịch này cứ tiếp tục mãi cho đến năm 1944, khi Hahn nhận được Giải Nobel nhờ công bố các công trình đó từng hợp tác chặt chẽ với Meitner (khi đó bà đang sống và nghiên cứu tại Viện Vật lý Nobel, Thụy Điển…). Có ý kiến cho rằng Hahn buộc lòng không ghi tên bà bên cạnh các cụng bố của mình chỉ vì ngại ngần bọn Quốc xã kết tội là có liên hệ với phần tử Do Thái Meitner(!). |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Einstein. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Einstein. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011
>> Hồ sơ điệp viên nguyên tử (kỳ 3)
Nhãn:
Điệp viên nguyên tử,
Einstein,
Hitler
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)