Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Điệp viên nguyên tử

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Điệp viên nguyên tử. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Điệp viên nguyên tử. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011

>> Hồ sơ điệp viên nguyên tử (kỳ 3)



Trong vòng một vài năm cỗ máy tuyên truyền của bọn dân tộc chủ nghĩa ca ngợi Hitler như như là: “vị lãnh tụ, người cầm lái vĩ đại của nước Đức”.

>> Hồ sơ điệp viên nguyên tử (kỳ 1)
>> Hồ sơ điệp viên nguyên tử (kỳ 2)

Món quà thứ nhất - Albert Einstein và các nhà khoa học

Hàng hàng những dòng binh lính dài vô tận, họ xếp hàng theo từng tiểu đoàn đang đi duyệt binh qua cổng thành Brandenburg, rồi dọc theo phố Unter-den-Linden, qua tòa nhà Quốc hội. Những ngọn lửa của các bó đuốc dâng cao tạo thành một dòng suối, mà nói cho đúng hơn là cả một dòng sông lửa cháy bùng bùng. Đó là buổi chiều ngày 30/1/1933. Trưa hôm đó, Aldolf Hitler nhận cương vị Thủ tướng nước Đức. Vị Tổng thống của đất nước này đã 85 tuổi - Đại Nguyên soái,vị tướng của cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất Paul von Hindenburg cũng dự buổi lễ trọng thể đó.

Trong vòng một vài năm cỗ máy tuyên truyền của bọn dân tộc chủ nghĩa ca ngợi Hitler như như là: “vị lãnh tụ, người cầm lái vĩ đại của nước Đức”. Và cũng từ những ngày đó cả nước Đức sục sôi trong guồng máy chiến tranh khủng khiếp nhất của mình…

Khủng bố, khủng bố và khủng bố. Đó là những gì người dân Đức chứng kiến sau khi Hitler dần dần nắm chắc quyền bính trong tay. Bắt đầu là chiến dịch “Đêm của những con dao dài”. Mùa xuân năm 1934. Hitler bắt đầu nhận được những tin tức của Gestapo và SS là những người lãnh đạo SA thỏa thuận định lật đổ ông ta. Những thông tin được tung ra làm như Hitler vẫn tin tưởng họ. Lúc đó, tổ chức SA bao gồm tới 2,5 triệu người. Rohm và một số người lãnh đạo SA khác đã lớn tiếng kêu gào phải tiến hành cuộc cách mạng nữa để lấy tài sản từ tay những kẻ giàu có.

Họ cũng đề nghị duy trì quân đội thường trực, đội quân SS và SA cần phải chịu sự chỉ huy của một tổ chức duy nhất là Bộ Quốc phòng mà Rohm là người đứng đầu cơ quan này. Tóm lại, đã đến lúc uy lực của SA phải giảm đi “, và đến lúc này khó mà tin tưởng họ được”.

Sáng sớm ngày 30/6, các sĩ quan SS đã nhấc Rohm ra khỏi giường ngủ ở một khách sạn ngoại thành Munich, dẫn hắn đến thẳng nhà tù”. Hãy cứ để Adolf làm điều đó nếu ông ta muốn ta phải chết - hắn tuyên bố một cách ngạo mạn. Nhưng khi đó hai viên sĩ quan SS đã thay y làm việc đó. Ngay đêm hôm đó cùng hai ngày tiếp theo, người ta thanh trừng tất cả những người lãnh đạo cuả tổ chức SA và những phần tử chính khách đối lập với Hitler. Sau này người ta gọi đêm rạng sáng ngày 30 tháng 6 là đêm của những con dao dài.

Rồi đến mùa thu năm 1933, cả nước Đức như đang sống trong thùng thuốc súng, đồng thời làn sóng khủng bố các người dân gốc Do Thái tràn ngập khắp nước Đức.

Trong thời gian này Albert Einstein đang ở California, Hoa Kỳ, ông nghe tin Hitler đã lên nắm chính quyền và đang tiến hành chiến dịch thanh trừng trong các trường đại học ở đức. Khi đó gia đình nhà bác học vẫn đang ở Đức và A. Einstein quyết định rất nhanh. Ông đến New York gặp lãnh sự Đức.

Ông lãnh sự Đức giải thích:

- Chính phủ mới ở Đức là một chính phủ chân chính. Nếu Ngài thấy mình không có gì sai trái, thì sẽ chẳng có gì xảy ra với mình khi Ngài trở lại nước Đức.

A. Einstein đáp:

- Tôi sẽ không bao giờ trở lại nước Đức, chừng nào ở đấy vẫn còn chủ nghĩa phát xít thống trị.

Trước khi A. Einstein ra về, ông lãnh sự Đức nói riêng với nhà bác học:

- Bây giờ tôi có thể nói chuyện riêng không chính thức với Ngài, chỉ là giữa người với người. Tôi có thể nói chính thức với Ngài hành động của Ngài là đúng.

Mùa xuân năm 1933, A. Einstein đi tìm một chỗ trú ngụ hợp ý với ông, nghĩa là một nơi xa các thành phố lớn, yên tĩnh. Ông đến một địa điểm hẻo lánh gọi là Le Coq, gần bờ biển thuộc nước Bỉ. Đặt chân lên đất Bỉ. Albert Einstein viết ngay một bản tuyên bố: “ … Chừng nào tôi còn có khả năng, tôi chỉ ở trên một đất nước mà ở đấy tất cả các công dân đều được hưởng quyền tự do chính trị, hưởng được sự khoan dung và sự bình đẳng trước pháp luật…

Hiện nay, những điều kiện đó không được tôn trọng ở Đức. ở đấy người ta theo dõi những người đang được kính trọng vì sự đấu tranh của họ cho một sự hiểu biết chung giữa các dân tộc, và trong số này có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng…”

Bản tuyên bố chống chủ nghĩa phát xít của Einstein năm 1933 đã lan ra rất nhanh chóng trên toàn thế giới. Chính quyền Hitler đã phải dùng mọi phương tiện tàn bạo nhất, thấp kém nhất của báo chí để chống lại nhà bác học vĩ đại...Thậm chí, chỉ một thời gian sau chính quyền Đức đã treo giải thưởng 20.000 mác Đức cho ai ám hại được nhà bác học vĩ đại này…

Với những sứ ép nặng nề như vậy A. Einstein quyết định sang Hoa Kỳ, đến Đại học đường Princeton làm việc… Theo gót Einstein từ Đức đến có Edward Teller, James Franck, Walher Bothe; từ Anh sang có Leo Szilard - trước đó nhà vật lý người Hung này đã rời khỏi nước Đức Quốc xã,- và Max Born; từ Italia tới có Enrico Fermi, Emillio Segre, Victor F. Weisskopf…

Khi đến Tân Thế giới các nhà vật lý không rõ những điều họ nghiên cứu sẽ phục vụ được gì. Họ không biết những bí mật của nguyên tử có phải là tương lai của tất cả những con người lỗi lạc như trên của thế kỷ XX hay không. Trong khi đó cả thế giới đang sôi sục trong lò lửa chiến tranh khốc liệt của “trục” phát xít Đức- Italia - Nhật. Các nhà khoa học đã trở thành các con người buồn bã vì lý tưởng mà họ say mê từ thời trẻ hầu sụp đổ dưới gót chân. Trên các khuân mặt thuộc đủ các chủng tộc chỉ hiện lên những nét khắc khổ, bi ai và thất vọng vì những đau khổ họ vừa trải qua sau những cuộc trốn chạy. Những gì xảy ra ở châu Âu làm họ ngỡ ngàng, trái với những điều mà họ hằng mong đợi.

Song chỉ vài năm sau, khi Niels Bohr đặt chân lên châu Mỹ với sứ mạng tìm gặp Albert Einstein và một số nhà khoa học khác cốt đề đạt với Tổng thống Hoa Kỳ Roosevelt một bức thư do nhà bác học người Hungary Leo Szillard soạn thảo. Với bức thư này cộng với các tin tức tình báo từ phía Hoa Kỳ cho rằng chính tại nước Đồng minh Anh quốc đang có những chương trình chế tạo bom hạt nhân. Rồi ngay tại nước Đức Quốc xã cũng đã khởi động chương trình chế tạo một loại “vũ khí mới”.

Món quà thứ hai - Người phụ nữ mạnh nhất hành tinh

Mùa xuân năm 1938 băng giá tràn về nước Đức đang sôi sục. Tại các nhà ga, các bến tàu đầy rẫy bọn mật vụ. Những “chiếc sơ - mi nâu” đi ngang dọc làm mọi người hoa mắt. Bên cạnh các áp phích với hàng chữ “ Hãy cẩn thận bọn Do Thái” là những cặp mắt gườm gườm soi từng người qua lại để phát hiện dù chỉ một phần mười sau dòng máu Do Thái trộn lẫn trong dòng máu Ariang cao quý. Nước Đức đang tự làm trong sạch mình và thực hiện nghĩa vụ cao cả của Thượng Đế giao phó: thống trị các dân tộc hạ đẳng!

Trên chuyến tàu tốc hành từ Berlin đi Amsterdam có một phụ nữ đứng tuổi mang quốc tịch áo đang cố nép mình trong chiếc áo măng - tô rộng quá khổ. Đó là nhà vật lý lý thuyết nổi tiếng Lise Meitner bị “ làn sóng nâu” đẩy khỏi Berlin. Hitler và bè lũ phát xít đã không thể nào biết được chúng đã đuổi ra khỏi nước Đức một người phụ nữ mang theo trong bộ não mình một bí mật khủng khiếp về hạt nhân nguyên tử.

Đầu năm 1938, tại Viện Kaiser Wilhelm (Viện Hóa học Hoàng gia Wilhelm) ở Đức, hai nhà hóa học Otto Hahn và Lise Meitner đã phát hiện ra hiện tượng va chạm nguyên tử. Nhà nữ vật lý người áo này vốn gày gò nhỏ nhắn, nhưng tài năng của bà không mấy nam giới có thể sánh được. Bà có trí thông minh tuyệt vời và khả năng lao động cần cù. Hai nhà vật lý đã đứng trước một sự việc bất ngờ khi nguyên tử uranium (U) va chạm với neutron thì xuất hiện hạt nhân barium (Ba). Cả hai người đều không hiểu và tự hỏi: có phải đây là sự sai lầm?

Thế nhưng bà đã không kịp khẳng định sự đúng sai của mình… Ngồi trên tàu lửa để chạy trốn khỏi các đợt khủng bố xảy ra liên tiếp, bà lúc nào cũng nhớ lại đoàn tuần hành mang theo các bó đuốc như các dòng ánh sáng vô tận trên Quảng trường Unter - den- Linden trong những ngày đầu tiên Hitler lên nắm chính quyền.

Sau này, khi nhớ lại thời kỳ đen tối ấy, nhà văn Đức nổi tiếng Tomac Mann, -người được Giải thưởng Nobel năm 1929.- đã viết: “Cú sốc năm 1933 thật dữ dội, thật kinh khủng biết bao! Cú sốc đã cướp đi của tôi tự do, nhà cửa, các sách vở, kỷ niệm tài sản. ở Tổ Quốc những hành động đểu cáng, đốn mạt xấu xa cứ nối nhau liên tiếp… Những gì xảy ra sau đó cũng không thể nào chấp nhận được: bạn chạy lưu vong từ nước này qua nước khác trong lúc những tin tức đồi bại từ Tổ Quốc cứ vang vọng đến tai bạn. Tổ Quốc bị dã man hóa, bị mất đi, và giờ đây trở nên xa lạ đối với bạn”.

Nước Đức quốc xã đã quá xa lạ đối với những người như vậy như đã xảy ra từ lâu rồi. Nó đã xóa bỏ trong ký ức những tên tuổi đã từng mang lại vinh quang cho chính bản thân quốc gia đó. Họ là những nhà bác học lỗi lạc, những nhà văn hóa lớn mang quốc tịch Đức, nhưng lại mang trong mình dòng máu Do Thái - một dòng máu mà Quốc trưởng Hitler muốn ruồng bỏ... Nước Đức đã mất đi những tài sản tinh thần vô giá. Phải mất nhiều năm nữa quốc gia này mới thấu hiểu điều đó. Sau này các nhà sử học đó có số liệu để tính toán rằng dân Đức gốc Do Thỏi chỉ chiếm 1% dân số nhưng trong số các nhà bác học Đức tài năng người Do Thái chiếm 20%!

Lise Meitner cũng như nhiều nhà khoa học có dòng máu Do Thái, đã từng được nhà bác học Max Planck, - người được giải thưởng Nobel về cơ học lượng tử, cùng Otto Hahn, Viện trưởng Viện Kaiser Wilhelm,- khẩn thiết đề nghị với Quốc trưởng giữ bà ở lại, nhưng… Cũng trong buổi ra đi cay đắng này, Lise Meitner nhớ lại người bạn già của mình và tập thể khoa học, nơi bà làm việc và cống hiến bao sức lực và tình yêu khoa học.

Bà đã làm việc ở đây gần 30 năm liên tục… Bà hồi tưởng lại thời thanh niên sôi nổi cùng những thiếu thốn vật chất, nhưng trong lòng cháy bùng ngọn lửa hy vọng và hướng về một tương lai sáng sủa…Ngày nào đó vào năm 1898, cô sinh viên Lise Meitner xúc động khi đọc vài dòng ngắn ngủi về phát kiến ra chất polonium (Po) và radium (Ra) của cặp vợ chồng Pie - Marie Curie ở Pháp. Những dòng tin ấy đã quyết định số phận của cô nữ sinh thông minh: hãy nghiên cứu vật lý nguyên tử… Để rồi ngày ra đi rời khỏi nước Đức Quốc xã không ai biết được rằng chớnh bà là người phụ nữ mạnh nhất hành tinh: trong trí tuệ của bà có chứa những bước cơ bản của thí nghiệm bản lề để chế tạo trái bom nguyên tử.

Ngồi trên xe lửa bà chỉ nhớ lại từng giai đoạn của cuộc đời mình. Số phận đó cho bà may mắn cú một người cha hiểu biết và mong muốn cho bất kỳ người con nào, không phân biệt trai hay gái đều được học qua bậc đại học. Khi 23 tuổi Lise là người phụ nữ đầu tiên ở thành Vienna được dự các giờ giảng vật lý và làm việc tại phòng thí nghiệm.

Bà được học với các giáo sư nổi tiếng ở Áo thời bấy giờ như Anton Lampa, Stefan Meyer, và sau này còn có Ludwig Boltzmann. Vì vậy Lise Meitner là người phụ nữ thứ hai nhận được bằng Tiến sĩ vật lý ở ĐH Vienna.

Do đó, Lise đó được các thày giáo của mình giới thiệu với Max Planck, người đặt nền móng cho Cơ học lượng tử - khi ông đến Vienna dự lễ tang nhà vật lý Ludwig Boltzmann.

Năm 1907, mới tròn 29 tuổi, bà rời thành Vienna, nơi có truyền thống văn hóa và âm nhạc lâu đời nhất châu Âu, nhưng lại không có điều kiện tốt cho các ý tưởng khoa học nảy sinh và phát triển. Lise Meitner đã chọn Berlin là quê hương thứ hai của mình.

... Khi đến Berlin với hai bàn tay trắng, bà viết trong hồi ký của mỡnh: "Tại đây, tôi chẳng có một địa vị gì để xưng hô. Bạn hãy cố tưởng tượng xem cuộc đời sẽ thế nào nếu bạn không có nhà cửa, phải ở nhờ trong một căn phòng ở nơi làm việc, không một ai giúp đỡ, không một chút quyền hành ...".

Ngay trong những ngày đầu bà được gặp lại người thày dạy vật lý lý thuyết Max Planck. Chính tại đây, Meitner cũng như nhiều phụ nữ thời đó, phải vượt qua ngưỡng cửa đòi quyền học tập cấp sau đại học dành cho nữ giới.

Thoạt đầu ngay cả Max Planck cũng lưỡng lự khi nhận bà là người học trò nữ đầu tiên. Nhưng tài năng xuất chỳng của bà đó thuyết phục được nhà khoa học yên tâm.

Đồng thời, tại Berlin này bà cũng gặp một người bạn cùng chí hướng của mình trong lĩnh vực phóng xạ: Otto Hahn. Hai người gần gũi nhau về nghề nghiệp và ước vọng. Hahn kém bà 1 tuổi, nhưng điều ấy chẳng cản trở gì tình bạn trong khoa học của họ.

Chẳng bao lâu các nhà khoa học ở Berlin thấy xuất hiện những bài báo trên tạp chí khoa học Đức cùng ký tên hai người. Rồi một nhóm hoạt động khoa học hình thành mà hạt nhân của nhóm đó là Otto Hahn và Lise Meitner, rồi sau này thêm nhà vật lý tài hoa Fritz Strassmann.

Lịch sử khoa học thế giới ghi nhận: vào đầu thập niờn 30 thế kỷ 20 đó hình thành 3 Nhóm vật lý lý thuyết lớn: Nhóm Paris với người đứng đầu là Irene Curie, Nhóm Enrico Fermi ở Italia (sau này chuyển sang Hoa Kỳ) và Nhóm Berlin với sự đóng góp đáng kể của 3 nhà vật lý học lừng danh Otto Hahn, Lise Meitner và Fritz Strassmann.

Hồi đó, những người dân Berlin xuất hiện giữa khu phố đông dân một tòa tháp giống hình củ hành. Một nhóm người ít quen biết nhau từ trước đã tụ tập về đây vì cùng có mối quan tâm lớn đối với các chất phóng xạ. Họ trao đổi với nhau bằng thứ tiếng Đức có giọng phát âm hơi nặng theo cách phát âm của người phương Nam. Một tấm biển đá với dòng chữ nổi gắn ở phía ngoài tòa nhà: Viện Kaiser Wilhelm… Các nhà khoa học đã đăng tải các công trình nghiên cứu có giá trị một thời và mãi mãi được lịch sử khoa học ghi nhận.

Năm 1917, nhóm Hahn- Meitner được giải thưởng quốc tế về nghiên cứu trong lĩnh vực phóng xạ. Lần đầu tiên trên thế giới họ đã tách được những sản phẩm phân rã của thorium (Th), radium (Ra).

Cũng trong năm ấy, họ tìm thấy một nguyên tố hiếm phóng xạ đứng ở ô 91 bảng tuần hoàn các nguyên tố giữa thorium và uranium. Họ đặt tên là protactinium (Pa) vì nó biến đổi từ nguyên tố actinium (Ac) và ký hiệu nguyên tố mới này là Pa…

Và cũng từ đây bắt đầu xuất hiện những bi kịch của công dân hạng hai,- Meitner là người áo gốc Do Thái. Khi Viện Hóa học thuộc Viện Kaiser Wilhelm mở thêm chuyên ngành nghiên cứu chất phóng xạ, Hahn làm việc và được nhận lương, còn Meitner chỉ được ghi trong danh sách là “người ngoài làm việc không lương” .

Khi khám phá ra protactinium, Meitner là người làm việc chủ yếu, nhưng Hahn vẫn viết các bài báo với tư cách là người lãnh đạo chính công trình nghiên cứu khoa học đó. Và kết quả là Hội Hóa học Đức trao tặng Otto Hahn Huy chương Emil Fischer, một giải thưởng cao quý thời đó, Meitner chỉ được nhận bản sao của giải thưởng ấy (!).

Rồi bi kịch này cứ tiếp tục mãi cho đến năm 1944, khi Hahn nhận được Giải Nobel nhờ công bố các công trình đó từng hợp tác chặt chẽ với Meitner (khi đó bà đang sống và nghiên cứu tại Viện Vật lý Nobel, Thụy Điển…). Có ý kiến cho rằng Hahn buộc lòng không ghi tên bà bên cạnh các cụng bố của mình chỉ vì ngại ngần bọn Quốc xã kết tội là có liên hệ với phần tử Do Thái Meitner(!).

Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2011

>> Hồ sơ điệp viên nguyên tử (kỳ 2)



Cả nhân loại vẫn còn sống trong kinh hoàng của vụ nổ nguyên tử ở hai thành phố Nhật Bản, mặc dù bóng ma chiến tranh đã lùi xa,...

>> Hồ sơ điệp viên nguyên tử (kỳ 1)

... nhưng dư âm của hai vụ nổ cứ lởn vởn mãi trong tâm niệm những người đương thời.

Vì sau hai vụ nổ đó, thế giới bùng lên những cuộc tranh chấp bất đồng quan điểm - những quan điểm không dung hòa nằm ngay trong lòng nước Mỹ, quốc gia sử dụng bom nguyên tử đầu tiên. Cuộc tranh luận về lương tâm nhà khoa học cũn mạnh mẽ hơn nhiều: ai đúng, ai sai?

Một số cá nhân và tổ chức chỉ trích việc ném bom, nhiều người trong số họ cho rằng đó là tội ác chiến tranh hoặc tội ác chống lại loài người. Hai nhân vật tiêu biểu là Albert Einstein vĩ đại và Leo Szilard,- nhà vật lý người Hungary,- họ là những người trước đó đã cùng ký tên vào bức thư gửi Tổng thống Roosevelt, cổ vũ công việc nghiên cứu, phát triển bom nguyên tử năm 1939. Leo Szilard, - người đó tham gia tích cực trong Dự án Manhattan, - lý luận để bảo vệ quan điểm lạm dụng bom nguyên tử nhằm phô trương sức mạnh. Ông nói:

"Hãy để tôi đề cập chủ yếu về vấn đều đạo đức: Giả sử nước Đức phát triển thành công hai quả bom nguyên tử trước chúng ta. Và giả sử nước Đức thả hai qua bom đó, ví dụ, xuống Rochester và Buffalo (hai quận nhỏ ở tiểu bang New York, Hoa Kỳ), rồi sau đó họ bại trận. Liệu có ai băn khoăn không khi chúng ta cho đó là tội ác chiến tranh và sẽ kết tội người Đức về hành vi đó trước rồi treo cổ họ?"

Một số nhà khoa học làm việc cho Dự ỏn Nguyên tử cùng cùng quan điểm với Einstein và Szilard chống lại việc sử dụng bom để hủy diệt. Bảy nhà khoa học, đứng đầu là Tiến sĩ James Franck, đệ trình một bản báo cáo lên Ủy ban Nội chính của Tổng thống Truman tháng 5/1945, rằng: "Nếu Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên sử dụng những vũ khí hủy diệt bừa bãi này, nó sẽ đánh mất sự ủng hộ của công chúng trên toàn thế giới, khích động chạy đua vũ trang và ngăn cản khả năng đạt được thỏa thuận quốc tế về kiểm soát loại vũ khí này trong tương lai."

Cũng Lise Meitner,- “Bà mẹ đẻ ra trái bom nguyên tử” về mặt nguyên lý,- đó không nói lên một lời nào khi các phóng viên đến phỏng vấn, và bà là nhà bác học duy nhất ở phe Đồng minh thuộc các quốc gia châu Âu đó từ chối tham gia Dự án Nguyên tử Mỹ.

“Enola Gay” và vụ nổ nguyên tử

Trên hòn đảo nhỏ Tinian nằm ở phía tây Thái Bình Dương chiếc máy bay ném bom B-29 có tên gọi là “Enola Gay” - gọi theo tên bà mẹ của viên phi công người Mỹ- đang gầm rú trên đường băng của sân bay phía bắc. Chiếc máy bay bốn động cơ nhanh chóng rời khỏi đường bay và bắt đầu lao vút lên cao ẩn mình vào bầu trời đêm. Lần này thay thế vào những trái bom bình thường nó chỉ chở theo mình mỗi một trái bom uranium với trọng lượng là 4.090kg và được các nhà chế tạo đặt tên là “Chú bé’(“Little boy”). Nhưng nó chẳng hề bé một chút gì, nó là sự công khai mở đầu của một kỷ nguyên mới của nhân loại: kỷ nguyên nguyên tử.

Đó là ngày 6/8/1945, lúc 2 giờ 45 phút đêm và chiếc máy bay lên đường thực hiện nhiệm vụ mà người phi công và phi hành đoàn đã chuẩn bị hơn một năm trời dòng dã. Chiếc “Enola Gay” còn được hai chiếc máy bay B-29 khác hộ tống.

Chiếc B-29 "The Great Artist" (Nghệ sĩ vĩ đại) mang theo những máy ghi địa chấn, còn chiếc kia, sau đó được đặt là "Necessary Evil" (Điều miễn cưỡng) chở theo máy quay phim và máy ảnh, tất cả cùng nhằm về phía bắc Nhật Bản. tiếng còi báo động vang lên, nhưng người ta cho rằng đây là một cuộc do thám chứ không phải cú đột kích bằng không quân.

Trên độ cao 1.430 mét, đại úy William S. Parson, người chịu trách nhiệm về trái bom thận trọng bò vào khoang chứa bom để đưa trái bom vào đúng vị trí dành riêng cho “Chú bé” (“Little boy”). Giả sử như trong khi cất cánh chiếc máy bay có trái bom nguyên tử gặp nạn, thì cả nửa hòn đảo Tinian sẽ bay lên không trung.

Sau một ít phút, đại tá Pol W.Tibets, quay người lại nói với phi hành đoàn gồm 11 người: “Chuyến bay của chúng ta sẽ đi vào lịch sử, vậy các bạn nên để ý đến lời ăn tiếng nói của mình. Chúng ta đang bay cùng với trái bom nguyên tử đầu tiên”. Sau đó, Tibets điều khiển cho máy bay lên độ cao 2.800 mét và tiếp tục bay như vậy cho đến gần không phận Nhật Bản.

Lúc 7giờ 25 phút, chiếc Enola Gay nhận được thông tin đã mã hóa báo về thời tiết do chiếc máy bay chuyên dụng thông tin, nó bay ở phía trước, vừa để thám không về điều kiện thời tiết các thành phố Nhật Bản, vừa làm nhiệm vụ hộ tống. Bầu trời Hiroshima rất trong sáng. Sau đó đại tá cho máy bay vươn tới độ cao 9.630 mét và nhằm thẳng hướng về Hiroshima.

Đó mới là lúc sáng sớm, nên ít người chú ý đến tiếng ồn của những chiếc máy bay đang bay ngang qua: dân chúng của thành phố cảng đã quá quen với những chuyến bay thường xuyên của các máy bay thám không Hoa Kỳ. Vào lúc 8 giờ 06 phút, người ta nhận ra ba chiếc máy bay B-29, thì những tín hiệu báo động vang lên rất muộn.

Trên bầu trời trong sáng, khi đã im bặt tiếng pháo cao xạ, chiếc Enola Gay đã bay đến gần Hiroshima. Lúc 8 giờ 15 phút, trong tầm nhìn của viên sĩ quan phụ trách việc ném bom, thiếu tá Thomas W.Fereby nhìn thấy rõ cây cầu Aioi bắc ngang qua dòng Ota.

Đúng 17 giây sau Fereby bấm nút cho trái bom nguyên tử rơi. Cũng ngay lúc đó chiếc B-29 “Necessary Evil” cho tung ra 3 chiếc dù ghi chấn động bởi vì cần ghi lại thứ tự của quá trình nổ nguyên tử. Sau khi được giải phóng khỏi 4 tấn trọng lượng mang theo, chiếc Enola Gay lao vút ngay lên độ cao và Tibets nhanh chóng quay ngoặt thân máy bay đến 1550 sang bên phải, hơi hạ thấp độ cao hơn đôi chút - chính điều này ông vẫn thường hay thực hiện khi bay tập, cốt tránh thoát khỏi vùng chết khi có tiếng nổ.

Tiếng nổ của “Chú bé” vang lên tới độ cao 565 mét trên bầu trời của thành phố này. Trái bom nguyên tử đầu tiên gieo rắc cái chết tạo ra một tiếng nổ kèm theo ánh sáng chói lòa màu xanh lam nhạt, hàng ngàn người chỉ trong một giây lát đã biến thành khí, bởi vì nhiệt độ tại điểm nổ lên tới 9.0000 C. Tiếng nổ mạnh đến nỗi một số thi thể chỉ còn là hình bóng hiện lên tường như những vết cháy xém trên những khối bê tông. Còn các nạn nhân khác, cách xa trung tâm tiếng nổ nguyên tử đến 3 km cũng bị bỏng nặng.

Một nhân chứng còn giữ được mạng sống đến năm 2010, thọ 93 tuổi, là ông già Tsutomu Yamaguchi, người vô tình đã chịu đựng cả hai quả bom thả xuống Hiroshima và Nagasaki kể lại nỗi khủng khiếp kinh hoàng đó:

“Tôi thấy tiếng máy bay kêu trên đầu khi nó lượn vòng, tôi nghĩ chả có chuyện gì xảy ra cả, vì Hiroshima là một cơ sở công nghiệp quan trọng thời chiến, mọi người đã quá quen với tiếng ầm ì của máy bay trên đầu rồi. Nhưng chỉ vài giây sau tôi bị ngã sấp xuống vì tiếng nổ kinh hoàng, chói lòa của trái bom, mà sau này tôi được biết là bom “ Chú bé”.

Hai ngày sau, ngày 8 tháng 8 năm 1945, sau khi sống sót do cách trung tâm nổ của trái bom đầu tiên khoảng 3km, ông Tsutomu Yamaguchi trở về thành phố Nagasaki nơi mình ở và làm việc cho hãng Mishubishi. Khi đang kể lại cho sếp của mình là đã thoát chết ở Hiroshima như thế nào, ông lại chứng kiến ánh chớp chói loà như vậy sáng rực cả căn phòng làm việc, lúc ấy ông chỉ thấy thoáng trong đầu: “Tôi nghĩ là đám mây hình nấm đó đã bay theo tôi từ Hiroshima về đây”.

Ông lại thoát chết một lần nữa vì cũng ở cách trung tâm vụ nổ 3 km!

Ngoài ra, tiếng sóng của khí nổ cũng tạo ra một luồng gió thổi với tốc độ tương đương 800km/ giờ và nó cuốn đi tất cả những gì có trên bề mặt trong vòng bán kính 3 km. Có những số liệu khác nhau về số người thiệt mạng: họ cho rằng trong thời gian chết ngay tại chỗ vì cháy bỏng và vì những tiếng nổ như những đợt sóng liên tục đã làm ít nhất 78.000 người bị thiệt mạng.

Cả thành phố sôi lên sùng sục như một trận cuồng phong lửa hoành hành. Tất cả những tòa nhà trên một diện tích 13km2 đều bị hủy diệt. Ngoài ra, khi bom nổ đã tạo ra một đám mây hình nấm gồm những mảnh vỡ và khói bụi bay cao tới 15km. Đại tá Tibets nhìn đám mây từ độ cao 10.000 mét và đã mô tả như sau:” Đám mây liên tục chuyển động sang phía bên phải, trong đám mây đó mọi thứ đều ngùn ngụt cuộn lên và xoáy tít như chong chóng. Bề mặt của nó màu đen và cuồn cuộn xoáy như một chiếc chảo đang sôi…

Những đám bụi màu đen bắt đầu rơi xuống thành phố: nó mang theo những hạt bụi phóng xạ mà sau này người ta đã xác định được là các hạt bụi này còn cuốn đi hàng bao nhiêu sinh mạng nữa. Theo những con số thống kê của Nhật Bản vào năm 1968 thì số thiệt hại là 250.000 người dân Hiroshima đã chết ngay tại chỗ có tiếng nổ hoặc vì tia phóng xạ có liên quan đến những bệnh tật gây chết người xảy ra trong vòng 5 năm kế tiếp…

Chiếc Enola Gay an toàn bay trở về căn cứ trên đảo Tinian, nhưng toàn thể phi hành đoàn đều nhìn lại phía sau, thấy rõ hình đám mây độc do tiếng nổ gây ra mà họ là những người “tạo hình” khi đã cách Hiroshima đến 580km.

Đoạn trích dưới đây là lời kể của bà Kikue Miyamoto sống tại thành phố Kita-Kyushu. Hai trong số 3 người con của bà đó qua đời do hậu quả của chất phóng xạ nguyên tử ở Hiroshoma. Bà Kikue Miyamoto nói:

“Tháng 8 năm ấy - 1945 - tôi bước vào tuổi 20 và đó lập gia đình. Tôi về thăm mẹ đang sống với người em gái tại thành phố Hiroshima. Chúng tôi ở với mẹ đó tới ngày thứ sáu. Sáng hôm đó, còi báo động gióng lên inh ỏi. Tôi nghe tiếng phi cơ bay ầm ĩ trên trời. Tôi cứ ngỡ đó là chiếc B-29. Vào đúng lúc mẹ tôi đi vào nhà vệ sinh, tôi nghe một tiếng nổ chát chúa như thể một luồng chớp sột xuyờn qua, rồi thì, tất cả bên trong nhà trở nên trắng xóa. Phản ứng đầu tiên của tôi là ôm chặt đứa con gái nhỏ trong vòng tay. Chúng tôi bị hất bổng lên cao rồi rơi nằm bẹp dưới đất. Đang cố gắng đứng lên, tôi bỗng nhận ra là căn nhà của chúng tôi đó sụp đổ. Tôi tự nhủ: “Mình tiêu rồi!” Xong, tôi lịm đi không hay biết gì nữa.

Chính tiếng kêu của đứa con đó làm tôi tỉnh lại. Chúng tôi bị kẹt dưới cây đá bê tông bẹp trên sàn nhà. May mắn thay có chút lỗ hổng, nên có thể thở được. Tôi nghĩ rằng mình không thể nào thoát ra được. Nhưng khi gặp hoạn nạn, đôi lúc người ta tìm thấy một sinh lực khác thường.

Sau khi làm đủ mọi cách, tôi đó thoát ra được. Có một giọng đàn bà kêu tên đứa em gái tôi mấy lần. Đó là mẹ tôi. Tiếng nói là của mẹ. Nhưng khuôn mặt mẹ biến dạng đến nỗi tôi hỏi: “Có phải mẹ đó không?”. Mẹ tôi đáp: “ Chao ôi, con không nhận ra mẹ con nữa sao?”. Em gái tôi đen như dầu hắc ín. Em đứng đó, máu me chảy ra từ khuôn mặt và đôi tay. Cả bốn mẹ con chúng tôi tạm ẩn náu nơi một rạch sông đó cạn.

Dân chúng bắt đầu chạy thoát khỏi thành phố, nơi các ngọn lửa bốc cháy mù mịt. Mọi người hốt hoảng không biết chạy về đâu. Sau cùng, chúng tôi cũng theo đoàn người tỵ nạn chạy xuống gầm cầu. Nơi đây đó cú một đám đông người bị thương đang ngồi la liệt. Vào chính lúc ấy, thành phố bỗng trở nên tối om. Đêm đen như đổ ập xuống và một cơn mưa đen bắt đầu rơi.

Một người đàn bà ôm trong tay một cái gói gì đó phủ đầy máu. Tôi hỏi thì bà cho biết là nhà bà bị sập. Bà thoát được nhưng đứa con nhỏ của bà bị kẹt lại. Thấy lửa bốc cháy, bà tìm mọi cách để kéo con ra. Bà kéo mạnh đến nỗi đứa bé chỉ còn lại một thân thể rách nát, nhầy nhụa. Con bà đó chết. Nhưng bị thất thần vỡ quỏ đau đớn, bà vẫn tiếp tục ôm con vào lũng và đong đưa như ru con ngủ.

Một cảnh tượng kinh hoàng đang diễn ra trước mắt. Những người bị thương lộ ra một thân thể chương phềnh lên, khiến da bị nứt ra để lộ thịt bị cháy đỏ, giống như củ khoai bị nướng. Họ tìm ra bờ sông và dầm mình xuống nước. Ban chiều, tôi nghe tiếng một người đàn bà kêu than, lập đi lập lại: “Cho tôi nước! Xin làm ơn cho tôi uống nước!”. Đó là lời duy nhất bà có thể nói. Bà này cũng đó mất trí vì quá đau đớn và kinh hoàng. Tất cả những người bị phỏng nặng và như bị thiêu cháy sống cũng chỉ lập đi lập lại một câu nói duy nhất: “Cho tôi nước! Xin làm ơn cho tôi uống nước!”

Trời tháng 8 nóng như thiêu như đốt. Các vết thương mưng mủ và sinh giòi bọ nhanh chóng. Nhiều người bị thương nằm la liệt nơi các chòi được dựng lên cấp cứu, đều bị giòi ăn, trong số đó cũng có mẹ tôi. Riêng tôi và đứa con gái nhỏ 8 tháng cũng bị thương nhưng kém trầm trọng hơn những người khác.

Một thời gian ngắn sau đó, hai mẹ con tôi trở về nhà ở thành phố Kita-Kyushu. Tôi bị nằm liệt giường trong vũng một năm trời. Đứa con gái nhỏ của tôi qua đời 5 năm sau đó. Tôi cho ra chào đời hai đứa con trai nữa. Nhưng đứa con trai đầu lũng qua đời năm lên 4 tuổi vỡ bị tàn tật. Chỉ cú đứa trai út cũng sống đến ngày hôm nay.”

Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2011

>> Hồ sơ điệp viên nguyên tử (kỳ 1)



"Khi năng lượng không thể giải phóng ra ngoài được thì nó không thể quan sát được”. (Albert Einstein)

Tháng 8/2011 đánh dấu kỷ niệm 66 năm lần đầu tiên năng lượng nguyên tử phục vụ mục tiêu bá quyền giương vuốt tử thần đe dọa nền văn minh nhân loại, đồng thời mở ra sau đó cuộc chạy đua không ngừng vừa để chinh phục thế giới hạt nhân bí ẩn, cũng là để kiềm chế nguồn năng lượng này không gây thêm tội ác.

Hành trình ấy có sự tác động không nhỏ của các điệp viên, mà mỗi người trong họ đều để lại những số phận và bài học đáng suy ngẫm. Để tưởng nhớ công lao cũng những con người này, nhóm biên soạn sách Lương Thế Vinh đã dựa theo các tài liệu bằng tiếng Việt, Anh, Nga đã được xuất bản ở một số quốc gia trên thế giới cho ra đời cuốn truyện "Băng qua chiến tuyến", được NXB Thời đại phát hành năm 2011.

Đất Việt xin trích đăng một số chương trong cuốn sách này, ngõ hầu giúp độc giả thêm thông tin về một cuộc đua âm thầm nhưng không kém phần li kỳ và khốc liệt từng diễn ra trong lịch sử nhân loại nửa cuối thế kỷ 20.

Dưới đây là nội dung chính trong cuốn sách:

Alex không đến chỗ hẹn

Buổi tối ngày 6/9/1945, một cuộc tiếp tân ngoại giao đã diễn ra trong dinh của Cao ủy Anh ở Canada. Buổi đại lễ được tổ chức nhân dịp Chiến tranh Thế giới lần thứ II kết thúc. Sau khi Nhật Bản ký hiệp ước đầu hàng lực lượng Đồng minh vô điều kiện, thế giới chuẩn bị thở phào nhẹ nhõm.

Đại diện chính thức của Nữ hoàng Anh, ông M.McDonald, trong bộ lễ phục được viền bằng chỉ vàng, đích thân ra đón những khách mời danh tiếng - những chính trị gia quan trọng, những Bộ trưởng của Chính phủ Canada, những doanh nhân cỡ bự. Hôm đó trời rất nóng nực và ở Ottawa thực sự ngột ngạt…

Thủ tướng Canada McKendi King cũng đến dự cuộc lễ tân đó. Theo sau ông là người đứng đầu các phái đoàn đại diện ngoại giao. Họ cứ lục tục kéo đến. Những nụ cười, những cái bắt tay, những vòng hạt xoàn kim cương long lanh trên cổ các vị đại sứ phu nhân khiến dinh thự chính thức của Cao ủy Anh quốc tràn đầy thứ ánh sáng lấp lánh của vẻ sang trọng và đầy đủ. Khó ai có thể tưởng tượng được khói thuốc súng vừa tan qua được ít thời gian trên toàn cầu.

Đúng một tháng trước, người Mỹ đã thả quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Nhật Bản Hiroshima. Hơn hai trăm năm mươi nghìn người dân - gần tương đương với số dân sống ở Ottawa thời điểm đó- đã thiệt mạng mà không hay biết gì cả, (số người chết ngay sau khi bom nổ là 140.000); một số khá lớn người thiệt mạng đã không toàn thây, rất nhiều người trong số đó đã trở thành cát bụi thậm chí chỉ là làn khói trắng, xam xám gì đó, sau tiếng nổ nguyên tử khủng khiếp…. Nhưng lúc này đây chẳng mấy ai nhớ tới tấn thảm kịch lớn nhất của nhân loại ở thế kỷ XX. Mọi người đang say sưa qua ly rượu chiến thắng…

Cùng với các nhà ngoại giao khác, vị đại sứ Liên Xô Georgi Zarubin cùng với phu nhân, một phụ nữ tóc đen xinh đẹp cũng đến dự. Cạnh Zarubin là Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Vitali Papov, người sử dụng tiếng Anh rất thạo và thực hiện nhiệm vụ phiên dịch riêng cho ngài Đạị sứ trong các hoạt động ngoại giao quan trọng.

Như mọi khi trong các dịp như vậy, các trưởng Phái đoàn đại diện lần lượt đến bên Ngài Cao ủy, cảm ơn vì lời mời, tán dương nhau thoải mái. Mac Donald đã dành cho mỗi nhà ngoại giao vài chục giây.

Khi đến lượt Đại sứ Liên Xô Zarubin, biết Ngài Cao ủy say sưa tiêu khiển với các chú chim hót, ông đã bất ngờ quan tâm:

- Liệu có chim non nào hôm qua đã thì thầm tiết lộ thông tin mật cho Ngài không?

Như mọi khi Ngài Cao ủy niềm nở trả lời phủ định câu hỏi của vị Đại sứ Liên Xô, và hỏi lại:

- Thế còn Ngài, thưa Ngài Đại sứ, Ngài có được may mắn trong buổi câu cá hôm qua không?

Zarubin cũng trả lời phủ định. Ông có vẻ mệt mỏi, nên không đi câu cá. Ông không còn tâm trạng nào để câu.

Đêm mùng 5, rạng ngày 6/9, mới vỡ lẽ ra rằng trong cơ quan Tùy viên Quân sự, nhân viên mật mã Igor Guzenko đã mất tích. Không ai biết anh ta đang ở đâu.

Nếu một mình anh ta mất tích, ông Đại sứ có thể giả thiết rằng tai nạn xảy ra và nhân viên cơ quan Tùy viên này sẽ được tìm thấy, còn sống hoặc đã chết, nhưng Guzenko biến mất cùng gia đình - người vợ đang có bầu và đứa con trai nhỏ.

Điều đó chứng tỏ anh ta đã đào tẩu sang phía đối phương - phía Canada. Ông Đại sứ được biết trong cơ quan Tùy viên, một số tài liệu mật cũng biến mất. Chỉ có kẻ đào tẩu mới lấy chúng đi.

Việc đào tẩu của một nhân viên mật mã là một tổn thất lớn đối với Đoàn Ngoại giao Liên Xô ở Canada. Guzenko biết rất nhiều. Giống như vết cắn của một con rắn độc, vụ đào tẩu của hắn có thể mang lại tổn thất nghiêm trọng cho một số ngành của Tình báo Quân sự.

Chẳng bao nữa con rắn độc sẽ lao tới và cắn đau.

Trong buổi tiếp tân chính thức, Zarubin không thể hỏi thẳng Ngài Cao ủy là liệu ông ta có biết Guzenko đang ở đâu.

Ngài đại diện của Nữ hoàng Anh trước buổi tiếp đã biết việc đào tẩu của một nhân viên cơ quan Tùy viên Quân sự Xô-viết. Tuy nhiên, trong buổi tiếp tân ngoại giao, ông không nói gì với vị Đại sứ Liên Xô. Ngài Cao ủy đang chờ chỉ thị của London.

Trong khi ấy kẻ đào tẩu cùng gia đình đang được chính quyền Canada bảo vệ nghiêm ngặt.

Vụ tai tiếng quốc tế đã chín muồi. McDonald và Zarubin hiểu điều đó. Là những người ngoại giao có kinh nghiệm, họ cảm thấy một mối đe dọa nghiêm trọng đang treo trên mối quan hệ ngoại giao Liên Xô - Canada, một quan hệ ngoại giao đã được thiết lập từ mùa hè năm 1942 và hiện đang được củng cố tốt. Nếu quan hệ ngoại giao Liên Xô - Canada bị phá hoại thì mối liên hệ của Anh và Mỹ với Liên Xô cũng không tránh khỏi xấu đi. Những Đồng minh trong chiến tranh chống Hitler có thể trở thành những kẻ thù.

Quan hệ Liên Xô - Canada vào năm 1945, vẫn chưa có độ bền vững và kinh nghiệm giải quyết những tình huống tế nhị hoặc xung đột phức tạp. Mối quan hệ này được thiết lập sau khi ký hiệp định về trao đổi các đại diện ngoại giao năm 1942 ở London.Tháng 6 năm 1943, Đại tá Zarubin đến Ottawa, là Trưởng đại diện của cơ quan Tùy viên Quân sự ở Canada. N. Zabotin lãnh đạo cơ quan GRU ( Tổng cục Tình báo Quân sự) ở đó. Nhóm tình báo này có tên là “Giatxint”(thủy tiên tây), giatxint là tên một loài hoa trong thiên nhiên, loại hoa này đứng đầu trong các loại thực vật dùng để chưng cất tinh dầu. Nếu trồng bằng củ vào đầu tháng 9 nó sẽ ra hoa vào dịp Lễ Giáng sinh. Cụm hoa giatxint gồm những bông hoa nhỏ hình ngôi sao xếp dầy đặc, chúng rất lâu tàn. Có lẽ ai đó trong nhóm lãnh đạo Tình báo Quân sự tin rằng mạng lưới điệp viên Giatxint sẽ không bao giờ héo tàn.

Cũng trong năm 1943, theo Hiệp ước Mỹ - Anh ký tại Quebec, Canada được tham gia vào quá trình chế tạo vũ khí nguyên tử. Nữ tình báo viên Sonya,- tức Ursula Kuczynski (người mà bạn đọc sẽ làm quen thêm trong các chương sau)- đã thông báo tin này từ London về Moxkva. Theo thỏa thuận mật tại Quebec, Canada trở thành nước tham gia Hiệp ước bí mật Mỹ - Anh, và điều đó đã làm thay đổi quan hệ với Canada. Người Nga cần biết rõ các nhà khoa học Anh đang nghiên cứu vấn đề gì ở Canada. Tình báo Liên Xô đang thắt chặt mối liên hệ với một số nhà khoa học quốc tịch Anh đang làm việc ở Canada…

Tháng 8/1945, các sĩ quan Xô-viết là Motinov, Rogov và Angelov đã đến Canada để hoạt động trong Tổ điệp báo ở đây. Trung úy Guzenko , người mà trong thư từ trao đổi với Trung tâm được ký dưới mật danh Clark là nhân viên mật mã của N. Zabotin. Clark là người đã mất tích cùng gia đình ngày 6/9/1945.

Kẻ đào tẩu đã tiết lộ cho cơ quan Tình báo Canada tên của các tình báo viên Quân sự Xô- viết, nhiệm vụ của Tổ Điệp báo và các số liệu về một số điệp viên vẫn cung cấp thông tin…

Guzenco (Clark) đã đánh cắp 29 bản mật mã, những hồ sơ cá nhân của ba điệp báo viên Bado, Bagley, Bacon và những tài liệu khác. Vết cắn của con rắn độc - kẻ đào tẩu Guzenco,- độc hơn bất kỳ một loại độc dược nào để giết người: đóa hoa “giatxint” héo tàn ngay lập tức.

Khi các tài liệu bị Clark đánh cắp rơi vào tay chính quyền Canada, Thủ tướng Mc Kendi King đã cấm đưa bất kỳ tin tức gì về kẻ đào tẩu cho báo chí thủ đô.

Khi bản dịch các tài liệu cơ bản do kẻ đào tẩu cung cấp đã được hoàn tất, M. King đáp máy bay sang London để thông báo cụ thể cho Thủ tướng Anh về những gì đã xảy ra ở Ottawa. Sau khi đàm phán ở London, ông bay sang Washington và thông báo cho Tổng thống mới Hoa Kỳ là Truman về sự kiện chính trị nổi bật khi cuộc chiến tranh nóng vừa kết thúc.

Chính quyền Canada sẽ bí mật điều tra và đến một lúc nào đó sẽ “khuấy động” dư luận bằng những tuyên bố giật gân.

Một ủy ban điều tra Hoàng gia được thành lập, trong đó có Chánh án Tòa án Tối cao Canada, cùng một số nhân viên điều tra giàu kinh nghiệm và các luật sư tài ba. ủy ban này có nhiệm vụ điều tra về “hoạt động gián điệp của Liên Xô”. Một bản báo cáo gồm 733 trang là kết quả làm việc của các thành viên thuộc ủy ban này. Không chỉ giới lãnh đạo Canada mà cả ủy ban điều tra các hoạt động chống Mỹ của hạ Nghị viên Mỹ cũng tham gia nghiên cứu tỷ mỷ báo cáo nói trên.

Ở Moskva, người ta hiểu rằng việc đào tẩu của Guzenco sẽ dẫn đến những hậu quả chính trị nghiêm trọng và tai hại. Cần phải đề ra những biện pháp khẩn trương và hiệu quả, khoanh vùng sự phản bội, bảo toàn các bí mật quân sự và bí mật quốc gia. Điều quan trọng là phải cảnh báo những phức tạp có thể nảy sinh trong mối quan hệ Liên Xô- Canada. Theo chỉ thị của G.Stalin, một ủy ban đặc biệt do G. Malencov làm Chủ tịch đã được thành lập. Thành phần của mó gồm có Bộ trưởng An ninh L.Beria, V.Abacumov, F.Kuznesov và V. Merculov.

Bánh xe lịch sử lăn trên con đường quan hệ quốc tế có nhiều ổ gà, và Ban lãnh đạo Liên Xô không thể sửa chữa được gì. Họ không có khả năng kiểm soát được những sự kiện diễn biến tiếp theo.

Ngày 16/2/1946, cảnh sát kỵ binh Canada bắt đầu bắt giữ các điệp viên Tình báo Quân sự ở Ottawa: 16 người bị bắt và 9 người trong số đó bị kết án nhiều năm tù.

Người Canada không thế xác định ai là người núp dưới bí danh Alex và chuyển giao những thông tin quan trọng về bom nguyên tử cho các điệp viên Xô- viết.

Trong một bức điện mà Guzenco (Kẻ đào tẩu) đánh cắp được có nói:

“Hãy soạn thảo và điện báo cho biết quy ước liên lạc giữa hai người chưa quen và mật khẩu liên lạc của Alex với người của chúng ta ở London. Cố gắng lấy dược ở ông ta thông tin cụ thể về tiến trình nghiên cứu vấn đề uranium trước khi ông ta lên đường. Hãy bàn với ông ta, liệu ông ấy có cho rằng ở lại (Canada) là hợp lý công việc của chúng ta hay là đi London là cần thiết và có lợi hơn cho ông ấy.”


http://nghiadx.blogspot.com
Allan Nunn May, nhà bác học nguyên tử người Anh, điệp viên tự nguyện của tình báo Liên Xô.


Qua nội dung của tài liệu các nhà phân tích của cơ quan phản gián Anh và Mỹ hiểu rằng Alex - một con người có thực, được phép tiếp cận tài liệu mật, và cơ bản nhất là ông đang định đáp máy bay đi London. Bản quy ước gặp gỡ ở London của Alex với tình báo Xô- viết cũng đã rơi vào tay FBI và cơ quan phản gián Anh MI-5. Người ta biết, Alex phải gặp người bắt liên lạc với mình vào 23 giờ địa phương ngày 7, 17 và 27 tháng 10 hoặc cũng vào những ngày đó của tháng kế tiếp. Nơi gặp gỡ là phía trước tòa nhà Viện Bảo tàng Anh quốc trên các ngã tư các phố Great Rassel và Museum Street.

Việc quan sát suốt ngày đêm ở vị trí này của 20 điệp viên thuộc cơ quan phản gián Anh đã được thiết lập. Người mang dấu hiệu nhận biết không xuất hiện tại nơi hẹn. Các nhân viên phản gián đã quan sát các phố thuộc ngã tư nói trên trong gần 6 tháng. Alex không xuất hiện ở đó. cả trong tháng 10, tháng 11 cũng không ai nghe thấy mật khẩu “ Ngài làm ơn cho biết con đường nào ngắn nhất để đến Strand?”Và điệp viên Alex phải trả lời:“ ồ, cứ đi thẳng, tôi cũng đi đến đó.” Nhưng khi bị bắt vào nhiều năm sau, Allan May kể rằng ông đã không đến chỗ hẹn vì đã được thông báo trước.

Các nhân viên phản gián MI-5 không biết rằng Trung tâm đã chỉ thị cho điệp viên Jack Chernyak của mình, người phải đến London để bắt liên lạc với Alex đã không bay đến nước Anh.

Thế là cơ quan phản gián Anh đã mất công toi “đón lừng” nhân viên tình báo Xô - viết.

Cũng vào thời gian đó ở Canada, cỗ máy của chiến dịch chống Liên Xô tiếp tục quay tít “hết công suất”. Ngày 15 tháng 2 năm 1946, Thủ tướng M. King phát biểu tại Nghị viện thông báo về cuộc điều tra hoạt động của tình báo Xô- viết ở Ottawa. Các thành viên của ủy ban Điều tra Hoàng gia đã thông báo kết quả điều tra ngày 2, 16 và 31/3/1946.

Các phương tiện thông tin đại chúng của Anh, Mỹ và Canada đầy ắp những tài liệu về hoạt động gián điệp nguyên tử của Liên Xô. Tất cả những điều ấy đều rất cần thiết cho ai đó.

Để cốt làm cho chiến dịch ồn ào chống Liên Xô có quy củ hơn, quy mô lớn hơn, cần bắt giữ Alex vào đúng lúc gặp gỡ với tình báo Xô-viết. Nhưng không ai đến bắt liên lạc với nhà khoa học, người liên lạc và cả nhà khoa học Alex nào đó hiện vẫn là kẻ giấu mặt với các nhân viên phản gián Anh, Mỹ và Canada. Alex là ai? Quốc tịch gì? Hiện đang là gì trong guồng máy chế tạo các vũ khí nguy hiểm?

Một trong các nhà khoa học đã nằm trong tầm ngắm của các nhân viên phản gián Anh: Tiến sĩ Allan Nunn May được mời đến Cục Năng lượng Nguyên tử. Khi ông đến nơi theo lời mời, nhân viên cơ quan An ninh, Trung tá Leonard Burt đến gặp ông . Người này là nhân viên phản gián thiên về tìm kiếm bằng chứng cụ thể, không có nhiều mẹo lắt léo và ít gây áp lực tâm lý.

Burt ngay từ đầu lần gặp đầu tiên đã “thông báo” cho May rằng một vụ rò rỉ thông tin lớn về bom nguyên tử vừa được phát hiện ở Canada. Ai đó trong số các nhà khoa học đã chuyển giao các thông tin cho người Nga. Khi nói những lời này, Burt nhìn chăm chú vào mắt Allan May. Nhưng không một cơ bắp trên khuân mặt nhà khoa học rung động. Ông bình tĩnh trả lời:

- Đó là một tin mới đối với tôi. Lần đầu tiên tôi nghe thấy điều này và nghĩ rằng không thể có chuyện đó được.

Burt quyết định tấn công tiếp, vừa chú ý qua sát thái độ của May, hắn vừa nói:

- Tôi có cơ sở để cho rằng ông đã duy trì liên lạc với một sĩ quan Nga mà cơ quan phản gián biết dưới cái tên là Baster.

- Tôi không hình dung được ông có ngụ ý gì và đang nói về cái gì ,- Allan May vẫn bình tĩnh đối đáp.

Trung tá Burt ngồi im lặng vài phút. Kế hoạch gây sức ép tâm lý tích cực của hắn lên người bị tình nghi đã thất bại. Hắn không biết làm cách nào để thoát khỏi tình huống bất lợi cho việc điều tra. Quyết định giữ nguyên những điều kiện ban đầu cho việc “ công tác tiếp theo” với người tình nghi và những khả năng cho cuộc đối đầu tâm lý sau này, nhà điều tra tiếp tục hỏi:

- Thưa Tiến sĩ May, ông hãy cho tôi biết liệu có thể có tình huống mà ông sẵn sàng giúp đỡ tôi điều tra không?

May trả lời không cần suy nghĩ:

- Không, nếu như thông tin mà ông hỏi sẽ được dùng không phải cho mục đích tốt đẹp.

Cuộc gặp đầu tiên của Trung tá L. Burt với Tiến sĩ A. May đã kết thúc ở đó. Tiếp theo là những cuộc gặp khác, nhưng cũng không thu được kết quả gì. Burt được phép lục soát căn hộ và phòng làm việc việc của May, nhưng cũng không mang lại điều gì.

Cơ quan phản gián thiết lập việc theo dõi ngoại tuyến. Nhưng việc theo dõi đó cũng không bổ sung thêm được cho những gì mà Burt đã biết. Thời gian cứ trôi…Sau này sau khi mọi bí mật đã được tiết lộ: cơ quan tình báo Anh đã nắm được rõ là Allan May chính là Alex nhưng họ muốn “cất một mẻ lưới lớn hơn nhiều”, họ đã chờ đợi…

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang