Hãng Greater Kashmir của Pakistan cho hay, Trung Quốc đã thông qua quyết định “biếu không” một phi đội máy bay tiêm kích J-10B gồm 12-16 chiếc cho Pakistan. Đề xuất này đã được giới lãnh đạo quân sự Trung Quốc thông qua trong thời gian Tổng Tham mưu trưởng Pakistan, Trung tướng Waheed Arshad đến thăm Trung Quốc. Theo giới lãnh đạo Trung Quốc, Pakistan là nước đầu tiên được Trung Quốc chuyển giao máy bay tiêm kích chiến đấu J-10B, tiêm kích "con cưng" và là "xương sống" của Không quân Trung Quốc. Đây là một động thái cho thấy Trung Quốc ngày càng tỏ rõ thái độ muốn tăng cường hợp tác kỹ thuật quân sự với Pakistan. Trong thời gian thăm Trung Quốc, Trung tướng Arshad khẳng định, hợp tác quốc phòng giữa 2 nước sẽ nâng lên một tầm cao mới và Trung Quốc không ngừng nỗ lực bảo đảm an toàn và an ninh cho Pakistan. Nhà phân tích quân sự Pakistan, ông Usman Shabir cho biết, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ cung cấp cho Pakistan 2 phi đội J-10B (32 máy bay) trong kế hoạch cho vay dài hạn, trong đó phần lớn Trung Quốc sẽ viện trợ. Cần phải thấy rằng, đề xuất cung cấp máy bay tiêm kích J-10B cho Pakistan của Chính phủ Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh quan hệ hợp tác giữa Pakistan và Mỹ ngày càng trở nên xấu đi. Trước đó, Pakistan đã mua của Trung Quốc 36 máy bay tiêm kích với tổng giá trị 1,4 tỷ USD. Hợp đồng này được ký vào tháng 11/2009. Sau đó, có thông tin cho rằng, Không quân Pakistan dự định tăng số lượng máy bay tiêm kích J-10 đưa vào biên chế lên đến 150 chiếc. Ngoài máy bay J-10, Pakistan cũng muốn mua máy bay tiêm kích JF-17 Thunder (JF-17 (Joint Fighter - 17) là sản phẩm nghiên cứu và phát triển chung giữa Tập đoàn xuất-nhập khẩu hàng không của Trung Quốc (CATIC) và Khu liên hợp hàng không Pakistan (PAC). Cuối tháng 5/2011, Không quân Pakistan đã mua 50 máy bay tiêm kích JF-17, trong đó 36 chiếc đã được đưa vào biên chế. Trong tương lai, số lượng máy bay này trong biên chế của không quân Pakistan sẽ tăng trong khoảng 200-250 chiếc. Máy bay Cheng Du J-10 trong một căn cứ không quân Trung Quốc Vài nét về "tiêm kích con cưng" Tháng 2/2009, Trung Quốc đã cho ra mắt biến thể J-10B được sản xuất trên cơ sở J-10. J-10 là máy bay tiêm kích đa năng hạng nhẹ một động cơ, có thể tấn công các mục tiêu trên không, mặt đất trong mọi điều kiện thời tiết. J-10 được Viện thiết kế máy bay Thành Đô hợp tác với Công ty sản xuất máy bay Thành Đô chế tạo. J-10 chính thức được đưa vào biên chế cho Không quân Trung Quốc từ năm 2004. J-10 được trang bị pháo Type-23 hai nòng 23 mm có tốc độ bắn lên 3.000 - 3.400 phát/phút, có khả năng sử dụng các loại đạn cháy, xuyên giáp và vạch đường. Ngoài ra, máy bay này còn có 11 điểm treo vũ khí (6 trên cánh và 5 ở dưới thân), có khả năng mang nhiều loại vũ khí khác nhau với tổng trọng lượng tải tác chiến lên đến 4.500 kg. Khi thực hiện nhiệm vụ không chiến tầm gần, J-10 được trang bị 4 tên lửa tầm trung “không đối không” PL-11 hoặc PL-12, 2 tên lửa tầm ngắn “không đối không” PL-8 và một thùng nhiên liệu bổ sung 800l. Khi thực hiện nhiệm vụ không chiến tầm xa, J-10 được trang bị 2 tên lửa không tầm trung PL-11/PL-12, 2 tên lửa đối không tầm ngắn PL-8, hai thùng nhiên liệu bổ sung 1.600l và một thùng nhiên liệu 800l. Khi thực hiện nhiệm vụ tấn công các mục tiêu mặt đất, J-10 được trang bị 2 tên lửa đối không tầm ngắn PL-8, 6 quả bom dẫn đường laser loại 250 kg hoặc 2 quả loại 500 kg, thiết bị chỉ thị mục tiêu bằng laser… Vụ việc đang gây một làn sóng giận dữ trong dư luận Hàn Quốc về sự vô trách nhiệm của các sĩ quan này trong việc bảo vệ an ninh quốc gia. Hiện cả 3 người đều bác bỏ các cáo buộc, trong khi công ty Lockheed Martin từ chối bình luận về vụ việc. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hãng Greater Kashmir. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hãng Greater Kashmir. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2011
>> Trung Quốc 'biếu không' 1 phi đội J-10B cho Pakistan
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)