Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Không quân Pakistan

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Không quân Pakistan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Không quân Pakistan. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2011

>> Trung Quốc 'biếu không' 1 phi đội J-10B cho Pakistan



Hãng Greater Kashmir của Pakistan cho hay, Trung Quốc đã thông qua quyết định “biếu không” một phi đội máy bay tiêm kích J-10B gồm 12-16 chiếc cho Pakistan.


Đề xuất này đã được giới lãnh đạo quân sự Trung Quốc thông qua trong thời gian Tổng Tham mưu trưởng Pakistan, Trung tướng Waheed Arshad đến thăm Trung Quốc.

Theo giới lãnh đạo Trung Quốc, Pakistan là nước đầu tiên được Trung Quốc chuyển giao máy bay tiêm kích chiến đấu J-10B, tiêm kích "con cưng" và là "xương sống" của Không quân Trung Quốc.

Đây là một động thái cho thấy Trung Quốc ngày càng tỏ rõ thái độ muốn tăng cường hợp tác kỹ thuật quân sự với Pakistan. Trong thời gian thăm Trung Quốc, Trung tướng Arshad khẳng định, hợp tác quốc phòng giữa 2 nước sẽ nâng lên một tầm cao mới và Trung Quốc không ngừng nỗ lực bảo đảm an toàn và an ninh cho Pakistan.

Nhà phân tích quân sự Pakistan, ông Usman Shabir cho biết, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ cung cấp cho Pakistan 2 phi đội J-10B (32 máy bay) trong kế hoạch cho vay dài hạn, trong đó phần lớn Trung Quốc sẽ viện trợ.

Cần phải thấy rằng, đề xuất cung cấp máy bay tiêm kích J-10B cho Pakistan của Chính phủ Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh quan hệ hợp tác giữa Pakistan và Mỹ ngày càng trở nên xấu đi.

Trước đó, Pakistan đã mua của Trung Quốc 36 máy bay tiêm kích với tổng giá trị 1,4 tỷ USD. Hợp đồng này được ký vào tháng 11/2009. Sau đó, có thông tin cho rằng, Không quân Pakistan dự định tăng số lượng máy bay tiêm kích J-10 đưa vào biên chế lên đến 150 chiếc.

Ngoài máy bay J-10, Pakistan cũng muốn mua máy bay tiêm kích JF-17 Thunder (JF-17 (Joint Fighter - 17) là sản phẩm nghiên cứu và phát triển chung giữa Tập đoàn xuất-nhập khẩu hàng không của Trung Quốc (CATIC) và Khu liên hợp hàng không Pakistan (PAC).

Cuối tháng 5/2011, Không quân Pakistan đã mua 50 máy bay tiêm kích JF-17, trong đó 36 chiếc đã được đưa vào biên chế. Trong tương lai, số lượng máy bay này trong biên chế của không quân Pakistan sẽ tăng trong khoảng 200-250 chiếc.



Máy bay Cheng Du J-10 trong một căn cứ không quân Trung Quốc


Vài nét về "tiêm kích con cưng"

Tháng 2/2009, Trung Quốc đã cho ra mắt biến thể J-10B được sản xuất trên cơ sở J-10.
J-10 là máy bay tiêm kích đa năng hạng nhẹ một động cơ, có thể tấn công các mục tiêu trên không, mặt đất trong mọi điều kiện thời tiết. J-10 được Viện thiết kế máy bay Thành Đô hợp tác với Công ty sản xuất máy bay Thành Đô chế tạo. J-10 chính thức được đưa vào biên chế cho Không quân Trung Quốc từ năm 2004.

J-10 được trang bị pháo Type-23 hai nòng 23 mm có tốc độ bắn lên 3.000 - 3.400 phát/phút, có khả năng sử dụng các loại đạn cháy, xuyên giáp và vạch đường.

Ngoài ra, máy bay này còn có 11 điểm treo vũ khí (6 trên cánh và 5 ở dưới thân), có khả năng mang nhiều loại vũ khí khác nhau với tổng trọng lượng tải tác chiến lên đến 4.500 kg.

Khi thực hiện nhiệm vụ không chiến tầm gần, J-10 được trang bị 4 tên lửa tầm trung “không đối không” PL-11 hoặc PL-12, 2 tên lửa tầm ngắn “không đối không” PL-8 và một thùng nhiên liệu bổ sung 800l.

Khi thực hiện nhiệm vụ không chiến tầm xa, J-10 được trang bị 2 tên lửa không tầm trung PL-11/PL-12, 2 tên lửa đối không tầm ngắn PL-8, hai thùng nhiên liệu bổ sung 1.600l và một thùng nhiên liệu 800l.

Khi thực hiện nhiệm vụ tấn công các mục tiêu mặt đất, J-10 được trang bị 2 tên lửa đối không tầm ngắn PL-8, 6 quả bom dẫn đường laser loại 250 kg hoặc 2 quả loại 500 kg, thiết bị chỉ thị mục tiêu bằng laser…
Vụ việc đang gây một làn sóng giận dữ trong dư luận Hàn Quốc về sự vô trách nhiệm của các sĩ quan này trong việc bảo vệ an ninh quốc gia. Hiện cả 3 người đều bác bỏ các cáo buộc, trong khi công ty Lockheed Martin từ chối bình luận về vụ việc.

Thứ Năm, 9 tháng 6, 2011

>> Ấn Độ và Pakistan chạy đua vũ trang trên không



Các chuyên gia quân sự cho rằng, kế hoạch hiện đại hoá Không quân của Ấn Độ và các chương trình phát triển vũ trang của Pakistan có thể làm cho Nam Á nóng lên từng ngày.


Mới đây, Ấn Độ cũng đã mua 82 máy bay chiến đấu Sukhoi-30MKI của Nga, hệ thống cảnh báo sớm máy bay A-50/Phalcon của Israel, hàng chục máy bay vận tải C-130J Super Hercules và máy bay tuần tra biển tầm xa P8I của Mỹ.

Dự kiến, Không quân Ấn Độ sẽ thay các máy bay tiêm kích cũ do Liên Xô và Pháp sản xuất bằng các máy bay tiêm kích hiện đại. Kế hoạch này cũng tương tự như kế hoạch của Pakistan - loại khỏi biên chế các máy bay tiêm kích cũ của Trung Quốc, được chế tạo trên cơ sở thiết kế của Liên Xô trước đây.



Máy bay chiến đấu Su-30MKI Ấn Độ mua của Nga


Trước những động thái này của Ấn Độ, Pakistan tuyên bố sắp tới sẽ sở hữu thêm 50 máy tiêm kích JF-17 Thunder. Việc sản xuất các máy bay này được tiến hành bởi một công ty liên doanh giữa Pakistan và Trung Quốc, có trụ sở cách Islamabad 50km. Theo một nguồn tin thân cận, JF-17 mới sẽ được trang bị các thiết bị hàng không do Italy sản xuất.

Nếu so sánh về chất lượng, các thiết bị hàng không của Italy có những ưu điểm vượt trội các thiết bị tương tự của Trung Quốc, được lắp đặt trên 30 máy bay đầu tiên được trang bị trong thành phần Không quân Pakistan. Chiếc tiêm kích đầu tiên đã được sản xuất vào tháng 11/2010. Đến năm 2015, Pakistan có thể sở hữu từ 250 đến 300 chiếc máy bay tiêm kích loại này.

Ngoài ra, Pakistan đang sở hữu các máy bay tiêm kích F-16 do Mỹ sản xuất, trong đó có 18 biến thể cải tiến Block 52. Việc cung cấp mới được 2 bên hoàn tất vào tháng 2/2011 qua. Đến nay, Pakistan đã tiến hành hiện đại hoá 26 chiếc F-16 biến thể cũ.



Máy bay F-16 của Không quân Pakistan


Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan Ahmed Mukhtar cho biết, trên nguyên tắc, Trung Quốc đã nhất trí cung cấp cho Không quân Pakistan các máy bay tiêm kích J10 – máy bay tiêm kích nòng cốt của Không quân Trung Quốc.

Theo dự kiến ban đầu, Pakistan muốn mua 36 chiếc tiêm kích J10, nhưng hợp đồng trong thương vụ này còn phải phụ thuộc vào phía Bắc Kinh. Bắc Kinh đang quan ngại nếu cung cấp các công nghệ quân sự tiên tiến cho Pakistan có thể sẽ ảnh hưởng đến quan hệ thương mại với phương Tây.

Đánh giá của các chuyên gia

Cựu nhân viên khoa học thuộc Viện nghiên cứu các vấn đề hoà bình quốc tế Stockholm (SIPRI), ông Siemon Wezeman nói rằng, Ấn Độ muốn trở thành một cường quốc khu vực. Tham vọng này được biểu hiện rõ nhất trong việc Ấn Độ tích cực tăng cường tiềm lực quân sự nước mình.

Trong khi đó, Pakistan đang tìm mọi cách duy trì thế cân bằng có thể với người hàng xóm vốn có nhiều xích mích này.

Ông Siemon Wezeman cho biết thêm, Trung Quốc và Pakistan là mối đe doạ tiềm tàng đối với Ấn Độ. Chính vì vậy, Ấn Độ đã sẵn sàng làm tất cả để tăng cường khả năng quân sự của mình.



Đoàn quan chức quân sự Pakistan thăm Trung Quốc?

Các nhà phân tích quân sự và cựu ngoại giao cho rằng, việc Pakistan tăng cường sức mạnh cho không quân là đòn “đáp trả” trực tiếp trước kế hoạch của Ấn Độ trong việc mua 126 máy bay chiến đấu hiện đại từ phương Tây .

Theo quan điểm của các nhà phân tích Ấn Độ, việc Mỹ bán các biến thể mới nhất của F-16 cho Pakistan đã trở thành lí do quan trọng khiến cho các máy bay tiêm kích F/A-18E/F và F-16IN của Mỹ không trúng thầu trong thương vụ MMRCA (Ấn Độ) .

Với sự tương quan lực lượng như vậy, nhiều chuyên gia cho rằng trong thời gian tới, cuộc chạy đua vũ trang trên không giữa Ấn Độ và Pakistan sẽ còn quyết liệt hơn, nhất là trong bối cảnh hai nước vẫn bất đồng trong nhiều vấn đề như tranh chấp chủ quyền tại khu vực Kashmir, một số nhóm phiến quân chống Ấn Độ ấn náu tại Pakistan và hàng loạt các vấn đề khác.


[BDV news]



Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2011

>> Pakistan thử tên lửa có tầm bắn 350km



Ngày 29/4, Quân đội Pakistan đã thử nghiệm thành công tên lửa “có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và thông thường với độ tấn công chính xác cao”.



Loại tên lửa hành trình "Hatf-VIII Ra'ad", có tầm bắn 350 km, được phát triển trong nước, được phát triển để phóng đi từ trên không.

Phía Pakistan tuyên bố: Tên lửa Hatf-VIII Ra'ad cho phép nước này đạt được khả năng đối đầu chiến lược lớn hơn trên bộ và trên biển.



Tên lửa Hatf-VIII Ra'ad. Ảnh: AP


“Công nghệ tên lửa hành trình cực kỳ phức tạp và chỉ được phát triển ở một số ít quốc gia trên thế giới. Ra'ad của Pakistan có khả năng tàng hình, có tầm bay thấp, phù hợp với mọi địa hình và có khả năng cơ động cao, có thể tấn công bằng đầu đạn hạt nhân và thông thường với độ chính xác cao”, Quân đội Pakistan cho biết.

Tổng thống và Thủ tướng Pakistan đã đánh giá rất cao sự kiện phóng thành công tên lửa hành trình Hatf-VIII Ra'ad. Còn Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Pakistan đã chúc mừng các nhà khoa học và kỹ sư về thành tích xuất sắc của họ.

Các nhà phân tích cho rằng, Ra'ad có thể phóng từ tất cả các loại máy bay của Không quân Pakistan. Ra'ad trong tiếng Arab nghĩa là “Tiếng sét”.

Trong biên chế quân đội Pakistan đang có tên lửa H-2 (có tầm bắn 60km), H-3 (có tầm bắn 120 km). Do đó, sự xuất hiện của tên lửa Ra'ad sẽ mở rộng thêm tầm bắn cũng như khả năng tấn công ở bất kỳ thời điểm nào, dù ngày hay đêm.


[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang