Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Hạm đội tàu sân bay

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hạm đội tàu sân bay. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hạm đội tàu sân bay. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2012

>> Trăm năm tàu sân bay trên Thái Bình Dương

Có một thực tế không chối cãi trong phát biểu của tướng La Viện: Trung Quốc đang lẹt đẹt sau Ấn Độ và Nhật Bản trong lĩnh vực tàu sân bay và khoảng cách này là từ xa đến... rất xa.

>> Bí mật thiết kế tàu sân bay Nga trong tương lai (Phần 1)
>> Với Hải quân Nhật, TSB Trung Quốc chỉ là "quan tài sắt" ?



http://nghiadx.blogspot.com
Ngày tàn của tàu sân bay Hosho (Ảnh tư liệu)

Ngày 10-8, Tân Hoa xã đưa tin tàu sân bay Thi Lang mà Trung Quốc mua lại của Ukraine đã chính thức đưa vào chạy thử.

Nhưng trước đó, AFP đã trích phát biểu của tướng La Viện trên Beijing News: “Cả Ấn Độ và Nhật Bản sẽ có ba tàu sân bay vào năm 2014, nên Trung Quốc cũng không thể có ít hơn ba tàu sân bay”. Tàu sân bay “quý báu” như thế nào mà thiên hạ phải tranh nhau để có?

Hải quân Ấn: 50 năm chiến đấu với tàu sân bay

Hải quân Ấn đã sử dụng tàu sân bay từ 50 năm trước (tháng 3-1961) với chiếc INS Vikrant (INS: India Navy Ship, tàu hải quân Ấn) mua lại của hải quân Anh! Đây là một tàu sân bay hạng nhẹ (19.500 tấn), chuyên trị tàu ngầm, có tầm hoạt động 12.000 hải lý với vận tốc 14 hải lý/giờ.

Mười năm sau ngày gia nhập hải quân Ấn, chiếc INS Vikrant tham gia cuộc chiến tranh Ấn Độ - Pakistan năm 1971, từng được xem là đã đánh đắm chiếc tàu ngầm PNS Ghazi (PNS: Pakistan Navy Ship, tàu hải quân Pakistan) vốn có nhiệm vụ theo dõi và đánh chìm chiếc Vikrant. Sau 36 năm chinh chiến, chiếc Vikrant được cho “giải ngũ” từ năm 1997, cách đây 14 năm, nay trở thành một bảo tàng nổi ở cảng Mumbai.

Sau chiếc INS Vikrant là chiếc INS Viraat, mua lại của hải quân Anh, được biến cải thành tàu sân bay chuyên chở loại máy bay chiến đấu lên thẳng (VSTOL) và tham gia hải quân Ấn từ năm 1987. Với 21 chiếc phản lực lên thẳng, chiếc INS Viraat, tuy cũng là một tàu sân bay hạng nhẹ (chỉ 28.700 tấn), song đã trở thành một quả đấm thép trên biển. Sau chiếc Viraat duy nhất đang sử dụng, hải quân Ấn Độ nghĩ đến một thế hệ tàu sân bay mới, cũng hạng nhẹ, song được trang bị chiến đấu cơ Mig-29.

Có thể nói, hải quân Ấn Độ đã có đến 50 năm sử dụng tàu sân bay, tức phi công của hải quân Ấn Độ ít nhất cũng đã có 50 năm kinh nghiệm hải hành và hải chiến với tàu sân bay, trong khi phi công hải quân Trung Quốc nay vẫn đang tập hạ/cất cánh trên tàu sân bay, bắt đầu là từ sân thượng một tòa nhà giả làm boong tàu... Ít nhất, hải quân Ấn cũng đã có được một số kinh nghiệm chiến trường, đặc biệt có khoảng thời gian mười năm cùng lúc có trong tay hai tàu sân bay để thao dượt tác chiến theo đội hình tấn công của một hải đội gồm hai tàu sân bay làm nòng cốt với đầy đủ tàu tùy tùng trên mặt nước và dưới nước.

Điều động hai tàu sân bay cùng mấy mươi chiếc máy bay trên đó cất/hạ cánh sao cho đừng giây phút nào rơi vào thế bị động, máy bay cạn xăng phải bỏ cuộc bay về tàu hạ cánh hoặc còn kẹt lấy nhiên liệu phải nằm chết gí trong khoang tàu chịu trận mưa bom và thủy lôi của quân địch, chính là bài học tan xương nát thịt của hải quân Nhật Bản năm 1942 ở trận Midway.

Điều lớn nhất mà Trung Quốc có thể rút ra được từ kinh nghiệm của Ấn Độ là: có thể sử dụng tàu sân bay trong chiến tranh với lân quốc như là một lực lượng tham gia tấn công hoặc săn tàu ngầm đối phương như đã từng thấy trong cuộc chiến tranh Ấn Độ - Pakistan năm 1971. Đó là nỗi thèm khát thứ nhất!

Nhật Bản: 100 năm tàu sân bay

Tháng 9-1914, chiếc tàu vận tải Wakamiya được hải quân Nhật biến cải thành tàu sân bay đầu tiên trên thế giới, đã tung bốn chiếc máy bay chong chóng Maurice Farman từ vịnh Kiaochow (Trung Quốc) bay vào tấn công một số mục tiêu của quân Đức tại Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, cùng các tàu của Đức ở vịnh Qiaozhou.

Suốt từ ngày 5-9 đến 6-11 năm ấy, bốn chiếc máy bay này đã “làm mưa làm gió” trên vịnh này. Thật ra chiếc Wakamiya chưa phải là tàu sân bay đúng nghĩa mà chỉ làm nhiệm vụ chở máy bay, hai chiếc trong hầm tàu, hai chiếc trên boong. Khi cần cho máy bay xuất kích thì dùng cần cẩu trên tàu đưa máy bay xuống biển, thủy phi cơ cứ thế mà cất cánh; chuyến về thì ngược lại.

Hải quân Nhật sớm đóng và hạ thủy chiếc tàu sân bay thật sự đầu tiên là chiếc Hosho chỉ bảy năm sau đó (ngày 13-11-1921). Nếu Trung Quốc giải thích chiếc Thi Lang đầu tiên của họ là tàu huấn luyện và thử nghiệm, thì chiếc Hosho chính là để thử nghiệm và huấn luyện cất/hạ cánh mở đường cho mọi trường phái hải quân dựa trên tàu sân bay.

Sau ba năm trời ngày ngày chứng kiến bao vụ cất/hạ cánh và được các phi công góp ý, boong tàu Hosho và đường băng được sửa đổi để việc cất/hạ cánh trở nên hoàn hảo. Thành ra, nói rằng chính người Nhật đã khai sinh tàu sân bay cả trong khái niệm (chiến tranh) và vật thể (tàu sân bay) là không ngoa.

Chiếc Lexus mà ngày nay khối người trầm trồ chẳng là “cái đinh” gì so với những con quái vật trên biển nặng đến 20.000 tấn hoặc hơn như chiếc Hosho cùng những chiếc máy bay cất cánh từ cái boong tàu dài không đầy 200m! Nội những cái thang máy khổng lồ, từ hai hầm chở máy bay của chiếc Hosho lên đến boong, khối nền kỹ nghệ cơ khí trên thế giới này nằm mơ cũng chưa sản xuất nổi!

Nỗi hận Thượng Hải

Thật ra người Anh, đế quốc trên biển của thế kỷ 19, đã nghĩ ra việc đóng tàu sân bay, song chiếc Hermes của hải quân Anh ra đời sau chiếc Hosho. Sau mười năm thử nghiệm, chỉnh sửa, rèn luyện, đến tháng 2-1932 chiếc Hosho được phái đến Thượng Hải với nhiệm vụ là bảo vệ 7.000 quân Nhật đang bị lộ quân 19 của Tưởng thống chế bao vây, trong khi chờ đợi lữ đoàn 24 và sư đoàn 9 bộ binh đến tiếp cứu vào giữa tháng 2.

Cùng tham gia trận Thượng Hải này còn có một chiếc tàu sân bay khác, chiếc Kaga. Sự kiện hai chiếc tàu sân bay Kaga và Hosho đánh vào Thượng Hải sẽ hằn sâu vào trong bộ nhớ phục thù của người Trung Quốc.

Chi tiết hai chiếc tàu sân bay Hosho và Kaga tham gia trận Thượng Hải (còn gọi là chiến tranh Trung - Nhật lần thứ nhất) rất đáng lưu ý. Vào năm 1932 đó, thậm chí trước đó, hải quân Nhật đã hình thành được sư đoàn tàu sân bay số 1 của mình, với đầy đủ chức năng được xác định rõ ràng và được thao dượt các kỹ thuật tác chiến bảo vệ hạm đội, tham gia tấn công trên biển và trên bộ.

Vào đầu thập niên 1920, hải quân Nhật Bản đã được xếp thứ ba thế giới, sau hải quân hoàng gia Anh và hải quân Mỹ.

Lịch sử đã ghi lại rằng ngày 5-2-1932 ba chiếc máy bay chiến đấu phóng đi từ tàu Hosho đã hộ tống cho hai máy bay phóng pháo (ném bom) lao xuống Thượng Hải, bất chấp nỗ lực cản trở của chín chiếc máy bay của không quân Tưởng Giới Thạch. Bất chấp ưu thế số đông, không quân Tưởng Giới Thạch đã chịu mất một máy bay trong cuộc không chiến này. Hai hôm sau, cả chiếc Hosho và chiếc Kaga cùng tung máy bay tấn công sân bay Kunda để hỗ trợ bộ binh Nhật tấn công vào đây. Trong những ngày từ 23 đến 26-2, máy bay của hai chiếc này còn tấn công các sân bay Hàng Châu và Tô Châu, phá hủy một số máy bay đối phương. Ngày 26-2, sáu máy bay chiến đấu của tàu Hosho hộ tống chín máy bay phóng pháo của tàu Kaga bị năm chiếc máy bay của không quân Tưởng Giới Thạch chặn đánh, đã bắn hạ hai chiếc.

Sự cố Thượng Hải kết thúc chín ngày sau đó bằng một cuộc ngưng bắn mà phần thiệt hại nghiêng về phía người Trung Quốc. Và 80 năm sau, nay người Trung Quốc mới chỉ bắt đầu “nghịch” tàu sân bay với chiếc Thi Lang mua lại “ve chai”!

(Nguồn :: VIETNAMDEFENCE)

Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2011

>> Điểm mặt tàu sân bay khủng trên thế giới



Hiện nay, 9 quốc gia là Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha, Italy, Ấn Độ, Brazil và Thái Lan đang cho vận hành 21 hàng không mẫu hạm.


Mới đây, trong số các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Trung Quốc là quốc gia cuối cùng sở hữu hàng không mẫu hạm.



http://nghiadx.blogspot.com
Hàng không mẫu hạm USS Kitty Hawk (CV-63) của Mỹ.

http://nghiadx.blogspot.com
Hàng không mẫu hạm USS Nimitz (CVN-68) của Mỹ

http://nghiadx.blogspot.com
Hàng không mẫu hạm USS Enterprise (CVN-65) của Mỹ

http://nghiadx.blogspot.com
Hàng không mẫu hạm HMS Ark Royal của Vương quốc Anh

http://nghiadx.blogspot.com
Hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle của Pháp

http://nghiadx.blogspot.com
Hàng không mẫu hạm Đô đốc Kuznetsov của Nga

http://nghiadx.blogspot.com
Hàng không mẫu hạm Giuseppe Garibaldi của Italy

http://nghiadx.blogspot.com
Hàng không mẫu hạm Conte Di Cavour của Italy

http://nghiadx.blogspot.com
Hàng không mẫu hạm Principe de Asturias-class của Tây Ban Nha

http://nghiadx.blogspot.com
Hàng không mẫu hạm INS ViraatINS Viraat của Ấn Độ

http://nghiadx.blogspot.com
Hàng không mẫu hạm ROKS Dokdo (LPH 6111) của Hàn Quốc

http://nghiadx.blogspot.com
Hàng không mẫu hạm NAe São Paulo của Brazil

http://nghiadx.blogspot.com
Hàng không mẫu hạm HTMS Chakri Naruebet của Thái Lan

http://nghiadx.blogspot.com
Hàng không mẫu hạm ARA Veinticinco de Mayo (V-2) của Argentina

http://nghiadx.blogspot.com
Hàng không mẫu hạm Hyuga của Nhật Bản

http://nghiadx.blogspot.com
Hàng không mẫu hạm của Trung Quốc có tên Shi Lang (Thi Lang) lấy tên từ vị danh tướng Thi Lang cuối thời Minh, đầu nhà Thanh.



Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011

>> Biển Đông chưa phải là nơi thích hợp nhất cho tàu sân bay TQ



Báo Hàn Quốc cho rằng, Biển Đông hoàn toàn không phải là nơi sử dụng tốt nhất cho tàu sân bay TQ trong giai đoạn hiện nay.


Trang mạng quân sự - quốc phòng Hàn Quốc ngày 12/9 đã đăng bài viết phân tích về quan điểm Trung Quốc có thể sẽ xây dựng "hạm đội thứ tư" ở khu vực biển Đông với trung tâm là tàu sân bay.

Bài viết cho rằng, tính khả thi của cách làm này không lớn, bởi mặc dù trong một khoảng thời gian khá dài, biển Đông đã trở thành một trong những khu vực bất ổn nhất, nhưng so với các khu vực điểm nóng khác, nhu cầu thực tế đối với tàu sân bay hoàn toàn không cấp bách, xây dựng hạm đội mới ở đó sẽ đi ngược lại nhu cầu trang bị và thực tế của Trung Quốc.



http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc cần một khoảng thời gian dài để sử dụng thành thạo tàu sân bay cũng như hình thành hạm đội tàu sân bay


Cách làm tương đối khả thi là, trong giai đoạn phát triển ban đầu của tàu sân bay, sẽ xây dựng hạm đội đặc biệt trực thuộc cơ quan chỉ huy quân sự cao nhất, căn cứ vào nhu cầu thực tế, triển khai linh hoạt ở các vùng biển.

Bài báo cho biết, cùng với việc Trung Quốc hoàn thành chạy thử tàu sân bay đầu tiên Thi Lang (Varyag), những tranh cãi về việc Trung Quốc sử dụng tàu sân bay này trong tương lai như thế nào tiếp tục nóng lên.

Gần đây, có quan điểm cho rằng Trung Quốc sẽ thành lập hạm đội thứ tư với trung tâm là tàu sân bay đặt tại Tam Á – Hải Nam, điều này đã gây chú ý đặc biệt. Rõ ràng là, quan điểm này dựa trên cơ sở xung đột giữa Trung Quốc và các nước xung quanh biển Đông ngày càng tăng lên, cộng với việc tàu sân bay chắn chắn sẽ đóng vai trò mang tính quyết định đối với việc giải quyết vấn đề biển Đông.

Nhưng vấn đề ở chỗ, nhu cầu tàu sân bay của khu vực biển Đông vẫn chưa đạt đến mức độ phải xây dựng một hạm đội độc lập. Còn đối với Trung Quốc, quốc gia có “lãnh thổ biển” rộng lớn, xây dựng một hạm đội cơ động độc lập lấy tàu sân bay làm chính, có thể triển khai linh hoạt ở các vùng biển rõ ràng là cách làm tốt hơn.


http://nghiadx.blogspot.com
Không có hòn đảo nào ở biển Đông giúp cho hạm đội tàu sân bay có thể neo đậu lâu dài


Báo Hàn Quốc cho rằng, mặc dù mâu thuẫn ở khu vực biển Đông xem ra nổi lên, nhưng trên thực tế hoàn toàn không phải là nơi sử dụng tốt nhất cho tàu sân bay Trung Quốc trong ngắn hạn.

Thực vậy, nếu Trung Quốc trang bị tàu sân bay hạng nặng thực sự sẽ có vai trò then chốt đối với sự thay đổi của tình hình biển Đông, nhưng do chịu sự chi phối bởi điều kiện địa lý thực tế ở biển Đông, đó là một vùng biển rộng, hầu như không hòn đảo nào có thể cung cấp nơi neo đậu lâu dài cho một lực lượng tương đối lớn hoặc một hạm đội quy mô lớn.

Vì vậy, cho dù Trung Quốc trang bị tàu sân bay, nó cũng không thể tiến hành hoạt động tuần tra bình thường như tàu khu trục.
Nói chung, việc chi tiêu đắt đỏ cho tàu sân bay, đối với bất kỳ một nước nào hiện nay, đều là một gánh nặng to lớn.



Trong thời gian dài sắp tới, tàu chiến chủ lực của hải quân Trung Quốc vẫn là tàu nổi như tàu khu trục, còn tàu sân bay chỉ đóng vai trò hỗ trợ


Đồng thời, trong một tương lai khá dài, việc sử dụng thành thạo tàu sân bay này sẽ phải trải qua một thời gian tương đối dài. Vì vậy, việc đem triển khai tàu sân bay và biên đội máy bay của nó (khi chưa được huấn luyện thành thục) ở biển Đông, vùng biển có môi trường xung quanh và điều kiện thủy văn rất phức tạp, tuyệt đối không phải là một sự lựa chọn sáng suốt.

Dù sao, đối với quốc gia đang trỗi dậy về tàu sân bay như Trung Quốc, trong giai đoạn đầu phát triển, bất kỳ sự thất bại khá nghiêm trọng nào đều có thể ảnh hưởng đến toàn bộ kế hoạch phát triển.

Tuy không thể phủ nhận trong tình hình các điều kiện ngày càng chín muồi, Trung Quốc sẽ triển khai tàu sân bay ở khu vực biển Đông, nhưng giai đoạn hiện nay biển Đông hoàn toàn không phải là nơi sử dụng tốt nhất cho tàu sân bay Trung Quốc.

Bài báo cho rằng, về lâu dài, đối với Trung Quốc, tự xây dựng hạm đội thứ tư lấy tàu sân bay làm trung tâm sẽ là con đường tất yếu hình thành sức chiến đấu cho tàu sân bay.

Mặc dù hiện nay tính khả thi xây dựng hạm đội thứ tư lấy tàu sân bay làm trung tâm là không lớn, nhưng biên đội tàu sân bay này (độc lập với biên chế của hải quân hiện nay) được coi là cách tốt nhất tìm cách hình thành sức chiến đấu cho tàu sân bay của Trung Quốc trong thời gian tương đối dài.

Nguyên nhân ở chỗ, theo báo Mỹ, số lượng tàu chiến của hải quân Trung Quốc đã vượt qua Mỹ, nhưng tàu chiến chủ lực của Trung Quốc có công nghệ tổng thể không đầy đủ và phương thức sử dụng lạc hậu, làm cho 3 hạm đội hiện có của Trung Quốc trên thực tế đều có nhu cầu sử dụng tàu sân bay, nhưng lại đều không có khả năng sử dụng tàu sân bay.



TQ phải đối mặt rất lớn về vấn đề đào tạo thuyền trưởng và phi công cho tàu sân bay


Mặt khác, so với chế tạo tàu sân bay và máy bay trang bị cho tàu sân bay, vấn đề quan trọng hơn là, Trung Quốc phải đối mặt rất lớn đối với vấn đề đào tạo, huấn luyện các lực lượng đại diện như chỉ huy tàu sân bay và phi công máy bay trang bị cho tàu sân bay.

Vì vậy, với khả năng huấn luyện khá yếu, Trung Quốc rất khó lần lượt đào tạo cho 3 hạm đội này được một lực lượng then chốt cho tàu sân bay có tố chất ngang bằng.

Cách làm tương đối khả thi là, sau khi đào tạo được nguồn nhân lực có tố chất cao hạn chế, sẽ tập trung đưa vào sử dụng, sau khi thời cơ chín muồi, tiếp tục đem nó phân chia cho các hạm đội chủ yếu, tiến hành đào tạo thế hệ thứ hai và thứ ba. Điều này đã trở thành nguyên nhân chính xây dựng hạm đội độc lập với trung tâm là tàu sân bay trong giai đoạn hiện nay.



Khi tiến ra đại dương, hải quân Trung Quốc (gồm tàu sân bay) sẽ đối mặt với các đối thủ khác như hạm đội tàu sân bay của Mỹ


Theo báo Hàn Quốc, về vai trò của tàu sân bay trong tương lai, điều cần nhấn mạnh là, trong khoảng thời gian tương đối dài sắp tới, mặc dù Trung Quốc sở hữu tàu sân bay hạng nặng với số lượng nhất định, thì tàu chiến chủ lực của hải quân Trung Quốc vẫn sẽ là tàu nổi như tàu khu trục, và tàu sân bay Trung Quốc sẽ chỉ đảm đương vai trò hỗ trợ. Bên cạnh việc làm quen với sử dụng tàu sân bay, tư duy tác chiến của hải quân Trung Quốc cũng cần trải qua một quá trình thích ứng dài với tàu sân bay.

Mặc dù lợi ích của Trung Quốc ở nước ngoài đã cần có tàu chiến như tàu sân bay để bảo vệ, nhưng để có được hạm đội tàu sân bay hoàn chỉnh thì Trung Quốc chưa có các tàu chiến đồng bộ khác (ở đây không nói đến tính năng kỹ thuật của trang bị cụ thể phải chăng đạt được yêu cầu, mà là trình độ công nghệ phải chăng có thể ứng phó với sự tấn công toàn diện của đối thủ tiềm tàng).

Vì vậy, trong khoảng thời gian dài tương lai, cho dù tàu sân bay có đem lại cho Trung Quốc khả năng tác chiến viễn dương ngày càng mạnh, nhưng phạm vi hoạt động của nó sẽ giới hạn ở phạm vi vùng biển duyên hải.

Như vậy, phương án tương đối khả thi là xây dựng hạm đội đặc biệt trực thuộc lãnh đạo cấp cao nhất, tiến hành huấn luyện bình thường, khi cần thiết có thể tiến hành chi viện cơ động đến các khu vực có liên quan.

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2011

>> Mỹ có thể bắn chìm tàu sân bay Trung Quốc bất cứ lúc nào



Trong nhiều năm nữa, tàu sân bay của Trung Quốc sẽ không giành được thắng lợi trong bất cứ cuộc chiến tranh nào với Mỹ và các cường quốc hải quân khác


Ngày 30/8/2011, tờ “Sydney Morning Herald” của Australia đã đăng bài viết phân tích của Hugh White, giáo sư Trung tâm nghiên cứu chiến lược, Đại học Quốc gia Australia về khả năng thực hiện quyền kiểm soát biển của Trung Quốc. Nội dung cơ bản như sau:

Hugh White cho rằng, Trung Quốc tận dụng chạy thử tàu sân bay để “làm mưa làm gió” ở Thái Bình Dương, nhưng đồng thời cho rằng, trên thế giới hiện nay, tàu sân bay phần lớn là biểu tượng cho sức mạnh, chứ không phải là vũ khí quân sự.

Trung Quốc cũng hiểu được, trong nhiều năm nữa, tàu sân bay của Trung Quốc sẽ không giành được thắng lợi trong bất cứ cuộc chiến tranh nào với Mỹ và các cường quốc hải quân khác.

Nhưng, nhìn vào việc chạy thử tàu sân bay Thi Lang vừa qua, việc chế tạo tàu sân bay của Trung Quốc là nghiêm túc. Điều này phát đi một tín hiệu gây lo ngại, đó là: Trung Quốc nhìn nhận vai trò của mình trong thời đại của châu Á như thế nào?

Kế tiếp Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan và Anh, Mỹ đã kiểm soát Tây Thái Bình Dương 100 năm. Đến nay, nước duy nhất đe dọa quyền kiểm soát biển của phương Tây ở khu vực này là Nhật Bản trước năm 1945. Nhưng sau đó Mỹ sử dụng hạm đội tàu sân bay độc nhất vô nhị đánh bại Nhật Bản.

Người Trung Quốc thừa hiểu quyền kiểm soát biển ở Tây Thái Bình Dương là hòn đá tảng quân sự bảo đảm cho Mỹ giữ vị thế chủ đạo ở châu Á, trong khi đó tàu sân bay là lực lượng then chốt của Mỹ.


http://nghiadx.blogspot.com
Hạm đội tàu sân bay là lực lượng then chốt để Mỹ giữ vững vị thể chủ đạo ở châu Á


Vì vậy, gần 20 năm qua, Trung Quốc đã tập trung các nguồn lực tăng cường sức mạnh hải, không quân, muốn giành lấy khả năng bắn chìm tàu sân bay để làm cho Mỹ mất đi quyền kiểm soát biển. Về điểm này, họ hầu như đã có thành quả rõ rệt, đến lãnh đạo quân Mỹ cũng thừa nhận quyền kiểm soát Tây Thái Bình Dương của họ cũng ngày càng suy yếu.

Đối với Trung Quốc, việc làm cho Mỹ mất đi quyền kiểm soát biển không có nghĩa là Trung Quốc sẽ sở hữu riêng nó cho mình. Chiến lược hải quân của Bắc Kinh đã luôn tập trung hơn vào “chống lại các trở ngại trên biển”: có khả năng tấn công tàu đối phương, nhưng không có khả năng ngăn chặn đối phương tấn công mình.

Đến nay, không đưa tàu chiến ra biển cũng có thể thực hiện được mục tiêu này, bởi vì máy bay chiến đấu, tên lửa tầm xa và tàu ngầm có thể bắn chìm có hiệu quả hơn đối với tàu chiến. Đây là điều mà Trung Quốc luôn luôn thực hiện.

Tuy nhiên, chỉ có tàu sân bay mới đảm bảo được cho các tàu chiến khác giành lấy quyền kiểm soát biển trong mọi điều kiện thời tiết, nhưng lại cần quyền kiểm soát biển để triển khai tàu sân bay. Vấn đề là tàu sân bay có thể tích rất lớn, hoạt động chậm chạp, dễ nhận biết. Ngoài ra, chi phí chế tạo chúng đắt đỏ, rất dễ trở thành mục tiêu tấn công.

Trung Quốc và các nước khác đều hiểu rõ, đặc trưng chính của chiến tranh trên biển hiện đại là có thể đạt được khá dễ dàng khả năng chống lại các trở ngại trên biển, nhưng để có được quyền kiểm soát biển thì sẽ rất khó. Chúng ta hầu như đang bước vào thời đại nhiều nước có thể chống lại các trở ngại trên biển, nhưng không ai có thể giành được quyền kiểm soát biển.

Vì vậy, kế hoạch tàu sân bay của Trung Quốc đã xuất hiện một vấn đề khó. Hải quân Trung Quốc có khả năng bắn chìm bất cứ tàu sân bay nào của Mỹ ở gần Trung Quốc, nhưng hải quân Mỹ chắc chắn cũng có thể bắn chìm tàu sân bay Trung Quốc bất cứ lúc nào, thậm chí ở ngay trước "cửa nhà" của Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục Hyuga mang theo trực thăng của Nhật Bản dài 197 m, rộng 33 m, lượng choán nước chuẩn 1.395 tấn.


Không chỉ có Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ thậm chí Australia đều có khả năng bắn chìm tàu sân bay Trung Quốc mà không tốn nhiều công sức.

Điều này có nghĩa là, chỉ cần đối mặt với các nước lớn khác thậm chí là các nước hạng trung hiếu chiến ở vùng biển châu Á, Trung Quốc sẽ không có cơ hội giành được quyền kiểm soát biển. Nói như vậy thì tàu sân bay có ý nghĩa gì với Trung Quốc? Tại sao Bắc Kinh đầu tư lớn cho nó như vậy?

Có hai khả năng. Thứ nhất, Trung Quốc chế tạo tàu sân bay để nâng cao danh tiếng quốc gia, dùng khoản tiền lớn để đổi lấy khả năng hoàn toàn không có ý nghĩa chiến lược. Nếu khả năng này xảy ra thì đây là một tin tốt đối với những người lo ngại về sức mạnh hải quân của Trung Quốc, bởi vì Bắc Kinh đầu tư cho tàu sân bay “mỏng manh” càng nhiều, thì tiền đầu tư cho tàu ngầm, tên lửa và các sức mạnh có hiệu quả hơn khác càng ít. Nhưng điều này khó có thể xảy ra.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay Varyag (Thi Lang) đang được Trung Quốc tiếp tục cải tạo


Thứ hai, khả năng khiến người ta tương đối lo ngại là, Trung Quốc đang nhìn tới tương lai xa hơn, coi châu Á là khu vực có thể thực hiện quyền kiểm soát biển, đồng thời giống như Mỹ sử dụng tàu sân bay để điều động lực lượng tới các khu vực của châu Á. Đó sẽ là một châu Á, trong đó Mỹ sẽ bị Trung Quốc đuổi khỏi, thay thế vị thế chủ đạo ở châu Á, đồng thời sử dụng vũ lực để ép các nước láng giềng phải tuân theo.

Như vậy, đối mặt với sức mạnh không ngừng tăng lên của Trung Quốc, sự khó khăn tài chính của Mỹ chắc chắn có lợi cho thế cân bằng chiến lược chống lại các cản trở trên biển, phương thức ứng phó tiêu cực là tìm cách bảo đảm quyền kiểm soát của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Cách làm sáng suốt là bảo đảm khả năng chống lại các cản trở trên biển mạnh mẽ của Mỹ và Trung Quốc, đồng thời làm cho Trung Quốc tin rằng họ không thể thực hiện được tham vọng đằng sau kế hoạch tàu sân bay.

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang