Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tàu sân bay

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu sân bay. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu sân bay. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 18 tháng 6, 2012

>> Những pha quay đầu ngoạn mục của tàu sân bay

Là loại tàu lớn nhất từng được con người sản xuất, nhưng hàng không mẫu hạm không hề tỏ ra chậm chạp, nặng nề mà ngược lại, nó còn có khả năng linh hoạt khá cao trong hoạt động và chiến đấu.

>> "Siêu tàu sân bay" Ford của Mỹ là để dành cho Trung Quốc

Tiêu biểu nhất cho sự nhanh nhạy của những tàu sân bay đang “làm mưa làm gió” trên các vùng biển là khả năng quay đầu, đáp ứng các nhiệm vụ tác chiến nếu cần thiết.

Tròng trành, thậm chí nghiêng hẳn về một bên trong quá trình quay đầu, nhưng thiết kế đặc biệt vẫn giúp cho những chiếc tàu sân bay an toàn gần như tuyệt đối.


http://nghiadx.blogspot.com


Việc đổi hướng trong quá trình làm nhiệm vụ là điều không thể tránh khỏi đối với các tàu chiến, đặc biệt là những con bài chiến thuật như tàu sân bay. Chính vì thế, tính cơ động trong quá trình di chuyển là một trong những yếu tố quan trọng được các nhà thiết kế tính đến khi thiết kế loại tàu này.
http://nghiadx.blogspot.com

Tuy nhiên, với độ choán nước lên tới hàng chục ngàn, thậm chí là hơn 100 ngàn tấn, việc những con tàu khổng lồ đổi hướng khi đang di chuyển ẩn chứa khá nhiều rủi ro.

http://nghiadx.blogspot.com

Con tàu khổng lồ nghiêng hẳn về một phía trong quá trình quay đầu, tạo ra cảnh tượng hết sức hùng vĩ giữa đại dương nhưng cũng ẩn chứa khá nhiều nguy hiểm.

http://nghiadx.blogspot.com

Những chiếc tàu sân bay thực hiện những pha “vào cua” giống hệt những tay lái mô tô trên đường đua.

http://nghiadx.blogspot.com

Lượng nước biển không nhỏ bị xô trong quá trình tàu sân bay quay đầu tạo ra những con sóng lớn giữa đại dương.

http://nghiadx.blogspot.com

Với chiều dài hàng trăm mét, việc quay đầu đột ngột tạo ra những áp lực khá lớn lên trên thân tàu. Nếu không được tính toán cẩn thận, nó có thể khiến thân tàu gãy đôi và gây ra thảm họa thực sự trên đại dương.

http://nghiadx.blogspot.com

Để thực hiện những pha quay đầu ngoạn mục, hầu hết máy bay chiến đấu và các khí tài quân sự trên boong tàu đều được đưa xuống khoang chứa.

http://nghiadx.blogspot.com

Nếu không, chúng cũng phải được cố định khá chắc vào mặt sàn của tàu để tránh trôi trượt trong quá trình nghiêng của hàng không mẫu hạm.

http://nghiadx.blogspot.com

Thứ Tư, 7 tháng 3, 2012

>> Các cụm tàu sân bay tiến công - toàn bộ sức mạnh của Mỹ


Các cụm tàu sân bay tiến công (CSG) là một trong những thành tố quan trọng nhất của hạm đội Mỹ và về bản chất là một binh chủng đặc thù của Hải quân Mỹ.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay - nền tảng sức mạnh toàn cầu của Mỹ


Các CSG hợp nhất trong thành phần của mình các tàu sân bay đa nhiệm và các phi đoàn không quân trên hạm, cũng như các chiến hạm (tên lửa) mặt nước và tàu ngầm đa nhiệm với tư cách các lực lượng bảo vệ và bảo đảm chiến đấu.

Giới lãnh đạo nước Mỹ và quân đội Mỹ trù tính sự hiện diện trong biên chế chiến đấu của hải quân thường trực không dưới 11 tàu sân bay hạng nặng, kể cả trong tương lai dài hạn (ít nhất trong 30 năm tới).

Số lượng tàu sân bay đó, theo tính toán của Bộ chỉ huy Hải quân Mỹ, sẽ bảo đảm cả cho việc triển khai theo kế hoạch cũng như triển khai khẩn cấp các CSG để trực chiến trong thành phần tất cả các hạm đội tác chiến hiện có và bảo đảm cho hải quân hoàn thành toàn bộ tổ hợp các nhiệm vụ đặt ra được quy định bởi học thuyết quân sự quốc gia và chiến lược hải quân hiện hành của Mỹ.

(Thời hạn dự kiến đóng và đưa vào biên chế chiến đấu các tàu sân bay lớp Gerald R. Ford có thể thay đổi do sự cắt giảm chi phí quân sự của Mỹ)

http://nghiadx.blogspot.com


Các tàu sân bay đa nhiệm với các máy bay chiến đấu và trực thăng triển khai trên boong (75-85 chiếc) trong thành phần phi đoàn không quân trên hạm là hạt nhân của các binh đoàn tàu sân bay tiến công và các CSG của các hạm đội tác chiến của Hải quân Mỹ triển khai theo kế hoạch và thường xuyên ở Đại Tây Dương, Địa Trung Hải, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Trong thế kỷ XXI, cũng như trong quá khứ, các tàu sân bay hiện hữu trong biên chế của các lực lượng hải quân tại các vùng biển và đại dương sẽ vẫn là phương tiện quan trọng nhất để giành quyền thống trị trên biển và ưu thế trê không trong các cuộc xung đột quân sự.

Trong 11 tàu sân bay hạt nhân đa nhiệm hiện có trong biên chế Hải quân Mỹ gồm 10 tàu lớp Nimitz và 1 tàu Enterprise. Tàu sân bay thứ 10 lớp Nimitz là tàu George Bush (CVN-77) đã được bàn giao cho hạm đội Mỹ vào tháng 1.2009. Đồng thời tàu sân bay thông thường cuối cùng Kitty Hawk (CV-63) đã bị loại khỏi biên chế Hải quân Mỹ.

Thiết kế của tàu sân bay hạt nhân đa nhiệm George Bush đã vân dụng những yếu tố kết cấu và công nghệ cho phép xem nó là tàu sân bay quá độ sang đóng các tàu sân bay thế hệ mới CVN-21 trong thế kỷ XXI. Tàu sân bay đầu tiên của thiết kế mới là tàu Gerald R. Ford (CVN-78) đã được khởi đóng vào năm 2008 với thời hạn bàn giao dự định vào cuối năm 2015.

Bởi lẽ vào năm 2013 dự định loại khỏi biên chế chiến đấu của Hải quân Mỹ tàu sân bay Enterprise (CVN-65), nên trong thời gian gần 33 tháng (từ năm 2013-2015) sẽ chỉ còn 10 tàu sân bay hạt nhân đa nhiệm.

Việc kéo dài thêm 2-3 năm phục vụ của tàu sân bay này, vốn đã hầu như hết hoàn toàn dự trữ khai thác, bị Bộ chỉ huy Hải quân Mỹ coi là không hợp lý về kinh tế trong khi duy trì thời hạn, nhịp độ và khối lượng tài trợ dự kiến cho việc đóng tàu sân bay CVN-78.

Trong tương lai, các tàu lớp Nimitz sẽ lần lượt, khi hết dự trữ khai thác (45-50 năm), sẽ được thay thế bằng các tàu sân bay lớp Gerald R. Ford, nhờ đó sẽ bảo đảm việc thành lập ổn định trong biên chế chiến đấu của hạm đội Mỹ không dưới 11 CSG.

Toàn bộ 11 tàu sân bay lớp Gerald R. Ford dự định đóng và bàn giao cho Hải quân Mỹ cứ 5 năm/1 tàu. Tuy nhiên, các phương án đẩy nhanh nhịp độ đóng tàu sân bay (4 năm/tàu) với tính toán để trong 30 năm tới đóng 7 tàu loại này, để bảo đảm thay thế kịp thời các tàu sân bay mà thời hạn phục vụ đang kết thúc bằng các tàu mới và duy trì tổng số tàu ở mức cần thiết (xét đến thời gian sử dụng 45-50 năm).

Đồng thời, theo quy định về sẵn sàng kỹ thuật tàu sân bay của hạm đội Mỹ, mỗi tàu sân bay khi hết khoảng một nửa thời hạn sử dụng (25 năm) lại được đại tu (trong thời gian đến 3,5 năm) có nạp lại nhiên liệu cho các lò phản ứng hạt nhân và trong thời gian này bị đưa khỏi biên chế chiến đấu của hạm đội.

Các tàu đầu tiên được đại tu như vậy từ năn 1998-2005 là tàu Nimitz (CVN-68) và Dwight Eisenhower (CVN-69). Tàu thứ ba, Carl Vinson (CVN-70) được đưa vào đại tu ngày 11.11.2005 và hoàn thành đại tu vào giữa năm 2009. Chi phí sửa chữa tại xưởng đóng tàu Newport News, bang Virginia do công ty Northrop Grumman Shipbuilding tiến hành là hơn 2,89 tỷ USD.

Theo các nhà thiết kế, ở tầu sân bay đầu tiên lớp Gerald R. Ford (CVN-78), cấu tạo thân tàu vẫn như ở tàu CVN-77, nhưng nó sẽ được trang bị động cơ hạt nhân mới và các máy phóng máy bay điện từ, bảo đảm tốc độ cất cánh cho máy bay có trọng lượng 45 tấn đến 130 hải lý/h.

Boong bay kích thước lớn hơn cho phép bố trí và khai thác chiến đấu bất kỳ máy bay, trực thăng và máy bay không người lái nào trong tương lai sẽ được đưa vào biên chế các phi đoàn trên hạm.

Quân số thủy thủ đoàn của các tàu sân bay lớp Gerald R. Ford và lực lượng phi công của các phi đoàn trên các tàu này dự kiến giảm từ 5.500 xuống còn khoảng 4.300 người. Tàu sẽ có lượng giãn nước không dưới 100.000 tấn.

Thời gian bắt đầu đóng tàu thứ hai lớp này CVN-79 đã bị lùi từ năm 2011 sang năm 2012 (phải bàn giao nó cho hạm đội vào năm 2020). Cấu trúc thân tàu sẽ có những thay đổi kết cấu lớn. Tàu cũng sẽ được trang bị hệ thống cáp hãm đà điện từ mới bảo đảm cho máy bay hạ cánh lên boong.

Trên các tàu sân bay thế hệ mới, công tác tổ chức bảo dưỡng máy bay sẽ có thay đổi đáng kể, cho phép giảm nhiều thời gian chuẩn bị cho máy bay xuất kích chiến đấu. Số lượng phi xuất tối đa cũng sẽ tăng lên từ 120 trên tàu lớp Nimitz lên đến 160 trên tàu lớp Gerald R. Ford.

Theo tổ chức hành chính của Hải quân Mỹ, các tàu sân bay nằm trong biên chế các binh đoàn không quân trên hạm của hạm đội - các CSG. Trong cơ cấu của Hạm đội Đại Tây Dương hiện có các CSG 2, 8, 10 và 12, còn Hạm đội Thái Bình Dương có các CSG 1, 3, 5, 7, 9 và 11. Ngoài các tàu sân bay, các CSG còn được biên chế các tàu tuần dương tên lửa (lớp Ticonderoga) từ biên chế lực lượng tàu nổi của hạm đội.

Khi xây dựng các CSG nêu trên trước khi triển khai trực chiến hay khi thực hiện quy trình huấn luyện chiến đấu trong các cuộc tập trận, chúng được biên chế các tàu bảo vệ và bảo đảm chiến đấu. Khi ra khơi, các tàu sân bay nhận lên boong các máy bay thuộc các phi đội trong phi đoàn trên tàu.

Không quân trên tàu sân bay là lực lượng tấn công quan trọng nhất của không quân hạm đội Mỹ và gồm 1.117 máy bay, trực thăng của lực lượng thường trực và đến 70 của lực lượng dự bị.

Ngoài ra, 182 máy bay tiêm-cường kích và 24 máy bay tác chiến điện tử của Thủy quân lục chiến Mỹ (USMC) có thể sử dụng từ boong tàu sân bay (lực lượng dự bị có 48 máy bay).

Theo cơ cấu hành chính của Hải quân Mỹ, các phi đội và trực thăng trên hạm nằm trong biên chế các binh đoàn không quân (phi đoàn) không quân của các hạm đội Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Mỹ đang tiến hành hoàn thiện về chất đội máy bay, trực thăng của không quân hải quân trong khuôn khổ một số chương trình tương lai.

Chương trình quan trọng nhất trong số đó là phát triển tiêm kích đa nhiệm F-35C và F-35B Lightning II đang được chế tạo theo chương trình JSF ở biến thể trên tàu sân bay (CV) và biến thể cất cánh đường băng ngắn/hạ cánh thẳng đứng (dành cho USMC). Mỹ dự kiến mu cho Hải quân và USMC tổng cộng 480 máy bay để thay thế các tiêm-cường kích F/A-18 Hornet đời cũ và các cường kích AV-8B Harrier. Điều này được cho là sẽ tạo điều kiện tích hợp không quân Hải quân Mỹ và không quân USMC sau này.

Trong khi đó, Mỹ sẽ tiếp tục mua sắm cho không quân Hải quân các máy bay tiêm-cường kích F/A-18 Super Hornet thuộc 2 biến thể (F/A-18C/D). Đến nay, đã có 20 trong số 30 phi đội tiêm-cường kích của không quân trên hạm đã được trang bị lại bằng các máy bay mới (Hải quân Mỹ đã nhận được 280 chiếc F/A-18E/F). Đến năm 2015, dự kiến mua tổng cộng 548 máy bay (260 F/A-18E và 288 F/A-18F).

Trên cơ sở F/A-18F, đã phát triển và đưa vào trang bị máy bay tác chiến điện tử mới EF-18G Growler. Hải quân Mỹ dự định mua 90 máy bay này. Vào năm 2015, chúng sẽ thay thế hoàn toàn các máy bay tác chiến điện tử lạc hậu ЕА-6В Prowler.

Vào năm 2015, 75 máy bay chỉ huy/báo động sớm biến thể mới E-2D Super Hawkeye sẽ được chuyển giao để thay thế các máy bay cùng loại hiện có Е-2С Hawkeye.

Đội trực thăng hải quân dự định cũng được đổi mới cơ bản. Đến năm 2012, dự định mua 237 trực thăng chiến đấu MH-60S Night Hawk (96 chiếc đã được chuyển giao và biên chế cho 10 phi đội thuộc các phi đoàn của các hạm đội Đại Tây Dương và Thái Bình Dương). Trực thăng MH-60S dùng để thay thế nhiều loại trực thăng vận tải (СН-46, HH-1N, UH-3H, НН-60Н) trong biên chế không quân bảo đảm của Hải quân Mỹ và có thể cả các trực thăng quét lôi МН-53Е.

Vào năm 2015, không quân Hải quân Mỹ sẽ nhận được 254 trực thăng đa nhiệm MH-60R Striker Hawk để thay thế các trực thăng chống ngầm SH-60F, SH-60B, cũng như các trực thăng bảo đảm chiến đấu НН-60Н. Hiện thời mới chỉ có 12 trực thăng MH-60R đầu tiên được đưa vào biên chế phi đội huấn luyện-chiến đấu số 41 của không quân Hạm đội Thái Bình Dương.

Việc đưa vào trang bị các trực thăng MH-60R và MH-60S sẽ mở rộng khả năng chiến đấu và nâng cao hiệu quả của không quân trực thăng hải quân trong giải quyết các nhiệm vụ đặt ra, cũng như sẽ làm giảm mạnh chủng loại trực thăng.

Phân tích các chương trình hoàn thiện về chất đội máy bay và trực thăng hải quân Mỹ cho thấy, trong tương lai gần, sẽ không có các thay đổi đặc biệt trong biên chế chiến đấu và số lượng của không quân hải quân. Tuy nhiên, theo tính toán của các chuyên gia Mỹ, đội máy bay sẽ được đổi mới đáng kể (khoảng 80%) và đội trực thăng sẽ được đổi mới 90-100%.

Dự kiến, việc đưa vào trang bị không quân hải quân các máy bay, trang thiết bị vô tuyến điện tử hàng không và vũ khí chính xác cao thế hệ mới sẽ cho phép nâng cao cơ bản khả năng tấn công, kể khả năng tiêu diệt các mục tiêu nhóm trong một lần xuất kích. Các lực lượng tiến công của không quân hải quân và viễn chinh (với lực lượng máy bay của USMC) có thể tấn công mấy trăm mục tiêu. Tiềm lực tấn công của mỗi máy bay sẽ được nâng cao, trong đó có các máy bay tác chiến điện tử thế hệ mới có những khả năng lớn hơn so với các loại máy bay cũ không chỉ trong việc chế áp các phương tiện và hệ thống vô tuyến điện tử của đối phương mà còn tiêu diệt chúng khi cần bằng các đòn tấn công độc lập bằng tên lửa, bom.

Việc sử dụng chiến đấu các lực lượng tàu sân bay xung kích của Hải quân Mỹ thường được trù định trong thành phần các CSG (hay các binh đoàn tàu sân bay chiến đấu) của các hạm đội tác chiến được triển khai thường xuyên ở những khu vực khủng hoảng nhất của đại dương thế giới (tại vịnh Persique và biển Arab, Địa Trung Hải và tây Thái Bình Dương).

Khi bắt đầu triển khai trực chiến (trong biên chế các hạm đội 5, 6 và 7) hoặc để tiến hành các cuộc tập trận lớn (trong quy trình huấn luyện chiến đấu trong biên chế các hạm đội 2, 3 và 4) trên cơ sở các binh đoàn không quân trên hạm của Hải quân (các CSG-1-3, 5-12) thành lập các CSG tác chiến. Trong thành phần của mỗi CSG ngoài 1 tàu sân bay và 1 tàu tuần dương tên lửa còn có 2 tàu khu trục và 1 tàu frigate tên lửa, cũng như 1 tàu ngầm hạt nhân đa nhiệm (khi cần) và 1 tàu vận tải hậu cần vạn năng.

Khi rời căn cứ ra biển, tàu sân bay nhận lên boong phi đoàn được biên chế cho nó. Bởi lẽ, thường xuyên có 1 trong 11 tàu sân bay được đại tu định kỳ, trong hải quân thường trực trù tính thành lập 10 phi đoàn không quân hải quân như vậy (CVW-1, -2, -3, -5, -7, -8, -9, -11, -14 và -17) của Hạm đội Đại Tây Dương triển khai tại các căn cứ không quân Oceana, bang Virginia và của Hạm đội Thái Bình Dương tại căn cứ không quân Lemoore, Califonia), Phi đoàn 5 được biên chế cho căn cứ không quân Atsugi, Nhật Bản.

Hiện nay, được triển khai trực chiến theo kiểu luận viên có 2-3 CSG (thời hạn đến 6 tháng): 1-2 CSG trong biên chế Hạm đội 5 ở vịnh Persique/biển Arab và 1 CSG trong biên chế Hạm đội 6 ở Địa Trung Hải. Một CSG (với tàu sân bay George Washington và Phi đoàn 5) từ năm 2009 được biên chế thường xuyên (trong thời hạn 10-11 năm) cho Lực lượng đặc nhiệm 77 của Hạm đội 7 ở tây Thái Bình Dương.

Ngoài ra, 1-3 CSG thỉnh thoảng tham gia các cuộc tập trần lớn theo kế hoạch của Hải quân Mỹ trong biên chế Hạm đội II hay hạm đội tiến công của hải quân liên quân NATO ở Đại Tây Dương, tại khu vực Trung Mỹ (trong biên chế Hạm đội 4) hay ở Thái Bình Dương (trong biên chế Hạm đội 3), cũng như trong các cuộc diễn tập kiểm tra trong chu trình huấn luyện chiến đấu và trong kế hoạch chuẩn bị cho lần triển khai tác chiến mới.

Đồng thời, theo kế hoạch triển khai nhanh các lực lượng hải quân (FRP - Fleet Response Plan) do Bộ tham mưu Hải quân Mỹ soạn thảo, có dự kiến triển khai khẩn cấp cùng lúc 6 CSG (trong vòng 30 ngày đêm) và thêm 2 CSG nữa trong 90 ngày đêm tiếp theo. Phương thức triển khai này đã được kiểm tra đầy đủ trong các cuộc tập trận lớn nhất trong những năm gần đây của Hải quân Mỹ có sự tham gia của hải quân NATO Summer Pulse 2004 và từ đó được cấp kinh phí định kỳ theo một mục trong ngân sách của Hải quân Mỹ.

Nhằm bảo đảm khả năng sẵn sàng như thế của các CSG, dự kiến giảm thời gian sửa chữa định kỳ và luyện tập toàn bộ tổ hợp các nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu cho lần hành quân mới từ 18 tháng xuống còn 9 tháng cho các tàu sân bay trở về sau khi trực chiến trong biên chế các cụm lực lượng tuyến đầu của hải quân.

Trong thời gian này, thường có 3-4 CSG nằm trong biên chế các cụm lực lượng hải quân tuyến đầu, 4 CSG khác có thể được cử khẩn cấp đến bất cứ vùng biển/đại dương nào để làm nhiệm vụ đặt ra hay tăng cường các lực lượng hải quân triển khai ở các khu vực tuyến đầu.

Theo yêu cầu của Bộ chỉ huy Hải quân Mỹ, trong điều kiện chiến đấu, mỗi tàu sân bay loại mới Gerald R. Ford khi có phi đoàn với 80 máy bay và trực thăng, trong đó có 44-48 máy bay tiêm-cường kích, sẽ phải bảo đảm được đến 160 phi xuất trong chu trình tác chiến 12 giờ. Trong điều kiện khẩn cấp, sẽ phải bảo đảm được đến 270 phi xuất chiến đấu/ngày đêm, nhưng khi đó trù tính tăng quân số bay-kỹ thuật và bảo đảm của phi đoàn và tàu sân bay.

Giới lãnh đạo chính trị-quân sự Mỹ cho rằng, trong tương lai cùng với sự gia tăng đe dọa tiềm tàng đối với lợi ích quốc gia Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương cụ thể là từ phía Trung Quốc, cần tăng cường lực lượng hải quân Mỹ ở khu vực này.

Thỉnh thoảng, các chương trình hoàn thiện các CSG bị chỉ trích từ phía nhiều nhà phân tích quân sự Mỹ. Họ cho rằng, việc duy trìn trong biên chế chiến đấu của Hải quân Mỹ 11 tàu sân bay hạt nhân và số lượng máy bay chiến đấu và trực thăng tương ứng tốn quá nhiều chi phí và làm hạn chế kinh phí cấp cho các chương trình ưu tiên khác (cụ thể là đóng các tàu ngầm hạt nhân).

Họ cho rằng, chỉ cần 7-8 tàu sân bay thế hệ gần đây nhất và số máy bay mới và vũ khí trang bị hiện đại đang được trang bị cho không quân hải quân là đủ để phối hợp với không quân chiến thuật và không quân chiến lược Mỹ hoàn thành các nhiệm vụ chiến đấu đặt ra cho Hải quân Mỹ.

Tuy nhiên, các chương trình ngân sách của Hải quân Mỹ những năm gần đây vẫn nhất quán giữ định hướng như cũ.

Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2011

>> Điểm mặt tàu sân bay khủng trên thế giới



Hiện nay, 9 quốc gia là Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha, Italy, Ấn Độ, Brazil và Thái Lan đang cho vận hành 21 hàng không mẫu hạm.


Mới đây, trong số các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Trung Quốc là quốc gia cuối cùng sở hữu hàng không mẫu hạm.



http://nghiadx.blogspot.com
Hàng không mẫu hạm USS Kitty Hawk (CV-63) của Mỹ.

http://nghiadx.blogspot.com
Hàng không mẫu hạm USS Nimitz (CVN-68) của Mỹ

http://nghiadx.blogspot.com
Hàng không mẫu hạm USS Enterprise (CVN-65) của Mỹ

http://nghiadx.blogspot.com
Hàng không mẫu hạm HMS Ark Royal của Vương quốc Anh

http://nghiadx.blogspot.com
Hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle của Pháp

http://nghiadx.blogspot.com
Hàng không mẫu hạm Đô đốc Kuznetsov của Nga

http://nghiadx.blogspot.com
Hàng không mẫu hạm Giuseppe Garibaldi của Italy

http://nghiadx.blogspot.com
Hàng không mẫu hạm Conte Di Cavour của Italy

http://nghiadx.blogspot.com
Hàng không mẫu hạm Principe de Asturias-class của Tây Ban Nha

http://nghiadx.blogspot.com
Hàng không mẫu hạm INS ViraatINS Viraat của Ấn Độ

http://nghiadx.blogspot.com
Hàng không mẫu hạm ROKS Dokdo (LPH 6111) của Hàn Quốc

http://nghiadx.blogspot.com
Hàng không mẫu hạm NAe São Paulo của Brazil

http://nghiadx.blogspot.com
Hàng không mẫu hạm HTMS Chakri Naruebet của Thái Lan

http://nghiadx.blogspot.com
Hàng không mẫu hạm ARA Veinticinco de Mayo (V-2) của Argentina

http://nghiadx.blogspot.com
Hàng không mẫu hạm Hyuga của Nhật Bản

http://nghiadx.blogspot.com
Hàng không mẫu hạm của Trung Quốc có tên Shi Lang (Thi Lang) lấy tên từ vị danh tướng Thi Lang cuối thời Minh, đầu nhà Thanh.



Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2011

>> Mỹ sắp “trảm” cả tàu sân bay USS George Washington?



Nếu kế hoạch này thành hiện thực, chiếc USS George Washington hiện đang hoạt động gần khu vực Biển Đông nổi tiếng cũng sẽ chịu chung số phận.

Một nguồn tin Lầu Năm góc cho biết, để duy trì trạng thái hoạt động tốt nhất của Hải quân và trước áp lực cắt giảm tài chính mà Quốc hội Mỹ đề xuất, một nửa số tàu sân bay hạt nhân của nước này sẽ bị cắt giảm

Ngoài số tàu sân bay trên, khoảng 10 phi cơ được trang bị trên các tàu cũng sẽ chịu chung số phận, một động thái nhằm tiết kiệm càng nhiều càng tốt trước cuộc khủng hoảng ngân sách hiện nay.


http://nghiadx.blogspot.com
Chiếc USS George Washington nổi tiếng này rồi cũng sẽ bị lưu kho?

Cùng với 10 chiếc tàu sân bay khác, chiếc USS George Washington cũng sẽ nằm trong kế hoạch lưu kho. Tuy nhiên, để chiếc tàu nổi tiếng này ngừng hoạt động, cần phải được sự thông qua của Quốc hội. Hải quân Mỹ hiện chưa xác nhận hay phủ nhận thông tin này.

Phát biểu với các phóng viên hôm 6/10, người phát ngôn Hải quân Courtney Hillson cho biết, “cho tới khi bản chi tiêu ngân sách được chính thức thông qua vào tháng 2 năm 2012, thì mọi chuyện vẫn đang trong trạng thái dự đoán và sẽ không phù hợp đề bàn luận chi tiết”.

Lầu Năm góc đang đứng trước nguy cơ phải cắt giảm chi tiêu ngân sách quốc phòng lên tới 464 tỷ USD trong 10 năm tới do Nhà Trắng đề xuất. Mọi việc sẽ thực sự trở nên tồi tệ nếu trong vài tuần tới, Quốc hội – cơ quan “siêu quyền lực” thông qua kế hoạch này.

Đầu năm nay, Hải quân có kế hoạch kéo dài chương trình đóng mới tàu sân bay – theo đó sẽ tiến hành đóng chiếc Gerald R. Ford (CVN 78) trong 6 tới 7 năm tới, thay vì 5 năm như kế hoạch ban đầu. Một số nhóm lợi ích đã kêu gọi hoãn kế hoạch đóng mới chiếc John F. Kennedy (CVN 79) thêm vài năm nữa.

Những đề nghị này xem ra sẽ phải hủy bỏ hoàn toàn và hiện nay, giới chức phụ trách ngân sách đang xem xét đến việc cải thiện chức năng tiếp nhiên liệu của các tàu sân bay hiện có.

Các tàu sân bay lớp Nimitz đang hoạt động hiện nay vốn đã có tuổi thọ 50 năm, tất cả đều đang phải tiến hành sửa chữa lớn. Chiếc Theodore Roosevelt (CVN 71) cũng sẽ bước vào sửa chữa lớn cuối năm nay và chiếc Abraham Lincoln (CVN 72) rồi cũng sẽ chung số phận khi sắp phải kéo về căn cứ Newport News vào mùa hè tới.

Hải quân đã chi tiêu rất nhiều cho việc sửa chữa lớn cho chiếc Lincoln và đã trao cho căn cứ Newport News một hợp đồng trị giá 206 triệu USD để tiếp tục thực hiện công việc này vào tháng Hai vừa rồi.

Hôm 15/9 khi được hỏi có hủy việc sửa chữa lớn chiếc Lincoln hay không, Đô đốc Gary Roughead cho biết, “sẽ thật lãng phí khi tiếp tục sửa chữa CVN 72”.


http://nghiadx.blogspot.com
Nếu cắt giảm một nửa số tàu sân bay theo kế hoạch, khoảng 70 chiếc phi cơ được trang bị cùng tàu như thế này cũng sẽ ngừn hoạt động


Hiện nay, chưa có thông tin tương tự nào về chiếc George Washington (GW). Chưa có hợp đồng sửa chữa lớn nào cho chiếc tàu nổi tiếng này được đưa ra. Nếu các dự đoán trên là chính xác thì chiếc GW này sẽ phải lưu kho trong giai đoạn từ 2016 đến 2021. Vấn đề cơ bản quyết định thời điểm lưu kho con tàu có thể là ngân sách hoặc số nhiên liệu hạt nhân còn lại mà con tàu đang sở hữu.

Hiện nay, chiếc GW này đang neo đậu tại khu vực biển Nhật Bản, gần khu vực Biển Đông, nơi có căn cứ Hải quân Mỹ ở Yokosuka và Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản. Như vậy, chính phủ Nhật sẽ hỗ trợ phần nào các chi phí sửa chữa, bảo dưỡng GW. GW cũng sẽ không tốn nhiều nhiên liệu so với các tàu sân bay khác của Mỹ khi phải trải qua hành trình từ Đại Tây Dương tới Thái Bình Dương, bởi địa bàn tác chiến của nó chính là ở Thái Bình Dương.

Nhưng Hải quân cũng sẽ tiết kiệm hàng triệu USD nếu con tàu này ngừng hoạt động trong 20 năm hoặc lâu hơn. Khi con tàu lưu kho, hải quân không những không phải trả lương cho thủy thủ đoàn 2.700 người như hiện nay mà còn cắt giảm được ngân sách huấn luyện thủy thủ mới. Một thống kê tiết kiệm tương tự cũng sẽ đạt được nếu cho lưu kho những phi cơ trang bị trên tàu.

Hải quân sẽ không cần 70 chiến đấu cơ trang bị trên tàu sân bay như vậy nữa, và sẽ cắt giảm đáng kể chi phí huấn luyện phi công và chi phí vận hành phi đội.

Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2011

>> Sức mạnh tàu sân bay hiện có của các nước thế nào?



Sở hữu tàu sân bay, những căn cứ không quân trên biển, trung tâm của mỗi hạm đội đã là khó, chế tạo chúng càng khó hơn.

Tàu sân bay Garibaldi, Italia

Tàu sân bay Garibaldi dài 180 m, rộng 23,8 m, mớn nước 6,7 m, lượng choán nước chuẩn 10.100 tấn – tối đa 13.370 tấn, thiết bị động cơ là 4 tuabin khí LM-2500, tổng công suất 80.000 mã lực, 2 chân vịt, tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ, khả năng chạy liên tục 7.000 hải lý với vận tốc 20 hải lý/giờ. Đường băng thẳng, dài 173,8 m, rộng 30,4 m, đầu trước đường băng vát lên 6,5 độ, có thể làm nơi đỗ cho 6 máy bay cất/hạ cánh thẳng đứng AV-8B Harrier II hoặc 6 trực thăng SH-3D Sea King.

Kho chứa máy bay được xây dựng ở dưới sàn tàu, dài 110 m, rộng 15 m, cao 6 m, tổng diện tích 1.650 m2, có thể đậu 12 chiếc AV-8B hoặc 12 chiếc Neptune. Cấu trúc tầng trên của mạn tàu phải ở cả trước và sau đều có 1 thang máy, dài 18 m, rộng 10 m, tải trọng 15 tấn. Biên chế cả tàu 825 người, trong đó có 550 thủy thủ, 230 nhân viên hàng không, còn lại là nhân viên Bộ Tư lệnh. Tiêu chuẩn máy bay mang theo là 8 chiếc AV-8B và 8 chiếc Sea King, trong trường hợp đặc biệt cũng có thể tải được 16 chiếc AV-8B hoặc 18 chiếc Neptune.


http://nghiadx.blogspot.com

Tàu sân bay Garibaldi được gọi là tàu sân bay có trọng tải nhỏ nhất trên thế giới.


Tàu sân bay Garibaldi là tàu sân bay hạng nhẹ có tính đại diện, xuất hiện sau tàu lớp Invincible, nó là tàu hạng nhẹ hơn so với tàu Invincible, lượng choán nước chỉ bằng 2/3 tàu lớp Invincible, được gọi là tàu sân bay có trọng tải nhỏ nhất trên thế giới. Bề ngoài của nó rất tương đồng với tàu lớp Invincible, cũng được thiết kế đường băng thẳng, phần đầu đường băng chếch 6,5 độ. Trải qua thiết kế cẩn thận, trọng tải tuy nhỏ, nhưng lại mang được 16 – 18 máy bay.

Vũ khí trang bị trên tàu đầy đủ, có thể tấn công, phòng thủ toàn diện như chống hạm, phòng không và chống tàu ngầm, vừa có thể là tàu chỉ huy của hạm đội tàu sân bay, vừa có thể hoạt động độc lập. Động cơ sử dụng tua-bin chạy ga có thể tích nhỏ, trọng lượng nhẹ, khởi động nhanh, điều khiển linh hoạt, làm cho tốc độ đạt 30 hải lý/giờ, hơn nữa có tính cơ động mạnh, từ trạng thái tĩnh đến trạng thái hết công suất chỉ cần 3 phút.

Nhiệm vụ chính của tàu là thực hiện tuần tra cảnh giới ở Địa Trung Hải, chốt chặn và bảo vệ đường hàng hải Eo biển Gibraltar, độc lập hoặc dẫn đầu hạm đội thực hiện nhiệm vụ chống tàu ngầm, phòng không và chống hạm, yểm trợ và chi viện cho tấn công đổ bộ, hộ tống cho đội tàu vận tải, đảm bảo tự do lưu thông hàng hải…

Năm 1993, tàu này bắt đầu mang theo máy bay cánh cố định, từ đó đã nâng cao rất lớn khả năng tác chiến kiểm soát bầu trời, kiểm soát biển của con tàu này. Hiện nay, Italia đã có kế hoạch chế tạo một tàu sân bay mới tương tự tàu Hoàng tử Asturias của Tây Ban Nha, lượng choán nước tối đa 20.100 tấn, máy bay mang theo là 12 chiếc AV-8B, 4 chiếc trực thăng chống tàu ngầm EH101 và 3 chiếc trực thăng cảnh báo sớm EH101.

Tàu sân bay Cavour, Italia

Tàu sân bay Cavour có lượng choán nước là 27.100 tấn, do xưởng đóng tàu Fenkandini của Italia chế tạo, được gọi là tàu chiến động cơ phi hạt nhân mạnh nhất thế giới. Hợp đồng chế tạo tàu sân bay Cavour được ký tháng 11/2000, khởi công vào tháng 6/2001, hạ thủy và trang bị vào tháng 6/2004, bàn giao cho hải quân Italia năm 2008.

Chiều dài: 244 m. Chiều rộng: 39 m. Mớn nước: 8,7 m. Đường băng: 186 m. Lượng choán nước: chuẩn 21.160 tấn, tối đa 27.100 tấn. Động cơ: 88.000 mã lực. Khả năng chạy liên tục: 7000 hải lý, vận tốc 18 hải lý/giờ. Khả năng duy trì: > 18 ngày. Hệ thống động cơ: Hệ thống đẩy COGAG, 4 tuabin khí General Electric/Avio LM2500, 2 chân vịt. Tốc độ: 28 hải lý/giờ.


http://nghiadx.blogspot.com

Tàu sân bay Cavour do Italia chế tạo, được gọi là tàu chiến động cơ phi hạt nhân mạnh nhất thế giới.


Hệ thống vũ khí: 2 khẩu pháo bắn nhanh 76 mm OTO Breda 76/62 SR, 3 khẩu pháo bắn nhanh 25 mm Oto Breda Oerlikon KBA, 4 hệ thống phóng thẳng 8-cell SYLVER A43 (trang bị tên lửa hạm đối không Aster-15).

Máy bay: 12 - 16 chiếc máy bay chiến đấu AV-8B Harrier hoặc máy bay chiến đấu Lockheed Martin F-35B, 3 máy bay cảnh báo sớm EH-101 Mk.112 AEW/HEW, 4 - 6 máy bay trực thăng chống tàu ngầm EH-101, NH-90 hoặc SH -3D; hoặc 30 máy bay trực thăng.

Tàu sân bay Illustrious, Anh

Tàu sân bay hạng nhẹ Illustrious là tàu sân bay lớp Invincible thứ hai của Anh, biên chế tháng 6/1982. Tàu dài 206,6 m, rộng 27,5 m, mớn nước 8,0 m, lượng choán nước chuẩn 16.256 tấn, tốc độ 28 hải lý/giờ. Tàu này thực tế có khả năng mang 20 máy bay (10 máy bay cất/hạ cánh thẳng Seagull, 10 trực thăng Sea King). Vũ khí chính trên tàu là 1 thiết bị tên lửa đối không See Dart, 2 pháo phòng thủ gần 20 mm, 2 khẩu pháo 20 mm.


http://nghiadx.blogspot.com

Tàu sân bay hạng nhẹ Illustrious là tàu sân bay lớp Invincible thứ hai của Anh.


-Chiều dài: 206,6 m. Chiều rộng: 27,7 m.
- Lượng choán nước: chuẩn 16.000 tấn; tối đa 20.300 tấn.
- Động cơ chính: 4 tuabin khí Olin Phillips TM-3B.
- Tổng công suất: 112.000 mã lực, 2 chân vịt.
- Tốc độ tối đa: 28 hải lý/giờ.
- Khả năng chạy liên tục: 7000 hải lý, vận tốc 18 hải lý/giờ.
- Biên chế: 1.051 người, trong đó 685 thủy thủ, 366 nhân viên hàng không.
- Máy bay mang theo chuẩn là 8 máy bay chiến đấu cất/hạ cánh thẳng Sea Harrier và 12 máy bay trực thăng Sea King.

Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov, Nga

Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov là tàu sân bay đầu tiên mang theo máy bay cánh cố định do Nga (Liên Xô cũ) sản xuất. Tàu này từng 3 lần đổi tên, chính thức đi vào hoạt động năm 1991. Hệ thống vũ khí trang bị trên tàu đầy đủ, uy lực mạnh. Lượng choán nước tối đa 58.500 tấn, chiều dài 304,5 m, chiều rộng 37 m, đường băng rộng 70 m, mớn nước 10,5 m. Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov hiện là tàu sân bay duy nhất của hải quân Nga, sẽ tiến hành cải tiến hiện đại hóa toàn diện vào năm 2012 và hoàn thành vào năm 2017.

Tàu Đô đốc Kuznetsov được trang bị hỏa lực phòng không mạnh. Chủ lực là 4 tên lửa phòng không phóng thẳng SA-N-9, với 192 đầu đạn, tầm bắn là 15.000 m; ngoài ra còn có 8 hệ thống phòng thủ gần Cads-N-1, 2 pháo 30mm6, 8 tên lửa tầm ngắn SA-N-11, tầm phóng của pháo là 2.500 m, tầm bắn tên lửa là 8.000 m; hơn nữa còn có 4 pháo 30 mm 6 nòng AK-630, tầm bắn 2.500 m, tốc độ bắn 3000 phát/phút.


http://nghiadx.blogspot.com

Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov là tàu sân bay đầu tiên mang theo máy bay cánh cố định do Nga (Liên Xô cũ) sản xuất.

Điểm đặc biệt của tàu Đô đốc Kuznetsov ở chỗ, nó là một “khối hỗn hợp” tuyệt vời: Nó vừa có có 2 đoạn đường băng xiên thẳng riêng có của tàu sân bay kiểu hạm đội, vừa có đường băng cất cánh kiểu ski jump cong 12 độ thông dụng của tàu sân bay hạng nhẹ; không có máy phóng, nhưng có thể bảo đảm cất/hạ cánh cho máy bay chiến đấu cánh cố định hạng nặng.

Điều kỳ diệu này nằm ở sự kết hợp giữa phương thức cất cánh kiểu ski jump (do Anh sáng tạo) với máy bay chiến đấu Su-27 có tính năng khí động học nổi trội. Trong điều kiện hy sinh tính năng tác chiến của máy bay, cuối cùng Nga đã sở hữu “tàu sân bay cỡ lớn”, nhưng họ tự xưng là “tàu tuần dương mang theo máy bay”.

Sau khi tàu Đô đốc Kuznetsov đi vào hoạt động, hải quân thế giới đã xuất hiện phương thức cất cánh mới trên tàu sân bay, đó là cất cánh kiểu ski jump, hạ cánh nhờ cáp hãm đà. Trong điều kiện thông thường, máy bay được sử dụng là: 20 máy bay chiến đấu Su-33, 15 máy bay trực thăng chống tàu ngầm Ka-27, 4 máy bay huấn luyện Su-25UGT và 2 máy bay trực thăng cảnh báo sớm Ka-29RLD.

Tàu sân bay Charles de Gaulle, Pháp

Tàu sân bay hạt nhân Charles De Gaulle được Bộ trưởng Quốc phòng Pháp ký lệnh chế tạo vào tháng 2/1986. Tháng 1/1987, Charles de Gaulle R91 cuối cùng đã hoàn thành bản thiết kế tại nhà máy đóng tàu Brest. Tháng 11/1987 bắt đầu cắt tấm thép đầu tiên, tháng 4/1989 bắt đầu lắp ráp tại cảng nhà máy đóng tàu Brest, tháng 7/1994 hạ thủy, tháng 9/2000 chính thức hoạt động. Tàu sân bay Charles de Gaulle không chỉ là tàu sân bay chạy bằng động cơ hạt nhân đầu tiên của Hải quân Pháp, mà nó còn là tàu sân bay hạt nhân duy nhất không phải của hải quân Mỹ.

Tàu sân bay Charles de Gaulle ban đầu có ý định trang bị vũ khí là tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ, nhưng Mỹ không bán cho Pháp. Pháp đành phải hợp tác với Anh phát triển tên lửa Storm Shadow. Tàu Charles de Gaulle hoạt động không lâu thì tên lửa hành trình Storm Shadow được phát triển thành công. Người Pháp vô cùng mừng rỡ, đã lập tức trang bị tên lửa Storm Shadow cho tàu Charles de Gaulle. Storm Shadow là loại tên lửa hành trình tàng hình đầu tiên trên thế giới.


http://nghiadx.blogspot.com

Tàu sân bay Charles de Gaulle không chỉ là tàu sân bay chạy bằng động cơ hạt nhân đầu tiên của Hải quân Pháp, mà nó còn là tàu sân bay hạt nhân duy nhất không phải của hải quân Mỹ.


Sử dụng hệ thống kiểm soát hỏa lực mới là một cải tiến quan trọng khác của tàu sân bay Charles de Gaulle, bao gồm hệ thống SAAM-FR và hệ thống SAAM-IT. Hệ thống SAAM-FR được hợp thành bởi một bộ hệ thống kiểm soát hỏa lực (gồm radar Arabal tích hợp), thiết bị phóng thẳng SYLVER và tên lửa Aster 15. Còn hệ thống SAAM-IT được hợp thành bởi một bộ hệ thống kiểm soát hỏa lực (gồm radar EMPAR tích hợp), thiết bị phóng thẳng SYLVER và tên lửa Aster 15. Hệ thống kiểm soát hỏa lực mới có thể dùng cho thực hiện nhiều nhiệm vụ, đối phó với các mối đe dọa trong tương lai.

Máy bay chiến đấu Rafale trang bị cho tàu sân bay Charles de Gaulle cũng đã được nâng cấp về công nghệ, tính năng của nó đã được phát triển rất lớn, không những có khả năng tác chiến trên không rất mạnh, mà còn có khả năng tấn công đối đất nhất định. Khi sử dụng trên mặt biển, hệ thống theo dõi địa hình đã có thể bảo đảm cho Rafale bay thấp với độ cao chỉ là 30,5 m. Rafale F3 được đưa vào hoạt động trước năm 2007 và là loại máy bay chiến đấu đa năng toàn diện.

Tàu sân bay NAe São Paulo, Brazil

Tàu sân bay NAe São Paulo là tàu Fock được Brazil mua từ Pháp năm 2000, là tàu sân bay duy nhất của hải quân Brazil hiện nay. Tàu này vốn là tàu Fock, thuộc lớp Clemenceau được biên chế cho hải quân Pháp năm 1963, lượng choán nước là 32.780 tấn, dài 265 m, rộng 31,7 m, có thể mang theo 37 máy bay chiến đấu cánh cố định, 2 máy bay trực thăng. Tàu này có thể mang theo 1.300 thủy thủ.


http://nghiadx.blogspot.com

Tàu sân bay NAe São Paulo là tàu Fock được Brazil mua từ Pháp năm 2000. Đây là tàu sân bay duy nhất của hải quân Brazil hiện nay.


- Lượng choán nước tối đa: 32.780 tấn. Chiều dài: 265 m.Chiều rộng: 31,7 m.Đường băng rộng nhất: 51,2 m.
- Mớn nước: 8,6 m. Thiết bị động cơ: Động cơ thông thường, 2 tua bin hơi, 2 chân vịt. Công suất: 92,65 MW (126.000 mã lực).
- Tốc độ: 32 hải lý/giờ. Khả năng chạy liên tục: 7.500 hải lý, vận tốc 18 hải lý/giờ.
- Vũ khí trang bị chính: 2 hệ thống tên lửa phòng không Sidewinder, 2 hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn West Wind, 4 pháo nòng đơn 100 mm.
- Máy bay: 37 máy bay cánh cố định, 2 máy bay trực thăng. Biên chế: 1.017 thủy thủ, 672 nhân viên hàng không.

Tàu sân bay Virrat, Ấn Độ

Tàu sân bay Virrat nguyên là tàu HMS Hermes của hải quân Hoàng gia Anh. Trong hải chiến quần đảo Malvinas giữa Anh và Argentina, tàu này đã đóng vai trò không nhỏ khi tham chiến với tư cách là tàu chỉ huy của hạm đội đặc nhiệm Anh.


http://nghiadx.blogspot.com

Tàu sân bay Virrat nguyên là tàu HMS Hermes của hải quân Hoàng gia Anh.


Tháng 4/1986, hải quân Ấn Độ đã mua con tàu này của Anh có giá khá rẻ 25 triệu bảng Anh, sau khi được cải tạo và đại tu đã đổi tên là Virrat; đồng thời còn mua 12 máy bay chiến đấu cất/hạ cánh cự ly ngắn/thẳng đứng Sea Harrier để trang bị cho tàu sân bay.

Tàu có lượng choán nước chuẩn là 23.900 tấn - tối đa 28.700 tấn; chiều dài 226,9 m, chiều rộng 27,4 m, mớn nước 8,7 m; thiết bị động cơ là 2 tua bin khí, công suất tối đa là 76.000 mã lực, tốc độ tối đa 28 hải lý/giờ. Tàu sân bay Virrat đã qua nhiều lần cải tạo, chủ yếu có nhiệm vụ chống tàu ngầm, kiểm soát trên không và chỉ huy.

Tàu sân bay Chakri Naruebet, Thái Lan

Tháng 3/1992, Hải quân Hoàng gia Thái Lan đã ký với Công ty đóng tàu Bazin, Tây Ban Nha, đặt mua một tàu sân bay hạng nhẹ trang bị máy bay trực thăng và máy bay cất/hạ cánh cự ly ngắn thẳng đứng Harrier, do nhà máy đóng tàu Faroe của công ty này chế tạo. Qua chưa đến 4 năm thiết kế và thi công, tháng 1/1996 70% lượng công việc đã hoàn thành, đến ngày 20/1 hạ thủy. Hoàng hậu Sirikit của Thái Lan đã thân chinh đến Tây Ban Nha, cùng với Nữ hoàng Tây Ban Nha là Sofia tổ chức buổi lễ hạ thủy, Tư lệnh hải quân hai nước cũng đã tham gia buổi lễ long trọng này.

Tàu sân bay hạng nhẹ này của hải quân Hoàng gia được quốc vương Thái Lan đặt tên là Chakri Naruebet. Chakri là tên của quốc vương khai quốc của vương triều Bangkok. Đồng thời, công bố số hiệu tàu là 911.


http://nghiadx.blogspot.com

Tàu sân bay hạng nhẹ này của hải quân Hoàng gia được quốc vương Thái Lan đặt tên là Chakri Naruebet. Chakri là tên của quốc vương khai quốc của vương triều Bangkok.


Sau khi hạ thủy, tiến triển của công trình vẫn rất thuận lợi, đến tháng 10, tàu sân bay cơ bản hoàn thành và có thể đi vào giai đoạn thử nghiệm trên biển. Theo đó, hải quân Thái Lan đã cử lực lượng tiếp nhận đến Tây Ban Nha cùng tàu ra biển, trải qua khoảng nửa năm vừa thử nghiệm vừa giao nhận, đến ngày 20/3/1997, tàu này đã được bàn giao cho hải quân Thái Lan.

Từ khi ký hợp đồng cho đến khi bàn giao chỉ có 5 năm, đây là thành tựu đáng tự hào của nhà máy đóng tàu, bởi vì trước đó họ đã mất đến 10 năm để chế tạo tàu sân bay hạng nhẹ Hoàng tử Asturias cho hải quân Tây Ban Nha. Sau khi bàn giao, tàu sân bay rời bến cảng nhà máy đóng tàu, đến căn cứ Rota của hải quân Tây Ban Nha, tiếp tục tiến hành huấn luyện khoảng 4 tháng cho thủy thủ.

Với sự giúp đỡ của hải quân Tây Ban Nha, tiến hành các bài tập huấn luyện gồm cả tác nghiệp bay, để lực lượng tiếp nhận nắm được thao tác kỹ thuật. Đến tháng 8/1997, hải quân Hoàng gia Thái Lan đã đón tàu về nước, đóng tại căn cứ hải quân lớn nhất Thái Lan là Sattahip. Sau đó, Thái Lan đã tự trang bị thêm một số vũ khí, hệ thống tác chiến và các hệ thống điện, nước làm mát, khí nén, điều hòa, những hệ thống đó đã được thiết kế từ trước, chỉ cần lắp đặt là xong. Tàu sân bay đã chính thức được đưa vào sử dụng năm 1998.

Tàu sân bay Hoàng tử Asturias, Tây Ban Nha

Tàu sân bay Hoàng tử Asturias được cải tiến dựa trên thiết kế tàu kiểm soát biển của Mỹ. Nó có thể mang theo máy bay cất/hạ cánh cự ly ngắn thẳng đứng và máy bay trực thăng, là một tàu sân bay hạng nhẹ hiện đại khác của Tây Ban Nha.

Năm 1990, con tàu này được cải tạo một phần, tiến hành cải tiến đối với kiến trúc tầng trên kiểu đảo, làm cho khoang chính được bố trí hợp lý hơn, máy bay trên bãi đỗ được bố trí thiết bị bảo vệ; ngoài ra đã cải tiến điều kiện ở, làm cho tàu có thể tăng thêm 6 sĩ quan và 50 nhân viên kỹ thuật.


http://nghiadx.blogspot.com

Tàu sân bay Hoàng tử Asturias được cải tiến dựa trên thiết kế tàu kiểm soát biển của Mỹ.


Trong năm đầu tiên khởi công tàu này, Mỹ từng cấp vốn vay là 150 triệu USD, chi phí chế tạo ước tính khoảng 275 triệu USD.

- Lượng choán nước tối đa: 17.188 tấn. Chiều dài: 195,9 m. Chiều rộng: 24,3 m.
- Mớn nước: 9,4 m. Thiết bị động cơ: động cơ thông thường, 2 tua bin khí, chân vịt đơn. Công suất: 34,1 MW (46.400 mã lực).
- Tốc độ: 26 hải lý/giờ. Khả năng chạy liên tục: 6.500 hải lý, vận tốc 20 hải lý/giờ.
- Vũ khí trang bị chính: 4 hệ thống vũ khí tác chiến tầm ngắn 20 mm.
- Máy bay: 12 chiếc máy bay cất/hạ cánh cự ly ngắn thẳng đứng (V / STOL), 16 trực thăng.
- Nhân viên: 555 thủy thủ, 208 người gồm chỉ huy và nhân viên hàng không.

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011

>> Nhận diện 5 sát thủ đình đám của tàu sân bay



Các chiến đấu cơ của tàu sân bay, tàu chiến là con cưng của bầu trời "chiến", luôn thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận bởi tính chất đặc biệt của chúng.


Các chiến đấu cơ được trang bị cho tàu sân bay hay tàu chiến đều sử dụng tàu sân bay và tàu chiến như là một đường băng, chúng được sử dụng để tấn công các mục tiêu trên không, trên biển, dưới nước và mặt đất, hoặc thực hiện các nhiệm vụ cảnh báo sớm, do thám, tuần tra, hộ tống, thả mìn, rà phá bom mìn và hạ cánh thẳng đứng. Đây là lực lượng quan trọng để giành và giữ quyền kiểm soát, quyền làm chủ biển trên chiến trường biển.

Căn cứ vào phạm vi sử dụng, các chiến đấu cơ này của hải quân được chia thành nhiều loại: máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, máy bay tuần tra chống tàu ngầm, máy bay vận tải và máy bay cứu hộ. Chúng có tính năng khác nhau, tiêu chuẩn đánh giá khác nhau.

Bee giới thiệu 5 loại máy bay nổi tiếng hiện đang được trang bị cho tàu chiến.

1. Máy bay tấn công Super Hornet F/A-18E/F

F/A-18E/F là máy bay chủ lực hiện nay của tàu chiến hải quân Mỹ, là biểu tượng của sức mạnh hải quân Mỹ. Ở đâu có tàu sân bay Mỹ, ở đó không thể thiếu bóng dáng Super Hornet. Nó chủ yếu được sử dụng cho phòng không hạm đội, và có thể được sử dụng cho tấn công đối đất.



Máy bay chiến đấu Super Hornet F/A-18E/F của quân đội Mỹ.


F/A-18E/F được trang bị cho tàu sân bay dựa trên nền tảng F/A-18C. Trong đó, F/A-18E là loại 1 chỗ ngồi, còn F/A-18F là loại 2 chỗ ngồi.

So với F/A-18C/D, loại máy bay này tiếp tục kế thừa được ưu điểm là độ tin cậy và khả năng bảo vệ tốt, khả năng bay tốt và phóng vũ khí có độ chính xác cao, đồng thời đã được nâng cấp về nhiều mặt gồm: thiết kế ngoại hình theo hướng tăng cường khả năng tàng hình; trang bị radar APG-79 với khả năng định vị được xe đang di chuyển hay đứng im với phạm vi tầm bắn của vũ khí điển hình, độ chính xác đạt 0,1 - 0,3 m; hành trình và tải trọng được tăng đáng kể; khả năng tấn công chính xác vào ban đêm và khả năng tác chiến thông tin tốt hơn.



Các chủng loại vũ khí được lắp đặt trên Super Hornet F/A-18E/F.

Các thông số chính:

- Thời gian đưa vào sử dụng: tháng 6/2002.
- Tính năng: Dài 18,31 m, cao 4,88 m, sải cánh (chứa tên lửa) 13,62 m, (gập cánh) 9,32 m, diện tích cánh 46,45 m². Trọng lượng rỗng 13.387 kg, nhiên liệu tối đa ở bên trong 6.531 kg, nhiên liệu tối đa bên ngoài 4.436 kg, khả năng tải trọng tối đa bên ngoài là 8.051 kg, trọng lượng cất cánh (nhiệm vụ tấn công) là 29.937 kg. Tốc độ bay tối đa M1.8 +, tốc độ tối đa (lực đẩy trung bình) là M1.0 +, trần bay 15.240 m, thời gian tuần tra trên không (mang 6 quả tên lửa cự ly trung bình, 3 thùng dầu phụ 1.818 lít, cách tàu sân bay 278 km) là 2 giờ 15 phút.

- Hệ thống vũ khí: 2×AIM-9 Sidewinder ở 2 đầu cánh; AIM-120 AMRAAM; AIM-7 Sparrow; AGM-84 Harpoon; AGM-88 HARM; AGM-65 Maverick; Bom AGM-154 Joint Standoff Weapon; Bom thông minh JDAM; loạt bom mục đích thông thường Mk80; CBU.

2. Máy bay chiến đấu Rafale M

Rafale là máy bay chiến đấu đa năng do công ty Dassault, Pháp nghiên cứu chế tạo cho hải quân, không quân Pháp. Loại máy bay này có 2 động cơ, cánh tam giác, có tính linh hoạt cao. Máy bay chiến đấu 1 chỗ ngỗi Rafale M thiết kế cho hải quân đã đưa vào trang bị cho tàu sân bay từ năm 1998.



Máy bay chiến đấu một chỗ ngồi Rafale M của hải quân Pháp.


Rafale có thể hoàn thành các nhiệm vụ như tấn công đối đất, chiếm ưu thế trên không vào cả ban đêm và trong mọi điều kiện thời tiết. Nó có tính cơ động và nhanh nhạy cao, có thể cất cánh và hạ cánh trong cự ly ngắn, có khả năng tác chiến vượt tầm nhìn và khả năng tàng hình nhất định. Tính năng chung của nó đan xen giữa máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba và thế hệ thứ tư.

So với Rafale C, Rafale D, Rafale E, thì Rafale M đã có một số cải tiến về thân máy bay để thích ứng khi cất cánh, hạ cánh trên tàu sân bay. Mỗi chiếc Rafale có giá rất đắt, hiện chưa xuất khẩu. Ralafe đã tham gia không kích Libya vừa qua.

Các thông số chính:

- Thời gian đưa vào sử dụng: năm 1998.
- Tính năng: Dài 15,3 m, cao 5,34 m, sải cánh 10,9 m, diện tích cánh 46 m², trọng lượng rỗng 9.060 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 21.500 kg, tốc độ tối đa 2.0 Mach, bán kính tác chiến 1.093 km.

- Hệ thống vũ khí: Được trang bị một pháo 30 mm GiatM, tốc độ phóng 2.500 phát/phút; tổng cộng có 13 giá treo ở bên ngoài (loại của không quân là 14), tải trọng (đạn dược) bình thường là 6.000 kg, tải trọng tối đa 8.000 kg; khi thực hiện nhiệm vụ đánh chặn có thể mang theo 8 quả tên lửa "Mika" và 2 thùng dầu phụ; khi tấn công đối đất có thể mang theo 16 quả bom, 2 quả tên lửa "Mika" và 2 thùng dầu phụ 1.300 lít.

3. Máy bay chiến đấu Su-33

Su-33 là máy bay tác chiến chủ lực của tàu sân bay Nga, đồng thời là máy bay chiến đấu hạng nặng duy nhất được trang bị cho tàu chiến trên thế giới hiện nay, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ như giành quyền kiểm soát trên không, phòng ngự hạm đội, chi viện trên không và do thám.



Máy bay chiến đấu Su-33 đang bay với tốc độ cao.

Năm 1975, trên nền tảng Su-27, Cục Thiết kế Sukhoi của Liên Xô đã bắt đầu nghiên cứu phát triển máy bay trang bị cho tàu chiến, mô hình ban đầu được đánh số là T10K. Tháng 8/1987 thực hiện chuyến bay đầu tiên, khi đó gọi là Su-27K, tháng 11/1989 lần đầu tiên được thử nghiệm trên tàu sân bay mang tên Tbilisi (tức Kuznetsov sau này), không lâu sau đổi tên thành Su-33, NATO gọi là Flanker-D. Tháng 4/1993 được trang bị cho Hải quân Nga, tháng 8/1998 chính thức được đưa vào biên chế tác chiến, hiện có 24 chiếc được trang bị cho tàu sân bay Kuznetsov của Nga.



Máy bay Su-33 trên tàu sân bay của hải quân Nga.


Các thông số chính:

- Thời gian đưa vào sử dụng: tháng 4/1993.
- Tính năng: Sải cánh 14,7 m (gấp cánh 7,4 m), dài 21,185 m, cao 5,9 m, trọng lượng rỗng 17 tấn, tải trọng mang theo bên ngoài tối đa 6,5 tấn, trọng lượng cất cánh bình thường 29,94 tấn, tốc độ lớn nhất (cao 11.000 m so với mặt đất) 2.300 km/giờ, tốc độ tối thiểu là 240 km/giờ, tầm bay thực tế là 3.000 km, khoảng cách cất cánh (dốc 14 độ) 120 m, trọng lực G tối đa 8G.

- Hệ thống vũ khí: 1 khẩu pháo 30 mm GSh-301 (150 viên đạn); tên lửa không đối không tầm trung R-27; tên lửa không đối không tầm gần R-73; tên lửa chống hạm siêu âm cỡ lớn Kh-41 mới, vận tốc cất cánh tối đa đạt 250 km.

4. Máy bay chiến đấu MiG-29K

MiG-29K là một loại máy bay “xấu số”. Ngay từ năm 1984, chính quyền Liên Xô đã chính thức phê duyệt phát triển máy bay trang bị cho tàu chiến MiG-29K trên nền tảng của máy bay chiến đấu MiG-29; năm 1989, MiG-29K đã thử nghiệm cất cánh và hạ cánh thành công trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov; đến giữa năm 1992, hai máy bay nguyên mẫu MiG-29K đã hoàn thành 420 lần cất cánh và 80 lần hạ cánh, đặt nền tảng vững chắc trang bị máy bay này cho tàu sân bay.



Máy bay chiến đấu MiG-29K


Tuy nhiên, sau khi Liên Xô sụp đổ, do sự chi tiêu quân sự thiếu hụt nghiêm trọng, quân đội Nga không thể đồng thời phát triển và đặt mua hai máy bay MiG-29K và Su-33. Cuối cùng, lãnh đạo quân đội Nga đành phải từ bỏ MiG-29K có bán kính tác chiến và tải trọng nhỏ hơn, quyết định sử dụng Su-33.

Năm 1996, để đáp ứng nhu cầu máy bay của hải quân Ấn Độ, nước có có thể mua tàu sân bay Đô đốc Gorshkov, công ty MiG của Nga đã đề xuất cải tiến MiG-29K nguyên mẫu thành MiG-29K mới cùng với phương án xuất khẩu loại máy bay này 2 chỗ ngồi. Năm 2009, Ấn-Nga đã ký kết một gói thỏa thuận, xuất khẩu máy bay MiG-29K cho Ấn Độ, số phận của loại máy bay này có bước ngoặt.

Đồng thời, trong nội bộ Hải quân Nga ngày càng có nhiều tiếng nói mong muốn thay thế Su-33 của tàu sân bay Kuznetsov bằng MiG-29K mới với giá thành thấp hơn, tính năng tác chiến tổng hợp mạnh hơn, diện tích chiếm dụng ít hơn. Có thể dự kiến, MiG-29K sẽ trở thành lực lượng quan trọng của không quân Hải quân Nga trong tương lai.



Máy bay MiG-29UBK của không quân Ấn Độ tiến hành thử nghiệm tiếp dầu trên không.


Các thông số chính:

- Thời gian đưa vào sử dụng: năm 2010, phục vụ trong Hải quân Ấn Độ.
- Tính năng: Trọng lượng tối đa 22,4 tấn, động cơ là RD-33, lực đẩy là 8.300 kg, tốc độ tối đa là 2.200 km, trần bay hiệu quả là 17.500 m, phạm vi hoạt động là 1850 km; nếu chỉ mang theo 3 thùng dầu phụ, phạm vi của nó có thể đạt 3000 km; tải trọng (đạn dược) là 4,5 tấn.

- Hệ thống vũ khí: 8 loại tên lửa không đối không, gồm R-60MK và R-73E tầm gần, R-77RVV-AE tầm xa và R-27ER/ET tầm trung; về mặt chống hạm, trang bị tên lửa chống radar đầu dò thụ động Kh-31, tên lửa Kh-35 và tên lửa chống radar; về mặt tấn công đối đất, trang bị 25 loại vũ khí, gồm bom dẫn đường chính xác KA B-500KR, Kh-25ML/25MP, Kh-29T, Kh-31G/31A và Kh-35U; ngoài ra còn trang bị bom không dẫn đường, tên lửa, pháo 30 mm GS H-301, luôn sẵn sàng tác chiến với 150 viên đạn.

5. Máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler

EA-18G được công ty Boeing phát triển trên nền tảng Super Hornet F/A-18F hai chỗ ngồi, độ cong cao giúp nó có thể thực hiện rất tốt nhiệm vụ tấn công điện tử (AEA) trên sàn tàu sân bay hoặc trên mặt đất. EA-18G "Growler" có thể mang theo tên lửa không đối đất chống radar, có thể cất cánh, hạ cánh trong cự ly cực ngắn, đồng thời có khả năng gây nhiễu thiết bị điện tử và radar của đối phương. Nó sẽ thay thế EA-6B “Prowler” hiện nay của hải quân Mỹ (trang bị từ năm 1971).



Máy bay tấn công EA-18G Growler do công ty Boeing sản xuất.


"Growler" sử dụng hệ thống radar quét điện tử tiên tiến AESA, hệ thống thông tin đã được cải tiến, hệ thống hỏa lực mạnh hơn (EA-18G có 10 điểm treo vũ khí, còn EA-6B chỉ có 5 điểm treo vũ khí). Ngoài ra, EA-18G có tốc độ bay, khả năng tồn tại trên chiến trường cũng lớn hơn EA-6B.

EA-18G "Growler" có khả năng tấn công điện từ rất mạnh. Dựa vào máy thu chiến thuật ALQ-218V (2) và máy làm nhiễu điện tử chiến thuật mới ALQ-99 do công ty Northrop Grumman thiết kế, EA-18G có thể thực hiện có hiệu quả cao các nhiệm vụ áp chế của hệ thống radar tên lửa đất đối không.

Khác với trước đây, EA-18G có thể thông qua phân tích tần suất phóng tự động theo dõi tư liệu của đối tượng gây nhiễu, áp dụng “phương pháp trắc lượng can thiệp đường cơ sở dài” tiến hành định vị chính xác hơn đối với nguồn bức xạ để thực hiện “gây nhiễu theo kiểu bám sát-ngắm trúng”. Biện pháp này đã tập trung rất lớn năng lượng gây nhiễu, lần đầu đã thực hiện “tấn công chính xác” lĩnh vực phổ điện từ.

Với việc sử dụng công nghệ trên, EA-18G có thể gây nhiễu hiệu quả radar và các thiết bị điện tử khác ngoài 160 km, vượt khỏi phạm vi tấn công của bất kỳ hỏa lực phòng không nào hiện có. Không chỉ như vậy, máy thu chiến thuật ALQ-218 (2) được lắp đặt ở đầu cánh còn là hệ thống duy nhất trên thế giới có thể gây nhiễu hệ thống thông tin của đối phương trong khi bản thân nó vẫn có khả năng nghe lén điện tử.

So sánh EA-18G Growler và F/A-18F Super Hornet:




[Bee news]


Thứ Tư, 8 tháng 6, 2011

>> M-70, giải pháp phi đối xứng đối phó tàu sân bay Mỹ



Không đủ lực phát triển các hàng không mẫu hạm, giới quân sự Liên Xô tính đến chuyện sử dụng các thủy phi cơ ném bom nhằm tạo thế cân bằng.

Ngày 15/8/1956, phòng thiết kế OKB Myasischev nhận quyết định của Hội đồng bộ trưởng yêu cầu thiết kế một loại thủy phi cơ mới vừa thực hiện nhiệm vụ trinh sát, vừa ném bom tầm xa.

Bối cảnh ra đời của yêu cầu đó là Hải quân Mỹ được trang bị khá nhiều hàng không mẫu hạm, năng lực tác chiến cũng vì thế mà mạnh lên rất nhiều.

Trái ngược lại, Liên Xô đang chật vật với các dự án tàu sân bay của mình. Vì vậy, thủy phi cơ được lựa chọn như là một giải pháp tình thế để vươn tầm tác chiến xa bờ. Đây cũng là cách để nhanh chóng cân bằng lực lượng với đội ngũ tác chiến không quân - hải quân hùng hậu của Mỹ.

Khả năng hạ cánh trên biển để tiếp nhiên liệu và vũ khí từ các tàu chiến sẽ cho phép các thủy phi cơ nhanh chóng trở lại chiến trường mà không cần phải quay về các căn cứ trên đất liền như các máy bay khác.


Thủy phi cơ trinh sát ném bom M-70.


Phòng thiết kế OKB đã cho ra đời bản thiết kế thủy phi cơ M-70, bản vẽ của M-70 là một mẫu máy bay cánh tam giác. M-70 có một cánh đuôi đứng và cánh ổn định nằm ngang ngay trên cánh đuôi đứng.

M-70 sử dụng 4 động cơ phản lực, 2 cái ở hai bên cánh đuôi đứng và 2 ở hai bên cánh chính. M-70 có trọng lượng cất cánh khoảng 200 tấn, tốc độ thiết kế khoảng từ 950-1700km/giờ, phạm vi hoạt động khoảng 6500-7500km, trần bay khoảng 18-22km.

M-70 có thể mang theo các thiết bị trinh sát ở sát cánh chính và thân máy bay cũng như bom ở trong khoang.

Nếu so với thủy phi cơ A-55/57, bản thiết kế của M-70 được cho là thực tế và gần với các cấu hình tiêu chuẩn hơn.

Tuy nhiên M-70 vẫn phải chịu chung số phận như A-55/57, dự án đã “chết yểu” trên giấy tờ. Bản vẽ của M-70 không được các quan chức quân đội thông qua.
[BDV news]


Thứ Ba, 7 tháng 6, 2011

>> Bốn 'tử huyệt' của tàu sân bay Trung Quốc



Một trang mạng quân sự Mỹ đã liệt kê 4 nhược điểm cơ bản của tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc (mua từ Ukraine năm 1998).


Một là, tàu sân bay này sẽ hoạt động ở Thái Bình Dương nơi hiện đã tập trung hơn 10 tàu sân bay và tàu chở máy bay của Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ.

Hai là, tiêm kích trên hạm của Trung Quốc J-15 là hàng nhái máy bay Su-33 của Nga, có tính năng chiến đấu thua xa các tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet của Mỹ, ngoài ra, Thi Lang không có các máy bay báo động sớm, tác chiến điện tử và vận tải, và khoảng cách này theo thời gian chỉ có tăng lên.

Ba là, tàu sân bay Trung Quốc có hệ thống phòng vệ cực kỳ yếu kém, không có lực lượng tàu hộ tống hiệu quả gồm các tàu nổi và tàu ngầm.

Bốn là, Trung Quốc đã không giải quyết được vấn đề chế tạo hệ thống động lực tin cậy cho tàu sân bay.

Dưới đây là phân tích cụ thể về các điểm yếu lớn nhất của tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc:

Đơn độc giữa "bầy sói"

Thi Lang sẽ hoạt động ở Thái Bình Dương lúc nhúc tàu sân bay. Thứ nhất, tại đây có các tàu sân bay Mỹ: 5 siêu tàu sân bay hạt nhân đóng tại California, Washington và Nhật Bản, cộng với 6 tàu đổ bộ chở trực thăng ở California và Nhật Bản.

Tổng lượng giãn nước của các tàu sân bay Mỹ là không dưới 700.000 tấn và có thể chở 600 máy bay. “Hải quân Mỹ có thể chở số máy bay trên biển nhiều gấp 2 lần toàn thế giới còn lại cộng lại”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates phát biểu năm 2010. Trong khi tàu sân bay Trung Quốc chỉ có lượng giãn nước 60.000 tấn và chở được không quá 40 máy bay và trực thăng.



Tàu sân bay Thi Lang trong quá trình hoàn thiện.


Nhật Bản có 2 tàu sân bay trực thăng/đổ bộ 18.000 tấn, cộng một chiếc nữa đang đóng. Hiện tại, chúng chỉ chở một ít trực thăng, song chúng cũng có thể chở các tiêm kích tàng hình hạ cánh thẳng đứng F-35B. Cũng có những khả năng tương tự là 4 tàu sân bay 14.000 tấn mà Hàn Quốc dự định đóng và 2 tàu sân bay 30.000 tấn của Australia đang đóng.

Tàu sân bay 12.000 tấn Chari Naruebet là kẻ đứng ngoài vì nó quá nhỏ, chở được một nhóm nhỏ máy bay, nhưng dĩ nhiên nó vẫn có khả năng chở được một số máy bay cất/hạ cánh thẳng đứng cổ lỗ sĩ Harrier.

Ấn Độ và Nga đều có các tàu sân bay thật sự chở các tiêm kích phản lực. Tàu Đô đốc Kuznetsov thực tế là tàu cùng loại, cao tuổi ơn của Thi Lang. Tàu chở khoảng một tá Su-33.

Gần đây, Đô đốc Kuznetsov chủ yếu hoạt động ở Địa Trung Hải. Tàu sân bay 30.000 tấn Viraat của Ấn Độ với 30 chiếc Harrier và trực thăng của nó hoạt động chủ yếu ở Ấn Độ Dương.

Trong tổng số 22 tàu sân bay đang và sẽ hoạt động ở Thái Bình Dương, không có tàu nào thuộc về một quốc gia mà Trung Quốc có thể coi là đồng minh thân cận. Hiện nay, chẳng là lạ khi nhìn thấy các tàu sân bay Mỹ chạy trong hội hình hỗn hợp với các tàu sân bay của Nhật, Hàn, Thái Lan và Ấn Độ. Bắc Kinh chỉ có thể mơ đến chuyện tập hợp được một sức mạnh hải quân quốc tế hùng mạnh nhường ấy dù có hay không có Thi Lang.

Ngoáo ộp không nang vuốt

Tàu sân bay chỉ có sức mạnh khi có không đoàn trên tàu hùng mạnh. Vì thế, Hải quân Mỹ chi hàng năm trung bình 15 tỷ USD cho các máy bay mới, gần như tương đương Không quân Mỹ. Các máy bay hoạt động hiệp đồng về tuần tra, bám và tấn công mục tiêu bên dưới mặt nước và mặt nước và bên trên mặt nước chở người và tiếp cận đến và từ tàu sân bay.



Tiêm kích trên hạm J-15 của Trung Quốc



Máy bay F-18 trên tàu sân bay Mỹ.


Thi Lang không hề có thứ gì gần giống với sự kết hợp các loại máy bay và khả năng đó. Tiêm kích trên hạm J-15 của Trung Quốc chỉ có thể gần tương đương với F/A-18, nhưng với tầm hoạt động ngắn hơn, các sensor thô sơ hơn và ít lựa chọn vũ khí hơn. Trực thăng Ka-28 săn tàu ngầm giống như trực thăng H-60. Trung Quốc cũng không có các máy bay gây nhiễu radar, máy bay cảnh báo sớm.

Một tàu sân bay hạt nhân Mỹ mang trên boong 70 máy bay và trực thăng, trong đó có các tiêm kích F/A-18, máy bay tác chiến điện tử EA-6B hoặc E/A-18G, các máy bay báo động sớm E-2, các máy bay vận tải C-2 và trực thăng H-60. Tàu sân bay của Trung Quốc thua xa khi so với một tiềm lực đa dạng như vậy.

Có tin Trung Quốc đang phát triển máy bay báo động sớm trên hạm dạng Е-2 của Mỹ, song Thi Lang không có máy phóng máy bay bằng hơi nước để giúp các máy bay đó cất cánh.

Trung Quốc cũng đang phát triển trực thăng báo động sớm Z-8, nhưng khả năng của nó làm sao sánh được với tính năng của Е-2. Trong thập kỷ tới, khoảng cách sẽ chỉ có rộng thêm vì Hải quân Mỹ sẽ triển khai các máy bay không người lái trên hạm các loại.

Phòng vệ yếu kém

Để bảo vệ các tàu sân bay trị giá 10 tỷ USD và lực lượng máy bay trên tàu, Hải quân Mỹ huy động nhiều tàu trong số 83 tàu khu trục trục và tàu tuần dương chạy kèm hộ tống mỗi tàu sân bay. Các tàu hộ tống được trang bị các radar AEGIS siêu hiện đại và có thể mang mỗi tàu 100 tên lửa phòng không trở lên. Một cụm tàu sân bay chiến đấu Mỹ sở hữu số radar công suất mạnh và tên lửa trên biển nhiều hơn toàn bộ hải quân của đa số các nước khác.

Hiện nay, Trung Quốc chỉ có thể sử dụng 2 tàu khu trục Type 052C trang bị hệ thống phòng thủ hơi giống AEGIS của Mỹ để hộ tống tàu sân bay. Đây là 2 tàu khu trục có tính năng gần gần với các tàu chiến Aegis của Mỹ, mặc dù một số tàu khác đang được đóng.



Type 052C của Trung Quốc.



Tàu sân bay Mỹ và đội hình.


Thế nhưng Type 052C chỉ mang số tên lửa bằng nửa tàu khu trục Mỹ, radar của nó không thể sánh với khả năng bắt bám đồng thời nhiều mục tiêu của AEGIS. Trên mặt biển, Thi Lang sẽ là chiếc tàu được bảo vệ... theo tiêu chuẩn Trung Quốc.

Tình hình với tàu ngầm bảo vệ tàu sân bay Trung Quốc còn tồi tệ hơn. Trong khi mỗi tàu ngầm Mỹ được hộ tống bởi ít nhất 1 tàu ngầm hạt nhân tấn công có nhiệm vụ tuần tra phía trước tàu sân bay, ngăn chặn các chiến hạm đối phương, nhất là các tàu ngầm, thì hải quân Trung Quốc chỉ có 2 tàu ngầm nguyên tử Type 093, có khả năng tuần tra tầm xa. Con số này quá ít cho nhiệm vụ hộ tống tàu sân bay, cộng thêm các nhiệm vụ khác được giao cho lực lượng tàu ngấm tấn công Trung Quốc.

Nhưng vấn đề khó khăn cho Trung Quốc là hơn là liên lạc tàu ngầm. Để điều phối tàu nổi và tàu ngầm, Mỹ và các hải quân tiên tiến khác dựa vào sự kết hợp các vô tuyến điện tần số cực thấp lắp trên các máy bay chuyên dụng và các vô tuyến điện tần số cao hơn để liên lạc từ tàu nổi đến tàu ngầm.

Trung Quốc không có hệ thống liên lạc hoàn thiện như vậy. Họ không có hệ thống liên lạc tàu ngầm hiện đại do các hệ thống liên lạc vô tuyến điện do Trung Quốc chế tạo không đủ hoàn thiện.

“Do hạn chế về công nghệ liên lạc tàu ngầm, hải quân Trung Quốc hiện chỉ có thể kiểm soát chiến thuật tương đối hạn chế đối với các tàu ngầm của họ”, Garth Heckler, Ed Francis và James Mulvenon viết trong cuốn sách “Lực lượng tàu ngầm hạt nhân tương lai” của Trung Quốc (China’s Future Nuclear Submarine Force) năm 2007.

Như vậy, có lẽ tàu Thi Lang không thể dựa vào các tàu ngầm Trung Quốc để bảo vệ chống tàu ngầm đối phương.

GS Bernard Cole thuộc Học viện Quốc phòng Mỹ bình luận: Với tư cách một sĩ quan hải quân, tôi rất thích nhìn thấy họ (Trung Quốc) xây dựng một hạm đội tàu sân bay ngày càng trở thành mục tiêu ngon ăn cho tàu ngầm.

Mới đây, có tin xưởng đóng tàu Trung Quốc Changxingdao đã lắp cho tàu Thi Lang các đài radar, một số hệ thống điện tử và vũ khí. Cụ thể, tàu đã được lắp 4 anten mạng pha chủ động do Trung Quốc sản xuất. Chủng loại radar lắp trên tàu sân bay không được tiết lộ.

Theo Strategy Page, radar lắp trên tàu Thi Lang có các tham số kỹ thuật giống với các radar của hệ thống Aegis của Mỹ. Ngoài ra, trang thiết bị điện tử cũng đã được đưa lên tàu. Dự đoán, trên tàu Thi Lang sẽ triển khai một hệ thống thông tin-máy tính.

Thi Lang cũng đã được trang bị hệ thống pháo cao tốc Type 730 cải tiến. Đây là pháo 30 mm với 10 nòng quay. Hệ thống vũ khí tầm gần (CIWS) Phalanx của Hải quân Mỹ chỉ có 6 nòng. Pháo mới được chế tạo dựa trên một loại pháo cũ 7 nòng của Trung Quốc, Type 730 có khả năng bắn 5.800 phát/phút.



Pháo cao tốc phòng vệ tầm cực gần của Trung Quốc.

Đây không phải là hệ thống phòng thủ điểm duy nhất trên tàu Thi Lang. Trên tàu cũng đã lắp hệ thống tên lửa phòng không FL-3000N (hệ thống RAM), có khả năng tiêu diệt mục tiêu bay ở cự ly đến 9 km.

Hệ thống này gồm 1 bệ phóng với 24 tên lửa có đường kính 0,12 m, chiều dài 2 m. Một số bức ảnh được đăng tải cho thấy, tàu này còn được lắp ít nhất một bệ phóng tên lửa phòng không FL-3000N (dường như có một bệ phóng như vậy được che bạt bên phải, phía dưới, trên ảnh).

Hệ thống tên lửa phòng không này kiểu này được xem là hiệu quả hơn các hệ thống CIWS sử dụng pháo cao tốc. Các hệ thống phòng không hiện đại này được liên kết với một hệ thống radar mạng pha mới rõ ràng là sao chép của Nga.

Động cơ tậm tịt

Việc chế tạo động cơ phản lực hiện đại cho các máy bay chiến đấu và động cơ turbine khí cho hạm tàu luôn là những nhiệm vụ nan giải nhất về kỹ thuật và công nghệ. Lầu Năm góc đang vấp phải những vấn đề tương tự khi phát triển động cơ cho tiêm kích tàng hình cất cánh đường băng ngắn/hạ cánh thẳng đứng F-35B, và động cơ cho tàu sân bay trực thăng/đổ bộ lớp San Antonio.

Khó khăn với động cơ đã làm chậm việc phát triển trực thăng chiến đấu WZ-10 gần 10 năm, tiêm kích tiên tiến thế hệ mới J-20 đang được trang bị 2 loại động cơ turbine phản lực lưỡng mạch có tăng lực AL-31F của Nga và WS-10A của Trung Quốc.

Có tin Trung Quốc đã mua được hệ thống động cơ cho tàu sân bay Thi Lang từ Ukraine. Tuy chắc chắn tốt hơn bất kỳ động cơ nào do Trung Quốc sản xuất, song các động cơ thủy của Ukraine vẫn kém tin cậy theo tiêu chuẩn phương Tây.

Tàu Kuznetsov lắp động cơ Ukraine do những vấn đề về động cơ mà buộc phải giam chân phần lớn thời gian trong 30 năm qua ở bến cảng để bảo dưỡng vì hỏng hóc liên tục. Mỗi khi tàu này ra khơi, lại có một tàu kéo to tướng chạy kè kè phía sau phòng khi tàu sân bay bị hỏng. Rất có thể tình trạng tương tự cũng xảy ra với tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc, vốn là tàu cùng lớp với tàu sân bay Nga. Nếu cũng như vậy, Thi Lang sẽ là con tàu có bề ngoài hoành tráng với nội thất ọp ẹp.

Nhà nghiên cứu ĐH Quốc gia Chengchi, Đài Loan Arthur S. Ding nói rằng, “Trung Quốc với những lợi ích đang gia tăng trên biển sẽ buộc phải chờ đợi để chế tạo được những tàu sân bay mạnh hơn và tin cậy hơn”.

Bù nhìn giữ dưa: Tàu sân bay dùng để dọa tàu đánh cá

Trong buổi điều trần tại Thượng viện Mỹ vào tháng 4.2011, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, đô đốc Robert Willard đã tuyên bố rằng, ông ta không lo lắng với “khả năng quân sự của tàu sân bay Trung Quốc”.

Tàu sân bay này chỉ có thể là bệ mang huấn luyện để huấn luyện nhân lực, mà có thể mất nhiều năm và thậm chí nhiều thập kỷ thì mới xuất hiện những tàu sân bay nội địa Trung Quốc đầu tiên thực sự hiệu quả về mặt chiến đấu.

Ngay cả khi Thi Lang được sử dụng trong chiến đấu thì khả năng chiến đấu của nó cũng sẽ là tối thiểu. Tuy nhiên, tuần tra các vùng biển tranh chấp thì nó có thể và về mặt này tàu sân bay sẽ gia tăng đáng kể tầm hoạt động của hải quân Trung Quốc.



Tàu sân bay Thi Lang sẽ có vai trò đáng gờm nếu được dùng để... không làm một tàu sân bay.

Bản tin uy tín TTU №801, 11/5/2011 của Pháp thì cho rằng, không được lẫn lộn hiệu ứng công chúng từ sự xuất hiện của tin tức nào đó với hiện thực chiến lược. Đa số các chuyên gia vũ khí và chiến lược hải quân có thái độ hoài nghi đối với tin nói về việc hạ thủy tàu sân bay của Trung Quốc.

Theo thông tin của tình báo Hải quân Nhật, hiệu ứng chiến lược từ việc hạ thủy con tàu sẽ bị hạn chế về thời gian bởi vì để đối phó với hạm đội Mỹ, Trung Quốc sẽ cần phải xây dựng một cụm tàu sân bay vốn gồm nhiều tàu chiến, mà đến được lúc đó thì còn xa.

Lầu Năm góc chú ý hơn đến thành phần không quân của cụm tàu sân bay chiến đấu và cho rằng, tiêm kích trên hạm J-15 chỉ có khả năng sẵn sàng chiến đấu vào năm 2015 và chính thời điểm đó mới có thể coi là thời điểm thực sự hạ thủy tàu Thi Lang.

Trong khi chờ đợi, tàu này sẽ được dùng để huấn luyện nhân lực, sử dụng trực thăng và máy bay cất/hạ cánh thẳng đứng giống như J-18 Đại bàng đỏ mới được thử nghiệm vào tháng 4/2011.

Đài Loan thì cho rằng, tình thế này là mối đe dọa thực sự đối với họ và cho rằng, trong thời gian này, Trung Quốc sẽ bắt tay đóng một tàu sân bay động lực hạt nhân theo thiết kế nội địa với thời điểm hoàn thành khoảng năm 2020.

Trước đây đã có tin vào cuối năm 2011 sẽ bắt đầu chạy thử tàu thi Lang và có thể nhận tàu vào cuối năm 2012. Bộ quốc phòng Trung Quốc dự tính đóng hàng loạt tàu sân bay nội địa dựa trên thiết kế tàu Varyag/Thi Lang.
[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang