Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Jane's Navy International

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Jane's Navy International. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Jane's Navy International. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2011

>> Philippines sắp mua tàu ngầm





Hải quân Philippines dự định trong 9 năm tới mua 1 tàu ngầm để bảo đảm an ninh quốc gia, Jane's Navy International cho hay.

Quyết định này phù hợp xu hướng xây dựng quân đội trong khu vực - trong 2 năm gần đây, các nước láng giềng của Philippines như Indonesia, Malaysia, Singapore và Việt Nam đều đã bắt tay vào xây dựng và củng cố hạm đội tàu ngầm.

Đại diện hải quân Phillipines tiết lộ với Jane's, hiện nay họ đang tiến hành các nghiên cứu nhằm xác định các yêu cầu của nước này đối với tàu ngầm và đánh giá luận cứ cho các kế hoạch này. Trên cơ sở các nghiên cứu này, hải quân Phillipines dự kiến sẽ chuẩn bị đề xuất với Bộ Quốc phòng trong năm tới.

Đại diện hải quân Phillipines cho biết, hiện còn quá sớm để nói đó sẽ là một tàu ngầm mới hay là tàu ngầm đã qua sử dụng. Những khó khăn kinh tế của Philippines nhiều khi đã thúc đẩy họ mua các loại vũ khí trang bị đã qua sử dụng. Chẳng hạn, chiếc tàu cũ của lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ USCGC Hamilton sẽ được chuyển giao trong năm nay để làm kỳ hạm mới của hải quân Phillipines.

Hải quân Phillipines cần có 1 tàu ngầm để mở rộng khả năng tuần tra các vùng biển mà dự đoán là có trữ lượng dầu khí lớn. Các vùng biển này lại có sự tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc và các nước láng giềng trong khu vực và tất cả các nước này đều hoặc là mới mua sắm hoặc chuẩn bị mua sắm tàu ngầm.

Việc mua sắm tàu ngầm là bộ phận của “Kế hoạch hải quân năm 2020” (Sail Plan 2020) xác định chiến lược cân bằng có tính tới những khó khăn tài chính của đất nước của hải quân Philippines. Theo các tài liệu của hải quân Philippines, kế hoạch xác định các nhu cầu của họ về khả năng phản ứng nhanh hơn với các mối đe dọa, xây dựng “các mục tiêu hải quân tin cậy” và xây dựng “các khả năng hải quân hiện đại” vào cuối thập kỷ.

Việc chuyển giao Hamilton cũng là một phần của kế hoạch hiện đại hóa cũng như việc mua sắm các tàu đốc đổ bộ vốn đang ở giai đoạn đàm phán giữa hải quân Philippines và hãng đóng tàu Indonesia PT Pal. Trong số các nhu cầu của hải quân Philippines có bao gồm 1 máy bay tuần tra của không quân bờ biển, 2 tàu tuần tra ven bờ và ít nhất 2 trực thăng đa dụng.

Kinh phí cho các vụ mua sắm này được dự trù trong “Chương trình nâng cao khả năng của Philippines” (Philippines' Capability Upgrade Program). Chương trình gồm 3 giai đoạn, trùng với các nhiệm kỳ tổng thống: 2005-2010, 2011-2016 và 2017-2022. Giai đoạn 2 hiện nay trù tính chi 1 tỷ USD cho mua sắm quốc phòng.

Các đại diện Bộ Quốc phòng Philippines cũng cho biết, quy mô kinh phí có thể tăng lên nhờ lấy từ các khoản chi phi quân sự.

Chi phí quân sự của các nước Đông Nam Á khác trong những năm gần đây bị hạn chế (ngoại trừ Singapore), mặc dù điều đó cũng không ảnh hưởng đến các kế hoạch xây dựng hạm đội tàu ngầm của khu vực. Malaysia đã mua 2 tàu ngầm Scorpene và đưa vào trang bị năm 2009; tháng 6.2009, Singapore đã nối lại việc mua sắm 1 trong 2 tàu ngầm lớp Västergötland (A 17); Việt Nam năm 2009 đã ký với Nga hợp đồng mua 6 tàu ngầm lớp Projekt 877EKM (?); Indonesia, nước đang sở hữu 2 tàu ngầm lớp Type 209 đã công bố ý định mua thêm 2 tàu ngầm của Hàn Quốc hoặc Nga.

Kế hoạch của hải quân Thái Lan mua đến 6 tàu ngầm diesel cũ lớp Type 206A của Hải quân Đức đã được Bộ Quốc phòng này thông qua năm 2011. Tuy nhiên, họ không kịp nhận kinh phí cho chương trình này trước khi giải tán quốc hội và bầu cử ấn định vào ngày 3.7. Hiện nay, dự kiến hải quân Thái Lan sẽ chuẩn bị kế hoạch mua sắm quốc phòng mới để đệ trình chính phủ mới trong năm nay hoặc đầu năm sau.

[Vietnamdefence news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang