Thái Lan đang “âm thầm” trang bị vũ khí mới cho quân đội đặc biệt là hải quân. >> Tàu đổ bộ cỡ lớn được TQ coi trọng >> Hé lộ về tàu đổ bộ chở trực thăng đóng cho Thái Lan Tàu đổ bộ chở trực thăng LPD 791 Angthong của Hải quân, Quân đội Hoàng gia Thái Lan. Mới đây, trên các trang mạng và phương tiện truyền thông của Thái Lan đã xuất hiện một số hình ảnh được chụp vào ngày 4/3/2012 về việc thử nghiệm của tàu đổ bộ chở trực thăng mới LPD 791 Angthong. Tàu đổ bộ chở trực thăng mới LPD 791 Angthong do công ty đóng tàu ST Marine của Singapore, công ty con của tập đoàn Singapore Technologies Engineering, đóng cho Hải quân Thái Lan. Trước đó, vào năm 2008, Công ty đóng tàu ST Marine cũng đã tiết lộ một số thông tin hiếm hoi về việc chuẩn bị ký kết một hợp đồng với Hải quân Thái Lan đóng tàu đổ bộ chở trực thăng LPD (Landing Platform Dock). Tuy nhiên, khi đó không có một thông tin cụ thể về hợp đồng bí mật này cũng như tên chính thức của tàu. Chỉ biết, tàu đổ bộ trực thăng LPD dành cho Hải quân Thái Lan có kết cấu cùng loại với 4 chiếc tàu tàu đổ bộ chở trực thăng loại nhỏ lớp Endurance có chiều dài 141m mà công ty ST Marine thiết kế và chế tạo trong những năm 1996-2001 cho Hải quân Singapore. Điểm khác biệt chủ yếu của tàu đổ bộ chở trực thăng LPD là không có cửa dốc ở mũi tàu mà thay cho nó là các cửa và thang tàu ở mạn phải rộng gần 6m cho phép bốc xếp vũ khí, trang bị nhẹ và di chuyển binh lính. Tuy nhiên, sau này, khi dự án gần hoàn tất, theo một số thông tin rò rỉ cho biết, Hải quân Thái Lan đã ký với ST Marine hợp đồng trị giá 5 tỷ baht (tương đương 144 triệu USD) để thiết kế và đóng tàu đổ bộ chở trực thăng LPD 791 Angthong dài 141 m và một số xuồng đổ bộ vào tháng 11/2008 sau một cuộc thầu quốc tế. Hợp đồng cũng bao gồm việc chế tạo 4 tàu đổ bộ gồm 2 chiếc loại LCM (tàu đổ bộ xe tăng LCM -Landing Craft, mechanised) dài 23 m và 2 xuồng đổ bộ bộ binh LCVP dài 13 m. Hai tàu LCM sẽ được bố trí ở khoang đốc ở đuôi tàu đổ bộ trực thăng LPD, còn 2 xuồng LVCP bố trí trên các giá treo ở 2 bên sườn phần thượng của tàu. Tàu LPD 791 đã được chế tạo tại công ty ST Marine vào tháng 7/2009 và hạ thủy vào ngày 20/3/2011, đang được thử nghiệm các thiết bị. Thời điểm chuyển giao tàu LPD 791 Angthong cho Thái Lan dự kiến là vào giữa năm 2012. Tàu đổ bộ chở trực thăng LPD 791 Angthong do công ty đóng tàu ST Marine của Singapore, một công ty con của tập đoàn Singapore Technologies Engineering, chế tạo cho Hải quân Thái Lan. Tàu LPD 791 Angthong sẽ được dùng để chuyển chở vũ khí, trang bị, các phương tiện cơ động và binh sĩ, tham gia các chiến dịch yểm trợ, tìm cứu và cứu trợ nạn nhân thiên tai. Đặc tính và thiết kế trang bị của tàu Hệ thống động lực của tàu LPD 791 Angthong bao gồm 2 động cơ diesel Catepillar C280-12 mỗi động cơ tạo ra công suất 4.060 KW. Tàu được trang bị thiết bị trợ lái ở mũi. Tốc độ hành trình trên biển là 12 hải lý/giờ, tốc độ cơ động tối đa là 17 hải lý/giờ. Phạm vi hoạt động lên tới 5.000 hải lý. Nguồn điện được cấp bởi 4 máy phát 3512B công suất 900 kW. Công ty Terma Đan Mạch sẽ cung cấp cho tàu LPD 791 Angthong hệ thống chỉ huy chiến đấu C-Flex, radar C-Search và tổ hợp các sensor, bao gồm radar phát hiện mục tiêu bay, mục tiêu mặt nước SCANTER 4100 với hệ thống nhận dạng bạn-thù và hệ thống quang điện tử điều khiển hỏa lực C-Fire với 1 khí tài ảnh nhiệt, 1 camera truyền hình và 1 máy đo tầm xa laser. Tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Endurance của Hải quân Singapore. Hệ thống vũ khí của tàu gồm 1 pháo 76 mm Super Rapid của công ty OTO Melara và 2 giá để lắp các khẩu pháo MSI Seahawk 30 mm. Ngoài ra, trên cầu chỉ huy có thể lắp 2 súng máy. Tàu LPD 791 Angthong dài 141 m, lượng giãn nước 7.600 tấn. Tàu có thể chở 300 binh lính. Thủy thủ đoàn gồm 120 người cộng thêm 15 người của đội bay, tức là gần gấp đôi tàu Endurance của Hải quân Singapore. Tuy nhiên, tàu Endurance lại có trọng tải lớn hơn với lượng giãn nước là 8.500 tấn. Ngoài ra, với biên chế thủy thủ đoàn như vậy, cho thấy tàu đổ bộ chở trực thăng LPD 791 Angthong của Thái Lan có trình độ tự động hóa kém hơn. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân Thái Lan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân Thái Lan. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012
>> Tàu đổ bộ trực thăng Angthong của Thái Lan
Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2012
>> Chakri Naruebet - Tàu sân bay duy nhất Đông Nam Á
Được thiết kế và chế tạo tại nhà máy Izar, Tây Ban Nha, tàu sân bay Chakri Naruebet là "báu vật" của người Thái, vì đây là chiếc hàng không mẫu hạm duy nhất ở Đông Nam Á. >> Các cụm tàu sân bay tiến công - toàn bộ sức mạnh của Mỹ Tàu sân bay HTMS Chakri Naruebet (số hiệu 911) Dựa trên bản hợp đồng kí kết tháng 7/1992, tàu sân bay Chakri Naruebet được đóng tại nhà máy Izar, Tây Ban Nha. Năm 1997, Chakri Naruebet được chuyển giao cho hải quân hoàng gia Thái Lan. HTMS Chakri sẽ đảm nhiệm vai trò là tàu đô đốc chỉ huy và điều khiển, hỗ trợ hạm đội tàu chiến của Thái Lan từ trên không. Ngoài ra, nó còn có trách nhiệm tham gia các hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trên biển. Thiết kế Tàu sân bay HTMS Chakri Naruebet được thiết kế dựa trên tàu sân bay Principe de Asturias, Hải quân Tây Ban Nha. Chakri Naruebet có lượng giãn nước 11.485 tấn, tổng chiều dài là 182,6m. Boong tàu sân bay rộng khoảng 174.6x27.5m, được thiết kế có đường dốc nghiêng 12 độ về phía cuối tàu sân bay sử dụng cho các máy bay Harrier. Khu chứa máy bay cung cấp đủ chỗ cho 10 trực thăng hạng trung hoặc máy bay cất hạ cánh thẳng đứng AV-8S (Harrier). Số lượng thành viên thủy thủ đoàn trên tàu khoảng 600 người Phi cơ chiến đấu trên tàu HTMS Chakri Naruebet có khả năng chở sáu chiếc máy bay AV-8S (Harrier) và sáu trực thăng đa nhiệm S-70B “Seahawk”. AV-8S là máy bay cất cánh đường băng ngắn, hạ cánh thẳng đứng (STOL). AV-8S ban đầu là một phiên bản xuất khẩu cho hải quân Tây Ban Nha được vũ trang pháo, tên lửa, rocket và bom để thực hiện các nhiệm vụ tiêm kích, tấn công hỗ trợ các đơn vị tàu chiến trên biển. Máy bay cất hạ cánh thẳng đứng AV-8S Harrier trên boong tàu sân bay Charki Naruebet S-70B “Seahawk” là trực thăng đa nhiệm có khả năng chống ngầm hoặc chống hạm. Thái Lan đã mua sáu máy bay loại này từ Mĩ và triển khai chúng trên tàu sân bay HTMS Chakri Naruebet. Trực thăng Seahawk được trang bị hai ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ Mk 50/46, hoặc tên lửa chống hạm AGM-119B (tầm bắn 35km). Ngoài ra, nó còn mang được tên lửa không đối đất AGM-114 “Hellfire” để tấn công các tàu cao tốc cỡ nhỏ. Trực thăng đa nhiệm S-70B "Seahawk" trang bị ngư lôi chống ngầm Hệ thống điện tử Theo để xuất đưa ra ban đầu, Chakri Naruebet sẽ được lắp đặt một số thiết bị gồm: radar giám sát trên không tầm trung 3-D và tầm xa 2-D, hệ thống định vị siêu âm, hệ thống tác chiến điện tử, thiết bị đối phó trả đũa. Ngoài ra, tàu còn được trang bị thêm máy phóng tên lửa, hệ thống vũ khí tầmcực gần với pháo 25/30mm. Tuy nhiên, năm 1997 khi được chuyển giao thì HTMS Chakri Naruebet mới chỉ được trang bị hệ thống điện tử cơ bản nhưng không có vũ khí phòng vệ, hệ thống tác chiến điện tử và thậm chí là hệ thống định vị siêu âm, mồi bẫy. Các hệ thống điện tử bao gồm radar giám sát tầm trung 3-D AN/SPS-52C, hệ thống dẫn đường Kelvin Hughes (hoạt động trên dải I), hệ thống định vị vệ tinh MX 1105 Transit/GPS và các thiết bị thông tin liên lạc khác. Vì vậy, cho đến khi tàu sân bay được trang bị giáp, thiết bị cảm biến và hệ thống chiến đầu thì nó phải phụ thuộc hoàn toàn vào đội tàu hộ tống. Năm 1995, Thái Lan đã có ý định bỏ ra 800 triệu USD mua ba tàu ngầm nhưng kế hoạch này đã bị hoãn lại. Thế nên, giờ đây người Thái vẫn chưa sở hữu bất kì một chiếc tàu ngầm nào. Do đó, HTMS Charki Naruebet vẫn phải trông chờ vào sự bảo vệ của đội tàu hộ tống chống lại các cuộc tấn công trên biển và từ tàu ngầm. Hệ thống phòng vệ Theo một số nguồn tin, sau khi được chuyển giao, Thái Lan đã có kế hoạch để trang bị hệ thống vũ khí phòng vệ cho tàu mà Mỹ là nhà thầu chính trong kế hoạch này. Nếu đúng như vậy, có khả năng Chakri Naruebet được trang bị một số loại vũ khí sau: + Tổ hợp vũ khí tầm cực gần Phalanx CIWS. Phanlanx là pháo sáu nòng cỡ 20mm được dùng để phòng không chống máy bay hoặc tên lửa hành trình. Pháo bắn với tốc độ 3.000 viên mỗi phút, tầm bắn 1,5 km. + Chakri được trang bị hệ thống tên lửa đối không RIM-7 Seasparrow. Tên lửa được dùng để chống lại máy bay hoặc tên lửa hành trình. Các tên lửa được chứa trong 8 ống phóng của hệ thống Mk41. RIM-7 dẫn đường bằng ra đa chủ động, tầm bắn khoảng 55km. + Cuối cùng là hệ thống phòng không MBDA Sadral (6 ống phóng) sử dụng tên lửa Mistral. Mistral là tên lửa phòng không tầm ngắn dùng để chống máy bay hoặc tên lửa hành trình, có tầm bắn khoảng 5km. Hệ thống vũ khí tầm cực gần Phanlanx CIWS. Tổ hợp tên lửa đối không RIM-7 Seasparrow. Hệ thống phòng không Sadral mang sáu tên lửa Mistral. Động lực Tàu trang bị bộ truyền động kết hợp động cơ diezen hoặc động cơ tuốc bin khí (CODOG) cung cấp sức đẩy 33.600 mã lực. Đó là sự kết hợp giữa hai cặp động cơ tuốc bin khí GE LM-2500 và động cơ diezen MTU 16V1163 TB83, mỗi động cơ sinh ra 6.437 mã lực. Tốc độ tối đa mà Chakri đạt được là 26,2 hải lý mỗi giờ và tốc độ trung bình khoảng 17,2 hải lý mỗi giờ. Tầm hoạt động lên tới 10.000 dặm nếu chạy với tốc độ 12 hải lý mỗi giờ. |
Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011
>> Thái Lan hoãn kế hoạch mua tàu ngầm
Theo Bangkok Post, Bộ trưởng Quốc phòng Yuttasak Sasipraha quyết định loại bỏ kế hoạch chi 7,5 tỷ baht (257 triệu USD) mua 6 tàu ngầm Type 206A của Đức. Bộ trưởng Yuttasak Sasiprah cho biết, hôm 19/9 ông đã bổ nhiệm Ủy ban giám sát quốc phòng do tướng Jong Sak Panickul – cố vấn Bộ trưởng Quốc phòng đứng đầu. Tàu ngầm Type 206A Ủy ban có trách nhiệm đánh giá lại dự án mua tàu ngầm, mà trước đó vào cuối tháng 4/2011 đã được Hội đồng quốc phòng phê chuẩn mua 6 chiếc Type 206A. Lưu ý rằng, người nắm giữ ghế Bộ trưởng Quốc phòng khi đó là ông Prawit Wongsuwan. “Tôi muốn đánh giá hiệu quả chi phí,” ông Yuttasak nói. “Chính phủ tiền nhiệm đã thông qua việc thành lập hạm đội tàu ngầm và tuyển dụng nhân sự đã hoàn tất nhưng việc thu mua tàu ngầm vẫn đang chờ đợi.” Tướng Yuttasak cũng nói rằng, ông không quan tâm tới thời hạn 30/9 và phía Đức đưa ra cho Hải quân Thái Lan xem xét quyết định mua tàu ngầm đã qua sử dụng Type 206A. Ông nói Hải quân Đức có thể mở rộng thời hạn. “Nhưng nếu Đức từ chối gia hạn, Hải quân có thể đề xuất tàu ngầm tới từ quốc gia khác,” Bộ trưởng quốc phòng nói. Theo nguồn tin từ Hải quân Thái Lan, Ủy ban giám sát quốc phòng đã “tiến cử” các loại tàu ngầm tới từ Nga, Trung Quốc và Hàn Quốc. “Hải quân sẽ để các chính trị gia được lựa chọn,” nguồn tin nói. “Chúng tôi chỉ chờ đợi.” Tàu ngầm tấn công chạy động cơ điện diesel Type 206A có lượng giãn nước 498 tấn (dưới mặt biển), kích thước 48,6x4,6x4,5. Tàu có khả năng lặn sâu tối đa 200m, thủy thủ đoàn 23 người. Type 206A trang bị 8 máy phóng ngư lôi cỡ 533mm. |
Thứ Tư, 17 tháng 8, 2011
>> Trung Quốc giới thiệu trực thăng chống ngầm ở Thái Lan
Trung Quốc đã tổ chức một buổi giới thiệu khá hoành tráng với Hải quân Thái Lan về trực thăng Z-9C.
Một chiếc trực thăng Z-9C đang thả ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ ET-52. Một đoàn đại biểu của Tổng công ty xuất nhập khẩu công nghệ quốc gia Trung Quốc CATIC đã tiến hành hội đàm với các chỉ huy của Hải quân Thái Lan và giới thiệu khá chi tiết về trực thăng chống ngầm Z-9C do CATIC sản xuất. Theo đại diện của Hải quân Thái Lan cho biết, đoàn đại biểu của CATIC đã cung cấp một cách khá chi tiết về trực thăng Z-9 và một biến thể nâng cấp với chức năng chống ngầm cho hải quân là Z-9EC. Nhiều khả năng các trực thăng chống ngầm này sẽ đi kèm cùng với tàu khu trục F-22, biến thể xuất khẩu nâng cấp của tàu khu trục Type-053H2G mà Hải quân Hoàng gia Thái Lan đã ký hợp đồng mua trước đó. Trực thăng Z-9 được sản xuất bởi Tập đoàn công nghiệp hàng không Cáp Nhĩ Tân, dựa trên loại trực thăng AS-365 theo giấy phép của Tập đoàn Eurocopter. Đôi nét về trực thăng chống ngầm Z-9C Trực thăng Z-9C có cấu hình khí động học tương tự biến thể hải quân của trực thăng AS-365 Panther của Pháp. Công tác phát triển được bắt đầu vào những năm 1980, biến thể đầu tiên của máy bay trực thăng này là Z-9B không có khả năng chống ngầm, nó được sử dụng như một máy bay huấn luyện. Biến thể nâng cấp Z-9C được trang bị bổ sung thêm radar tìm kiếm mục tiêu bề mặt và quan trọng hơn cả là biến thể này bắt đầu được trang bị thiết bị điện tử cho nhiệm vụ phát hiện và tác chiến chống ngầm ASW. Z-9C được trang bị một radar tìm kiếm bề mặt KLC-1, băng tần X, radar này được phát triển bởi Viện nghiên cứu điện tử Nam Kinh. Tầm phát hiện mục tiêu cở một tàu đánh cá nhỏ khoảng 92km, phát hiện các mục tiêu cở tàu khu trục trung bình khoảng 118km. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài, radar KLC-1 bộc lộ nhiều hạn chế trong môi trường tác chiến điện tử mạnh. Radar này không đủ công suất để có thể vượt qua các nhiễu chặn, thiếu sự linh hoạt trong chế độ nén xung khi đối phó với nhiễu trả lời. Trực thăng được trang bị hệ thống chống ngầm ASW Type-605, được cho là sao chép lại từ hệ thống tác chiến chống ngầm AN/AQS-13 của Hải quân Mỹ. Hệ thống này bao gồm một phao sonar thụ động được thả xuống dưới nước để phát hiện và định vị tàu ngầm, một máy thu tín hiệu radio cho phép trực thăng nhận tín hiệu của phao sonar ở cự ly 10km khi đang bay với tốc độ 120km/h. Để tác chiến chống ngầm, trực thăng Z-9C có khả năng mang theo 1-2 ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ ET-52. Đây là bản sao từ loại ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ A244 của Italia. Ngư lôi này sử dụng đầu dò âm thanh chủ động hoặc bị động với tầm bắn tối đa là 9,5km. Biến thể mới nhất là Z-9D có khả năng mang theo các tên lửa chống tàu hạng nhẹ TL-10, tên lửa này sử dụng radar dẫn đường chủ động và có tầm bắn tối đa là 15km, đầu đạn nặng 30kg, tốc độ khoảng Mach-0.85. Ngoài chức năng chính là tác chiến chống ngầm, trực thăng Z-9C còn được sử dụng cho mục đích tìm kiếm cứu nạn. Z-9C được trang bị hệ thống tời gắn ngoài với khả năng mang tải trọng tối đa là 250kg, cùng với một hệ thống tìm kiếm mục tiêu hồng ngoại. Trực thăng Z-9C được trang bị 2 động cơ Arriel-IC1, công suất 550kW, tốc độ tối đa khoảng 315km/h, tốc độ hành trình 285km/h, tầm hoạt động 1000km, trần bay 6000m. Phi hành đoàn 2 người, có khả năng mang theo 10 binh lính, tải trong hàng hóa tối đa khoảng 2038kg. |
Thứ Tư, 10 tháng 8, 2011
>> Nhộn nhịp thị trường tàu ngầm Đông Nam Á
Có nhu cầu sở hữu tàu ngầm rất lớn nhưng chưa hội đủ điều kiện tự chế tạo, nên hoạt động mua sắm tàu ngầm ở Đông Nam Á diễn ra hết sức sôi động.
Thái Lan quyết định mua 2 tàu ngầm tấn công Type 206A của Đức. Sôi động nhất thế giới Các chuyên gia quân sự đánh giá, trong các cuộc đối đầu trên biển, ưu thế tác chiến và khả năng dành quyền kiểm soát chiến trường thuộc về nước sở hữu vũ khí lặn được dưới nước. Vì vậy, từ sau 2 cuộc đại chiến thế giới, vai trò tàu ngầm trong hải quân được nâng từ “vũ khí của kẻ yếu” trở thành phương tiện không thể thiếu của các quốc gia muốn vươn lên từ biển. Vị thế của lực lượng này càng trở nên nổi bật ở châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt ở Đông Á, nơi gần đây xuất hiện nhiều thách thức an ninh hàng hải mới. Nghiên cứu mới đây của Viện nghiên cứu hòa bình và xung đột Ấn Độ (Institute of Peace and Conflict Studies) chỉ ra: “Các quốc gia ở khu vực này có khao khát giống nhau là có thể sở hữu những chiếc tàu ngầm có khả năng chiến đấu cao”. Bên cạnh sự thúc đẩy từ nhu cầu quốc phòng, tích lũy tài chính thời gian qua cho phép các nước này mạnh dạn chi trả cho việc mua sắm tàu ngầm. Điều này khiến khu vực trở thành một trong những thị trường tàu ngầm sôi động nhất thế giới. “Chập chững” phát triển lực lượng tàu ngầm Ở Đông Á, trong khi các quốc gia Đông Bắc Á có nền tảng công nghiệp quốc phòng khá vững chắc, đã xây dựng và phát triển lực lượng tàu ngầm của riêng mình từ khá lâu thì thời gian gần đây, các quốc gia ở Đông Nam Á mới đầu tư mạnh cho lực lượng này. Có nhu cầu sở hữu tàu ngầm rất lớn nhưng chưa hội đủ điều kiện tự chế tạo nên các nước Đông Nam Á phải nhập khẩu tàu ngầm từ nước ngoài. Trong đó, bên cạnh một số nước như Singapore, Indonesia, Malaysia đã biên chế một số tàu ngầm cho hải quân, thì các nước khác như Việt Nam, Thái Lan, Philippines mới đang “chập chững” xây dựng lực lượng, thậm chí có nước mới chỉ vạch ra kế hoạch mua tàu ngầm. Điển hình nhất là Philippines. Đang phải chịu áp lực lớn từ tranh chấp chủ quyền biển đảo, quốc đảo này quyết định phải có ít nhất 1 tàu ngầm cho hải quân. Tiết lộ với Tạp chí Jane's Navy International, đại diện Hải quân Philippines cho biết nước này đang tiến hành các nghiên cứu nhằm xác định các yêu cầu đối với tàu ngầm, trên cơ sở đó, sẽ đề xuất với Bộ Quốc phòng về việc mua sắm tàu ngầm trong năm tới. Đại diện Hải quân Phillipines cho biết, hiện còn quá sớm để nói đó sẽ là một tàu ngầm mới hay cũ. Những khó khăn kinh tế của Philippines thường thúc đẩy nước này mua các loại vũ khí trang bị đã qua sử dụng. Là quốc gia đầu tiên và duy nhất sở hữu tàu sân bay ở Đông Nam Á nhưng Hải quân Thái Lan tự coi là “lạc hậu với tàu ngầm”. Hiện nay, nhu cầu sở hữu tàu ngầm của Thái Lan được nhấn mạnh bởi họ có rất ít kiến thức về nó, trong khi công nghệ được nâng cấp liên tục. Tờ Bangkok Post dẫn lời một quan chức Hải quân Thái Lan cho biết: “Một số nước láng giềng còn thanh lý cả tàu ngầm vậy mà lính hải quân Thái Lan chưa khi nào được tiếp xúc với tàu ngầm. Chúng tôi vẫn lạc hậu về công nghệ tàu ngầm”. Đến nay, Chính phủ Thái Lan đã đồng ý mua 2 tàu ngầm tấn công loại Type-206A đã qua sử dụng của Đức. Chi phí cho 2 tàu ngầm này khoảng 220 triệu USD và được thanh toán vào tài khóa 2012. Trước đó, một báo cáo đánh giá thực lực tàu ngầm các nước châu Á – Thái Bình Dương từ phía Trung Quốc cho biết, Thái Lan từng có dự định mua tàu ngầm lớp Amur của Nga hoặc lớp Tống (Song) của Trung Quốc. Hải quân Thái Lan tuyên bố, hầu hết ngân sách quốc gia cần chi cho lĩnh vực kinh tế, vì thế lực lượng này sẽ đề xuất mua tàu ngầm đã qua sử dụng. Tuy nhiên, SAMTO (Trung tâm phân tích buôn bán vũ khí quốc tế của Nga) cho biết, Thái Lan đặt hàng của Đức 6 chiếc trong giai đoạn 2013-2014. Điều này cho thấy, Thái Lan dù mới bắt tay xây dựng nhưng đang có những kế hoạch để tiến nhanh tới việc hoàn thiện lực lượng tàu ngầm. Về phía Việt Nam, trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh, cho biết, “5-6 năm tới ta sẽ có một lữ đoàn tàu ngầm với 6 tàu hiện đại”. Đại tướng khẳng định, Việt Nam mua tàu ngầm là để tự vệ, bảo vệ hòa bình chủ quyền của đất nước. Việc mua sắm tàu ngầm của Việt Nam là để hiện thực hóa chủ trương đưa hải quân tiến thẳng lên hiện đại. Tuy nhiên, mức độ đầu tư phải căn cứ vào khả năng tài chính của đất nước. “Ta quá chú tâm trang bị mua sắm mà đời sống nhân dân khó khăn thì không thể, Đảng nhà nước hết sức thận trọng vấn đề này”, đại tướng Phùng Quang Thanh cho biết. Cái giá không hề rẻ Quả thực, việc sở hữu tàu ngầm không hề rẻ, vì ngoài khoản tiền mua tàu ngầm, chi phí xây dựng và duy trì các hạm đội cũng khá lớn. Đơn cử, Hải quân Malaysia đang biên chế 2 tàu ngầm Scorpene và chi phí để bảo trì cho các tàu ngầm này là 16,5 triệu USD/năm. Theo Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Malaysia, Abdul Latiff Ahmad chi phí trên chưa gồm tiền chi cho phụ tùng thay thế. Đó cũng chưa kể tới các chi phí sửa chữa những lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng như trường hợp Tanka Abdul Rahman, chiếc tàu ngầm lớp Scorpene đầu tiên của Hải quân Malaysia đã không thể nổi lên sau khi lặn xuống, hay việc Singapore cải tiến các tàu ngầm lớp Challenger (lớp Sjoormen trong biên chế Hải quân Thụy Điển) nhằm thích ứng với điều kiện khí hậu sở tại. Dù vậy, các quốc gia trong khu vực chưa hề có ý định ngưng đầu tư cho lực lượng này. Một loạt các kế hoạch mua sắm lớn được vạch ra, ngay với cả các nước đã sở hữu tàu ngầm trong tay. Hải quân Malaysia đang có kế hoạch mua nhiều tàu ngầm loại nhỏ Andrsta cho các nhiệm vụ ven biển. Còn Singapore, nước có lực lượng hải quân hiện đại nhất khu vực, đang sở hữu 4 chiếc tàu ngầm đang dự tính mua 2 chiếc tàu ngầm lớp Vastergotland (cũng của Thụy Điển) để thay thế tàu ngầm lớp Challenger (mua từ 1995). Tàu ngầm Type-209, nguyên mẫu của tàu ngầm lớp Chakra của Đức. Cuối năm 2010, dù đang sở hữu 2 tàu ngầm lớp Chakra (Type-209/1200 của Đức) đã được nâng cấp bởi công ty Hàn Quốc DSME (Daewoo Shipbuilding And Marine Engineering) nhưng Indonesia vẫn bày tỏ mong muốn sớm có 39 tàu ngầm trong tương lai. Thông tin này được hãng tin Antara News dẫn nguồn tin từ Hải quân Indonesia. Theo đó, Phó tư lệnh Hải quân Indonesia, Phó đô đốc Marset cho biết, số tàu ngầm kể trên sẽ được triển khai để đảm bảo việc tuần tra lãnh hải và bảo vệ chủ quyền. Ngoài ra, Indonesia đang có kế hoạch mua bổ sung thêm 2 tàu ngầm nữa trong giai đoạn 2011-2012 bất chấp các khó khăn về kinh tế thời gian qua (kế hoạch này từng bị ngừng do thiếu tiền đầu tư). Các ứng viên cho kế hoạch này của Indonesia là tàu ngầm của Nga, Đức, Pháp, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. Trong đó, 2 nhà cung cấp sau cùng có nhiều khả năng sẽ đồng ý bán tàu ngầm cho Indonesia. Theo nguồn tin quân sự Nga, một quan chức dấu tên trong chính phủ Seoul hy vọng hợp đồng với Indonesia sẽ mở đường cho tàu ngầm Hàn Quốc tiến vào khu vực Đông Nam Á bởi các quốc gia khác như Malaysia, Thái Lan cũng có kế hoạch mua tàu ngầm trang bị cho quân đội. Tốn kém nhưng dẫu sao, còn hơn có tiền mà không mua được như trường hợp Đài Loan. Mắc vào quan hệ địa chính trị phức tạp giữa Trung Quốc và Mỹ, lực lượng tàu ngầm cũ kỹ 4 chiếc của Đài Bắc đang “nằm dài” chờ ngày “hồi sinh”. Trong đó, 2 chiếc có thời gian phục vụ hơn 60 năm chỉ để huấn luyện, 2 chiếc còn lại dù không thể đảm bảo được khả năng bảo vệ lãnh hải hiệu quả nhưng vẫn phải ra khơi. Mỗi lần như vậy, Tư lệnh Hải quân và Tư lệnh hạm lại hết sức lo lắng cho số phận của thủy thủ đoàn. Tháng 10/2010, một đoàn đại biểu quân sự Đài Loan đã đến Moscow để đàm phán các vấn đề mua bán vũ khí trong đó có cả tàu ngầm điện- diesel nhưng xem chừng đây là nhiệm vụ bất khả thi. Theo phân tích thị trường tàu ngầm của nhóm dự báo Forecast International (Mỹ), đến năm 2020, đội tàu ngầm điện-diesel (SSK) thế giới sẽ được bổ sung 71 chiếc, chiếm 64% tổng số tàu ngầm được đóng trong giai đoạn 2011-2020). Chi phí đóng số tàu này ước 30,36% khối lượng thị trường. Theo báo cáo của Nga, giữ vị trí đầu tiên trong danh sách nhà cung cấp tàu ngầm mới lớn nhất thế giới là Đức (17 chiếc với tổng giá trị 6,2 tỷ USD). Trong đó, giai đoạn 2007-2010, Đức đã xuất khẩu 9 chiếc NAPL với tổng giá trị lên tới hơn 3 tỷ USD). Vị trí thứ 2 thuộc về Nga và Pháp. |
Thứ Ba, 21 tháng 6, 2011
>> Philippines sắp mua tàu ngầm
Hải quân Philippines dự định trong 9 năm tới mua 1 tàu ngầm để bảo đảm an ninh quốc gia, Jane's Navy International cho hay. Quyết định này phù hợp xu hướng xây dựng quân đội trong khu vực - trong 2 năm gần đây, các nước láng giềng của Philippines như Indonesia, Malaysia, Singapore và Việt Nam đều đã bắt tay vào xây dựng và củng cố hạm đội tàu ngầm. Đại diện hải quân Phillipines tiết lộ với Jane's, hiện nay họ đang tiến hành các nghiên cứu nhằm xác định các yêu cầu của nước này đối với tàu ngầm và đánh giá luận cứ cho các kế hoạch này. Trên cơ sở các nghiên cứu này, hải quân Phillipines dự kiến sẽ chuẩn bị đề xuất với Bộ Quốc phòng trong năm tới. Đại diện hải quân Phillipines cho biết, hiện còn quá sớm để nói đó sẽ là một tàu ngầm mới hay là tàu ngầm đã qua sử dụng. Những khó khăn kinh tế của Philippines nhiều khi đã thúc đẩy họ mua các loại vũ khí trang bị đã qua sử dụng. Chẳng hạn, chiếc tàu cũ của lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ USCGC Hamilton sẽ được chuyển giao trong năm nay để làm kỳ hạm mới của hải quân Phillipines. Hải quân Phillipines cần có 1 tàu ngầm để mở rộng khả năng tuần tra các vùng biển mà dự đoán là có trữ lượng dầu khí lớn. Các vùng biển này lại có sự tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc và các nước láng giềng trong khu vực và tất cả các nước này đều hoặc là mới mua sắm hoặc chuẩn bị mua sắm tàu ngầm. Việc mua sắm tàu ngầm là bộ phận của “Kế hoạch hải quân năm 2020” (Sail Plan 2020) xác định chiến lược cân bằng có tính tới những khó khăn tài chính của đất nước của hải quân Philippines. Theo các tài liệu của hải quân Philippines, kế hoạch xác định các nhu cầu của họ về khả năng phản ứng nhanh hơn với các mối đe dọa, xây dựng “các mục tiêu hải quân tin cậy” và xây dựng “các khả năng hải quân hiện đại” vào cuối thập kỷ. Việc chuyển giao Hamilton cũng là một phần của kế hoạch hiện đại hóa cũng như việc mua sắm các tàu đốc đổ bộ vốn đang ở giai đoạn đàm phán giữa hải quân Philippines và hãng đóng tàu Indonesia PT Pal. Trong số các nhu cầu của hải quân Philippines có bao gồm 1 máy bay tuần tra của không quân bờ biển, 2 tàu tuần tra ven bờ và ít nhất 2 trực thăng đa dụng. Kinh phí cho các vụ mua sắm này được dự trù trong “Chương trình nâng cao khả năng của Philippines” (Philippines' Capability Upgrade Program). Chương trình gồm 3 giai đoạn, trùng với các nhiệm kỳ tổng thống: 2005-2010, 2011-2016 và 2017-2022. Giai đoạn 2 hiện nay trù tính chi 1 tỷ USD cho mua sắm quốc phòng. Các đại diện Bộ Quốc phòng Philippines cũng cho biết, quy mô kinh phí có thể tăng lên nhờ lấy từ các khoản chi phi quân sự. Chi phí quân sự của các nước Đông Nam Á khác trong những năm gần đây bị hạn chế (ngoại trừ Singapore), mặc dù điều đó cũng không ảnh hưởng đến các kế hoạch xây dựng hạm đội tàu ngầm của khu vực. Malaysia đã mua 2 tàu ngầm Scorpene và đưa vào trang bị năm 2009; tháng 6.2009, Singapore đã nối lại việc mua sắm 1 trong 2 tàu ngầm lớp Västergötland (A 17); Việt Nam năm 2009 đã ký với Nga hợp đồng mua 6 tàu ngầm lớp Projekt 877EKM (?); Indonesia, nước đang sở hữu 2 tàu ngầm lớp Type 209 đã công bố ý định mua thêm 2 tàu ngầm của Hàn Quốc hoặc Nga. Kế hoạch của hải quân Thái Lan mua đến 6 tàu ngầm diesel cũ lớp Type 206A của Hải quân Đức đã được Bộ Quốc phòng này thông qua năm 2011. Tuy nhiên, họ không kịp nhận kinh phí cho chương trình này trước khi giải tán quốc hội và bầu cử ấn định vào ngày 3.7. Hiện nay, dự kiến hải quân Thái Lan sẽ chuẩn bị kế hoạch mua sắm quốc phòng mới để đệ trình chính phủ mới trong năm nay hoặc đầu năm sau. [Vietnamdefence news] |
Thứ Hai, 20 tháng 6, 2011
>> Tàu Hải quân Việt Nam tuần tra và thăm Trung Quốc
Chiều 18/6, tàu HQ-375 và HQ-376 thuộc Đoàn M62 (Vùng D hải quân) chính thức rời bến cảng thực hiện nhiệm vụ của Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân. Hai tàu được giao nhiệm vụ đại diện Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam rời bến đến địa điểm tập kết để cùng với tàu của Hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc tham gia chuyến tuần tra liên hợp trên vùng biển vịnh Bắc Bộ. Đây là đợt tuần tra chung lần thứ 11 kể từ khi hải quân hai nước ký kết thỏa thuận về Quy chế tuần tra liên hợp tháng 10/2005. Đại tá Nguyễn Văn Kiệm, Phó Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân chỉ huy tuần tra phía Việt Nam và làm Trưởng đoàn Hải quân nhân dân Việt Nam đến thăm Trung Quốc. Tham gia đoàn tàu quân sự Việt Nam thăm Trung Quốc có cán bộ chỉ huy các cơ quan Quân chủng Hải quân và thủy thủ hai tàu HQ-375 và HQ-376. Tàu HQ-376 trước khi rời bến lên đường tuần tra. Theo lịch trình, Hải quân hai nước thực hiện chuyến tuần tra liên hiệp bắt đầu từ 8h ngày 19/6 và kết thúc lúc 10h15 ngày 20/6/2011 (theo giờ Hà Nội). Quãng đường tuần tra 306 hải lý, từ điểm 1 đến điểm 10 của tuyến tuần tra cơ bản. Sau khi kết thúc tuần tra liên hợp, tàu của Hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc tiến hành dẫn đường cho hai tàu của Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam hành quân qua eo biển Quỳnh Châu vào cảng Trạm Giang thực hiện chuyến thăm, giao lưu hữu nghị với Hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Chuyến tuần tra này nhằm tiếp tục phát triển mối quan hệ hữu nghị, tăng cường hiểu biết, tin cậy lẫn nhau giữa quân đội và hải quân hai nước. Khu vực tuần tra là vùng biển giáp ranh giữa hai nước trên vịnh Bắc Bộ đã được phân định. Chuyến tuần tra còn nhằm duy trì an ninh, trật tự trên vùng biển; thúc đẩy thực thi Hiệp định nghề cá,duy trì trật tự ổn định các hoạt động sản xuất bình thường của nhân dân hai nước trên vùng biển vịnh Bắc Bộ; trao đổi kinh nghiệm hoạt động của hải quân hai nước. Hoạt động tuần tra chung giữa Hải quân Nhân dân Việt Nam và Hải quân Trung Quốc là hoạt động thường niên. Ngoài giao lưu với Hải quân Trung Quốc, Hải quân Nhân dân Việt Nam còn thực hiện những chuyến giao lưu với Hải quân Thái Lan, Campuchia... [BDV news] |
Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2011
>> Hải quân Thái Lan: Nước đầu tiên có sân bay ở Đông Nam Á
Để duy trì môi trường an ninh biển hòa bình và ổn định, cùng hợp tác và phát triển, các nước ASEAN đang từng bước củng cố lực lượng hải quân của mình. Từ năm 1932, Thái Lan đã có Cục Hải quân trong Bộ Quốc phòng. 65 năm sau, họ trở thành nước đầu tiên trong khu vực sở hữu tàu sân bay. Người Thái không quên Vịnh Thái Lan từng là chiến trường nóng bỏng trong đại chiến thế giới 2. Sự kiện Không quân Nhật Bản đã đánh chìm tuần dương hạm Anh vào ngày 10/2/1941 luôn nhắc nhở Thái Lan phải xây dựng Hải quân tương xứng. "Niềm vinh quang của Vương triều Chakri" Sau nhiều năm chờ đợi, tháng 8/1997, tàu sân bay A. Chakri Naruebet, do hãng Badaneron của Tây Ban Nha đóng, đã được biên chế trong lực lượng Hải quân Thái Lan với số hiệu 911. Việc này đánh dấu mốc Thái Lan chính thức trở thành quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á, thứ 2 châu Á (sau Ấn Độ), và thứ 9 trên thế giới sở hữu tàu sân bay. Tàu sân bay Chakri Naruebet lướt sóng cùng 2 tàu hộ tống. Với lượng giãn nước khi đầy tải lên tới 11.480 tấn, có đường băng dài 174,6m, rộng 27,5m, vũ khí chính của tàu là 15 máy bay (9 máy bay cánh cố định cất cánh đường băng ngắn AV-8S Harrier, 6 trực thăng S-70B Sea Hawk). Vũ khí khác là hệ thống tên lửa phòng không Mk41 LCHR với tên lửa Sea Sparrow, 3 ống phóng tên lửa Mistral, 4 bệ pháo 6 nòng 20mm Vuncan, 2 bệ pháo 30mm… Thủy thủ đoàn trên tàu Naruebet gồm 455 quân nhân hải quân, 146 quân nhân không quân hải quân. Từ khi được biên chế, Naruebet đã thực hiện nhiều nhiệm vụ quân sự và dân sự. Đặc biệt ưu tiên hải quân Để lực lượng trên nhanh chóng tiếp quản, làm chủ và vận hành tàu Naruebet, Hải quân Thái Lan phải trải qua quá trình phát triển lâu dài, tính từ năm 1932 khi Bộ Quốc phòng nước này thành lập Cục Hải quân với quân số 2.000 người với con số không ngừng tăng. Đến năm 1939, có tới 10.000 quân nhân phục vụ cho Hải quân Thái Lan. Những năm 1950-1960, Thái Lan có 27 hải đội, hàng trăm tàu chiến lớn nhỏ, quân số chiếm 22% quân đội. Cuối năm 1971, Hải quân Thái Lan có 25.000 người, trong đó, có lực lượng hải quân đánh bộ biên chế thành 2 trung đoàn. Giữa những năm 1980, Thái Lan thực hiện chương trình mua sắm vũ khí được coi là “lớn nhất và tham vọng nhất trong lịch sử”. Giai đoạn 1983-1986, Hải quân nước này nhận được hàng chục máy bay tiêm kích, trực thăng chống ngầm, một số tàu khu trục, đổ bộ, quét mìn, tuần duyên. Đến năm 1990, trong số 220 tàu của Hải quân Thái Lan có đến 129 tàu chiến đấu. Chiến đấu cơ lên thẳng cánh cố định Harrier. Trên tàu sân bay Chakri Naruebet có 9 chiến đấu cơ loại này túc trực. Bên cạnh hoạt động mua sắm, ngành công nghiệp quốc phòng Thái Lan cũng thu được những kết quả khả quan trong lĩnh vực hải quân như nghiên cứu, cải tiến thành công các tên lửa hải đối hải Harpoon, Sea Sparrow, Exocet, thủy lôi Stinger, đóng tàu tuần tiễu cỡ nhỏ, tàu đổ bộ cỡ trung và nhỏ, đặc biệt tàu đổ bộ xe tăng 3.000 tấn... Giai đoạn 1991 đến nay, cứ 3-5 năm, Hải quân Thái Lan lần lượt thay vũ khí phù hợp với chiến tranh công nghệ cao. Đặt trong bối cảnh Thái Lan tiến hành giảm quy mô lực lượng vũ trang, có thể thấy hải quân nước này nhận được đãi ngộ và ưu tiên đặc biệt. “Từ ven bờ ra đại dương" Đến nay, Hải quân Thái Lan có chính thức 63.000 quân nhân, chịu sự chỉ huy của Bộ Tư lệnh Hạm đội tác chiến (3 hải đội và 10 đội tàu phục vụ, hoạt động trên 3 vùng hải quân, 3 ban chỉ huy trên sông), Bộ tư lệnh Hải quân đánh bộ (1 sư đoàn, 1 trung đoàn độc lập, lực lượng đặc biệt…), Bộ Tư lệnh Phòng không và Bảo vệ bờ biển (3 trung đoàn), Bộ chỉ huy Không quân Hải quân (1 sư đoàn, 1 trung đoàn độc lập, 1 trung đoàn tác chiến điện tử…), Bộ tư lệnh Cảnh sát biển (2 tiểu đoàn dù, 22 đại đội cảnh sát đặc biệt, 70 đại đội cảnh sát biên phòng). Theo kế hoạch quốc phòng 10 năm của Thái Lan, từ 2009-2018, hải quân nước này sẽ thực hiện chương trình “từ ven bờ ra đại dương”. Để làm điều đó, Thái Lan sẽ phát triển binh chủng tàu ngầm (vốn bị trì hoãn do cuộc khủng hoảng kinh tế 1997), đồng thời tiếp tục đầu tư mua sắm tàu khu trục, hộ tống. Tàu sân bay Chakri Naruebet (trên) song hành cùng tàu sân bay Kitty Hawk của Mỹ. Dựa vào tiềm lực của mình, Thái Lan chủ trương tự đóng các chiến hạm và tàu đổ bộ cỡ nhỏ. Với 3 cơ sở công nghiệp quốc phòng: Nhà máy đóng tàu Hoàng gia RTN (có khả năng đóng các pháo hạm, nâng cấp vũ khí nhập ngoại, nghiên cứu đóng tàu ngầm cỡ nhỏ), Ital – Thái Marine (đóng tàu đổ bộ cỡ trung, có thể đóng chiến hạm mang tên lửa có lượng giãn nước 1.000 tấn), Nhà máy Bankok (đóng tàu trinh sát, tàu nghiên cứu biển, tàu đổ bộ nhỏ), Thái Lan hy vọng sẽ vừa trang bị cho hải quân đồng thời, tìm đường xuất khẩu chiến hạm ra thị trường vũ khí thế giới. Để chuẩn bị “ra biển lớn”, Thái Lan còn cho nâng cấp các căn cứ hải quân như Bangkok, Shongkhla, Phanga, Phuket và Mataphut… Trong đó, trọng tâm là căn cứ Satahip cho phép tàu quân sự trên 10.000 tấn ra vào thuận lợi, cùng các căn cứ khác. Bên cạnh đó, Hải quân nước này tiếp tục hoàn thiện cơ cấu chỉ huy và chất lượng quân đội, bổ sung học thuyết quân sự phù hợp với tình hình mới, chú trọng hệ thống kiểm tra, thông tin liên lạc, tăng cường huấn luyện diễn tập với 1 bên và nhiều bên. Hiện nay, Hải quân Thái Lan có 190 tàu các loại, trong đó, tàu chiến đấu mặt nước là 20 (1 tàu sân bay, 10 tàu hộ vệ, 8 tàu tên lửa, 9 tàu hộ tống), 90 tàu tuần tiễu trên biển và ven bờ, 20 tàu quét mìn, 40 tàu và phương tiện đổ bộ (có 6 tàu độ bộ xe tăng LST), 15 tàu phục vụ. Lực lượng Không quân Hải quân Thái Lan có 110 chiếc (15 chiếc trực chiến trên tàu sân bay, 95 chiếc còn lại trú tại các căn cứ ven bờ) Hải quân đánh bộ Thái Lan có 60 xe thiết giáp chở quân, 50 pháo 155mm và 105mm, 30 bệ tên lửa chống tăng… Cảnh sát biển Thái Lan có 140 tàu xuồng (20 tàu ven bờ, 3 tàu xa bờ, 30 xuồng ven biển và 85 xuồng trên sông). [BBCVietnamese news] |
Thứ Tư, 8 tháng 6, 2011
>> Chiến hạm Trung Quốc phải nâng cấp trước thời hạn
Hải quân Hoàng gia Thái Lan buộc phải nâng cấp 2 tàu khu trục lớp Naresuan, biến thể xuất khẩu của Type-053H2 (Trung Quốc) dù thời gian sử dụng chưa được bao lâu. Thái Lan đã thông qua việc nâng cấp các tàu khu trục lớp Naresuan với hệ thống dữ liệu chiến đấu và điều khiển hỏa lực tiên tiến. Hợp đồng nâng cấp 2 tàu khu trục lớp Naresuan đã được ký kết giữa Hải quân Hoàng gia Thái Lan và Tập đoàn Saab của Thụy Điển. Tổng giá trị hợp đồng nâng cấp 2 tàu khu trục lớp Naresuan khoảng 7,3 triệu USD. Theo đó, hai tàu khu trục lớp Naresuan sẽ được trang bị hệ thống dữ liệu chiến đấu 9LV Mk4 và hệ thống điều khiển hỏa lực CEROS 200. 9LV Mk4 là hệ thống dữ liệu chiến đấu được thiết kế dành cho các tàu khu trục nhỏ, cung cấp khả năng nhận thức tình huống cao, phản ứng nhanh với nhiều mới đe dọa khác nhau. Đáp ứng nhiều nhiệm vụ, với thiết kế dạng modun mở cho phép thay đổi tùy theo yêu cầu của khách hàng. Tàu khu trục Naresuan, thông số cơ bản: Dài 120 mét, rộng 13 mét, mớn nước 4,3 mét, tải trọng 2.900 tấn đầy tải. 9LV Mk4 được mệnh danh là hệ thống chỉ huy chiến đấu hải quân tương tự hệ thống chỉ huy chiến đấu C4I của Mỹ, có giao diện thân thiện, dễ dàng hòa nhập với nhiều lực lượng hải quân khác nhau. Ngoài ra, các tàu khu trục lớp Naresuan được trang bị hệ thống liên kết dữ liệu giữa tàu chiến và máy bay, tương thích với máy bay chỉ huy và cảnh báo trên không Saab 340 đang có trong biên chế Không quân Thái Lan. Ông Gunilla Fransson trưởng phòng kinh doanh các giải pháp an ninh quốc phòng của Saab cho biết: “Saab sẽ cung cấp hệ thống dữ liệu chiến đấu và hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến cho phép tương thích giữa các đơn vị hải quân và không quân Thái Lan, đối phó hiệu quả với nhiều mục tiêu khác nhau”. Hiện tại, Saab là nhà cung cấp chính cho Hải quân Hoàng gia Thái Lan, từ các hệ thống riêng biệt của mình hoặc một bên thứ 3 và chịu trách nhiệm hợp nhất thành hệ thống tổng thể. Đôi nét về tàu khu trục Naresuan Tàu khu trục Naresuan là biến thể sửa đổi dành cho xuất khẩu của tàu khu trục nhỏ Type-053H2, hay còn gọi là F25T, được đóng tại Tổng công ty đóng tàu nhà nước Trung Quốc. Tàu khu trục này được trang bị hệ thống vũ khí và động cơ của phương Tây gồm: 8 tên lửa chống hạm Harpoon; 8 ống phóng thắng đứng Mk41 cho tên lửa đối không, pháo hạm Mk45 127mm, 2 pháo phòng không 2 nòng 37mm ở đuôi tàu, ống phóng ngư lôi kép hạng nhẹ Mk32. Đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho trực thăng chống ngầm S-70 Hải quân Hoàng gia Thái Lan đang có trong biên chế 4 tàu khu trục biến thể của Type-053H2, 2 chiếc thuộc biến thể Typ-053H2, 2 chiếc thuộc biến thể sửa đổi F25T. Hải quân Hoàng gia Thái Lan phàn nàn rất nhiều về chất lượng các tàu này. Hệ thống dây điện gặp phải nhiều vấn đề, hệ thống kiểm soát thiệt hại kém, hệ thống chữa cháy hoạt động không hiệu quả. Hệ thống dữ liệu chiến đấu và kiểm soát hỏa lực không đủ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, khiến các tàu này rất dễ bị tổn thương trong chiến đấu. Hải quân Hoàng gia Thái Lan hy vọng sau lần nâng cấp cấp này, khả năng tác chiến của các tàu khu trục lớp Naresuan sẽ được nâng cao đáng kể. [BDV news] |
Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2011
>> Chiến hạm lớn nhất Đông Nam Á
“Kỷ lục” chiến hạm lớn nhất hoạt động ở khu vực Đông Nam Á thuộc về hai khinh hạm lớp Knox biên chế trong Hải quân Thái Lan.
Lớp tàu Knox là loại tàu khinh hạm thiết kế cho nhiệm vụ chống ngầm, phòng thủ bờ biển và bảo vệ các tàu thương mại. Knox bắt đầu được Mỹ chế tạo từ năm 1965, đã có khoảng 46 chiếc được đóng. Hầu hết chúng đều đã bị loại ra khỏi thành phần trang bị hải quân Mỹ. Một số chiếc được bán ra nước ngoài, và đã có hai chiếc “lọt vào tay” hải quân Thái Lan. Tàu chiến lớp Knox có chiều dài 134 mét, lượng choán nước 4.200 tấn, thủy thủ đoàn 240 người. Nếu so với các chiến hạm chủ lực trong khu vực Đông Nam Á như: Formidable (Singapore), Lekiu (Malaysia), Gepard 3.9 (Việt Nam), Van Speijk (Indonesia), Nakhodam Ragam (Brunei)… thì không có một lớp tàu nào có lượng choán nước ngang tầm Knox. Nên có thể coi, Knox là chiến hạm lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á. Khinh hạm Phutthayotfa Chulaok thuộc lớp tàu Knox của hải quân Thái Lan. Hai chiến hạm Knox của Thái Lan mang tên: HTMS Phutthaloetla Naphalai (mua năm 1993), HTMS Phutthayotfa Chulalok (mua năm 1999). Trước khi chuyển giao, hai chiếc tàu này đều trải qua đợt đại tu nâng cấp, thay đổi vũ khí theo yêu cầu của phía Thái Lan. Cả hai tàu đều hoạt động tích cực trong biên chế Hải quân Hoàng gia Thái Lan. Hệ thống vũ khí Khinh hạm Knox được thiết kế cho nhiệm vụ săn ngầm nên đầu tiên phải kể đến là hệ thống vũ khí săn ngầm. Knox trang bị 8 tên lửa chống ngầm RUR-5 ASROC, loại vũ khí này được quân đội Mỹ phát triển vào những năm 1950. Tên lửa ASROC dài 4,5m, đường kính 422mm. ASROC không mang đầu đạn thuốc nổ thông thường mà nó mang ngư lôi Mark 46 hoặc bom phá tàu ngầm. ASROC trang bị động cơ rocket nhiên liệu rắn, tầm bắn 22km, tốc độ hành trình cận âm. Khinh hạm Phutthayotfa Chulaok (số hiệu 461) và Phutthaloetla Naphalai (số hiệu 462) neo đậu tại cảng. Ngay sau tháp pháo là cụm ống phóng tên lửa chống ngầm ASROC. Khi chiến hạm, máy bay tuần tra, trực thăng chống ngầm phát hiện tàu ngầm đối phương bằng hệ thống định vị siêu âm hoặc cảm biến thì sẽ chuyển tọa độ mục tiêu tới tàu chiến trang bị hệ thống ASROC. Chiến hạm sẽ bắn tên lửa ASROC mang ngư lôi chống ngầm hoặc bom phá tàu ngầm hướng tới mục tiêu. Ở một vị trí định sẵn trên quỹ đạo đường bay, ngư lôi sẽ tách khỏi tên lửa và rơi xuống biển bằng dù hãm, việc này sẽ giúp giảm thiểu tối đa âm thanh khi rơi xuống nước. Thông thường, các tàu chiến lớp Knox do hải quân Mỹ đóng đều trang bị ngư lôi Mark 46. Tuy nhiên, khi được chuyển giao cho Hải quân Thái Lan thì Knox sử dụng ngư lôi chống ngầm Mark 44 (tầm bắn 5,4km). Cận cảnh tên lửa hành trình đối hạm RGM-84 Harpoon. Knox trang bị hỏa lực chống hạm tên lửa hành trình RGM-84 Harpoon (4 quả), tên lửa lắp hai động cơ (động cơ đẩy nhiên liệu rắn và động cơ tuốc bin phản lực cho hành trình bay chính), sử dụng radar chủ động dẫn đường giai đoạn cuối hành trình bay, tốc độ tên lửa 864km/h, tầm bắn 124km. Tổ hợp pháo phòng thủ tầm cực gần Phalanx “phun lửa”. Knox của Hải quân Thái Lan trang bị tổ hợp pháo phòng thủ tầm cực gần (Close – in wepon system – CIWS) Phalanx. Tổ hợp Phalanx lắp pháo M61 6 nòng cỡ 20mm, tốc độ bắn 4.500 viên/phút, tầm bắn hiệu quả 3,6km. Phalanx sử dụng cho nhiệm vụ phòng không hoặc đánh chặn tên lửa chống hạm. Pháo hạm 127mm khai hỏa. Boong trước Knox lắp pháo hạm hiện đại Mark 45 cỡ 127mm dùng để chống hạm, phòng không và pháo kích bờ biển hỗ trợ các chiến dịch đổ bộ. Pháo có tầm bắn khoảng 24km. Pháo kết hợp với hệ thống kiểm soát hỏa lực AN/SPG-53. Hệ thống điện tử Khinh hạm lớp Knox lắp đặt radar tìm kiếm trên không tầm xa AN/SPS-40B, radar tìm kiếm trên biển AN/SPS-67, hệ thống định vị thủy âm lắp trên thân tàu SQS-26CX, hệ thống định vị thủy âm kéo rê theo phía sau tàu SQR-18. Ngoài ra, còn có hệ thống tác chiến điện tử AN/SLQ-32 kết hợp thiết bị phóng mồi bẫy Mk36. Số lượng bệ phóng tùy thuộc vào kích cỡ của tàu. Động cơ Knox trang bị động cơ tuabin hơi nước cho phép đạt tốc độ tối đa 27 hải lý/h (50km/h). Trực thăng Ở đuôi tàu có sàn đỗ trực thăng và nhà chứa, các tàu lớp Knox trong hải quân Mỹ đều dùng trực thăng săn ngầm SH-2. Tuy nhiên, với hải quân Thái Lan có thể họ trang bị trực thăng khác. Trực thăng hạng nhẹ hạ cánh trên boong tàu khinh hạm Phutthayotfa Chlaok. Ngoài sở hữu kỷ lục chiến hạm lớn nhất Đông Nam Á, Thái Lan còn “giành kỷ lục” là quốc gia đầu tiên và duy nhất có hàng không mẫu hạm ở Đông Nam Á. |
Nhãn:
chiến hạm,
đông nam á,
Formidable,
Gepard 3.9,
Hải quân Mỹ,
Hải quân Thái Lan,
Hải quân Việt Nam,
Khinh hạm,
Knox,
Lekiu,
Nakhodam Ragam,
RGM-84 Harpoon,
Van Speijk
Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011
>> Thái Lan - Campuchia đưa vũ khí hạng nặng tới biên giới
Tình hình xung đột biên giới Thái Lan - Campuchia đang diễn biến theo chiều hướng phức tạp.
Mối lo ngại về nguy cơ chiến tranh ngày càng gia tăng khi cả hai bên đều điều động thêm vũ khí hạng nặng đến gần biên giới. Ngày 24/4/2011, lại xảy ra một vụ đấu súng nữa kéo dài đến 7 giờ, từ 10h sáng đến tận 18h, thêm 3 binh sĩ của Thái Lan bị thương. Quân đội của đôi bên đã được đặt trong tình trạng báo động cao, cả hai đã điều động thêm viện quân đến khu vực xảy ra xung đột. Xe tăng của Thái Lan đang được điều động đến biên giới làm cho tình hình trở nên căng thẳng hơn. Sau vụ đấu pháo ngày 22/4/2011 giữa hai bên, tình hình vẫn chưa có dấu hiệu lắng xuống, cả hai đều đổ lỗi cho nhau về vụ xung đột này. Theo thống kê sơ bộ,đến thời điểm hiện tại đã có 4 binh sĩ Thái Lan thiệt mạng và 27 người khác bị thương. Trong khi đó phía Campuchia có 6 binh sĩ thiệt mạng và 13 người khác bị thương. Trong khi đó, cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước ASEAN đang tỏ ra lo lắng trước tình hình xung đột biên giới giữa Thái Lan và Campuchia. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Moon, kêu gọi hai bên lập tức ngồi vào bàn đàm phán và thiết lập một lệnh ngừng bắn. Ông tin rằng, các tranh chấp không thể giải quyết ổn thỏa bằng phương tiện quân sự. Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan cũng lên tiếng kêu gọi hai bên nhanh chóng ngồi vào bàn đàm phán. Tránh nguy cơ chiến tranh leo thang. "Tôi chỉ có thể thêm vào đó tiếng nói của tôi để kêu gọi một giải pháp hòa bình cho một căng thẳng âm ỉ từ lâu giữa hai nước thành viên ASEAN của chúng tôi", ông Pitsuwan nói.
[BDV news]
|
Nhãn:
asean,
Hải quân Thái Lan,
HĐBA Liên Hợp Quốc,
quân sự,
Thái Lan - Campuchia,
Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan,
trung quốc,
việt nam,
xung đột chính trị
Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2011
>> Hé lộ về tàu đổ bộ chở trực thăng đóng cho Thái Lan
[Vietnamdefence news] Công ty Singapore Technologies Marine (ST Marine) đã cung cấp thông tin về tàu đốc đổ bộ chở trực thăng LPD (Landing Platform Dock) đang đóng cho Hải quân Thái Lan.
Tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Endurance của Hải quân Singapore Tàu đổ bộ LPD sẽ giống với tàu đổ bộ tăng Endurance của Hải quân Singapore. Điểm khác biệt chủ yếu là không có cửa dốc ở mũi mà thay cho nó là các cửa và thang tàu ở mạn phải rộng gần 6 m cho phép bốc xếp binh khí kỹ thuật nhẹ và binh lính, Jane’s navy International cho hay. Tàu đổ bộ chở trực thăng LPD đóng cho Hải quân Thái Lan Hải quân Thái Lan đã ký với ST Marine hợp đồng trị giá 5 tỷ baht (144 triệu USD) để thiết kế và đóng tàu đổ bộ dài 141 m và một số xuồng đổ bộ vào tháng 11.2008 sau một cuộc thầu quốc tế. Hợp đồng bao gồm việc đóng 2 tàu đổ bộ tăng LCM (Landing Craft, mechanised) dài 23 m và 2 xuồng đổ bộ bộ binh LCVP dài 13m. Hai tàu LCM sẽ được bố trí ở khoang đốc ở đuôi tàu LPD, còn 2 xuồng LVCP bố trí trên các giá treo xà lúp ở 2 bên sườn phần thượng tầng của tàu. Tàu LPD sẽ dùng để chuyển chở binh khí kỹ thuật và binh sĩ, tham gia các chiến dịch yểm trợ, tìm cứu và cứu trợ nạn nhân thiên tai. LPD được đóng từ giữa năm 2009 và dự kiến bàn giao cho Thái Lan vào nửa cuối năm 2012. Hệ thống động lực của tàu LPD bao gồm 2 động cơ diesel Catepillar C280-12 công suất 4.060 kW mỗi động cơ. Tàu được trang bị thiết bị trợ lái ở mũi. Tốc độ tối đa 17 hải lý/h, cự ly hành trình trên biển ở tốc độ 12 hải lý/h là 5.000 hải lý. Nguồn điện được cấp bởi 4 máy phát 3512B công suất 900 kW. Các tàu RSS Endeavour (trên) và RSS Persistence lớp Endurance của Hải quân Singapore Công ty Đan Mạch Terma sẽ cung cấp cho tàu LPD hệ thống chỉ huy chiến đấu C-Flex với 3 công-xon đa năng, radar C-Search và tổ hợp các sensor, bao gồm radar phát hiện mục tiêu bay/mục tiêu mặt nước SCANTER 4100 với hệ thống nhận dạng địch-ta và hệ thống quang-điện tử điều khiển hỏa lực C-Fire với 1 khí tài ảnh nhiệt, 1 camera truyền hình và 1 máy đo xa laser. Hệ thống vũ khí bao gồm 1 pháo 76 mm Super Rapid của công ty OTO Melara và 2 giá để lắp các khẩu pháo MSI Seahawk 30 mm. Ngoài ra, trên cầu chỉ huy có thể lắp 2 súng máy. Tàu LPD có trọng tải 1.000 tấn, lượng giãn nước đầy đủ 1.600 tấn. Tàu có thể chở 300 lính. Thủy thủ đoàn 120 người (cộng 15 người của đội bay), tức là gần gấp đôi tàu Endurance, điều này cho thấy tàu của Thái Lan có trình độ tự động hóa kém hơn. Tàu đổ bộ chở trực thăng RSS Endurance của Hải quân Singapore |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)