Một chiến hạm của Hải quân Libya mang tên Al-Gardabiya bị tên lửa của NATO phá hủy ngay trên vịnh Tripoli.
Khinh hạm Al-Gardabiya trên vịnh Tripoli năm 2005. Hậu quả xung đột vũ trang giữa NATO và Libya gián tiếp liên quan cả đến Nga. Đêm thứ 4 (10/8/2011), khinh hạm Al-Gardabiya do Liên Xô sản xuất cho Hải quân Libya đã bị phá huỷ ở Tripoli bởi tên lửa bắn từ máy bay NATO. Phía NATO xác nhận là con tàu đã bị hỏng từ lâu. Đại diện Bộ chỉ huy Hải quân NATO ở Naples Giovanni Malafronte nói với báo Izvestia, từ 20/5 khinh hạm đã không di chuyển được trong vịnh Tripoli. Tuy nhiên trinh sát đường không cho thấy là người Libya định sử dụng vũ khí có trên khinh hạm chống lại các lực lượng của NATO, có thể là tổ hợp phòng không Osa (SA-N-4). Khi đó phía NATO đã có quyết định tiêu diệt con tàu. Malafronte cho biết, người Libya bắt đầu tháo vũ khí hạng nặng ra khỏi tàu, chắc là để chuyển sang tàu khác hoặc sử dụng trên bộ. NATO quyết định phóng thêm một tên lửa nữa từ máy bay vào con tàu và đánh chìm nó. Hiện nay, theo ảnh trinh sát đường không, hiện trạng của con tàu được đánh giá là hỏng nặng. Theo lời ông này, hiện con tàu chưa chìm hẳn, nhưng tất cả vũ khí đã bị phá huỷ và không sử dụng được nữa. Bộ Tư lệnh Hải quân Nga từ chối bình luận hoạt động của các lực lượng NATO ở Libya, chỉ cho biết là các tàu tương tự hiện không còn trong biên chế hạm đội Nga – chiếc cuối cùng được đưa ra khỏi Hải quân Nga cuối những năm 1980. Phó Giám đốc Học viện các vấn đề địa chính trị, Đại tá hải quân Konstantin Sivkov cũng khẳng định là khinh hạm của Libya là một con tàu quá yếu nên không thể căn cứ vào việc tiêu diệt nó để đánh giá về ưu thế của vũ khí phương Tây so với vũ khí do Liên Xô sản xuất. Sivkov khẳng định: “Hoàn toàn không có chuyện phá vỡ thế đồng đẳng”. Khinh hạm dự án 1159 lớp Koni được chế tạo lần đầu ở Liên Xô trong những năm 1960 chuyên để xuất khẩu cho các quốc gia hữu hảo với Liên Xô. Chúng được đóng ở nhà máy Zelenodolsk, nơi đang đóng khinh hạm cho Việt Nam. Lớp Koni có lượng dãn nước 1.700 tấn, thủy thủ đoàn 110 người. Thời gian đi biển không cần tiếp tế 10 ngày. Khinh hạm thuộc lớp tàu hạng 3. Vũ khí của khinh hạm có pháo hạm 76 mm, tổ hợp tên lửa phòng không Osa (SA-N-4), hệ thống rocket chống ngầm RBU-6000 để chống tàu ngầm và biệt kích biển của đối phương, tổ hợp tên lửa chống hạm SS-N-2C, ngư lôi. Cựu Phó tư lệnh Hải quân, Đô đốc Igor Kasatonov nhận xét khi trả lời phỏng vấn của báo Izvestia: “Sự khác biệt của các khinh hạm này so với số dùng cho hạm đội Xô Viết chủ yếu là cách bố trí bên trong. Theo cách đánh giá hiện nay thì đây là một tàu chiến rất yếu và kém hiệu quả. Nó từ lâu đáng được loại bỏ khỏi trang bị”. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Khinh hạm Al-Gardabiya. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Khinh hạm Al-Gardabiya. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 16 tháng 8, 2011
>> NATO đánh chìm chiến hạm vô dụng của Libya
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)