Một chiến hạm của Hải quân Libya mang tên Al-Gardabiya bị tên lửa của NATO phá hủy ngay trên vịnh Tripoli.
Khinh hạm Al-Gardabiya trên vịnh Tripoli năm 2005. Hậu quả xung đột vũ trang giữa NATO và Libya gián tiếp liên quan cả đến Nga. Đêm thứ 4 (10/8/2011), khinh hạm Al-Gardabiya do Liên Xô sản xuất cho Hải quân Libya đã bị phá huỷ ở Tripoli bởi tên lửa bắn từ máy bay NATO. Phía NATO xác nhận là con tàu đã bị hỏng từ lâu. Đại diện Bộ chỉ huy Hải quân NATO ở Naples Giovanni Malafronte nói với báo Izvestia, từ 20/5 khinh hạm đã không di chuyển được trong vịnh Tripoli. Tuy nhiên trinh sát đường không cho thấy là người Libya định sử dụng vũ khí có trên khinh hạm chống lại các lực lượng của NATO, có thể là tổ hợp phòng không Osa (SA-N-4). Khi đó phía NATO đã có quyết định tiêu diệt con tàu. Malafronte cho biết, người Libya bắt đầu tháo vũ khí hạng nặng ra khỏi tàu, chắc là để chuyển sang tàu khác hoặc sử dụng trên bộ. NATO quyết định phóng thêm một tên lửa nữa từ máy bay vào con tàu và đánh chìm nó. Hiện nay, theo ảnh trinh sát đường không, hiện trạng của con tàu được đánh giá là hỏng nặng. Theo lời ông này, hiện con tàu chưa chìm hẳn, nhưng tất cả vũ khí đã bị phá huỷ và không sử dụng được nữa. Bộ Tư lệnh Hải quân Nga từ chối bình luận hoạt động của các lực lượng NATO ở Libya, chỉ cho biết là các tàu tương tự hiện không còn trong biên chế hạm đội Nga – chiếc cuối cùng được đưa ra khỏi Hải quân Nga cuối những năm 1980. Phó Giám đốc Học viện các vấn đề địa chính trị, Đại tá hải quân Konstantin Sivkov cũng khẳng định là khinh hạm của Libya là một con tàu quá yếu nên không thể căn cứ vào việc tiêu diệt nó để đánh giá về ưu thế của vũ khí phương Tây so với vũ khí do Liên Xô sản xuất. Sivkov khẳng định: “Hoàn toàn không có chuyện phá vỡ thế đồng đẳng”. Khinh hạm dự án 1159 lớp Koni được chế tạo lần đầu ở Liên Xô trong những năm 1960 chuyên để xuất khẩu cho các quốc gia hữu hảo với Liên Xô. Chúng được đóng ở nhà máy Zelenodolsk, nơi đang đóng khinh hạm cho Việt Nam. Lớp Koni có lượng dãn nước 1.700 tấn, thủy thủ đoàn 110 người. Thời gian đi biển không cần tiếp tế 10 ngày. Khinh hạm thuộc lớp tàu hạng 3. Vũ khí của khinh hạm có pháo hạm 76 mm, tổ hợp tên lửa phòng không Osa (SA-N-4), hệ thống rocket chống ngầm RBU-6000 để chống tàu ngầm và biệt kích biển của đối phương, tổ hợp tên lửa chống hạm SS-N-2C, ngư lôi. Cựu Phó tư lệnh Hải quân, Đô đốc Igor Kasatonov nhận xét khi trả lời phỏng vấn của báo Izvestia: “Sự khác biệt của các khinh hạm này so với số dùng cho hạm đội Xô Viết chủ yếu là cách bố trí bên trong. Theo cách đánh giá hiện nay thì đây là một tàu chiến rất yếu và kém hiệu quả. Nó từ lâu đáng được loại bỏ khỏi trang bị”. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Không quân Nato. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Không quân Nato. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 16 tháng 8, 2011
>> NATO đánh chìm chiến hạm vô dụng của Libya
Thứ Năm, 9 tháng 6, 2011
>> 'NATO sẽ không bao giờ tấn công Nga'
NATO tiếp tục 'hứa miệng' với Nga về việc không dùng hệ thống phòng thủ tên lửa để nhắm vào nước này. Tổng thư ký NATO, ông Anders Fogh Rasmussen trả lời hãng tin Interfax của Nga ngày 7/6 cho biết NATO coi Nga là đối tác hơn là đối thủ. Tuy nhiên, các yêu cầu của Nga về việc NATO cam kết không dùng hệ thống phòng thủ tên lửa để nhằm vào Nga vẫn chỉ đang thảo luận trong nội bộ khối này. “Điều quan trọng nhất là chúng ta hướng tới việc tin tưởng lẫn nhau nhiều hơn bằng cách tăng cường thảo luận và trao đổi, thay vì tìm một công thức pháp lý rồi thuyết phục 29 quốc gia đồng ý và phê chuẩn”, ông Anders Fogh Rasmussen cho biết. Ông Anders Fogh Rasmussen trả lời phỏng vấn của Interfax Tổng thư ký NATO cũng đưa lời đảm bảo: "Tôi có thể đảm bảo NATO sẽ không bao giờ tấn công Nga và chúng tôi tin tưởng Nga cũng sẽ hành động tương tự đối với NATO". Trả lời hãng Interfax về viễn cảnh hợp tác phòng thủ giữa Nga và NATO, ông Rasmussen cho biết NATO không muốn Nga và NATO có chung hệ thống phòng thủ tên lửa. Bởi, "NATO không thể chia sẻ hệ thống phòng thủ của liên minh với một nước không nằm trong liên minh", ông Rasmussen phát biểu, "Tuy nhiên chúng tôi ủng hộ việc Nga và NATO phát triển 2 hệ thống phòng thủ riêng biệt nhưng có sự liên kết để chia sẻ thông tin và cảnh báo tốt hơn về những mối đe dọa". Trong diễn biến khác, hãng thông tấn Actmedia của Romania ngày 7/6 cho biết tuần dương hạm Monterey của Mỹ vừa cập cảng Constanta nhằm triển khai dự án lá chắn tên lửa của NATO ở nước này. Đại sứ quán Mỹ tại Romani cho biết chuyến thăm của tàu Monterey đến nước này là 1 phần trong các động thái tăng cường quan hệ đối tác với Hải quân Romani cũng như tăng cường các khả năng hợp tác ở khu vực Biển Đen. Không những thế, tàu Monterey còn cung cấp hệ thống phòng không AEGIS, cơ sở vật chất ban đầu cho hệ thống phòng thủ tên lửa sẽ được lắp đặt ở Romani trong các giai đoạn tiếp theo. Tuần dương hạm Monterey của Mỹ cung cấp hệ thống phòng không AEGIS cho Romani. Ảnh: Rian Romania là một trong những nước nằm gần biên giới với Nga cho phép NATO đặt hệ thống phòng thủ tên lửa trên lãnh thổ của mình. Từ lâu, Nga đã phản đối việc các thành viên NATO triển khai các cơ sở phòng thủ tên lửa gần biên giới nước này. Moscow cho rằng việc này là một mối đe dọa an ninh với Nga và phá vỡ sự cân bằng chiến lược của các lực lượng ở châu Âu. Nga và NATO đã đồng ý hợp tác về lá chắn tên lửa trong hội nghị thượng đỉnh Nga - NATO tổ chức ở Lisbon vào tháng 11/2010. NATO khẳng định rằng nên có hai hệ thống độc lập trao đổi thông tin, trong khi Nga ủng hộ một hệ thống với khả năng tương tác toàn diện. [BDV news] |
Thứ Tư, 25 tháng 5, 2011
>> Peru nhận lô trực thăng thiện chiến Mi-171SH
Ba máy bay đầu tiên trong số sáu máy bay trực thăng Mi-171SH đã đến Peru, hãng tin ITAR-TASS cho biết. Ba chiếc trực thăng trên được vận chuyển tới Peru bằng máy bay vận tải An-124. Đây là kết quả của hợp đồng mà Peru ký với Rosoboronexport, công ty xuất nhập khẩu vũ khí của Nga. Người đứng đầu văn phòng đại diện về công nghệ của Nga tại Peru, Viktor Polyakov thông báo: “Lô hàng thứ 2 gồm 3 chiếc trực thăng còn lại sẽ giao cho Peru và cuối tháng 7/2011”. Theo thông tin của cơ quan báo chí Nhà máy sản xuất hàng không Ulan-Ude, nơi sản xuất các máy bay Mi-171 SH, cho biết thêm: “Hợp đồng cũng quy định về việc cung cấp các thiết bị, phụ tùng hàng không, đào tạo đội ngũ phi công và nhân viên kỹ thuật cho hệ máy bay này” . Trực thăng Mi-171SH trong biên chế không quân Peru. Những chiếc Mi-171 SH giao cho Peru lần này có trang bị các hệ thống mới nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và chiến đấu của, trong đó, các thiết bị điện tử mới được trang bị đảm bảo máy bay vận hành trong điều kiện thời tiết phức tạp. Bộ Quốc phòng Peru có kế hoạch sử dụng Mi-171SH cho một loạt các nhiệm vụ, đặc biệt là để chống lại nạn buôn bán ma túy. Đến nay, Peru đã có hơn 10 năm sử dụng và khai thác các loại máy bay trực thăng của nhà máy Ulan-Ude. Mi-171SH là biến thể của trực thăng vận tải quân sự Mi-17. Mẫu này được phát triển nhờ vào những phân tích toàn diện và kinh nghiệm chiến trường của quân đội Nga. Máy bay trực thăng vận tải quân sự Mi-171SH có thể vận chuyển 36 lính dù, xe bọc thép, tham gia tấn công các mục tiêu trên mặt đất và các công sự kiên cố. Ngoài ra, máy bay còn thích hợp cho tìm kiếm dân sự, cứu hộ và chữa cháy. Máy bay Mi-171SH được xuất khẩu kể từ năm 2002. Đến nay, đã có hơn 120 máy bay loại này đã được giao cho các nước ở Trung Đông, Đông Nam Á, Châu Phi và Đông Âu thông qua công ty Rosoboronexport. Mi-171SH không chỉ được giao cho các đối tác truyền thống của Nga trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật - quân sự mà còn cả các nước thuộc NATO, 26 chiếc trực thăng loại này được chuyển giao cho CH Séc và Croatia trong thời gian từ năm 2005 đến 2008. [BDV news] |
Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2011
>> NATO không kích cảng Tripoli, Lybia
NATO cho hay, đêm qua máy bay tiêm kích của liên minh đã không kích 7 tàu của Hải quân Lybia. Còn phía Libya cho biết NATO đang chặn nguồn cung cấp lương thực của nước này. Mục tiêu các cuộc không kích của NATO nhằm vào là các tàu thuộc sở hữu của ông Gaddafi đang đồn trú tại cảng Tripoli, Al- Humes và Sirte. Dù vậy NATO tiếp tục tuyên bố, mục tiêu tấn công của liên quân đêm qua chỉ nhằm vào các mục tiêu quân sự. Tàu tại cảng Tripoli bốc cháy dữ dội sau cuộc không kích của NATO Theo nhân chứng, tại cảng Tripoli xảy ra 4 tiếng nổ lớn làm nhiều tàu bốc cháy dữ dội. Các phóng viên của AFP có mặt tại hiện trường lại không dám khẳng định chắc chắn con tàu cháy là tàu dân sự hay quân sự. Phía phía NATO cho rằng, chiến dịch đêm qua được thực hiện để bảo vệ dân thường và an ninh của NATO trên biển. Theo lời người đại diện NATO, liên minh buộc phải tấn công các tàu của người đứng đầu Lybia vì trong tuần qua lực lượng trung thành với ông Gaddafi thường xuyên có những hành động ngăn cản các dòng viện trợ nhân đạo từ bên ngoài vào cảng Misurata để cứu giúp người dân Lybia. Trước hành động này của NATO, phát ngôn viên chính phủ Libya, ông Moussa Ibrahim chính thức lên tiếng, gọi cuộc tấn công trên của NATO là một hàng động muốn dồn ép quốc gia Lybia tới bước đường cùng. Ông còn khẳng định, các cảng bị tấn công là nơi tiếp nhận thực phẩm và các nhiều nhu yếu phẩm khác của đất nước. “Cả đất nước Lybia có nguy cơ chết đói vì cuộc không kích của NATO”, ông Ibrahim nói. Hiện khu vực cảng bị tấn công ở Tripoli vẫn đang trong tình trạng bất ổn. Ông Ibrahim lên tiếng: “Tổng thống Mỹ Barack Obama quá ảo tưởng. Chúng tôi cho rằng, những lời dối trá của ngài vẫn đang lan tràn khắp thế giới trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ngài (Obama) làm gì có quyền quyết định sự ra đi của nhà lãnh đạo Lybia. Quyền quyết định vấn đề này là của chính người dân Libya”. [BDV news] |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)