Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Máy bay Northorp Grumman B-2 Spirit

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Máy bay Northorp Grumman B-2 Spirit. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Máy bay Northorp Grumman B-2 Spirit. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 2 tháng 4, 2013

>> Tìm hiểu ‘Bóng ma’ B-2 Spirit của Mỹ

B-2 Spirit (bóng ma) là siêu máy bay ném bom chiến lược tàng hình đầu tiên trên thế giới, thần tượng mới của Không quân Mỹ.

>> Một số máy bay Tupolev (Tu) nổi tiếng của Nga


Kể từ sau sự thất bại của “pháo đài bay” B-52 tại Việt Nam, người Mỹ bắt đầu khởi động chương trình phát triển máy bay ném bom thế hệ mới để hiện đại Không quân ném bom chiến lược Mỹ.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Kiểu dáng độc đáo "không giống ai" của máy bay ném bom chiến lược B-2.

Và B-2 chính là thành quả sau cùng của một nỗ lực kéo dài gần 10 năm, không những có khả năng mang nhiều bom, B-2 còn thiết kế công nghệ tàng hình tiên tiến giúp nó đột phá hệ thống phòng không tiến công mục tiêu chiến lược đối phương, có khả năng tác chiến độc lập hoàn toàn.

Chương trình phát triển B-2 thực hiện từ đầu những năm 1980, tới năm 1989 mẫu thử B-2 cất cánh thử nghiệm lần đầu. Năm 1993, B-2 chính thức được đưa vào phục vụ trong Không quân Mỹ. Tuy chưa có dịp tham gia chiến trận, nhưng có một sự kiện đã giúp chứng minh được nó xứng đáng là máy bay ném bom chiến lược hiện đại nhất thế giới.

Tháng 6/1995, tại triển lãm hàng không Paris (Pháp), Mỹ đã đưa máy bay tàng hình B-2 tới thăm Pháp. Trước khi xuất phát, phía Mỹ đã thông báo cho Pháp thời gian cất cánh, đường bay của B-2. Quân đội Pháp ra lệnh cho trạm radar cảnh giới sục sạo nhưng không thể phát hiện được tung tích B-2 cho tới khi nó xuất hiện trên bầu trời nước Pháp.

“Cuộc thử nghiệm” B-2 ở một trong những quốc gia có sức mạnh quân sự hàng đầu thế giới như Pháp gây chấn động dư luận. Cuộc thử gián tiếp khẳng định B-2 là máy bay ném bom chiến lược hiện đại nhất thế giới, đủ sức đột phá bất kể một hệ thống phòng không tiên tiến trên thế giới. B-2 chính thức soán ngôi của B-52 trở thành “thần tượng mới của Không quân Mỹ”.

Công nghệ tàng hình trên B-2

Để có khả năng tàng hình biến mất hoàn toàn trên màn hình radar đối không, người Mỹ đã ứng dụng một loạt công nghệ về khí động học, vật liệu trên B-2 để giám tín hiệu sóng phản xạ radar.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
B-2 ném bom.

Về kiểu dáng khí động học, B-2 có kiểu dáng còn độc đáo hơn nhiều so với cường kích tàng F-117A. Dáng ngoài của B-2 giống như con dơi khổng lồ, gần như không phân rõ ra “thân, cánh, đuôi” mà hợp này một khối thống nhất. B-2 có chiều cao 5,18m, dài 21m và sải cánh dài tới 52,42m.

Với kiểu dáng đặc biệt kết hợp vật liệu hấp thụ sóng radar làm cho sóng radar dò tìm của đối phương bị trượt đi theo hướng khác (không thể trở lại máy thu) hoặc bị hấp thụ, giảm nhỏ được sóng phản xạ radar khiến hình ảnh đưa lên màn hình radar yếu hoặc gần như không có.

B-2 được chế tạo chủ yếu sử dụng vật liệu phức hợp đá đen và sợi than, loại vật liệu này không chỉ nhẹ, cường động chịu lực lớn mà còn phản xạ sóng radar nhỏ. Trên bề mặt vật liệu có dạng tổ ong nhỏ li ti để hấp thụ sóng radar.

Khung thân kết cấu B-2 và khoang động cơ dùng hợp kim titan, còn lại đều do vật liệu phức hợp ghép nối với nhau, không phải dùng đinh tán mà do ép ở áp suất cao, do vậy máy bay không dễ phản xạ tín hiệu radar.

>> H-9: Bao giờ mới thành 'ngáo ộp'?

Buồng lái được thiết kế kiểu dạng cung tròn, khi sóng radar chiếu vào sẽ trượt theo dáng ngoài buồng lái để truyền đi, khó phản xạ lại.

Mép trước cánh máy bay B-2 được phủ lớp sơn hấp thụ sóng radar và thiết kế có lỗ rỗng kiểu tổ ong không thành qui tắc, sóng radar khi chiếu vào chỉ có thể vào vào mà không thể ra.

B-2 không thiết kế cánh đuôi đứng truyền thống, đây cũng là yếu tố giúp tăng khả năng tàng hình. Vì cánh đuôi đứng là một trong những nơi mà máy bay thông thường hay bị sóng radar chiếu vào để dễ phát hiện nhất. Mặt cắt phản xạ của cánh đuôi lớn làm cho máy bay khó giấu mình.

B-2 thiết kế với khoang vũ khí nằm trong thân (không có bất kỳ giá treo ngoài nào) để tối ưu hóa tính tàng hình. Hai khoang vũ khí trong thân có thể chở 23 tấn bom. Tùy theo từng nhiệm vụ, nó sẽ mang 80 bom Mk82 227kg hoặc 16 bom Mk84 1.000kg hoặc 16 bom hạt nhân B61/B83. Với một số sự nâng cấp hệ thống điện tử, B-2 sau này mang được bom có điều khiển GBU-28, GBU-57A/B và tên lửa hành trình đối đất tầm xa AGM-158.

Với công nghệ như vậy, tiết diện phản xạ radar của B-2 chỉ còn 0,1 mét vuông, tức là chỉ giống như một con chim nhỏ bay trên trời cao.

“Giấu lửa” động cơ

Để đưa chiếc B-2 có trọng lượng cất cánh tối đa 170 tấn lên trời cao, nhà thiết kế trang bị cho máy bay 4 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy General Electric F118-GE-100 cho phép đạt tốc độ tối đa cận âm 1.010km/h, tầm bay hơn 11.000km (nếu tiếp dầu một lần trên không, B-2 bay quá nửa vòng trái đất), trần bay hơn 15.000m.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Loa phụt động cơ nằm sâu trong thân (giấu đỏ) do đó giảm đáng kể nguồn nhiệt phát ra.

Động cơ luôn là phát ra nguồn nhiệt lớn nhất, dễ bị phát hiển bởi các hệ thống dò tìm hồng ngoại đối phương. Để xử lý điều này, động cơ B-2 lắp bộ trộn dòng khí, lấy không khí lạnh dẫn vào buồng đốt của động cơ và máy tuabin làm hạ thấp nhiệt độ mặt ngoài. Loa phụt động cơ nằm sâu trong thân máy bay làm tín hiệu hồng ngoại yếu đi.

Tiên tiến và tiện nghi

Ngoài tính tàng hình ưu việt, B-2 còn trang bị những công nghệ điện tử hàng không tiên tiến. B-2 được trang bị radar mạng pha quét điện tử bị động AN/APQ-81 cung cấp chế độ ngắm mục tiêu mặt đất có độ chính xác cao, hỗ trợ B-2 bay bám sát và tránh địa hình; hệ thống định vị hàng không chiến thuật; hệ thống đối phó trả đũa điện tử…

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Buồng lái tiện nghi, hiện đại của B-2.

B-2 được điều khiển bởi hai phi công, điều đo cho thấy máy bay có tính tự động hóa cực cao. Buồng lái thiết kế rất tiện nghi đem lại sự thoải mái tối đa cho phi công.

Buồng lái lắp đặt hệ thống màn hình tinh thể lỏng tiện nghi hiển thị thông số kỹ thuật bay, thông số cảm biến dữ liệu, tình trạng động cơ, vũ khí… Bên cạnh đó, buồng lái còn có thêm cả toilet để phi công thoải mái hơn trong chuyến bay dài kéo dài nhiều giờ.

>> Phương án tác chiến của lực lượng ném bom chiến lược Mỹ

Nhược điểm

Mặc dù có nhiều ưu điểm, nhưng B-2 vẫn tồn tại không ít nhược điểm. B-2 có khả năng tàng hình ưu việt hoàn toàn có thể qua mặt hệ thống phòng không đối phương, nhưng đồng thời nó sẽ tàng hình luôn với “quân nhà”. Vì vậy, trong các chiến dịch không kích, B-2 phải hoàn toàn tác chiến độc lập.

Một điều nữa, để đảm bảo tính tàng hình, B-2 bắt buộc không nhận được bất kỳ sự hộ tống nào. Nên trong trường hợp bị tiêm kích đối phương phát hiện, B-2 chắc chắn không có “cửa sống” vì nó không có khả năng tự vệ.

Ngoài ra, B-2 có lẽ chỉ xứng với “con nhà giàu” vì sự “õng ẹo” của nó. Để bảo quản được lớp sơn hấp thụ sóng radar, máy bay phải được đặt trong nhà chứa máy bay với những tiêu chuẩn đặc biệt về độ ẩm và nhiệt độ.

Sau mỗi chuyến bay, B-2 đều phải vào xưởng phục hồi lớp sơn phủ bên ngoài với thời gian chiếm tới 30% thời gian chuẩn bị mỗi chuyển bay.

Cuối cùng, vì được áp dụng nghệ cực kỳ tiên tiến như vậy nên B-2 có giá thành đắt nhất thế giới, 1,07 tỷ USD/chiếc. Bản thân nước Mỹ, quốc gia có ngân sách quốc phòng dồi dào cũng chỉ dám mua 21 chiếc B-2.

Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2012

>> Khi có chiến tranh sẽ chặn xuất khẩu của TQ

“Khi có chiến tranh, Mỹ cùng các nước châu Á-Thái Bình Dương ngăn chặn xuất khẩu của Trung Quốc là cách làm tốt đạt được lợi ích chiến lược”.

>> Chống lại Mỹ, Trung Quốc chẳng khác nào tự sát
>> Trung Quốc bất lực nhìn Mỹ bao vây?


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay ném bom B-2 của Mỹ có chi phí chế tạo lên tới hơn 2 tỷ USD.


Ngày 11/6, Thời báo Hoàn Cầu loan tin, trang mạng tuần san “Tin tức Quốc phòng” Mỹ có bài viết cho rằng, Lầu Năm Góc đang tìm cách rút khỏi cuộc chiến Iraq và Afghanistan để ứng phó với các cuộc xung đột tiềm tàng ở khu vực khác.

Trong bối cảnh này, có người cảnh báo, việc dùng công nghệ chứ không phải chiến lược làm nhân tố thúc đẩy kế hoạch tác chiến và quy mô của quân đội là một việc làm nguy hiểm.

Theo báo Mỹ, rất nhiều người cho rằng, mục tiêu của Văn phòng tác chiến hợp nhất trên không-trên biển (có độ cơ mật cao) là nghiên cứu phát triển vũ khí và đặt ra kế hoạch, từ đó xâm nhập không phận Trung Quốc, tiến hành tấn công vào khả năng chống can dự và ngăn chặn khu vực của Trung Quốc.

Có người lo ngại, Lầu Năm Góc có thể dùng nhân lực, vật lực để phát triển những vũ khí và công nghệ mới này, chứ không phải tính toán những vấn đề mang tính chiến lược hơn, tức là cuộc chiến tranh công nghệ cao với Trung Quốc cuối cùng có ý nghĩa gì.

Thượng tá Lính thủy đánh bộ đã nghỉ hưu, nhà nghiên cứu cấp cao Đại học Quốc phòng Mỹ, Thomas Hames cho rằng, sử dụng máy bay ném bom tàng hình của Mỹ xâm nhập hệ thống phòng không của Trung Quốc (ngày càng chặt chẽ), điều này sẽ đem lại ưu thế về địa lý và chi phí cho Trung Quốc.

Cho dù trong bất cứ tình huống nào, tiến hành tấn công chính xác tầm xa đối với Trung Quốc đều không phù hợp với lợi ích chiến lược của Mỹ.

Ngược lại, Hames đề nghị áp dụng một chiến lược khác, đó là kiểm soát ở bên ngoài. Nếu Trung Quốc muốn gây xung đột, Mỹ có thể cùng các nước châu Á-Thái Bình Dương ngăn chặn xuất khẩu của Trung Quốc.

Cách làm này sẽ làm giảm tối đa khả năng leo thang tình hình, đồng thời sẽ gây áp lực từ từ và nặng nề cho nền kinh tế Trung Quốc.

Ông nói, điều này không cần bỏ ra số tiền lớn để phát triển một hệ thống vũ khí thế hệ tiếp theo, nhưng có thể thực hiện tốt hơn mục tiêu chiến lược của Mỹ.


(Nguồn:: Báo Giáo Dục . NET)

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011

>> Dàn siêu vũ khí "đốt tiền" nhất của Mỹ




Mỹ là nước chi tiêu ngân sách cho quốc phòng nhất thế giới với hơn 500 tỷ USD chỉ tính riêng năm 2010, chưa kể tới chi phí an ninh nội địa và bảo trì kho vũ khí hạt nhân quốc gia.


Phần lớn ngân sách này được dùng để phát triển những vũ khí quân sự hàng đầu được cho là thế mạnh của công nghệ quốc phòng như các loại máy bay, xe tăng và tàu chiến.

Dưới đây là hình ảnh 10 vũ khí siêu hạng trong kho vũ khí đắt giá nhất của Mỹ:

1. Máy bay Northorp Grumman B-2 Spirit



Máy bay Northorp Grumman B-2 Spirit


B-2 Spirit là loại máy bay ném bom tàng hình do Northrop Grumman của Mỹ sản xuất. Loại máy bay này được trang bị bom thông thường và bom hạt nhân với khả năng thâm nhập qua các hàng rào phòng không dày đặc mà không sợ bị rada phát hiện. Hiện nay, B-2 được coi là một trong số những máy bay đắt nhất trên thế giới với chi phí sản xuất ước tính lên tới hơn 2 tỉ USD/chiếc.

Máy bay B-2 Spirit được sử dụng lần đầu tiên trong chiến tranh Kosovo vào năm 1999. Loại máy bay tối tân này cũng đã có mặt tại nhiều chiến trường khác như Iraq, Afghanistan, và mới đây nhất là trong cuộc chiến chống quân nổi dậy ở Libya.

2. Máy bay Bell-Boeing V-22 Osprey


Bell-Boeing V-22 Osprey


Bell-Boeing V-22 Osprey là loại máy bay đa năng tốc độ cao với khả năng cất cánh lên thẳng, đồng thời có thể vận hành như một chiếc máy bay thông thường.

V-22 Osprey được sử dụng lần đầu tiên vào năm 2007 trong cuộc chiến ở Iraq. Mặc dù trước đây, trong giai đoạn chế tạo và thử nghiệm từ năm 1991 – 2000, Bell-Boeing V-22 Osprey đã gây ra hàng loạt vụ tai nạn khiến 30 người thiệt mạng, nhưng Thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ (United States Marine Corps) vẫn có ý định sẽ sử dụng loại vũ khí nguy hiểm này tại chiến trường Afghanistan vào khoảng cuối năm 2011.

Từ năm 2008, chương trình sản xuất V-22 Osprey đã ngốn khoảng 27 tỷ USD của chính phủ Mỹ, và có giá khoảng 67 triệu USD/chiếc vào năm 2010.

3. Tàu sân bay USS George H.W. Bush (CVN-77)


Tàu sân bay USS George H.W. Bush (CVN-77)


USS George H.W. Bush (CVN-77) mang tên cựu Tổng thống Mỹ George H.W.Bush (Bush cha), là tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Nimitz cuối cùng được chế tạo cho Hải quân Mỹ.

Chiếc tàu sân bay USS George H.W. Bush do công ty Northorp Grumman chế tạo vào năm 2001 và hoàn thành vào năm 2009 với giá khoảng 6.2 tỉ USD theo đơn đặt hàng của Hải quân Mỹ.

USS George H.W. Bush có trọng tải khoảng 102.000 tấn với chiều dài 332.8m, rộng 76.8m, vận tốc trung bình hơn 30 hải lý/h. Con tàu hoạt động nhờ 2 lò phản ứng hạt nhân và có thể hoạt động liên tục trong hơn 20 năm mà không cần tiếp nhiên liệu.

4. Máy bay Lockheed Martin F-35 Lightning II


Lockheed Martin F-35 Lightning II


Máy bay F-35 II do hãng Lockheed Martin sản xuất, nằm trong chương trình hợp tác phát triển máy bay tiêm kích Anh - Mỹ, và là loại máy bay đa năng có thể yểm trợ trên không, ném bom chiến thuật, và chiến đấu không đối không.

Một chiếc F-35 dài khoảng 15m, có sức chứa trong hơn 7200 lít nhiên liệu và có thể bay với tốc độ lên tới hơn 1920 km/h.

Hiện tại, Mỹ có kế hoạch mua thêm hơn 2000 máy bay F-35 với giá khoảng 122 triệu USD/chiếc. Nếu kí kết thành công, Lockheed Martin sẽ trở thành công ty chế tạo vũ khí quân sự đạt được hợp đồng lớn nhất trong lịch sử với tổng giá trị khoảng 323 tỉ USD.

5. Máy bay McDonnell Douglas F/A-18 Hornet


McDonnell Douglas F/A-18 Hornet


F/A-18 Hornet là một loại máy bay phản lực chiến đấu hiện đại được công ty McDonnell Douglas thiết kế cho Hải quân và Thuỷ quân Lục chiến Hoa Kỳ vào những năm 70, sau đó chuyển giao cho hãng Boeing chế tạo và phát triển thêm một số tính năng có thể dùng cho cả không quân nhiều nước khác trên thế giới.

Một chiếc F/A-18 Hornet trị giá khoảng 57 triệu USD, có nhiệm vụ chính là ném bom chiến thuật và yểm trợ trên không với tốc độ tối đa hơn 1900 km/h.

Hiện nay, ngoài Mỹ còn một số quốc gia khác có quân đội được trang bị loại máy bay hiện đại này như Australia, Canada và Thụy Sĩ.

6. Máy bay Boeing EA-18G Growler


Boeing EA-18G Growler


Boeing EA-18G Growler là một phiên bản tác chiến điện tử mang tên lửa phòng vệ được sử dụng trên tàu sân bay và có khả năng diệt sóng rada cũng như gây nhiễu hệ thống thông tin liên lạc của kẻ thù bằng bức xạ từ.

Trên thực tế, Boeing EA-18G Growler, phiên bản cải tiến từ loại máy bay F/A-18F Super Hornet, được sản xuất từ năm 2007, nhưng cho tới tháng 9/2009 mới bắt đầu được đưa vào sử dụng. Growler có độ sải cánh rộng hơn 13m và chiều dài thân trên 18m.

Theo Hải quân Mỹ, một chiếc Boeing EA-18G Growler có giá khoảng 67 triệu USD.

7. Chiến xa viễn chinh


Chiến xa viễn chinh


Chiến xa viễn chinh (Expeditionary Fighting Vehicle) là loại xe lội nước được phát triển để phục vụ Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ (US Marine Corps). Loại xe này vừa có thể hoạt động trên biển như một chiếc tàu chiến, lại vừa có thể hoạt động trên đất liền như xe tăng thông thường.

Đây là “thành phẩm” của hãng General Dynamics và có giá khoảng 22 triệu USD/chiếc.

8. Máy bay Grumman E-2D Advanced Hawkeye


Grumman E-2D Advanced Hawkeye


E-2D Advanced Hawkeye do hãng Grumman sản xuất và là loại máy bay chuyên chở được nâng cấp từ E-2B và E-2C với tính năng rada và liên lạc vô tuyến đã được cải tiến.

Máy bay E-2D được sản xuất với chi phí khoảng 232 triệu USD với chuyến bay thử nghiệm đầu tiên năm 2007 và mới được chuyển giao cho Hải quân Mỹ vào năm 2010.

9. Máy bay Boeing C-17 Globemaster III


Boeing C-17 Globemaster III


C-17 Globemaster III là loại máy bay vận chuyển quân sự bắt đầu được sử dụng từ năm 1993. Nó có thể thả hơn 100 lính nhảy dù xuống một khu vực chiến đấu trong cùng một thời điểm và hiện vẫn đang hoạt động tại chiến trường Iraq, Afghanistan. Loại máy bay chuyên chở này còn được điều động để vận chuyển hàng cứu trợ trong tình huống cần thiết.

Hiện nay, Boeing C-17 Globemaster III đã có mặt trong quân đội Mỹ, Anh, Canada cũng như các nước NATO khác. Trong khi đó, Liên minh các tiểu vương quốc Ả Rập và Ấn Độ cũng có ý định sở hữu những chiếc Boeing C-17 Globemaster III hiện đại với giá khoảng 191 triệu USD/chiếc.

10. Máy bay Lockheed Martin F-22 Raptor


Lockheed Martin F-22 Raptor


Là một siêu phẩm khác của hãng Lockheed Martin, hiện nay F-22 Raptor đang được coi là loại máy bay chiến đấu số 1 trên thế giới với tính năng vượt trội như tấn công mặt đất, tránh rada và bắn tên lửa trinh sát.

Tuy nhiên, theo các tài liệu của Lực lượng Không quân Mỹ, một chiếc F-22 Raptor có giá khoảng 150 triệu USD và cả chương trình phát triển loại máy bay siêu hạng này đã ngốn hơn 65 tỉ USD trong ngân sách không quân nước này. Cũng vì chi phí quá lớn, Bộ Quốc phòng Mỹ đã ra lệnh ngừng chương trình sản xuất F-22 Raptor vào cuối năm 2009.

[VTC news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang