Trên tờ Wall Street Journal, tác giả Mark Helprin cảnh báo rằng trong khi sức mạnh của Hải quân Trung Quốc trên các vùng biển phía Tây Thái Bình Dương ngày càng gia tăng thì qui mô của Hải quân Mỹ lại đang tiếp tục co lại. >>Đại chiến Trung - Nhật : "Quý hồ tinh, bất quý hồ đa" >> Trung Quốc khoe "lá chắn thép" trên biển Tàu chiến lớp sovremeny. Ảnh wired.com Trong cuộc tranh luận truyền hình về chính sách ngoại giao vừa qua, Tổng thống đang mãn nhiệm Barack Obama đã tỏ ra rất tự tin khi “chỉ bảo” đối thủ Mitt Romney: “Thống đốc Romney có thể vẫn chưa dành đủ thời gian xem xét cách thức hoạt động của quân đội chúng ta. Ví dụ như ông đề cập đến Hải quân và nói rằng chúng ta có ít tàu chiến hơn so với thời kỳ năm 1916. Vâng, thưa Thống đốc, chúng ta cũng có ít ngựa và lưỡi lê hơn bởi lẽ bản chất của quân đội chúng ta đã thay đổi. Chúng ta đã có những thứ như tàu sân bay là nơi máy bay có thể đậu. Chúng ta cũng có những con tàu hoạt động dưới mặt nước và đó là tàu ngầm hạt nhân. Và do đó vấn đề ở đây không phải là cuộc chơi của các tàu chiến mà trong đó chúng ta ngồi đếm xem mình có bao nhiêu tàu. Vấn đề là năng lực của chúng ta”. Cái gì có thể thay thế tàu chiến? Đúng là ngựa của quân đội đã bị thay thế bởi xe tăng và máy bay trực thăng, lưỡi lê đã phải rút lui để nhường chỗ cho các vũ khí tự động chính xác. Vậy trong lực lượng hải quân, cái gì đã thay thế tàu chiến? Vị Tổng tư lệnh quân đội Mỹ (Tổng thống Obama) đã trình bày với thái độ kẻ cả rằng những con tàu chiến của nước Mỹ ngày nay có thể dễ dàng tiêu diệt những con tàu của năm 1916. Chỉ có điều, Hải quân của Mỹ không đối mặt với những tàu chiến của năm 1916 mà sẽ phải đương đầu với “những thứ như tàu sân bay, nơi máy bay có thể đậu”, “những tàu chiến hoạt động dưới mặt nước”, tên lửa đạn đạo, máy bay chiến đấu cất cánh từ mặt đất và cả chiến tranh điện tử nữa. Tư tưởng cho rằng trong chiến tranh không cần quan tâm đến số lượng và qui mô là tư tưởng rất nguy hiểm cũng giống như niềm tin chỉ cần số lượng và qui mô lớn là đủ. Nhà thầu quốc phòng Norman Augustine nổi tiếng vì nhận xét rằng các máy bay chiến đấu đang ngày càng trở nên phức tạp đắt đỏ và sớm muộn gì, Mỹ sẽ chỉ có thể chế tạo ra một chiếc duy nhất. Bất kể đó là một chiếc máy bay hay một con tàu, bất kể hiện đại đến đâu, máy bay và tàu chiến cũng không thể “phân thân” để hoạt động nhiều nơi cùng một lúc. Và nếu hai con tàu có giá tương đương 100 con tàu khác, thì khi bị hỏng hoặc bị mất, nó cũng sẽ tương đương với 100 con tàu khác bị hỏng hoặc bị mất. Hải quân Mỹ không còn độc tôn như trước đây Xét về tương quan lực lượng, Hải quân Mỹ hiện đang yếu hơn rất nhiều so với thời điểm cách đây không lâu trong lĩnh vực chiến tranh chống tàu ngầm, chống mìn, yếu hơn về khả năng đưa tàu quay trở lại chiến trường và không có đủ số lượng cần thiết để thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn phòng ngừa hoặc tham chiến. Một ví dụ là trong vấn đề Biển Đông, chính sách ngoại giao của Ngoại trưởng Hillary Clinton gần như là bất lực bởi lẽ chính sách đó chỉ hoàn toàn dựa trên những tuyên bố mà không có sự hậu thuẫn đầy đủ của sức mạnh hải quân, ngay cả vào lúc này khi mà Hải quân Trung Quốc mới chỉ bằng chưa đến một nửa so với hải quân nước này trong vòng một thập kỷ tới. Các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, cũng giống như hành động chiếm đoạt các vùng biển Caribe cho tới bờ biển Venezuela của Mỹ, có vẻ giống hành động thôn tính của Hitler. Nhưng đến nay Mỹ không còn các căn cứ quân sự ở khu vực này, con đường cung cấp của Mỹ bị suy yếu do Thái Bình Dương quá rộng lớn, những chiếc máy bay chiến đấu tầm xa của Mỹ sẽ bị tiêu hao năng lượng rất nhiều và ngay cả khi sử dụng hết công suất tàu sân bay, thì quân đội Mỹ sẽ tổn hao năng lực gấp đôi quân đội Trung Quốc. Không phải đến tận bây giờ Trung Quốc mới tỏ ra hung hăng như vậy trên Biển Đông, nhưng đến nay nước này đã có một kể hoạch và đang ngày càng quyết liệt thực hiện kế hoạch đó. Còn kế hoạch của Mỹ là co rút và như mọi người thường nói “tiền nào của nấy”. Trung Quốc đang hiện đại hóa các lực lượng quân đội một cách có chủ ý, có hiệu quả và thành công đồng thời chấp nhận chất lượng không quá cao. Một số ví dụ có thể nêu ra là 20 năm trước đây Trung Quốc chỉ có 1 tàu ngầm tên lửa đạn đạo và Mỹ có 34 chiếc. Đến nay Trung Quốc có 3 chiếc (và sắp có thêm 2 chiếc nữa) còn Mỹ đang sở hữu 14 chiếc. Tương tự, Trung Quốc hiện có 71 chiếc tàu ngầm, còn Mỹ thì tụt từ 121 chiếc cách đây 20 năm xuống còn 71 chiếc. Khi các con số về vũ khí khí tài của Mỹ ngày càng suy giảm với tốc độ cao hơn, thì Trung Quốc lại đang thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng. Tương quan lực lượng về tàu chiến trên mặt nước lại càng rõ nét hơn nữa. Trong khi Trung Quốc tăng số tàu từ 56 lên 78 chiếc, thì Mỹ lại giảm từ 207 xuống còn 114 chiếc. Ngoài ra, Trung Quốc đang rất thành công trong việc tập trung vào đúng cái họ cần – tên lửa đạn đạo dẫn đường, ngư lôi siêu tốc, tên lửa “lướt sóng” (giúp tránh bị ra đa phát hiện), đội tàu chiến được trang bị tên lửa, kỹ thuật tung hỏa mù bịt mắt đối phương – để đánh vào những nhược điểm của Mỹ, trong khi các vũ khí khí tài của Mỹ nhằm đối phó lại Trung Quốc lại chưa đủ hoặc chưa có. Không chỉ có một đối thủ duy nhất Trung Quốc cũng không phải là kẻ thù trên biển duy nhất của Mỹ. Chỉ cần có máy bay chiến đấu, tên lửa đất đối đất và các hệ thống ra đa, các nước ven biển không cần đển hải quân để khẳng định chủ quyền đối với hàng triệu cây số vuông trên biển. Ngay cả cướp biển Somali cũng chỉ cần dùng loại ca nô có động cơ gắn ngoài mạn, xuồng nhỏ, súng chống tăng và tiểu liên Kalashnikov cũng đã đủ trở thành một thách thức lớn đối với các cường quốc hải quân trên thế giới. Vậy quốc gia giàu có nhất và cường quốc hải quân hàng đầu thế giới là Mỹ phải cần đến bao nhiêu tàu chiến hiện đại? Câu trả lời là không dưới 300 chiếc như hiện nay hay 200 chiếc như mục tiêu mà Mỹ đang hướng đến. Câu trả lời cũng không phải là 330 hay 350 chiếc mà phải là 600 chiếc, như thời điểm những năm 1980. Thời điểm đó Mỹ đang đối đầu với Liên Xô nhưng bây giờ là Trung Quốc, cường quốc hàng hải được trang bị tốt hơn và đang phát triển với tốc độ nhanh hơn. Bất kỳ lúc nào Trung Quốc tự tin về các hệ thống vũ khí hải quân của mình, nước này sẽ triển khai sản xuất hàng loạt và bỏ rơi Mỹ ở phía sau giống như Mỹ đã từng “vượt mặt” phe Trục (Đức, Italy và Nhật) trong Chiến tranh thế giới II. Hải quân Trung Quốc sẽ có đủ năng lực thống lĩnh các đại dương và dong tàu tới tận ngoài bờ biển nước Mỹ, đưa họ vào thế thắng còn đẩy Mỹ vào thế yếu. Điều đó chỉ có thể được ngăn chặn, nếu Mỹ tập trung đầu tư cho hải quân về số lượng và đầu tư ngay từ bây giờ, không trì hoãn. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quan hệ Trung - Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quan hệ Trung - Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012
Hải quân Trung Quốc sắp đuổi kịp Hải quân Mỹ?
Thứ Năm, 9 tháng 8, 2012
>> Kịch bản Mỹ tấn công Trung Quốc bị lộ
Các chuyên gia phân tích quân sự Mỹ đã xây dựng một kịch bản chiến tranh quy mô lớn để phản công Trung Quốc trong trường hợp bị "gây chiến" trước. >> 'Nếu dùng hải quân, Việt Nam sẽ mắc mưu Trung Quốc' Các chuyên gia phân tích quân sự Mỹ đã xây dựng một kịch bản chiến tranh quy mô lớn để phản công Trung Quốc trong trường hợp bị "gây chiến" trước. Bí mật này được giữ kín trong một thời gian khá dài, nhưng nó đã được "hâm nóng" trong năm 2012 sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi quan tâm sâu sắc đến tình hình quân sự tại châu Á - Thái Bình Dương. Việc rò rỉ kế hoạch tấn công Trung Quốc được cho là thông điệp gửi tới giới quân sự Trung Quốc biết "ưu thế quân sự của Mỹ là vô biên". Kịch bản chiến tranh quy mô lớn với Trung quốc là công sức của rất nhiều các chuyên gia Lầu Năm Góc. Họ đã cộng tác cùng nhau trong gần 20 năm để xây dựng lên kế hoạch quân sự chống lại Trung Quốc, và tất nhiên là chỉ khi Trung Quốc gây chiến trước. Để triển khai cuộc phản công, Mỹ sẽ ưu tiên “hủy diệt các hệ thống radar và hệ thống tên lửa mà Trung Quốc xây dựng để chống lại các chiến hạm của Mỹ”. Cũng theo kế hoạch, lực lượng “tiên phong” trong những giờ đầu của cuộc chiến gồm các máy bay ném bom chiến lược tàng hình và tàu ngầm của Quân đội Mỹ. Sau đó, sẽ là các cuộc tập kích với quy mô lớn từ biển và không mà Lầu Năm Góc gọi đó là "học thuyết không - hải chiến". Các luận cứ ủng hộ việc lên kế hoạch kịch bản tấn công Trung Quốc là sự “thay đổi” từ phía Trung Quốc. Hải quân Mỹ (ảnh minh họa) Ngoài ra, các quan chức Mỹ đã nhận ra một thực tế rằng, Trung quốc đã tăng chi tiêu cho quân đội lên đến 180 tỷ USD (bằng 1/3 ngân sách Quốc phòng của Mỹ) và luận cứ cuối cùng là Trung quốc đã trở thành kẻ “gây hấn” trên Biển Đông trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, một phần kịch bản này chỉ là trò tâm lý chiến mà phía Washington muốn gây áp lực lên Bắc Kinh. “Chúng tôi muốn gây áp lực cho các nhà lãnh đạo quân sự Trung Quốc khi thực hiện kế hoạch dài hạn. Để triệt tiêu những ý định thách thức chúng tôi", một sĩ quan cao cấp của Hải quân Mỹ cho biết. Theo Lầu Năm Góc, Trung Quốc đang khiêu khích. “Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc sẽ buộc phải phải phát triển các phương pháp để chống lại “các trận chiến trên biển và trên không” của Mỹ”, một sĩ quan Trung Quốc nói tại Hội nghị quốc tế ở London. “Quân đội của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới nhất thiết phải phát triển phương án phù hợp để chống lại kẻ thù tiềm năng của mình. Nhưng Trung quốc vẫn còn kém quá xa so với Mỹ và cuộc xung đột sẽ là một thảm họa”, ông Pavel Kamennov thuộc viện nghiên cứu Viễn Đông nói. (Nguồn :: Báo Giáo Dục VN) |
Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012
>> Mỹ tăng cường triển khai chiến lược quân sự nhằm vào Trung Quốc
Gần đây, Mỹ liên tiếp có các động thái điều chỉnh bố trí quân sự nhằm vào Trung Quốc như triển khai máy bay Osprey, F-22, tổ chức diễn tập quân sự… >> Tàu hộ tống NS Satpura - "Át chủ bài" của Hải quân Ấn Độ Mỹ có kế hoạch triển khai 24 máy bay cánh xoay MV-22 Osprey ở căn cứ Futenma, Okinawa, Nhật Bản, hiện đã đưa 12 máy bay loại này đến căn cứ Iwakuni,Nhật Bản. Mỹ có kế hoạch triển khai 24 máy bay cánh xoay MV-22 Osprey ở căn cứ Futenma, Okinawa, Nhật Bản, hiện đã đưa 12 máy bay loại này đến căn cứ Iwakuni,Nhật Bản. Dành một vị trí thường trực cho sĩ quan liên lạc Nhật Bản tại bộ phận chỉ huy của quân Mỹ Ngày 3/8, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Satoshi Morimoto bắt đầu có chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Mỹ kể từ khi lên nhậm chức đến nay. Hai bên sẽ trao đổi ý kiến về các vấn đề như kế hoạch điều chỉnh quân Mỹ đóng tại Nhật Bản, tăng cường đồng minh Mỹ-Nhật trong bối cảnh Mỹ điều chỉnh chiến lược quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương. >> Vì sao người Trung Quốc không có đồng minh? Do 12 máy bay vận tải cánh xoay MV-22 Osprey của quân Mỹ đến Nhật Bản ngày 23/7 hiện vẫn bị dư luận Nhật Bản phản đối mạnh, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Satoshi Morimoto sẽ phản hồi lại sức ép của người dân trong nước bằng cách đáp máy bay Osprey tại Mỹ, nhằm tiếp tục liên kết với Mỹ trên phương diện gia tăng cường độ bố trí quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Lần này Mỹ-Nhật phối hợp lập trường còn có một bối cảnh khác là, ngày 31/7, Nhật Bản công bố “Sách trắng Quốc phòng” năm 2012 đã bị Trung Quốc phê phán kịch liệt. Trong chiến lược quân sự châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ, Nhật Bản có vai trò quan trọng của một đồng minh tin cậy. Trong nhiều ngày qua, Mỹ-Nhật dồn dập tương tác quân sự, Mỹ rõ ràng gia tăng mức độ đầu tư sức mạnh quân sự cho các căn cứ quân Mỹ tại Nhật Bản. Sau khi máy bay chiến đấu/vận tải cánh xoay Osprey đến Nhật Bản, ngày 28/7, 8 máy bay chiến đấu F-22 Raptor cũng đến căn cứ Kadena ở tỉnh Okinawa, Nhật Bản. Nghe nói, quân Mỹ sẽ còn triển khai 12 máy bay chiến đấu F-22 Raptor ở căn cứ này vào nửa cuối năm nay. Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 tại căn cứ quân Mỹ ở Okinawa, Nhật Bản Ngày 2/8, quân Mỹ tiết lộ, Mỹ-Nhật đang triển khai phối hợp, có kế hoạch dành một vị trí thường trực cho sĩ quan liên lạc của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tại Bộ Tham mưu Không quân và Bộ Tác chiến Hải quân Mỹ ở ngoại ô Washington. Nếu điều này được thực hiện thì đây là lần đầu tiên Nhật Bản cử nhân viên đến cơ quan trung tâm của Hải quân và Không quân Mỹ. “Tác chiến hợp nhất trên không-trên biển” lấy Trung Quốc làm “hồng tâm” Trong tất cả những hoạt động giao lưu và triển khai quân sự này, Trung Quốc đều trở thành chủ đề trung tâm. Ngày 2/8, tờ “Bưu điện Washington” có bài viết cho rằng, trong 20 năm qua, Lầu Năm Góc luôn nghiên cứu cách thức dùng “tác chiến hợp nhất trên không-trên biển” đối phó Trung Quốc. Mục đích chính là nếu Mỹ-Trung xảy ra chiến tranh, trong trận đầu, máy bay ném bom tàng hình và tàu ngầm Mỹ sẽ phá hủy radar phát hiện tầm xa và hệ thống tên lửa chính xác trong đất liền Trung Quốc, khiến cho Quân đội Trung Quốc “mù lòa”, sau đó sẽ triển khai tấn công trên biển-trên không quy mô lớn đối với Trung Quốc. Tư tưởng “tác chiến hợp nhất trên không-trên biển” của quân Mỹ hoàn toàn không phải là tin mới, nhưng truyền thông Mỹ trần trụi tuyên truyền Trung Quốc là “hồng tâm” (điểm chính giữa của bia ngắm bắn) thì ít gặp. Sau khi Obama đưa ra chiến lược quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương, Quốc hội Mỹ yêu cầu Lầu Năm Góc tiến hành đánh giá độc lập đối với chiến lược mới này. Về vấn đề này, Lầu Năm Góc giao cho Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược tiến hành viết báo cáo. Hiện nay, báo cáo “Chiến lược hành động của quân Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương: Đánh giá độc lập” đã ra đời. Mỹ mới triển khai máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler ở khu vực Đông Bắc Á. Báo cáo cho rằng, tính không xác định về địa chính trị chủ yếu của Mỹ và đồng minh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương là “sự trỗi dậy và vai trò ảnh hưởng tăng lên của Trung Quốc sẽ tác động ảnh hưởng thế nào đối với trật tự và ổn định”. Báo cáo thúc giục chính quyền Obama tăng tốc hiện diện quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, điều nhiều hơn lính thủy đánh bộ, tàu ngầm hạt nhân tấn công, hệ thống tên lửa và các trang bị vũ khí khác. Báo cáo kiến nghị, ít nhất cần tiếp tục điều thêm một hoặc nhiều hơn tàu ngầm hạt nhân và hơn 5.000 binh sĩ lực lượng chiến đấu đổ bộ của lính thủy đánh bộ tới quanh Trung Quốc. Ngoài ra, Mỹ cũng nên điều nhiều hơn vũ khí trang bị tiên tiến như tàu tấn công đổ bộ, xe chiến đấu đổ bộ, máy bay chiến đấu đa dụng F/A-18, máy bay chiến đấu AV-8B Harrier, máy bay trực thăng tấn công. Guam nằm ở trung tâm Tây Thái Bình Dương, là trung tâm chiến lược quan trọng kiểm soát tình hình châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ. Hiện nay, quân Mỹ đã triển khai một hạm đội 3 tàu ngầm hạt nhân tấn công, máy bay ném bom B-52 luân phiên ở khu vực này. Báo cáo đề nghị, cần tăng triển khai số lượng tàu ngầm tấn công ở Guam, triển khai mang tính vĩnh viễn 12 máy bay ném bom B-52. >> Vũ khí chiến lược Trung Quốc bị Mỹ bắt bài Trả lời báo cáo này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cho biết, rất nhiều đề nghị trong báo cáo thống nhất với quan điểm chiến lược của Lầu Năm Góc, Hải quân Mỹ sẽ tái bố trí lực lượng quân sự, từ 50% cho mỗi khu vực - Đại Tây Dương và Thái Bình Dương hiện nay, chuyển sang triển khai 60% lực lượng ở khu vực Thái Bình Dương. Quân Mỹ sẽ tăng số lần tiến hành diễn tập quân sự với đồng minh và bạn bè của khu vực này, tăng cường hiệu quả điều chỉnh lực lượng quân sự. Máy bay chiến đấu AV-8B Harrier của Quân đội Mỹ. Ngày 1/8, Ủy ban Quân sự, Hạ viện Mỹ tổ chức phiên điều trần về báo cáo trên. Tại phiên điều trần, Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Shirl cho biết, Lầu Năm Góc sẽ căn cứ vào đánh giá của báo cáo này, xem xét điều nhiều lực lượng quân sự hơn tới Guam. Mỹ triển khai quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương còn rất nhiều khó khăn Báo chí Trung Quốc bình luận rằng: Mỹ khó che giấu được ý đồ chống lại Trung Quốc trong chiến lược quân sự của họ, nhưng họ vẫn tiếp tục hành động. Ngày 1/8, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ, người vừa kết thúc chuyến thăm các nước châu Á-Thái Bình Dương, ông Carter cho biết, đối với việc phát triển một khu vực châu Á-Thái Bình Dương hòa bình, thịnh vượng và an ninh, Trung Quốc có vai trò rất quan trọng. Ông nói, việc tái cân bằng sức mạnh quân sự của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương không phải là nhằm vào một hay một số quốc gia nào, nó không phải là về Trung Quốc cũng không phải là về Mỹ, cái liên quan đến là toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương hòa bình. Mỹ cũng còn rất nhiều khó khăn trong triển khai quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương. Trong báo cáo, Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược Mỹ cảnh báo, chiến lược quân sự mới của Mỹ sẽ xung đột với ngân sách quân sự liên tục thu hẹp của Mỹ. Tàu ngầm hạt nhân Ohio mang theo tên lửa hành trình, của quân Mỹ, tại căn cứ Yokosuka ở Nhật Bản. Cùng ngày, Carter cho rằng, nếu Quốc hội Mỹ không đạt được giải pháp cắt giảm thâm hụt trước cuối năm nay, cơ chế giảm thâm hụt tự động được khởi động vào đầu năm 2013 sẽ gây ra hậu quả mang “tính phá hoại” đối với chiến lược quốc phòng mới và việc sẵn sàng chiến đấu, ứng phó khẩn cấp. Nếu cơ chế giảm thâm hụt tự động được khởi động, ngân sách quốc phòng của Mỹ năm 2013 sẽ giảm 55 tỷ USD. >> Việt Nam khôn ngoan khi cân bằng giữa Mỹ - Trung Quốc Ngoài ra, một số ý tưởng chiến lược của Mỹ hoàn toàn không được đồng minh tán thành và ủng hộ. Trong báo cáo, Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược cho rằng, Australia đã tạo ra chiều sâu chiến lược đầy đủ cho Mỹ trên các phương diện như địa lý, chính trị, khả năng quốc phòng hiện có và hạ tầng cơ sở, đề nghị Mỹ xây dựng ở Perth, Australia một biên đội tấn công tàu sân bay gồm có tàu sân bay động cơ hạt nhân, máy bay chiến đấu, tàu tuần dương và tàu khu trục. Đối với vấn đề này, Bộ trưởng Quốc phòng Australia, Stephen Smith phản hồi cho biết, Mỹ sẽ không có căn cứ quân sự vĩnh viễn trên lãnh thổ Australia, điểm này sẽ không thay đổi. (Nguồn :: Báo Giáo Dục VN) |
Thứ Hai, 16 tháng 7, 2012
>> Mỹ dùng “Thợ săn” P-3C để trấn tàu ngầm hạt nhân TQ ở Biển Đông
Nếu Mỹ nhận lời Philippines triển khai máy bay tuần tra săn ngầm P-3C ở biển Đông, sẽ tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng cho tàu ngầm hạt nhân TQ. >> Trung Quốc bắn đạn thật nắn gân Nhật Bản >> Báo Hoàn Cầu : Trung Quốc đang bị bao vây Máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-3C do Mỹ chế tạo, đã triển khai ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan - phía đông và đông bắc Trung Quốc. Trong hình là máy bay P-3C của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản. “Thợ săn” P-3C là một loại máy bay săn ngầm (chống tàu ngầm) trên biển tầm xa, có 4 động cơ và cất cánh từ đất liền, do Công ty Lockheed Martin, Mỹ thiết kế sản xuất, chủ yếu dùng để thực hiện tác chiến săn ngầm trên biển tầm xa và tác chiến chống hạm. Máy bay săn ngầm P-3C trang bị 4 động cơ cánh quạt, dài 35,6 m, sải cánh 30,4 m, trọng lượng cất cánh tối đa 64,4 tấn, tốc độ 610 km/giờ, hành trình có thể đạt 8.944 km, bán kính hoạt động tối đa là 3.835 km. Máy bay này tổng cộng đã phát triển 3 phiên bản, lần lượt là P-3A/B/C, mỗi phiên bản đều có nhiều kiểu loại, nhưng hiện nay chỉ có P-3C là đang hoạt động. P-3C của Hải quân Mỹ ngoài việc thực hiện nhiệm vụ trinh sát và chống tàu ngầm độc lập, còn có thể yểm hộ cho cụm chiến đấu tàu sân bay trên toàn cầu, trong mọi điều kiện thời tiết. Nguồn tin mới nhất từ Quân đội Mỹ cho biết, quân Mỹ đã bắt đầu nâng cấp lô 5 máy bay P-3C đầu tiên thành P-3C4, loại máy bay đã được cải tạo khả năng mạng này đã được bàn giao cho Hải quân Mỹ. Mặc dù Hải quân Mỹ đã phát triển được máy bay P-8A Poseidon tiên tiến hơn, đồng thời có kế hoạch thay thế toàn diện P-3C vào năm 2013, nhưng mục đích chủ yếu của P-3C phiên bản cải tiến chỉ là lấp chỗ trống tác chiến trước khi đưa P-8A vào hoạt động. Theo thông tin từ Bộ Tư lệnh Hệ thống Hàng không Hải quân, có 50 chiếc trong số 157 máy bay P-3C của Hải quân Mỹ được cải tạo. Nội dung cải tiến gồm: liên kết dữ liệu Link 16, thông tin vệ tinh băng thông rộng được mã hóa của vệ tinh thông tin hàng hải quốc tế, và hiển thị hình ảnh chiến thuật tích hợp dựa trên Windows. "Thợ săn" P-3C của Hải quân Mỹ, mối đe dọa của tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc. Liên kết dữ liệu Link 16 chủ yếu dùng cho chia sẻ dữ liệu với lực lượng NATO, thông tin vệ tinh thì cung cấp truyền dữ liệu giao thức internet và cuối cùng thực hiện video trực tuyến. Đầu năm nay, Bộ Tư lệnh Hệ thống Hàng không Hải quân đã bàn giao 74 máy bay P-3C được cải tạo kỹ thuật hệ thống âm thanh, đã tăng cường khả năng tiếp nhận phao sonar cho máy bay. Ở giữa và dưới thân trước của máy bay này có 1 khoang đạn 3,91 m x 2,03 m x 0,088 m, dưới cánh máy bay có 10 giá treo, có thể mang theo ngư lôi, bom nổ dưới nước, bom, thủy lôi, ổ phóng tên lửa, tên lửa chống hạm, tên lửa không đối không; đồng thời có thể mang theo các loại phao sonar, phao nước và pháo sáng. Vũ khí chính dùng để tác chiến của P-3C có ngư lôi MK-46, tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon, tên lửa đối đất AGM-65 Maverick. Mỗi máy bay P-3C đều biên chế 11 nhân viên phi hành đoàn. Trong đó, 2 chuyên gia tình báo sonar có thể tiến hành phân tích dữ liệu của phao sonar bất cứ lúc nào, làm rõ loại hình cụ thể của các mục tiêu dưới nước. Do tàu ngầm khác nhau của các nước trên thế giới phát ra âm thanh khác nhau, máy bay P-3C dò tàu ngầm bằng nhiều phương pháp như thả hệ thống dò sonar xuống vùng biển khả nghi để tìm kiếm âm thanh khả nghi. Chuyên gia tình báo có thể so sánh những âm thanh đó với những “âm thanh” các loại tàu ngầm ở trong kho dữ liệu máy tính, nhanh chóng có thể phán đoán mục tiêu dưới nước là loại tàu ngầm nào, của nước nào. Máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-3C Orion của Hải quân Mỹ. Không chỉ như vậy, loại máy bay này còn có thể sử dụng radar hoặc hệ thống sonar khác xác định vị trí cụ thể của tàu ngầm đối phương. Để dò tàu ngầm đối phương trên phạm vi lớn, mỗi máy bay P-3C không chỉ có thể sử dụng hệ thống phao sonar mang theo, mà còn có thể trang bị nhiều thiết bị thăm dò từ tính và hồng ngoại để nhận rõ và chính xác hơn vị trí của tàu ngầm dưới nước. Tàu ngầm Trung Quốc khó có thể giấu mình Hiện nay, P-3C đã hoạt động ở Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đương nhiên, các căn cứ của quân Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương cũng triển khai rất nhiều máy bay P-3C các loại. Nhưng, ở khu vực biển Đông, còn chưa có nước nào trang bị loại máy bay săn ngầm này, nếu Philippines mời được máy bay săn ngầm của quân Mỹ đến đây, nó sẽ là lực lượng máy bay P-3C lần đầu tiên triển khai ở biển Đông. Philippines không chỉ muốn mời máy bay P-3C của quân Mỹ, hơn nữa, theo người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Mỹ, Mỹ “đang sơ bộ lập kế hoạch hỗ trợ Philippines xây dựng một trung tâm giám sát bờ biển quốc gia”. Trung tâm giám sát này có thể cung cấp tình hình tổng thể về vùng biển lãnh thổ của Philippines, có thể hỗ trợ Philippines tấn công buôn lậu và ngăn chặn sự phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. Hiện nay, Mỹ và Quân đội Philippines đang tiến hành thảo luận một loạt sự lựa chọn. Các nhà phân tích cho rằng, Philippines có đường bờ biển dài, chỉ dựa vào radar mặt đất rất khó bao quát toàn bộ vùng biển xung quanh, vì vậy “Trung tâm giám sát bờ biển quốc gia” theo kế hoạch của Philippines rất có thể sẽ còn tiếp tục tìm kiếm sự hỗ trợ của Mỹ như máy bay giám sát và tình báo vệ tinh. Máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-3C của Quân đội Hàn Quốc, do Mỹ chế tạo. Theo các nguồn tin, gần đây, Tổng thống Philippines Aquino tuyên bố, Philippines hoan nghênh quân Mỹ triển khai máy bay không người lái Global Hawk và các máy bay trinh sát khác ở Philippines và khu vực xung quanh. Philippines không những tăng cường khả năng giám sát của mình, mà còn duy trì đề phòng rất cao đối với hoạt động của Trung Quốc ở khu vực này. Thực lực của Hải quân Philippines rất có hạn, cũng không thể đối phó với hoạt động của Hải quân Trung Quốc ở biển Đông. Nhưng, máy bay P-3C đến biển Đông sẽ làm thay đổi tình hình bất lợi này của Philippines. Đối với quân Mỹ, tác dụng càng nổi bật hơn. Những năm gần đây, máy bay tuần tra săn ngầm P-3C từng nhiều lần tiến hành theo dõi tàu thuyền trên biển của Trung Quốc, cung cấp thông tin tình báo để bảo vệ lợi ích trên biển cho Mỹ, Nhật Bản. Nhưng, máy bay này muốn tuần tra thường xuyên ở biển Đông thì phải xuất phát từ các căn cứ ở Guam và Okinawa, mặc dù cũng có thể tiến hành do thám trong thời gian nhất định đối với khu vực biển Đông, nhưng không thể duy trì 24/24 giờ, đặc biệt là việc ứng phó với các tình huống khẩn cấp, rõ ràng là lực bất tòng tâm. Nếu máy bay P-3C của quân Mỹ nhận lời mời của Philippines chính thức đến đóng ở các căn cứ ở Philippines, nó sẽ tác động nghiêm trọng đối với hoạt động tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc ở khu vực biển Đông. Philippines mời Mỹ triển khai máy bay do thám không người lái Global Hawk ở biển Đông. Mặc dù khả năng chạy yên lặng của tàu ngầm Trung Quốc trong những năm gần đây tiến bộ rất nhanh, cộng với địa hình lòng biển ở biển Đông rất phức tạp, thủy triều và nhiệt độ nước thay đổi thất thường, đều đã gây khó khăn cho hoạt động do thám của P-3C. Nhưng, một khi máy bay P-3C hoạt động lâu dài ở biển Đông, nắm chắc đầy đủ địa hình dưới nước và đặc điểm thủy văn của vùng biển này, cộng với việc nâng cấp máy bay này, sẽ có thể từng bước nắm chắc được thông tin các hoạt động của lực lượng tàu ngầm Hải quân Trung Quốc, từ đó tạo ra mối đe dọa sống còn cho tàu ngầm Trung Quốc. Điều nghiêm trọng hơn là, tàu ngầm hạt nhân chiến lược mới nhất của Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện nhiệm vụ “trực ban” sẵn sàng chiến đấu ở biển Đông, Mỹ đưa máy bay tuần tra săn ngầm P-3C đến chắc chắn sẽ làm cho ý đồ phong tỏa tàu ngầm hạt nhân chiến lược Trung Quốc vươn ra biển xa của Mỹ được thực hiện. Trung Quốc tiếp tục đổ lỗi cho Philippines trong vấn đề bãi cạn Scarborough vừa qua, cho rằng nước này đã “lôi kéo thế lực bên ngoài vào can thiệp tình hình biển Đông”. Ngày 3/7 hãng AFP dẫn lời người phát ngôn Tổng thống Philippines Ricky Carandang cho biết, Philippines có thể có kế hoạch mời Mỹ điều vài máy bay săn ngầm P-3C Orion đến biển Đông nhằm tăng cường hoạt động giám sát của Philippines đối với vùng biển này. Theo bài báo, yêu cầu này là sẽ tăng cường khả năng theo dõi, kiểm soát cho Philippines, nhưng hành động này có thể gia tăng quan hệ căng thẳng giữa Philippines với Trung Quốc. Sát thủ săn ngầm P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ, dự kiến sẽ thay thế cho máy bay P-3C. (Nguồn :: Báo Giáo Dục VN) |
Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012
>> Vì sao người Trung Quốc không có đồng minh?
Trung Quốc đã là nước lớn nhưng luôn trong tình trạng bị xa lánh, thậm chí bị người khác “oán hận”. Nguyên nhân chính: Chính sách ngoại giao thiếu mưu trí . Giới quan chức ngạo mạn, không biết cách học hỏi, luôn tự cho bản thân họ là đúng, khí phách thiên triều. >>Trung Quốc: 'Mỹ không có cơ hội chiến thắng' >> Khi Hải quân Trung Quốc đẩy mạnh bành trướng ra đại dương. Tại sao Trung Quốc luôn bị thế giới oán ghét? Trong nền kinh tế thế giới, Trung Quốc đã trở thành nước lớn, là cường quốc, không có gì phải thắc mắc. Trong lĩnh vực ngoại giao, Trung Quốc luôn tồn tại trong tình thái bị xa lánh, thậm chí bị người khác 'hận'. Lý do tại sao? Trung Quốc rốt cuộc đã làm những gì, khiến cho thế giới tránh xa như vậy? Chính sách ngoại giao thiếu mưu trí Trung Quốc còn rất nhiều thứ phải lo hơn là đi tranh giành lãnh thổ các quốc gia khác? Hãy nhìn vào nước Mỹ kia, qua vài năm nữa, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sẽ bị Trung Quốc vượt qua. Tuy nhiên, sức mạnh quân sự cũng như sức mạnh ngoại giao của Mỹ vẫn sẽ tiếp tục kiểm soát toàn bộ thế giới như tình hình hiện nay. Có những quốc gia cũng căm hận nước Mỹ, ví dụ như các quốc gia Hồi giáo tại khu vực Trung Đông, thế nhưng lại càng tồn tại nhiều hơn các quốc gia khác tin tưởng vào nước Mỹ, yêu thích nước Mỹ. Không thể nói người khác "ăn trong bám ngoài" (chi li pa wai), vì sao Mexico không chạy đến để mời Trung Quốc làm chiếc ô bảo hộ cho đất nước của họ, hòng đối kháng lại nước Mỹ? Đến Đài Loan của Trung Quốc, vài thập kỷ vừa qua cũng đều dựa dẫm vào nước Mỹ. Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines đều mong muốn nhận được sự bảo hộ từ Mỹ hòng đối kháng lại Trung Quốc. Trong lĩnh vực kinh tế, nhân loại trên toàn thế giới đều tôn mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc là G2. Trong nền chính trị và ngoại giao, đại đa số các quốc gia đều coi Trung Quốc là kẻ thù giả định (jia xiang di), nhận định Mỹ là chiếc ô bảo hộ để chống đối lại kẻ thù giả định này. Rốt cuộc là do Mỹ không đúng, hay do nền ngoại giao Trung Quốc thiếu mưu trí? Điều này không cần nói cũng đều hiểu được. Sự khác biệt giữa hai nước Trung - Mỹ Sự khác biệt giữa hai nước Trung - Mỹ Chúng ta ngày ngày đều muốn bắt kịp được Mỹ, rốt cuộc đã bắt kịp được những gì, chỉ có riêng một nhân tố là tổng sản phẩm GDP. Còn bình quân GDP trên đầu người, mức thu nhập bình quân, bình quân chất lượng cuộc sống thực tế, năng lực sáng tạo của nhân dân, trong toàn bộ thế kỷ 21, Trung Quốc không thể nào vượt qua được Mỹ. Về lĩnh vực quân sự và ngoại giao, Trung Quốc có lẽ sẽ vĩnh viễn không bao giờ sánh đạt được năng lực kiểm soát toàn cầu giống như Mỹ đã từng có. Không cần nói đến vấn đề kiểm soát toàn cầu. Ngày mùng 8 tháng 05 năm 1999, đại sứ quán Trung Quốc ở Nam Tư đã bị đánh bom và họ chỉ có thể đứng tại Bắc Kinh mà mắng nhiếc, đến cả các phương pháp ngoại giao làm thế nào để phục hồi lại thể diện cũng không hề có. Là người Trung Quốc, thực tế mà nói, chỉ có duy nhất hai từ: Nuốt Giận. Đối với nước Mỹ, chúng ta không có biện pháp nào. Đối với các quốc gia "Tiểu Biết Tam" (Xiao bie san: lưu manh, vô lại), Trung Quốc cũng bó tay không có sách lược. Vấn đề Đài Loan khu vực phía tây, sẽ trở thành mối vướng víu vĩnh viễn. Điều này không phải là vấn đề lớn, chỉ cần Đài Loan không tuyên bố độc lập, đại lục cũng sẽ luôn như vậy, phải cho qua thì cũng sẽ phải cho qua. Tuy nhiên, Mỹ lại luôn lấy vấn đề Đài Loan ra làm vật cản trở đại lục, khiến cho tình hình trở nên tương đối thụ động, thật là lực bất tòng tâm. Trung Quốc thiếu bạn, chứ không hề thiếu kẻ thù Khu vực xung quanh Trung Quốc, chỉ thiếu bạn, không hề thiếu kẻ thù. Vấn đề tồn tại hiện nay, người Ấn Độ đang gồng mình nỗ lực mở rộng các hoạt động quân sự chuẩn bị cho các cuộc chiến, rất đều đặn không hoang mang. Hàng không mẫu hạm, tên lửa tầm xa, tàu ngầm hạt nhân. Những thứ Trung Quốc có, Ấn Độ về cơ bản đều có, những thứ Trung Quốc không có, người Ấn Độ cũng đều đã có. Chúng ta luôn dừng lại trong niềm vui với "Lưỡng đạn nhất tinh" (hai pháo bom và một vệ tinh). Thế nhưng cho đến thời điểm hiện tại, Ấn Độ cũng đã sở hữu "Lưỡng đạn nhất tinh". Giải thích như thế nào? Sự thực chứng minh rằng, người Trung Quốc không phải là là những người thông minh nhất trên toàn thế giới, đến mức độ thông minh nhất khu vực Châu Á cũng chẳng thể đạt đến. Ngoài Trung Quốc thì còn có những người thông minh khác, thậm chí càng có những quốc gia với những dân tộc thông minh hơn hẳn. Chúng ta không nhìn nhận ra vấn đề này, luôn tự cho mình là đúng, mù quáng tôn vinh bản thân là lớn mạnh, luôn luôn chiêm ngưỡng một cách quá đáng chính bản thân, đây mới chính là căn nguyên tồn tại của các vấn đề. Nền ngoại giao hiện nay mà Trung Quốc đang thực thi, ai nghe lời, ai nịnh bợ cần tiền thì Trung Quốc sẽ đối xử tốt với họ. Còn ai chỉ trích phê bình, ai chế giễu thì Trung Quốc sẽ căm hận chính họ. Cần biết rằng, những quốc gia không ngừng nịnh bợ cần tiền Trung Quốc đều là những quốc gia không có vị thế quốc tế. Chỉ có những quốc gia dám lên tiếng chỉ trích phê bình, thậm chí dám mắng nhiếc Trung Quốc, mới có năng lực ảnh hưởng đến toàn thế giới. Đối với những quốc gia này mà nói, không cần phải cúi đầu, không có gì là sai lầm. Tuy nhiên nếu không tìm hiểu lẫn nhau một cách nghiêm túc, đạt được sự đồng cảm và đồng thuận, biến "địch" thành bạn, như vậy sẽ là thất bại lớn nhất trong nền ngoại giao. Giới quan chức thiếu kiến thức phổ quát về lĩnh vực ngoại giao, tự tin và ngạo mạn quá mức Trung Quốc đang quá ngạo mạn... Giới quan chức Trung Quốc luôn luôn tự cho bản thân họ là đúng, không lắng nghe nổi những quan điểm ngược chiều tiêu cực hay những lời chỉ trích. Kỳ thực, bất kỳ một quốc gia nào cũng đều ích kỷ, đều tồn tại những khiếm khuyết, giống như nước Mỹ và nước Anh, Trung Quốc cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Trung Quốc không cần thiết phải luôn luôn tỏ ra bộ dạng tự cho bản thân là đúng, biết tiếp nhận phê bình thì Trung Quốc mới có thể tiến bộ được. Trong lĩnh vực ngoại giao, báo chí và ngôn luận Trung Quốc luôn phản đối kịch liệt những lời phê bình của người khác đối với bản thân, không ngừng lặp lại rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc là sự trỗi dậy hòa bình. Có quỷ mới tin được, bất kỳ một nước lớn nào cũng đều không thể tự hài lòng với việc chỉ bảo hộ cho chính đất nước họ, luôn luôn tồn tại mong muốn có năng lực và ham muốn đi công kích các nước khác. Vấn đề cốt lõi chính là, liệu có phải là những cuộc công kích các nước khác phi mục đích hay không có đạo lý hay không. Mỹ chính là một điển hình. Mỹ không ngừng tiến hành các cuộc công kích các nước khác, điều này là không tốt, thế nhưng cũng có vô số các nước khác ủng hộ cho hành xử như vậy của Mỹ. Trung Quốc chẳng phải cũng đã từng đem quân đi đánh Việt Nam đó sao? Tổ tiên của chúng ta Thành Cát Tư Hãn chẳng phải cũng đã cưỡi ngựa chiến giẫm đạp lên Moscow và St Petersburg hay sao? Có những lúc có năng lực đánh, hơn nữa lại đánh một cách chuẩn xác, đúng vị, thì không chỉ không mầm mống nên những kẻ địch, mà còn có thể giành được càng nhiều bạn bè hơn. Nước Mỹ chính là như vậy, tạo nên những kẻ địch rất nhiều nhưng bạn bè lại càng nhiều hơn. Vấn đề cốt lõi nằm tại chỗ, nước Mỹ có thể làm được đến việc ngoài trường hợp Osama bin Laden bí mật hành xử Mỹ thì không có bất cứ một quốc gia nào dám đối chọi lại với Mỹ, Trung Quốc liệu có thể được chăng? Trung Quốc đương nhiên không cần học hỏi Mỹ, cũng không thể học nổi Mỹ. Tuy nhiên có hơi hướng của sự bá quyền Mỹ thì tại sao lại không thể? Sự thật là bản thân yếu kém bất năng lực, chứ không phải là sự nhân từ. Giới quan chức không biết cách học hỏi nền ngoại giao của các nước khác như thế nào? Thời gian gần đây, một vị hiệu trưởng trong nước đã nghỉ hưu, nhận được sự điều phái của một cơ quan quyền lực mềm quốc gia nào đó, chuẩn bị đến ba trường đại học hàng đầu của vương quốc Anh để tiến hành chiêu sinh các nghiên cứu sinh tiến sỹ đến Trung Quốc học tập. Đầu tiên, có ai bằng lòng đến Trung Quốc học tiến sỹ hay không thì vẫn chưa biết được, giới quan chức của chúng ta thì đã giả tưởng rằng đến để bố thí cho các trường đại học ở vương quốc Anh này. Vì thế, vị hiệu trưởng đã nghỉ hưu - khi người còn chưa đến nơi - đã ép buộc yêu cầu ba vị hiệu trưởng đương vị của ba trường đại học tại vương quốc Anh tiến hành cuộc gặp gỡ với họ vào thời gian cuối tuần. Thật không dễ dàng gì, có một vị hiệu trưởng và phó hiệu trưởng của một trường đại học đã nhận lời đáp ứng cuộc gặp gỡ này, hơn nữa còn chuẩn bị bữa tiệc thiết đãi thịnh soạn. Đây chính là phép tắc lịch sự của vị hiệu trưởng của vương quốc Anh. Khi thời gian vừa mới được sắp xếp ổn thỏa, một cú điện thoại đột nhiên được gọi đến, nói rằng liệu có thể thay đổi sang thời gian một ngày khác được hay không. Tâm lý người phụ trách liên lạc phía Anh đã bắt đầu rụt rè, nhưng để giữ lịch sự vẫn còn yêu cầu vị hiệu trưởng của trường đại học đó thay đổi lại thời gian, việc đó là do người phụ trách liên lạc và vị lãnh đạo này bình thường luôn duy trì mối quan hệ rất tốt đẹp. Người lãnh đạo mặc dù cũng đã đồng ý tiến hành thay đổi lại thời gian. Nhưng không ngờ được rằng, khi đưa tin tức tốt lành này nói cho bên phụ trách liên lạc của phía Trung Quốc, thì ông ta lại trả lời rằng, "thế thì mời ông mau chóng gửi bản sơ yếu lý lịch của vị hiệu trưởng và phó hiệu trưởng trường đại học phía Anh của các ông cho tôi". Người phụ trách liên lạc phía Anh kỳ thực không thể kìm nén được nữa. Tuy nhiên vẫn lịch sự mà gửi sang một bức thư rằng, "mời ông gửi trước bản sơ yếu lí lịch của vị hiệu trưởng đã nghỉ hưu của phía Trung Quốc chuẩn bị đến thăm đó được không? Các ông là những người khách đến thăm không gửi bản sơ yếu lí lịch sang, lại yêu cầu bản sơ yếu lí lịch của chính nhà lãnh đạo cao nhất của bên tiếp đãi, e rằng không được thỏa đáng"? Đối phương đã gửi lại thư hồi âm, 'vị hiệu trưởng của phía Trung Quốc chúng tôi hiện tại không có sẵn bản sơ yếu lí lịch, nếu ông cần, xem trên Google liệu có thể tìm thấy được hay không'? Người phụ trách liên lạc của phía Anh nói rằng: "các sơ yếu lí lịch của tất cả các vị lãnh đạo cũng như các giảng viên trong trường đại học của chúng tôi đều công khai hiện trên các trang web trong trường đại học, ông hãy tự tìm đi". Trung Quốc vẫn chưa phải là quốc gia lớn nhất, mạnh nhất thế giới, giới quan chức phổ thông đã tồn tại thói quen coi những người nước ngoài như là nô tài của bản thân, hơn nữa lại chính là những người nước Anh, thật sự là có khí phách của thiên triều. Giới quan chức phổ thông đã như vậy, giới quan chức cấp cao thì lại càng quá đáng hơn. Trong mỗi một cuộc họp mang tính chất quốc tế, không quan tâm người khác có nguyện vọng lắng nghe hay không, có ủng hộ hay không, nhất cử nhất động luôn đặt ra không ít những kiến nghị, những nguyên tắc yêu cầu áp đặt lên các tầng lớp lãnh đạo nước ngoài tương đương chức hàm. Xin hỏi rằng, người nước ngoài đặc biệt là những quốc gia nhỏ yếu liệu có thật sự trở thành bạn bè của Trung Quốc được không, có thể không "hận" Trung Quốc được chăng? (Nguồn :: Báo Phụ Nữ) |
Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012
>> Trung Quốc: 'Mỹ không có cơ hội chiến thắng'
Những ngày gần đây, nhiều tờ báo Ấn Độ và Mỹ đề đặt câu hỏi cho chiến lược bao vây Trung Quốc mà Mỹ đang thực hiện ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương. >> Hải quân Trung Quốc: Tham vọng và thực lực (kỳ 2) >> Hải quân Trung Quốc có thực sự đáng lo ngại? Số lượng tàu chiến hàng năm của Trung Quốc ở vào mức 11,8%. Về vấn đề này, báo chí Trung Quốc bình luận: Ấn Độ tỏ ra thận trọng với khả năng hi sinh quan hệ Ấn – Trung để gia nhập vào vòng vây kiềm tỏa Trung Quốc của Mỹ. Truyền thông Trung Quốc dẫn nguồn từ Tạp chí Foreign Policy cho biết, nếu có xung đột xảy ra, Mỹ không có cơ hội thực hiện một cuộc chiến tranh đường biển giữa các nhóm tàu xung kích với Trung Quốc. Trung Quốc tự tin "tiếp đón" Mỹ ở Tây Thái Bình Dương Theo bài báo trên, trong hội nghị Shangri – La vừa rồi, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tuyên bố rằng nước này sẽ thực hiện chiến lược bảo đảm cân bằng lực lượng tại khu vực châu Á Thái Bình Dương. Từ phát biểu của ông Leon Panetta, có thể thấy rằng trong tương lai người Mỹ sẽ gia tăng và mở rộng sự xuất hiện quân sự của họ trong khu vực. Ông Panetta còn tuyên bố đến năm 2020 Mỹ sẽ điều 60% lực lượng hải quân của mình đến châu Á Thái Bình Dương (*). Ông còn trình bày khái niệm về học thuyết tác chiến không - biển mới, đồng thời, phủ nhận việc gia tăng quân sự ở châu Á là nhằm để khống chế Trung Quốc. Ông Panetta cho rằng việc gia tăng hiện diện quân sự cũng như thực hiện học thuyết không - hải chiến là cần thiết, tuy nhiên, việc này có thể sẽ gây ra một vài phản ứng ảnh hưởng đến cán cân quân sự hiện nay tại khu vực. Trong khi đó, báo cáo tình báo của Hải quân Mỹ dự báo, trong 10 năm tới, Hải quân Trung Quốc sẽ phát triển theo hướng thực chất, đặc biệt, khi lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc có những bước nhảy vọt về số lượng. Tất nhiên, nếu chỉ xem xét số lượng tàu chiến thì không thể nhìn nhận được thấu đáo vấn đề. Quan trọng nhất là những tàu này sẽ được dùng cho mục đích và nhiệm vụ gì, cũng như chúng sẽ tác chiến trong các điều kiện chiến trường ra sao. Báo chí Trung Quốc nhận định: nếu xảy ra xung đột ở Hoàng Hải và biển Đông giữa Mỹ với Trung Quốc, lực lượng chiến đấu của Trung Quốc sẽ có thể có ưu thế hơn so với Hải quân Mỹ. Ví dụ, Trung Quốc có thể phân tán các máy bay chiến đấu của mình ở hơn 100 căn cứ rải rác khắp lãnh thổ, từ đó tiến hành các đòn tấn công vào các mục tiêu trên biển của đối phương. Theo báo cáo của Hải quân Mỹ, số lượng tiêm kích của Không quân Hải quân Trung Quốc vào năm 2009 là 145 chiếc, đến năm 2020 là 348 chiếc. Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, Mỹ chỉ có một số ít căn cứ không quân. Hơn nữa nếu xảy ra chiến tranh, các căn cứ này hoàn toàn nằm trong tầm uy hiếp của các loại tên lửa đường đạn Trung Quốc. Theo hiệp ước cắt giảm tên lửa hạt nhân tầm trung, nếu xét về số lượng loại tên lửa này, Trung Quốc đã chiếm ưu thế so với Mỹ. Nếu chỉ so sánh tàu chiến chủ lực với nhau, người ta đã quên đi các loại tên lửa chống tàu được bắn từ mặt đất của Trung Quốc, chúng được phóng từ các bệ phóng cơ động. Báo cáo của Hải quân Mỹ cũng không tính đến các tàu tuần tra tên lửa hạng nhẹ gần bờ của Trung Quốc, các nhóm tàu này đều có khả năng mang tên lửa chống hạm. Học thuyết không - hải chiến nhấn mạnh việc hiệp đồng tác chiến giữa hai quân chủng không quân và hải quân. Việc hiệp đồng này có thể thấy rõ gần đây nhất là tại chiến tranh Libya hồi 2011. Khi đó hệ thống phòng không của Chính phủ Libya hầu như bị tên lửa hành trình của hải quân Mỹ tiêu diệt. Tác chiến không biển cũng gặp nhiều thách thức, đặc biệt là sự đe dọa từ các lực lượng trên bộ, các giếng phóng tên lửa cố định hoặc các bệ phóng cơ động, chúng có những ưu thế vô cùng to lớn. Việc hiệp đồng tác chiến này vẫn còn những kẽ hở, nếu muốn đạt được thắng lợi, tác chiến không - biển không chỉ dựa vào việc tránh khỏi các đòn đánh của lực lượng lên lửa đối phương, mà còn phải đảm bảo việc tiêu diệt các trung tâm chỉ huy, mạng lưới thông tin liên lạc, hệ thống cảnh báo tầm xa cũng như các căn cứ nằm sâu trong tung thâm đối phương, có như vậy mới có thể ngăn chặn được các đòn phản công từ lực lượng tên lửa đối hạm ven bờ. Tạo được sức hủy diệt mạnh mẽ đối với nền kinh tế của như ổn định xã hội của đối phương. Tuy nhiên, người ta quan ngại rằng, với phương thức tác chiến như thế, có thể dẫn đến việc mở rộng tính chất và phạm vi chiến tranh. Ngoài ra, nếu đối đầu với Trung Quốc ở khu vực này, Mỹ sẽ tổn thất rất nhiều về chi phí chiến tranh. Một tàu chiến của Mỹ sẽ tiêu tốn số tiền tương đương với việc sản xuất hàng trăm thậm chí là hàng ngàn tên lửa chống hạm. Khó khăn trong việc lôi kéo Ấn Độ? Ông Panetta cho rằng, các ưu thế địa lý có thể là một trong những ưu điểm lâu dài của Mỹ. Trong trường hợp xảy ra xung đột, một vòng cung từ Nhật Bản vượt qua Đài Loan và kéo dài đến Philippines sẽ là sợi dây ngăn chặn Hải quân Trung Quốc, cũng như có lợi cho Mỹ và đồng minh trong việc giám sát các cơ sở quân sự và lực lượng tên lửa của phía Trung Quốc. Điều này vốn được Trung Quốc xem là một thách thức lớn từ xưa đến nay. Thứ hai, Mỹ và đồng minh có rất nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện các phương án hiệp đồng tác chiến. Trong khu vực, Mỹ có những đồng minh lâu đời, cùng nhau thực hiện các cuộc diễn tập hàng năm, họ xây dựng được một hệ thống hợp tác, chỉ huy, điều phối rất nhuần nhuyễn. Đây cũng là một điều quan trọng đối với việc thực thi tác chiến không biển. Ưu thế lớn nhất của Mỹ tại châu Á Thái Bình Dương là hệ thống đồng minh đông đảo, các quốc gia kí kết hiệp ước bảo hộ an ninh, các quốc gia đối tác của Washington sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách của Mỹ có nhiều lựa chọn. Người Mỹ có càng đông đồng minh, Trung Quốc lại càng khó khăn hơn. Trong bối cảnh sự nổi lên của Trung Quốc ngày càng rõ, chính sách ngoại giao của Mỹ là tìm kiếm càng nhiều đồng minh ở châu Á Thái Bình Dương, từ đó sẽ tạo ra sức uy hiếp lớn hơn, những nguy cơ mà các quốc gia thành viên phải đối mặt sẽ được giảm thiểu. Việc tăng cường cam kết với Austraulia, Philippines và Singapore trong thời gian gần đây không nằm ngoài mục đích trên. Tuy nhiên, theo truyền thông Trung Quốc, các tham vọng của Mỹ đang gặp những trục trặc đáng kể. Báo chí Ấn Độ những ngày qua cho rằng, Mỹ xem Ấn Độ là quốc gia đối tác chiến lược có tiềm lực đáng kể nhất trong chính sách châu Á mới của họ, tuy nhiên, một vài nhận định của giới phân tích Ấn Độ cho rằng, hiện tại sẽ không có một quốc gia châu Á nào kể cả Ấn Độ chấp nhận công khai đối mặt với Trung Quốc mà ngả về phía Mỹ. Ấn Độ và Trung Quốc đang có những tranh cãi gay gắt về vấn đề biên giới. Thế nhưng dù Washington có thể cung cấp vũ khí cho Ấn Độ với những hợp đồng máy bay vận tải hạng nặng hay pháo mặt đất thì trong trường hợp xảy ra xung đột tại vùng Nam Tây Tạng, khả năng Mỹ can thiệp là vô cùng thấp, Ấn Độ chỉ có thể dựa vào chính họ trong cuộc đối đầu với Trung Quốc. Do đó,người Ấn Độ cho rằng, họ có thể hợp tác trên nhiều lĩnh vực với Mỹ, nhưng không thể mang quan hệ với Trung Quốc ra để trao đổi. Các quốc gia Đông Nam Á đang là đồng minh với Mỹ cũng không hề xem nhẹ yếu tố Trung Quốc vì hiện tại, Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ. Vì vậy, ông Panetta trong bài diễn văn của mình, cho rằng liên minh các quốc gia đồng minh ở châu Á Thái Bình Dương sẽ là một bài toán rất hóc búa với Trung Quốc và đây sẽ là chìa khóa để Mỹ giải quyết trong các cuộc tranh chấp với Trung Quốc. Vấn đề là Mỹ sẽ thực hiện điều này như thế nào và thành công đến đâu? (*) Theo tin từ bộ quốc phòng Mỹ, trong số 186 tàu chiến của nước này (bao gồm các hàng không mẫu hạm, tuần dương hạm, khu trục hạm tên lửa, tàu chở trực thăng, tàu ngầm tấn công) thì có đế 101 chiếc (54%) hiện đang hoạt động ở khu vực Thái Bình Dương. Trong kế hoạch đóng tàu mới nhất của mình, người Mỹ dự kiến đến năm 2020 số tàu tác chiến chủ lực của họ ở vào khoảng 181 chiếc, trong đó có 109 chiếc chiếm 60% sẽ hoạt động tại Thái Bình Dương, tăng 8 chiếc so với hiện tại. Dự báo của Hải quân Mỹ cũng cho biết, đến năm 2020 số tàu chiến chủ lực của Trung Quốc sẽ tăng từ con số 86 chiếc vào năm 2009 lên đến 106 chiếc. Trong đó, có khoảng 72 chiếc là tàu ngầm tấn công, khi đó, Mỹ sẽ có khoảng 29 tàu ngầm tấn công hoạt động ở khu vực này. Từ giai đoạn năm 2020 đến năm 2040, số lượng tàu chiến của Mỹ không thay đổi nhiều. Với Trung Quốc, sự gia tăng số lượng tàu chiến hàng năm của nước này ở vào mức 11,8%. |
Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2012
>> Khi có chiến tranh sẽ chặn xuất khẩu của TQ
“Khi có chiến tranh, Mỹ cùng các nước châu Á-Thái Bình Dương ngăn chặn xuất khẩu của Trung Quốc là cách làm tốt đạt được lợi ích chiến lược”. >> Chống lại Mỹ, Trung Quốc chẳng khác nào tự sát >> Trung Quốc bất lực nhìn Mỹ bao vây? Máy bay ném bom B-2 của Mỹ có chi phí chế tạo lên tới hơn 2 tỷ USD. Ngày 11/6, Thời báo Hoàn Cầu loan tin, trang mạng tuần san “Tin tức Quốc phòng” Mỹ có bài viết cho rằng, Lầu Năm Góc đang tìm cách rút khỏi cuộc chiến Iraq và Afghanistan để ứng phó với các cuộc xung đột tiềm tàng ở khu vực khác. Trong bối cảnh này, có người cảnh báo, việc dùng công nghệ chứ không phải chiến lược làm nhân tố thúc đẩy kế hoạch tác chiến và quy mô của quân đội là một việc làm nguy hiểm. Theo báo Mỹ, rất nhiều người cho rằng, mục tiêu của Văn phòng tác chiến hợp nhất trên không-trên biển (có độ cơ mật cao) là nghiên cứu phát triển vũ khí và đặt ra kế hoạch, từ đó xâm nhập không phận Trung Quốc, tiến hành tấn công vào khả năng chống can dự và ngăn chặn khu vực của Trung Quốc. Có người lo ngại, Lầu Năm Góc có thể dùng nhân lực, vật lực để phát triển những vũ khí và công nghệ mới này, chứ không phải tính toán những vấn đề mang tính chiến lược hơn, tức là cuộc chiến tranh công nghệ cao với Trung Quốc cuối cùng có ý nghĩa gì. Thượng tá Lính thủy đánh bộ đã nghỉ hưu, nhà nghiên cứu cấp cao Đại học Quốc phòng Mỹ, Thomas Hames cho rằng, sử dụng máy bay ném bom tàng hình của Mỹ xâm nhập hệ thống phòng không của Trung Quốc (ngày càng chặt chẽ), điều này sẽ đem lại ưu thế về địa lý và chi phí cho Trung Quốc. Cho dù trong bất cứ tình huống nào, tiến hành tấn công chính xác tầm xa đối với Trung Quốc đều không phù hợp với lợi ích chiến lược của Mỹ. Ngược lại, Hames đề nghị áp dụng một chiến lược khác, đó là kiểm soát ở bên ngoài. Nếu Trung Quốc muốn gây xung đột, Mỹ có thể cùng các nước châu Á-Thái Bình Dương ngăn chặn xuất khẩu của Trung Quốc. Cách làm này sẽ làm giảm tối đa khả năng leo thang tình hình, đồng thời sẽ gây áp lực từ từ và nặng nề cho nền kinh tế Trung Quốc. Ông nói, điều này không cần bỏ ra số tiền lớn để phát triển một hệ thống vũ khí thế hệ tiếp theo, nhưng có thể thực hiện tốt hơn mục tiêu chiến lược của Mỹ. (Nguồn:: Báo Giáo Dục . NET) |
Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2012
>> Trung Quốc và giấc mơ siêu cường số 1
Với tư cách là người am tường văn học Trung Hoa, nữ văn sĩ Mỹ Pearl Buck (tên tiếng Trung là Trại Trân Châu giải Nobel năm 1938) đã nhận xét: “Cốt lõi tinh thần Trung Hoa vẫn là cái được George Russell viết về cái tinh thần Ireland, hai bên giống nhau đến lạ lùng, cái tinh thần tin vào mọi điều theo lối tưởng tượng dân dã. Nó tạo nên những con tàu bằng vàng, cột buồm bằng bạc và những thành phố trắng bên bờ biển, những truyện trả công, các nàng tiên và khi cái tư duy dân dã bao la ấy biến thành chính trị, thì con người sẵn sàng tin vào mọi thứ… Niềm tin vào điều siêu nhiên vẫn tồn tại trong người dân xứ này và nó còn mãi tới ngày nay, thành một phần cuộc sống Trung Hoa”. >> Tàu ngầm Trung Quốc tập trung gần Vịnh Bắc Bộ Bố trí lực lượng trong tàu đổ bộ Tĩnh Cương Sơn Tư duy ấy đã được chuyển hóa vào chính trị như thế nào? Trong khoảng 100 năm qua, các chính trị gia hàng đầu của Trung Quốc đã nhiều lần nhắc tới việc nước này phải đứng đầu thế giới, mà tiêu biểu là thông qua phát ngôn của Tôn Trung Sơn – người tiên phong của cách mạng dân chủ, Mao Trạch Đông – người sáng tạo ra Trung Quốc mới và Đặng Tiểu Bình – nhà thiết kế cải cách mở cửa. 1. Trong thời đại Trung Quốc là “nước nghèo nhất thế giới”, Tôn Trung Sơn đã yêu cầu “mọi người phải lập chí”, xây dựng Trung Quốc trở thành “nước giàu mạnh nhất thế giới” và kêu gọi 400 triệu người dân phải có nguyện vọng và ý chí này. Năm 1894, trong thư gửi lên Lý Hồng Chương, quan đại thần triều Thanh, Tôn Trung Sơn đã đề xuất cương lĩnh cải cách “nhân năng tận kỳ tài, địa năng tận kỳ lợi, vật năng tận kỳ dụng, hóa năng sướng kỳ lưu” (có thể phát huy hết tài năng của mọi người, có thể khai thác hết tác dụng của đất đai, có thể lợi dụng hết công năng của vạn vật, có thể để cho hàng hóa được lưu thông). Thực hiện được bốn điều này, Trung Quốc “có thể vượt lên châu Âu”. Tôn Trung Sơn mong muốn “người Trung Quốc phải làm nên những kỳ tích vĩ đại nhất nhân loại”, với “bốn nhất” gồm mạnh nhất thế giới, giàu nhất thế giới, nền chính trị tốt nhất thế giới, dân chúng hạnh phúc nhất thế giới hoặc “sáu nhất” gồm lớn nhất, ưu việt nhất, tiến bộ nhất, trang nghiêm nhất, giàu có nhất và bình yên sung sướng nhất. Trong cuộc đời kéo dài 58 năm 8 tháng, có tới 10 năm 1 tháng Tôn Trung Sơn sống ở Mỹ và châu Âu, mục tiêu “Trung Quốc cần trở thành nước giàu mạnh nhất thế giới được xây dựng trên cơ sở những năm tháng đi du ngoạn của ông. Trong chủ nghĩa tam dân, ông nêu rõ: “Dân tộc Trung Hoa là dân tộc lâu đời nhất thế giới, là dân tộc lớn nhất thế giới, là dân tộc văn minh nhất thế giới, là dân tộc có khả năng đại đồng hóa nhất thế giới… So với các dân tộc khác trên thế giới, dân tộc chúng ta vẫn đông nhất và lớn nhất. Từ thế hệ này sang thế hệ khác, cho đến nay vẫn là dân tộc ưu tú nhất trên thế giới”. Ông đưa ra nhận xét: “Chúng ta có đất đai rộng lớn, dân số đông, tài trí thông minh bẩm sinh ưu thế hơn nhiều so với Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Đất nước chúng ta cải tạo tốt, Trung Quốc cường thịnh, còn phải vượt lên Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Mọi người phấn đấu vì đất nước, xây dựng một đất nước tốt đẹp nhất thế giới, thế mới là có ý chí lớn. Hy vọng mọi người từ nay phải có ý chí lớn”. Ông cũng nhận định: “Trung Quốc cần phải xây dựng cơ nghiệp. Chúng ta không có vốn thì mượn vốn nước ngoài. Chúng ta không có nhân tài thì sử dụng nhân tài của nước ngoài. Phương pháp của chúng ta không tốt thì vận dụng phương pháp của nước ngoài. Lẽ nào lại không văn minh hơn nhiều lần so với các nước ở phương Tây và phương Đông?”. Ngày 26/10/1912, phát biểu tại buổi chiêu đãi các học viên Trường Quân chính Nam Xương, Tôn Trung Sơn nêu rõ từ nay về sau hy vọng sâu sắc các học viên phát huy khí thế hào hùng, chăm chỉ nghiên cứu học tập, để đồng bào đều có tinh thần thượng võ. Trung Quốc khi đó có 400 triệu dân, kế hoạch của Tôn Trung Sơn là xây dựng lực lượng quân đội và kỹ thuật với 40 triệu quân, chiếm 1/10 dân số. >> Tàu hộ tống lớp 056 của Trung Quốc vô đối ở Biển Đông Ngày 18/8/1916, trong diễn thuyết của mình, Tôn Trung Sơn nói: “Các nước văn minh trên thế giới hiện nay phần lớn đều thực hiện tam quyền phân lập, tuy có nhiều lợi ích nhưng cũng có nhiều cái hại, vì thế 15 năm trước tôi mới đưa ra “ngũ quyền phân lập”. Đó là ngoài lập pháp, tư pháp và hành chính ra, còn có thêm chế độ chất vấn và thi cử. Hai chế độ này không có gì là mới đối với nước ta, từ thời cổ đã có, là cách làm hay, có thể trở thành mô hình của các nước trên thế giới trong thời kỳ cận đại”. Nói đến ưu thế trí tuệ, ngày 21/12/1923, phát biểu tại buổi liên hoan của sinh viên Trường Lĩnh Nam, Quảng Châu, Tôn Trung Sơn đã nói: “Trên toàn nước Mỹ, tài trí thông minh vốn có của người Trung Quốc đều được người Mỹ thừa nhận, cho dù là học trường nào hay lớp nào ở Mỹ, điểm thi mỗi học kỳ của sinh viên Trung Quốc đều cao hơn sinh viên Mỹ… Khi Mỹ tách khỏi Anh, dân số chỉ 4 triệu người, cả nước chỉ có 13 tỉnh thành phố, toàn là những vùng đất hoang sơ. Về dân số chỉ bằng 1/100 Trung Quốc hiện nay. Trung Quốc hiện có 400 triệu dân với 22 tỉnh thành phố, tài nguyên phong phú. Nước Mỹ bé nhỏ như vậy lại có thể làm nên nghiệp lớn như hiện nay, nếu có thể đi theo con đường cách mạng của Mỹ, Trung Quốc người đông, tài nguyên phong phú thì kết quả trong tương lai đương nhiên sẽ tốt đẹp hơn Mỹ”. Trong cuốn “Phương lược kiến quốc”, ông nhắc lại: “Đất đai của Trung Quốc rộng lớn hơn Mỹ. Tài nguyên khoáng sản phong phú, đứng vào hàng đầu thế giới. Dân số có tới 400 triệu người, cũng đứng đầu thế giới. Tài trí thông minh của người Trung Quốc cũng nổi tiếng từ thời xa xưa. Việc kế thừa nền văn hóa 5.000 năm cũng là điều thế giới chưa từng có. Hàng nghìn năm trước cũng đã từng là quốc gia hùng mạnh trên thế giới”. Ngày 10/10/1919, trong cuốn “Các ngành của Trung Quốc nên phát triển như thế nào”, Tôn Trung Sơn viết: “Trung Quốc đất rộng, của cải nhiều, nông sản và khoáng sản phong phú, không những đuổi kịp mà còn có thể vượt Mỹ. Sức lao động của Trung Quốc nhiều gấp 4 lần so với Mỹ, nước ta chỉ thiếu vốn và tài năng. Nếu nước ta có 2 nhân tố này thì các ngành của nước ta sẽ phát triển, không chỉ ngang bằng Mỹ, mà còn có thể gấp 4 lần Mỹ”. 2. Mao Trạch Đông cũng là một người theo đuổi ý tưởng “đứng đầu thế giới”, ông cho rằng vượt qua Mỹ là trách nhiệm của người Trung Quốc. Ngày 29/10/1955, trong bài phát biểu tại cuộc hội đàm về cải tạo công thương nghiệp TBCN, Mao Trạch Đông từng nói: “Mục tiêu của chúng ta là phải đuổi kịp và vượt Mỹ. Nước Mỹ chỉ có hơn 100 triệu dân, còn chúng ta có hơn 600 triệu dân, do đó chúng ta phải đuổi kịp Mỹ… Ngày nào đuổi kịp Mỹ, vượt qua Mỹ chúng ta mới mở mày mở mặt. Hiện chúng ta vẫn chưa là gì, bị các nước khác chèn ép… Chúng ta cần phải lãnh trách nhiệm này. Trên thế giới, cứ bốn người chúng ta có một người, do đó không phấn đấu vươn lên là điều không thể chấp nhận được, chúng ta nhất định cần phải phấn đấu vươn lên không chịu thua kém”. Năm 1956, phát biểu tại lễ tưởng niệm Tôn Trung Sơn, Mao Trạch Đông nói: “Là quốc gia rộng 9,6 triệu km2 và có hơn 600 triệu dân, Trung Quốc cần phải có đóng góp tương đối lớn đối với nhân loại. Song trong thời gian dài quá khứ, đóng góp này lại quá nhỏ. Điều này khiến chúng ta cảm thấy hổ thẹn… Vượt qua Mỹ, không chỉ có thể mà còn hoàn toàn cần thiết, hoàn toàn đáng làm. Nếu không như vậy thì dân tộc Trung Hoa chúng ta có lỗi với các dân tộc trên thế giới, cống hiến của chúng ta cho nhân loại quá nhỏ bé”. Cũng trong năm 1956, khi bàn về vấn đề vượt qua Mỹ tại hội nghị trù bị Đại hội ĐCS Trung Quốc lần thứ 8, Mao Trạch Đông nói: “Liệu có nên đuổi theo Mỹ hay không? Hoàn toàn nên. 600 triệu dân số của chúng ta làm gì đây? Ngủ ư? Nên ngủ hay nên làm việc? Nếu nói cần làm việc, người ta (Mỹ) 170 triệu dân sản xuất 100 triệu tấn thép, thế chúng ta với 600 triệu dân không thể sản xuất 200-300 triệu tấn ư? Nếu không thể đuổi kịp được thì chúng ta chẳng còn lý do gì để biện minh, chẳng còn vinh quang cũng như chẳng còn vĩ đại gì nữa. Nước Mỹ mới chỉ thành lập được 180 năm, sản lượng thép 60 năm trước cũng chỉ đạt được 4 triệu tấn, vậy chúng ta lạc hậu so với Mỹ 60 năm. Giá như có thêm 50-60 năm, chúng ta hoàn toàn nên vượt qua Mỹ. Đây là một trách nhiệm. Có dân cư đông, đất đai rộng lớn, tài nguyên phong phú, lại đang xây dựng CNXH, nhưng sau 50-60 năm xây dựng đất nước mà vẫn không đuổi kịp Mỹ thì chúng ta sẽ ra sao đây? Chúng ta sẽ bị khai trừ khỏi thế giới!”. Tháng 5/1958, tại Hội nghị lần thứ hai khóa 8 của Đảng, Phó thủ tướng Lý Phú Xuân nêu rõ: 7 năm đuổi kịp Anh, 15 năm đuổi kịp Mỹ. Trong lời phê, Mao Trạch Đông sửa lại thành: 7 năm đuổi kịp Anh, thêm 8-10 năm đuổi kịp Mỹ. Ngày 22/6/1958, Mao Trạch Đông tiếp tục nhận xét một báo cáo của Phó thủ tướng Bạc Nhất Ba: vượt Anh, đuổi kịp Mỹ không phải là 15 năm, cũng không phải là 7 năm, mà chỉ cần 2-3 năm, 2 năm là có thể. Ngày 2/9/1958, Mao Trạch Đông sửa lại một chút và tuyên truyền khẩu hiệu: Hãy phấn đấu vì mục tiêu 5 năm đuổi kịp Anh, 7 năm vượt qua Mỹ! Để thực thi chiến lược này, Mao Trạch Đông đã phát động cuộc vận động “Đại nhảy vọt”. Tại hội nghị ở Nam Ninh đầu năm 1958, Mao Trạch Đông tuyên bố: “Tôi không tin xây dựng đất nước khó khăn hơn đánh trận”… 3. Tới thời Đặng Tiểu Bình, tuy trong những phát biểu và sách báo công khai không đề cập tới những từ ngữ như “Trung Quốc đứng đầu”, “đuổi kịp, vượt qua Mỹ”, nhưng quan điểm không thay đổi. Ngày 24/5/1977, Đặng Tiểu Bình từng nói: “Minh Trị Duy Tân (Nhật Bản) là công cuộc hiện đại hóa do giai cấp tư sản thực hiện, chúng ta là giai cấp vô sản có khả năng thực hiện tốt hơn họ”. Trong thập niên 80 của thế kỷ XX, Đặng Tiểu Bình từng đề xuất thực hiện “chiến lược ba bước” với thời gian 70 năm, đến khi kỷ niệm 100 năm dựng nước thì thực hiện được mục tiêu chiến lược của Trung Quốc. Bước thứ nhất, cần 10 năm để đạt được mức sống ăn no mặc ấm; bước thứ hai, cần 10 năm để đạt được mức khấm khá, bước thứ ba, cần 50 năm trong thế kỷ XXI để thực hiện mục tiêu vĩ đại chấn hưng dân tộc. Ngày 15/4/1985, Đặng Tiểu Bình nhấn mạnh: “Nay chúng ta thực hiện việc mà Trung Quốc vài nghìn năm qua chưa từng làm. Cuộc cải cách này không chỉ ảnh hưởng tới Trung Quốc, mà còn tác động tới thế giới”. Ngày 7/4/1990, tại cuộc tọa đàm “Chấn hưng dân tộc Trung Hoa” lần thứ nhất, Đặng Tiểu Bình nhấn mạnh: “Thế kỷ tới, Trung Quốc rất có triển vọng”. Ông cũng nói: “Từ nay đến giữa thế kỷ sau sẽ là thời kỳ rất gấp gáp, chúng ta cần chăm chỉ làm việc. Trên vai chúng ta mang gánh nặng, trách nhiệm lớn”. Mới đây, chuyên gia Gergely Varga, nhà nghiên cứu thuộc Viện Quốc phòng và chiến lược Hunggari, nhằm lý giải những ý đồ quân sự thực sự của Trung Quốc đã nhắc lại, trụ cột chính trong chiến lược của Trung Quốc đã được đưa ra trong chiến lược nổi tiếng của Đặng Tiểu Bình với 24 chữ như sau: “Lặng lẽ quan sát; giữ vững trận địa; bình tĩnh ứng phó; giấu mình chờ thời; giỏi về phòng thủ; quyết không đi đầu”. “Giấu mình” nhưng vẫn là tư duy đứng đầu thế giới. Theo báo “Bưu điện Huffington” (Mỹ) ngày 30/5/2012, hơn 20 năm kể từ khi Liên Xô tan rã và sau khi thế giới trải qua giai đoạn “đơn cực” do Mỹ đứng đầu, Trung Quốc đang dần nổi lên thành siêu cường mới nhất. Tất cả các siêu cường trước đây thường thiết lập vị thế của họ bằng sức mạnh quân sự ghê gớm, song Trung Quốc lại tiến tới địa vị siêu cường bằng một con đường khác. Nhận thấy để đuổi kịp Mỹ bằng sức mạnh quân sự, Trung Quốc có thể sẽ phải trả giá đắt, Bắc Kinh đã chú trọng đến “sức mạnh mềm” bằng cách nỗ lực mở rộng tầm ảnh hưởng thông qua “lực hấp dẫn” chứ không phải là sự ép buộc. Mặc dù Bắc Kinh vẫn tiếp tục duy trì sức mạnh với các nước khác bằng vũ khí, kinh tế, đầu tư và thương mại, song Trung Quốc đã trở thành nước đại diện cho nền ngoại giao công chúng tích cực nhất thế giới. Trung Quốc đã chi khoảng 7 tỉ USD cho các nỗ lực phát thanh quốc tế, nhiều trăm triệu USD để xây dựng mạng lưới các Viện Khổng Tử trên toàn thế giới và đổ một khối lượng tiền lớn vào các dự án quan trọng khác như các chương trình giao lưu và trao đổi giáo dục, các chương trình quảng cáo trên các bảng điện tử đắt giá tại Quảng trường Thời Đại của TP NewYork (Mỹ). Bên cạnh đó, một số trường đại học tổng hợp nổi tiếng của Trung Quốc đang giảng dạy về nền ngoại giao công chúng và coi đây như một môn học chủ yếu để huấn luyện thế hệ tiếp theo trở thành các chuyên gia trong lĩnh vực này. Báo này nhận xét rằng, không nôn nóng, Trung Quốc chấp nhận các thực tiễn của một “siêu cường chậm”. Từ cuối tháng 12/2007, Trung Quốc đã trang bị tàu đổ bộ đầu tiên mang tên Côn Luân Sơn cho Hạm đội Nam Hải. Tháng 7/2011, Trung Quốc tiếp tục hạ thủy tàu đổ bộ lớn nhất nước này mang tên Tĩnh Cương Sơn có trọng tải khoảng 19.000 tấn, dài 210m, rộng 28m và được cho rằng có thể chở một tiểu đoàn lính thủy đánh bộ (400-800 lính), từ 15-20 xe quân sự. Boong phía sau có sân bay đủ rộng cho đồng thời hai chiếc trực thăng vận tải Z-8/AS-321 Super Frelon cất, hạ cánh. Mỗi trực thăng này có thể chở 30 lính đổ bộ được vũ trang đầy đủ. Khoang tàu phía sau có thể chứa tới 4 tàu đổ bộ đệm không khí. Các khoang chứa phía trước có thể mang 2 tăng T-99. Cuối tháng 5/2012, Tập đoàn Công nghiệp đóng tàu Trung Quốc tiếp tục đưa ra bản thiết kế tiêu chuẩn của tàu đổ bộ trực thăng thế hệ mới, có lượng giãn nước lên tới 25.000 tấn, có khả năng chở 1.068 binh lính và 8 trực thăng, đáp ứng yêu cầu cất – hạ cánh của 4 trực thăng hạng nặng trong điều kiện sóng gió cấp 6. Theo báo chí phương Tây, đây là thiết kế tàu đổ bộ hạng nặng ấn tượng nhất của Trung Quốc tính cho đến thời điểm này. (Nguồn:: Petrotimes) |
Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012
>> Trung Quốc–EU mạnh hơn Mỹ-Nhật?
Global Times đăng loạt bài bình luận nhấn mạnh, thời đại hòa bình có thể được đảm bảo bởi Trung Quốc – EU trong khi liên minh Mỹ - Nhật đang tạo ra nhiều bất ổn hơn cho khu vực. >> Sẽ đến lúc Trung - Mỹ đối đầu trực tiếp >> Quan hệ Nga - Mỹ căng như dây đàn ? Báo Trung Quốc, Global Times nhấn mạnh quan hệ Trung Quốc – EU có thể tạo ra một thế kỷ hòa bình. Ảnh minh họa: thedailybell. Báo Trung Quốc “vừa đấm vừa xoa” EU Ngay sau sự kiện Phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường công du sang Brussels đầu tháng 5, báo Global Times nhấn mạnh quan hệ Trung Quốc – EU có thể tạo ra một thế kỷ hòa bình. Trong năm qua, thương mại Trung Quốc – EU gặt hái được nhiều thành công và chuyến thăm của Phó Thủ tướng Trung Quốc được kỳ vọng sẽ mở đường cho sự hợp tác sâu rộng hơn nữa khi hai bên tỏ ra rất có thiện chí và nghiêm túc muốn loại bỏ các trở ngại trong quan hệ song phương. Giới phân tích nhấn mạnh rằng từ những thành công trong lĩnh vực thương mại, cả Trung Quốc nên đặt ra những mục tiêu cao hơn – tạo ra bước đột phá mới trên lĩnh vực chính trị. Khác với quan hệ Trung – Mỹ, quan hệ Trung Quốc – EU không bị chi phối bởi quá nhiều nguy cơ, cạnh tranh địa chính trị không quá căng thẳng và gay gắt. Điều này tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho hai bên nhằm xây dựng quan hệ đối tác tốt đẹp để không chỉ đảm bảo tối đa hóa lợi ích song phương mà còn để đảm bảo đời sống chính trị toàn cầu trong thế kỷ 21 không bị nhấn chìm trong hiểu lầm Trung – Mỹ. Lý do là, trong thế kỷ này, bất chấp việc quan hệ Trung - Mỹ được xác định là mối quan hệ song phương quan trọng nhất trên thế giới, nó vẫn đang và sẽ phải đối mặt với vô vàn các thách thức chưa từng có. Cả Trung Quốc và Mỹ đang ngày càng lún sâu vào cuộc cạnh tranh địa chính trị ngoài những bất đồng truyền thống, gay gắt và sâu sắc bởi sự khác biệt trong các giá trị và bản chất của chế độ chính trị. Do đó, trong tương lai, quan hệ Trung – Mỹ có thể ngày càng phức tạp và căng thẳng hơn. Theo Global Times, EU có nhiều khả năng chấp nhận hệ thống chính trị Trung Quốc như là một phần của một thế giới đa dạng. Những chỉ trích đối với nền chính trị Trung Quốc đến từ phương Tây chủ yếu là do khác biệt về văn hóa chứ không phải là xuất phát từ ý đồ và khao khát muốn lật đổ Trung Quốc mà giới chính trị gia bảo thủ Mỹ vẫn luôn ấp ủ. Một câu hỏi được đặt ra là quan hệ Trung Quốc – EU hiện nay thực sự tốt đẹp và hứa hẹn nhiều khởi sắc trong tương lai? Đây rõ ràng không phải là câu hỏi dễ trả lời. Trên thực tế quan hệ giữa con rồng châu Á và đồng minh số 1 của Mỹ hiện nay “nồng ấm” hơn nhiều so với năm 2008 khi quan hệ song phương khá căng bởi các xung đột trên nhiều lĩnh vực. Ngày nay, những tranh chấp đó, chẳng hạn, vấn đề Dalai Lama, thực trạng nền kinh tế thị trường của Trung Quốc cùng như các lệnh cấm vận buôn bán vũ khí sẽ còn cản trở mối quan hệ Trung QUốc – EU. Tuy nhiên, Global Times khuyến cáo, quan trọng là cả hai bên khôn ngoan và sáng suốt để không đẩy các tranh chấp kia đi quá xa, làm hỏng quan hệ song phương. Việc xây dựng lòng tin giữa Trung Quốc và EU là chìa khóa để giải quyết các vấn đề nan giải nhất của thế kỷ này. Trong thế kỷ 21, mối nguy hiểm lớn nhất chính là nguy cơ Trung Quốc và Mỹ bị đẩy tới một cuộc đụng độ vũ trang. Do đó, nếu EU có thể đóng vai trò trung gian trong việc giảm nguy cơ này, họ sẽ không bị đẩy ra ngoài rìa của một thế giới phát triển trong tương lai. Song nếu EU hùa theo Mỹ trong việc chống Trung Quốc, vai trò, địa vị quốc tế của họ chắc chắn sẽ bị giảm đi. Trung Quốc và EU có một cơ hội để đảm bảo hòa bình và ổn định cho thế kỷ 21 và do đó, đồng minh số 1 của Mỹ không nên bỏ qua nó. Từ những lời lẽ trên, không khó để nhận ra rằng báo Trung Quốc đang gửi đến EU một thông điệp vừa như cảnh báo vừa như khuyên răn. Tuy nhiên, Global Times đã nhấn mạnh, luận điệu trên không có nghĩa là Trung Quốc đang cố lôi kéo EU đứng về phía họ và quay lại chống Mỹ. Có lẽ, báo này cũng nhận thức rõ thực tế muốn “cướp” đồng minh số 1 của Mỹ là chuyện không dễ dàng, thậm chí, bất khả thi bởi mâu thuẫn thuộc về hệ tư tưởng truyền thống sâu sắc giữa họ: một bên đại diện cho ý thức hệ phương Đông và một bên đại diện cho ý thức hệ phương Tây. Chính bởi mâu thuẫn ý thức hệ trên mà đối với phương Tây, sự trỗi dậy của Trung Quốc được được mô tả phóng đại như là siêu cường thách thức với họ. Global Times cảnh báo, chính cách nhìn nhận vấn đề sai lầm như trên là nguyên nhân dẫn đến tâm lý quan ngại, cản trở sự phát triển của quan hệ song phương của phương Tây và đồng minh của họ trước con rồng châu Á. Liên minh Mỹ - Nhật Bản gây bất ổn khu vực? Trong khi nâng tầm quan trọng của mối quan hệ với EU, báo Trung Quốc đăng bài bình luận cáo buộc liên minh Mỹ - Nhật Bản gây bất ổn khu vực. Global Times cáo buộc liên minh Mỹ - Nhật chỉ đẩy khu vực đến bờ vực bất ổn. Ảnh minh họa: washingtonexaminer. Bài bình luận được đưa ra trong bối cảnh, Mỹ và Nhật Bản vừa đạt được một thỏa thuận mới trong việc chia sẻ sử dụng các căn cứ của quân đội Mỹ trong khu vực Thái Bình Dương. Theo thông báo của các phương tiện truyền thông, Lực lượng phòng vệ Nhật Bản sẽ được chào đón tại các căn cứ quân sự của quân đội Mỹ tại Philippines và cùng với Mỹ và Philippines sẽ tổ chức và tham gia các cuộc tập trận chung tại các căn cứ này. Gần đây, khi căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines ngày càng gia tăng liên quan đến các tranh chấp lãnh hải trên biển Đông, báo Trung Quốc cáo buộc, Philippines bị thúc đẩy bởi các tham vọng kinh tế, muốn mở rộng ảnh hưởng tại biển Đông, đẩy tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc trở nên căng thẳng hơn. Ngoài ra, để đối trọng và ngăn chặn Trung Quốc bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của họ tại biển Đông, Philippines tìm mọi cách lôi kéo, tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ và Nhật Bản. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho Washington và Tokyo nhúng tay vào các tranh chấp trong khu vực, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. Với chiến lược “Hướng Đông”, về mặt quân sự, Mỹ đang tìm kiếm khả năng cung cấp các căn cứ vĩnh viễn tại các căn cứ quân sự trong khu vực. Chẳng hạn, họ vừa yêu cầu quay trở lại căn cứ quân sự Subic (Vịnh Subic) của Philippines và triển khai tàu chiến duyên hải tối tân nhất tại đây. Ngoài ra, Global Times còn cáo buộc, Mỹ liên tục tăng cường tập trận quân sự với nhiều quốc gia khác nhau trong khu vực và các vùng lãnh hải xung quanh Trung Quốc nhằm ngăn chặn con rồng châu Á và tăng cường sự hiện diện của Mỹ trong khu vực. Về phía Nhật Bản, Global Times mở đầu bằng việc khen ngợi Tokyo “khôn ngoan” khi không can thiệp vào tranh chấp biển Đông. Tuy nhiên, ngay sau đó, báo này phê phán Nhật dỡ bỏ chính sách hạn chế xuất khẩu vũ khí, được xem như là bước đệm để họ xuất khẩu vũ khí hỗ trợ cho các quốc gia có liên quan đến tranh chấp biển Đông. Không dừng lại ở đó, Nhật Bản còn lên kế hoạch cung cấp tàu tuần tra đến Philippines và giúp Manila đào tạo lực lượng bảo vệ bờ biển. Từ những động thái này, báo Trung Quốc kết luận Nhật Bản đang có ý đồ mở rộng hoạt động quân sự tại biển Đông đồng thời cho rằng tình hình phức tạp tại đây có lợi cho Tokyo. Nhật Bản cho rằng việc đối đầu với Trung Quốc tại biển Đông sẽ làm loãng sự chú ý của con rồng châu Á đối với tranh chấp chủ quyền quần đảo Điếu Ngư giữa hai nước. Ngoài ra, Global Times cáo buộc sự can thiệp của các lực lượng bên ngoài vào tranh chấp biển Đông chỉ càng làm cho tình hình tại đây trở nên phức tạp hơn khi nhờ có sự hậu thuẫn của liên minh Mỹ-Nhật, các quốc gia như Philippines và Việt Nam ngày càng không biết “trời cao đất dày”. Họ ngày càng có nhiều động thái khiêu khích đối với Trung Quốc bao gồm cả việc bắt giữ cả ngư dân đại lục. Báo này cũng không quên cảnh cáo Philippines rằng các cuộc đối đầu với Trung Quốc gần đây của họ có nguy cơ thổi bùng lên một cuộc chiến tranh khu vực. Ngoài ra, việc các quốc gia trong khu vực đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội bằng cách vung tiền mua sắm thêm vũ khí tối tân, dấy lên một cuộc chạy đua vũ trang quyết liệt, đe dọa trực tiếp đến hòa bình và ổn định khu vực. Cuối cùng, Global Times nhấn mạnh việc hỗ trợ trực tiếp hay gián tiếp cho các quốc gia trong khu vực nhằm kìm chế Trung Quốc của Mỹ - Nhật là chiến lược với tầm nhìn hạn chế. Bởi nó không chỉ đe dọa an ninh khu vực mà còn đe dọa đến quan hệ hữu nghị giữa Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản đồng thời hủy hoại những lợi ích to lơn giữa các bên mà nếu hợp tác chân thành và toàn diện họ có thể giành được. |
Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012
>> Mỹ, Nhật Bản, Philippines bao vây Trung Quốc
Nhật Bản sẽ dùng vốn ODA cung cấp trang bị quân sự cho một số nước Đông Nam Á, xây dựng mạng lưới bao vây Trung Quốc Mỹ-Nhật tăng cường quan hệ đồng minh. Trong hình là Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda được Tổng thống Mỹ Barack Obama đón tiếp nhiệt tình tại Nhà Trắng. >> Nhật Bản sẽ tấn công Trung Quốc để đoạt lại Senkaku Những bất đồng của quan hệ hai nước do vấn đề di dời căn cứ Futenma gây ra hầu như đã dịu lại nhờ có chuyến thăm lần này. Sau cuộc hội đàm với Yoshihiko Noda, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết, Mỹ-Nhật sẽ dùng “tầm nhìn chung hoàn toàn mới” để dẫn dắt quan hệ đồng minh hai nước, đồng thời sẽ cùng xây dựng trật tự mới ở châu Á-Thái Bình Dương trong mấy chục năm tới. Trên thực tế, “tầm nhìn hoàn toàn mới” đã hàm ý sự trông đợi lớn hơn là Mỹ gách vác trách nhiệm phòng thủ cho Nhật Bản, Mỹ không chỉ muốn để Nhật Bản phát huy vai trò ở Đông Á, mà còn muốn kéo Nhật Bản vào “bàn cờ lớn” biển Đông. Lôi kéo Nhật Bản xây dựng căn cứ ở nước ngoài Ngày 30/4/2012 vừa qua, tại Nhà Trắng, Thủ tướng Nhật Bản Noda đã được Tổng thống Mỹ Barack Obama chiêu đãi nhiệt tình. Là vị Thủ tướng Đảng Dân chủ Nhật Bản lần đầu tiên thăm Mỹ kể từ khi lên cầm quyền năm 2009, Noda được tiếp đón như vậy là kết quả của hội đàm “2+2” giữa Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Quốc phòng hai nước. Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản diễn tập tác chiến. Thỏa thuận tái khẳng định, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ tăng cường hợp tác hoạt động cảnh giới, theo dõi với quân Mỹ, xây dựng “lực lượng phòng thủ động thái”, đồng thời nâng cao khả năng ứng phó với các trường hợp khẩn cấp. Hãng Reuters cho rằng, đây là những nỗ lực mới nhất của Mỹ nhằm lôi kéo đối tác châu Á để kiềm chế Trung Quốc. Tờ “Tin tức Kinh tế Nhật Bản” cho rằng, động thái mới nhất cùng xây dựng “lực lượng phòng thủ động thái” giữa Nhật-Mỹ là, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và quân Mỹ sẽ xây dựng căn cứ huấn luyện chung ở Guam (Mỹ) và quần đảo Northern Mariana, tiến hành huấn luyện hoạt động cảnh giới, theo dõi và do thám. Đây là lần đầu tiên Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản trợ giúp nước khác xây dựng căn cứ huấn luyện quân sự ở nước ngoài. Bài báo đăng trên mạng sina phân tích cho rằng, động thái này nhằm nâng cao khả năng phòng thủ cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đối với các hòn đảo xa xôi, “báo hiệu hợp tác bảo đảm an ninh Nhật-Mỹ sẽ bước vào giai đoạn mới”. Phi đội máy bay trực thăng chống tàu ngầm của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản. Tạp chí “Thời đại” của Mỹ cho rằng, điều này đánh dấu hai nước Mỹ-Nhật sẽ lần đầu tiên đồng thời tiến hành huấn luyện thường ngày đối với các hành động quân sự, có nghĩa là hai bên sẽ đi sâu hợp tác trên các phương diện phối hợp chiến thuật, hệ thống chỉ huy kiểm soát. >> Kế hoạch bao vây Trung Quốc của Mỹ thất bại? Trong tương lai, khả năng cùng tiến hành chiến đấu mặt đất “vai kề vai” ở châu Á giữa quân Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã tăng thêm một bước. Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự phổ biến cho rằng, lần này Mỹ củng cố đồng minh an ninh Nhật-Mỹ là nhằm từng bước đưa lực lượng quân sự của Nhật Bản vào hệ thống chiến thuật của Mỹ, biến họ làm công cụ đối phó với Trung Quốc của Mỹ. Mặt khác, trong bối cảnh cắt giảm lớn ngân sách chi tiêu quân sự, Mỹ cho phép Nhật Bản xây dựng căn cứ trên lãnh thổ của họ là có tính toán về kinh tế, do Nhật Bản bỏ một phần kinh phí xây dựng căn cứ, Mỹ có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Nhật Bản bỏ tiền giúp Philippines tăng cường quân đội Trong thời gian thăm Mỹ, Thủ tướng Nhật Bản Noda đã tiến hành xác nhận về thỏa thuận di dời căn cứ quân Mỹ đóng tại Nhật Bản. Ngày 26/4, vấn đề di dời căn cứ quân Mỹ đóng tại Nhật Bản, vốn luôn gây khó cho quan hệ Mỹ-Nhật trong nhiều năm, đã đạt được “tiến triển mang tính đột phá”. Căn cứ vào thỏa thuận đạt được của hội đàm “2+2” giữa Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Quốc phòng hai nước, trong số 19.000 binh sĩ lính thủy đánh bộ Mỹ đóng tại Okinawa hiện nay, có 9.000 binh sĩ sẽ chuyển tới Guam, Hawaii và Australia, còn khoảng 10.000 binh sĩ Mỹ sẽ đóng tại Okinawa. Căn cứ quân sự Futenma của Mỹ tại Nhật Bản. Về vấn đề căn cứ Futenma, các văn kiện kiên trì coi di chuyển đến khu vực hoang dã cổ xưa của thành phố Nago, tỉnh Okinawa là “phương án giải quyết có hiệu quả duy nhất”. Điều đáng chú ý là, thỏa thuận “chậm trễ” này còn liên quan đến Philippines. Tờ “Sankei Shimbun” Nhật Bản ngày 29/4 cho biết, căn cứ vào kế hoạch tái sắp xếp quân Mỹ đóng tại Nhật Bản, Nhật Bản sẽ tiếp tục thực hiện tốt việc cho vay vốn ODA “sử dụng trong chiến lược ngoại giao”, tức là cung cấp các trang bị như tàu tuần tra cho một số nước Đông Nam Á. Bài báo đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng của TQ tự phân tích, suy luận cho rằng: “Xét thấy một số nước ở Đông Nam Á tranh quyền sở hữu với Trung Quốc xung quanh quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam), hơn nữa Trung Quốc đang tăng cường các hành động mang màu sắc chủ nghĩa bá quyền ở biển Đông, vì vậy cử động này có mục đích xây dựng mạng lưới bao vây Trung Quốc”. Ngày 27/4, khi nói về vấn đề viện trợ trang bị trên biển cho các nước Đông Nam Á, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Koichiro Genba từng ám chỉ rằng: “Nếu Nhật Bản có thể đóng vai trò bổ sung cho chiến lược ngoại giao quân sự của Mỹ, thì có thể trông đợi đạt được hiệu ứng cộng gộp khá lớn”. Bài báo cho rằng, là một khâu “viện trợ phát triển chính phủ mang tính chiến lược”, Nhật Bản có ý định bỏ ra 4-5 tỷ yên (khoảng 50-60 triệu USD), mua tàu tuần tra và hệ thống thông tin cho Philippines. Tàu tuần tra lớp Hamilton, Philippines mua của Mỹ. Tờ “Sankei Shimbun” cũng cho rằng, cùng với việc triển khai tái bố trí quân Mỹ đóng tại Nhật Bản, chính phủ hai nước Nhật-Mỹ bắt đầu bàn thảo vấn đề Lính thủy đánh bộ Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cùng sử dụng cơ sở huấn luyện quân sự của Philippines, các căn cứ hải quân, không quân nằm ở đảo Palawan, căn cứ đảo Luzon của Philippines đều có thể lựa chọn. Bài báo cho rằng, Philippines có khả năng trở thành một cứ điểm điều chỉnh chiến lược quân Mỹ đóng tại Nhật Bản của Mỹ. Sở dĩ Nhật Bản sẵn sàng phối hợp với ý đồ chiến lược của Mỹ là do Mỹ đã coi đồng minh Nhật-Mỹ là “tài sản chung” bảo đảm cho thịnh vượng và ổn định của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đồng thời cho rằng nâng cao khả năng ngăn chặn cho đồng minh Nhật-Mỹ là tiền đề để ngăn chặn đợt tấn công thứ nhất từ Trung Quốc. Được biết, nội bộ Chính phủ Nhật Bản đang thảo luận vấn đề Nhật Bản bỏ ra một phần chi phí xây dựng căn cứ huấn luyện ở Philippines. Nếu ba bên cuối cùng đạt được thống nhất, Chính phủ Philippines sẽ cùng ký thỏa thuận chính thức huấn luyện quân sự liên hợp với Nhật, Mỹ. Đảo Palawan và Luzon đối diện với biển Đông, Mỹ lôi kéo Nhật Bản và Philippines tiến hành hợp tác sử dụng căn cứ quân sự của Philippines, rõ ràng là muốn tăng con bài cho Philippines chống lại Trung Quốc ở biển Đông, giúp Mỹ làm “ngư ông đắc lợi”. Sự tương tác quân sự giữa ba nước Mỹ, Nhật Bản và Philippines sẽ đem lại nhiều tính không xác định hơn cho tình hình biển Đông. Nhưng có chuyên gia cho rằng, là nước bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai, một số hành động ở nước ngoài của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản hiện vẫn bị ràng buộc bởi các điều khoản pháp luật có liên quan, cùng sử dụng căn cứ ở nước thứ ba với quân Mỹ rõ ràng có ý đồ tăng cường vị thế cường quốc quân sự của Nhật Bản. Philippines đưa ra danh sách mua vũ khí để đổi lấy việc Mỹ tăng cường can dự Ngày 30/4/2012, tại Washington, hai nước Mỹ, Philippines đã tổ chức hội đàm thường lệ “2+2” với sự tham gia của Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng hai nước. Một vấn đề quan trọng của hội đàm lần này là, xem xét lại “Hiệp ước Phòng thủ chung Mỹ-Philippines” được ký năm 1951. Có bài báo cho rằng, trong hội đàm, Mỹ đã tái khẳng định cam kết đối với an ninh của Philippines được quy định trong hiệp ước, đồng thời tái khẳng định ủng hộ Philippines thông qua con đường ngoại giao giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Theo các phương tiện truyền thông Philippines, là lực lượng quân sự ngăn chặn Trung Quốc, Mỹ đã yêu cầu Philippines mở cửa thêm nhiều căn cứ, trong đó bao gồm sử dụng khoảng 6 sân bay dân dụng của Philippines, để sửa chữa, tiếp dầu và bố trí lâm thời các máy bay vận tải, máy bay chiến đấu và máy bay trinh sát (do thám). Là điều kiện trao đổi mở cửa căn cứ, Philippines yêu cầu Mỹ tiếp tục cung cấp trang bị quân sự, bao gồm 1 tàu tuần tra lớp Hamilton, một phi đội máy bay chiến đấu F-16 cũ và hệ thống vũ khí hiện đại cần cho hai tàu tuần tra ven bờ mua trước đó. Máy bay chiến đấu F-16 của Quân đội Mỹ. Philippines không hề úp mở nói hệ thống quốc phòng của họ phụ thuộc vào Mỹ. Theo trang mạng “Tin tức Quốc phòng” (Defense News) Mỹ, trong hội đàm “2+2”, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Rosario nói thẳng rằng: “Philippines muốn làm đối tác khu vực tin cậy, lâu dài của Mỹ… thì phải thực thi tất cả các biện pháp có thể, chí ít xây dựng trạng thái quốc phòng tin cậy ở mức độ tối thiểu, mà điều này chủ yếu dựa vào thỏa thuận hợp tác quân sự với Washington và giúp đỡ đáp ứng những nhu cầu lần này của chúng tôi”. Hiện nay, Mỹ đã triển khai khoảng 600 quân ở đảo Mindanao miền nam Philippines. Được biết, để tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ muốn mở rộng ít nhất là gấp đôi lực lượng luân lưu đồn trú tại Philippines, đồng thời tăng cường diễn tập liên hợp. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)