B-2 Spirit (bóng ma) là siêu máy bay ném bom chiến lược tàng hình đầu tiên trên thế giới, thần tượng mới của Không quân Mỹ. >> Một số máy bay Tupolev (Tu) nổi tiếng của Nga Kể từ sau sự thất bại của “pháo đài bay” B-52 tại Việt Nam, người Mỹ bắt đầu khởi động chương trình phát triển máy bay ném bom thế hệ mới để hiện đại Không quân ném bom chiến lược Mỹ. Kiểu dáng độc đáo "không giống ai" của máy bay ném bom chiến lược B-2. Và B-2 chính là thành quả sau cùng của một nỗ lực kéo dài gần 10 năm, không những có khả năng mang nhiều bom, B-2 còn thiết kế công nghệ tàng hình tiên tiến giúp nó đột phá hệ thống phòng không tiến công mục tiêu chiến lược đối phương, có khả năng tác chiến độc lập hoàn toàn. Chương trình phát triển B-2 thực hiện từ đầu những năm 1980, tới năm 1989 mẫu thử B-2 cất cánh thử nghiệm lần đầu. Năm 1993, B-2 chính thức được đưa vào phục vụ trong Không quân Mỹ. Tuy chưa có dịp tham gia chiến trận, nhưng có một sự kiện đã giúp chứng minh được nó xứng đáng là máy bay ném bom chiến lược hiện đại nhất thế giới. Tháng 6/1995, tại triển lãm hàng không Paris (Pháp), Mỹ đã đưa máy bay tàng hình B-2 tới thăm Pháp. Trước khi xuất phát, phía Mỹ đã thông báo cho Pháp thời gian cất cánh, đường bay của B-2. Quân đội Pháp ra lệnh cho trạm radar cảnh giới sục sạo nhưng không thể phát hiện được tung tích B-2 cho tới khi nó xuất hiện trên bầu trời nước Pháp. “Cuộc thử nghiệm” B-2 ở một trong những quốc gia có sức mạnh quân sự hàng đầu thế giới như Pháp gây chấn động dư luận. Cuộc thử gián tiếp khẳng định B-2 là máy bay ném bom chiến lược hiện đại nhất thế giới, đủ sức đột phá bất kể một hệ thống phòng không tiên tiến trên thế giới. B-2 chính thức soán ngôi của B-52 trở thành “thần tượng mới của Không quân Mỹ”. Công nghệ tàng hình trên B-2 Để có khả năng tàng hình biến mất hoàn toàn trên màn hình radar đối không, người Mỹ đã ứng dụng một loạt công nghệ về khí động học, vật liệu trên B-2 để giám tín hiệu sóng phản xạ radar. B-2 ném bom. Về kiểu dáng khí động học, B-2 có kiểu dáng còn độc đáo hơn nhiều so với cường kích tàng F-117A. Dáng ngoài của B-2 giống như con dơi khổng lồ, gần như không phân rõ ra “thân, cánh, đuôi” mà hợp này một khối thống nhất. B-2 có chiều cao 5,18m, dài 21m và sải cánh dài tới 52,42m. Với kiểu dáng đặc biệt kết hợp vật liệu hấp thụ sóng radar làm cho sóng radar dò tìm của đối phương bị trượt đi theo hướng khác (không thể trở lại máy thu) hoặc bị hấp thụ, giảm nhỏ được sóng phản xạ radar khiến hình ảnh đưa lên màn hình radar yếu hoặc gần như không có. B-2 được chế tạo chủ yếu sử dụng vật liệu phức hợp đá đen và sợi than, loại vật liệu này không chỉ nhẹ, cường động chịu lực lớn mà còn phản xạ sóng radar nhỏ. Trên bề mặt vật liệu có dạng tổ ong nhỏ li ti để hấp thụ sóng radar. Khung thân kết cấu B-2 và khoang động cơ dùng hợp kim titan, còn lại đều do vật liệu phức hợp ghép nối với nhau, không phải dùng đinh tán mà do ép ở áp suất cao, do vậy máy bay không dễ phản xạ tín hiệu radar. >> H-9: Bao giờ mới thành 'ngáo ộp'? Buồng lái được thiết kế kiểu dạng cung tròn, khi sóng radar chiếu vào sẽ trượt theo dáng ngoài buồng lái để truyền đi, khó phản xạ lại. Mép trước cánh máy bay B-2 được phủ lớp sơn hấp thụ sóng radar và thiết kế có lỗ rỗng kiểu tổ ong không thành qui tắc, sóng radar khi chiếu vào chỉ có thể vào vào mà không thể ra. B-2 không thiết kế cánh đuôi đứng truyền thống, đây cũng là yếu tố giúp tăng khả năng tàng hình. Vì cánh đuôi đứng là một trong những nơi mà máy bay thông thường hay bị sóng radar chiếu vào để dễ phát hiện nhất. Mặt cắt phản xạ của cánh đuôi lớn làm cho máy bay khó giấu mình. B-2 thiết kế với khoang vũ khí nằm trong thân (không có bất kỳ giá treo ngoài nào) để tối ưu hóa tính tàng hình. Hai khoang vũ khí trong thân có thể chở 23 tấn bom. Tùy theo từng nhiệm vụ, nó sẽ mang 80 bom Mk82 227kg hoặc 16 bom Mk84 1.000kg hoặc 16 bom hạt nhân B61/B83. Với một số sự nâng cấp hệ thống điện tử, B-2 sau này mang được bom có điều khiển GBU-28, GBU-57A/B và tên lửa hành trình đối đất tầm xa AGM-158. Với công nghệ như vậy, tiết diện phản xạ radar của B-2 chỉ còn 0,1 mét vuông, tức là chỉ giống như một con chim nhỏ bay trên trời cao. “Giấu lửa” động cơ Để đưa chiếc B-2 có trọng lượng cất cánh tối đa 170 tấn lên trời cao, nhà thiết kế trang bị cho máy bay 4 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy General Electric F118-GE-100 cho phép đạt tốc độ tối đa cận âm 1.010km/h, tầm bay hơn 11.000km (nếu tiếp dầu một lần trên không, B-2 bay quá nửa vòng trái đất), trần bay hơn 15.000m. Loa phụt động cơ nằm sâu trong thân (giấu đỏ) do đó giảm đáng kể nguồn nhiệt phát ra. Động cơ luôn là phát ra nguồn nhiệt lớn nhất, dễ bị phát hiển bởi các hệ thống dò tìm hồng ngoại đối phương. Để xử lý điều này, động cơ B-2 lắp bộ trộn dòng khí, lấy không khí lạnh dẫn vào buồng đốt của động cơ và máy tuabin làm hạ thấp nhiệt độ mặt ngoài. Loa phụt động cơ nằm sâu trong thân máy bay làm tín hiệu hồng ngoại yếu đi. Tiên tiến và tiện nghi Ngoài tính tàng hình ưu việt, B-2 còn trang bị những công nghệ điện tử hàng không tiên tiến. B-2 được trang bị radar mạng pha quét điện tử bị động AN/APQ-81 cung cấp chế độ ngắm mục tiêu mặt đất có độ chính xác cao, hỗ trợ B-2 bay bám sát và tránh địa hình; hệ thống định vị hàng không chiến thuật; hệ thống đối phó trả đũa điện tử… Buồng lái tiện nghi, hiện đại của B-2. B-2 được điều khiển bởi hai phi công, điều đo cho thấy máy bay có tính tự động hóa cực cao. Buồng lái thiết kế rất tiện nghi đem lại sự thoải mái tối đa cho phi công. Buồng lái lắp đặt hệ thống màn hình tinh thể lỏng tiện nghi hiển thị thông số kỹ thuật bay, thông số cảm biến dữ liệu, tình trạng động cơ, vũ khí… Bên cạnh đó, buồng lái còn có thêm cả toilet để phi công thoải mái hơn trong chuyến bay dài kéo dài nhiều giờ. >> Phương án tác chiến của lực lượng ném bom chiến lược Mỹ Nhược điểm Mặc dù có nhiều ưu điểm, nhưng B-2 vẫn tồn tại không ít nhược điểm. B-2 có khả năng tàng hình ưu việt hoàn toàn có thể qua mặt hệ thống phòng không đối phương, nhưng đồng thời nó sẽ tàng hình luôn với “quân nhà”. Vì vậy, trong các chiến dịch không kích, B-2 phải hoàn toàn tác chiến độc lập. Một điều nữa, để đảm bảo tính tàng hình, B-2 bắt buộc không nhận được bất kỳ sự hộ tống nào. Nên trong trường hợp bị tiêm kích đối phương phát hiện, B-2 chắc chắn không có “cửa sống” vì nó không có khả năng tự vệ. Ngoài ra, B-2 có lẽ chỉ xứng với “con nhà giàu” vì sự “õng ẹo” của nó. Để bảo quản được lớp sơn hấp thụ sóng radar, máy bay phải được đặt trong nhà chứa máy bay với những tiêu chuẩn đặc biệt về độ ẩm và nhiệt độ. Sau mỗi chuyến bay, B-2 đều phải vào xưởng phục hồi lớp sơn phủ bên ngoài với thời gian chiếm tới 30% thời gian chuẩn bị mỗi chuyển bay. Cuối cùng, vì được áp dụng nghệ cực kỳ tiên tiến như vậy nên B-2 có giá thành đắt nhất thế giới, 1,07 tỷ USD/chiếc. Bản thân nước Mỹ, quốc gia có ngân sách quốc phòng dồi dào cũng chỉ dám mua 21 chiếc B-2. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn máy bay ném bom chiến lược. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn máy bay ném bom chiến lược. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 2 tháng 4, 2013
>> Tìm hiểu ‘Bóng ma’ B-2 Spirit của Mỹ
Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012
>> Tại sao Mỹ muốn máy bay ném bom mới? (kỳ 2)
Từ nhiều năm nay, Mỹ đã nỗ lực phát triển máy bay ném bom tầm xa mới. Với năng lực chống tiếp cận ngày càng cao của Trung Quốc, Mỹ thực sự cần phương tiện này. Mỹ cần thế hệ máy bay ném bom mới để giải quyết những mối nguy cơ tiềm tàng. Liên quan đến vấn đề này, The Diplomat đã có cuộc phỏng vấn Trung tướng David Deptula người tán thành kế hoạch máy bay ném bom chiến lược mới. >> Tại sao Mỹ muốn máy bay ném bom mới? (kỳ 1) Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn: - Tại sao không chỉ cần cải tiến các máy bay ném bom hiện tại để giải quyết các mối đe dọa trong tương lai? Liệu loại máy bay mới làm được gì mà những “đồng đội” được nâng cấp không thể? >> Pechora-2M, sự lựa chọn hợp lý của Việt Nam >> 'Lá chắn thép' bảo vệ vùng trời Tổ quốc Không quân đang sử dụng ba loại máy bay ném bom: B-52H, B-1B và B-2A. B-52 được thiết kế từ cuối những năm 1940 và chiếc cuối cùng được sản xuất từ năm 1962. Nó đã được cải tiến rất nhiều lần với tải trọng và phạm vi hoạt động rất tốt. Tuy nhiên, không có lần hiện đại hóa nào có thể thay đổi được những tính năng cơ bản của máy bay, như phần radar lớn, điều này khiến nó dễ bị phát hiện và gây tổn thương bởi hệ thống phòng không đơn giản. Vì vậy, qua nhiều thập kỷ, Lực lượng Không quân đã dựa vào B-52 để phóng tên lửa hành trình tầm xa. Các tên lửa hành trình rất hữu hiệu khi chống lại các mục tiêu đơn giản tại các vị trí biết trước, nhưng với thời gian bay dài và khả năng thâm nhập vào các mục tiêu chôn sâu hạn chế khiến chúng khó chống lại các mục tiêu phức tạp và di động đang ngày một nhiều. Thế hệ tên lửa hành trình hiện tại cũng thiếu tính năng tồn tại cần thiết để chống lại các mục tiêu được canh phòng cẩn mật. Trong khi Không quân Mỹ có kế hoạch phát triển một loại tên lửa hành trình tầm xa tàng hình để thay thế các tên lửa hiện tại, nhưng loại vũ khí như vậy sẽ rất tốn kém và chỉ được dùng với số lượng nhỏ tương ứng với số địa điểm nhắm tới trong một chiến dịch không quân chính (thường là từ 30.000 đến 40.000). Thiết kế của B-1 có từ những năm 1970 và chúng được sản xuất cuối những năm 1980. Chúng đã được thay đổi rất nhiều lần trong hơn 25 năm và khả năng “sống sót” cao hơn B-52 nhưng các đặc điểm thiết kế của B-1 cũng cho thấy những hạn chế cơ bản như khó có thể thâm nhập vào các lưới phòng không hiện đại. Vì vậy, B-52 sẽ được dùng chủ yếu trong vai trò "phân phối vũ khí" từ xa (có thể hiểu là ném bom, phóng tên lửa - ĐV). Máy bay ném bom tàng hình B-2 được hình thành từ những năm 1980 và chiếc cuối cùng được sản xuất cuối những năm 1990. Chúng được thiết kế để thâm nhập vào các hệ thống phòng không hiện đại nhất và là máy bay duy nhất của Không quân Mỹ có thể “sống sót” sau khi "phân phối" một lượng vũ khí lớn hay một số lượng lớn các loại vũ khí nhỏ trong một môi trường không khí tiêu cực. Tuy nhiên, Không quân Mỹ chỉ có 20 chiếc B-2, đạt 1/5 so với con số tối thiểu của lực lượng máy bay ném bom tàng hình cần thiết cho các chiến dịch không quân lớn tại Đông Á hay Tây Nam Á, và cần phải nhớ rằng, chiến lược quốc phòng mới kêu gọi các lực lượng tấn công toàn cầu phải có khả năng tiến hành đồng thời hai chiến dịch như vậy. >> Việt Nam có thể mua S-400 của Nga Bên cạnh đó, do đối thủ của chúng ta có thể thích ứng được với sức mạnh quân sự của Mỹ bằng cách thu nạp thêm các hệ thống phòng không tiên tiến, các hệ thống di động hay các mục tiêu cứng rắn, khả năng của phi đội B-2 sẽ sớm bị bỏ lại phía sau so với nhu cầu ngày càng cao hiện nay. Nói cách khác, máy bay ném bom mới sẽ khôi phục trạng thái cân bằng giữa năng lực, công suất và nhu cầu của máy bay ném bom trong Không quân Mỹ. - Nếu phải dự đoán, ông nghĩ máy bay ném bom mới sẽ có hình dạng như thế nào và có những khả năng gì? Liệu chúng ta có đang nói về một chiếc B-2 rẻ hơn hay không? Như đã biết, trong chỉ đạo chiến lược mới của Tổng thống yêu cầu một loại máy bay ném bom tàng hình mới và chương trình Máy bay ném bom tấn công tầm xa (LRS-B) đã được đầu tư đầy đủ trong ngân quỹ của tài khóa 2013. Trong khi chương trình này đã được phân loại, thông tin về việc Không quân tiết lộ kế hoạch, cùng với khả năng của ngành công nghiệp không gian vũ trụ hiện tại, cho thấy loại máy bay ném bom mới có thể sẽ vừa rẻ hơn lại vừa có thêm nhiều khả năng hơn thế hệ đi trước. Hiện tại, kế hoạch này không phải là phủ nhận hay làm giảm bớt các năng lực của B-2. Những chiếc máy bay đó vẫn sẽ được duy trì cho tới khi loại máy bay mới được sản xuất vào giữa những năm 2020 và vẫn là hệ thống vũ khí đơn mạnh nhất trong kho vũ khí của Mỹ và B-2 vẫn sẽ đóng một vai trò thiết yếu trong chiến lược sức mạnh Mỹ trong ít nhất hai thập kỷ nữa. Điều đó có nghĩa là, B-2 được thiết kế cách đây 30 năm và sẽ tham gia phục vụ thêm 15 năm nữa. Trong khoảng thời gian đó, ngành công nghiệp này đã có những bước tiến vượt bậc trong công nghệ tàng hình, cả về mặt giảm tín hiệu radar và duy trì trạng thái “quan sát thấp”, cũng như đạt được thành tựu trong các lĩnh vực trọng yếu khác có thể tác động hoàn toàn tới năng lực LRS-B và chi phí sản xuất. Từ khi xuất hiện B-2, ngành công nghiệp không gian vũ trụ đã đạt được các bước tiến công nghệ tấn công vượt bậc trong lĩnh vực máy bay không người lái. Lực lượng Không quân đã thừa nhận LRS-B sẽ có thể là hệ thống có người lái hoặc không. Chúng tôi không nói đến các chiến dịch như của các UAV Predator. Đúng hơn, nếu Không quân thúc đẩy các công nghệ và chương trình hiện có, LRS-B sẽ trở thành UAV hiện đại nhất trong lịch sử, tượng trưng cho sức mạnh Mỹ. Hai chương trình phụ của UAV cũng được nêu ra. Đầu tiên là tự quản hệ thống, có thể được chia nhỏ thành các hạng mục quản lý chuyến bay độc lập và quản lý nhiệm vụ độc lập. UAV hiện đại nhất hiện nay, như Global Hawk của Không quân Mỹ, không cần đến một phi công theo nghĩa truyền thống bởi chúng có thể tự lái và thực hiện các chức năng nhiệm vụ nòng cốt, ví dụ như triển khai cảm biến... Và thế là, đưa cho chúng một kế hoạch nhiệm vụ và chúng có thể thực hiện từ đầu tới cuối mà không cần sự can thiệp của con người. Các trường hợp ngoại lệ xuất hiện khi các điều kiện thực thế có thay đổi trong kế hoạch, và người điều khiển tại trạm dưới mặt đất tải một kế hoạch mới cho máy bay. >> Hồ sơ về UAV RQ-170 Sentinel UAV trong tương lai sẽ không chỉ tự lái và thực hiện các nhiệm vụ đã lên kế hoạch trước một cách độc lập mà chúng còn có phần mềm quản lý nhiệm vụ tiên tiến, cho phép thực hiện các chức năng động, như đuổi theo các mục tiêu phòng không di động. Người điều khiển sẽ giữ vị trí quản lý trận chiến then chốt, nhưng UAV và phần mềm được cài đặt trên máy bay sẽ “gánh” phần lớn trách nhiệm thực thi các nhiệm vụ trọng tâm. Công nghệ quản lý nhiệm vụ cũng cho phép một lượng người điều khiển nhỏ có thể kiểm soát số lượng lớn UAV. Ví dụ như, tôi biết rằng trong quá trình phát triển chương trình máy bay không người lái trang bị vũ khí của Hải quân (UCAS-D), các kỹ sư đã tiến hành thử nghiệm phần mềm đầu tiên cho phép 3 đến 5 người điều khiển có thể kiểm soát một lực lượng hỗn hợp với hơn 40 máy bay. Chương trình UAV thứ hai, cũng do UCAS-D phát triển, là tự nạp nhiên liệu trên không. Ngoài khả năng sống sót cao, thời gian tham gia chiến đấu siêu dài là các hệ thống hỏa lực trong tương lai. Bên cạnh việc thâm nhập và phá hủy hệ thống phòng không hiện đại, các hệ thống tương lại sẽ cần tiến hành hoạt động từ bên ngoài phạm vi của tên lửa đạn đạo và chúng phải có thời gian hoạt động dài để tìm và tiêu diệt các mục tiệu di động. Trong khi các phi đội máy bay ném bom hiện nay có thể luân phiên nhau trong thời gian dài và vượt qua thách thức về khoảng cách thì không ai có thể ngủ khi đã thâm nhập vào không phận của kẻ địch, vì vậy thời gian hoạt động trong vùng địch sẽ bị hạn chế rất nhiều, tùy thuộc vào sức chịu đựng của con người. Nói một cách tổng quát, máy bay ném bom có người lái chỉ có thể hoạt động trong một thời gian nhất định, sau đó phi hành đoàn cần tái nạp nhiên liệu và quay trở lại căn cứ. UAV chỉ bị hạn chế bởi các vấn đề như không gian trữ nhiên liệu và vũ khí, thời gian trung bình giữa các hệ thống tới hạn của nhiệm vụ. Với việc nạp nhiên liệu trên không, LRS-B không người lái sẽ có thể liên tục đi tới chỗ trữ nhiên liệu và quay trở lại trạm hoạt động chỉ trong 24 giờ trong một lần xuất kích đơn lẻ so với 5 tiếng cho máy bay ném bom có người lái. Con số gấp 5 về thời gian hoạt động chiến đấu cho một lần xuất kích này có thể cho phép một lực lượng khoảng 80-100 chiếc LRS-B, khiến một quốc gia có diện tích tương đương Iran ở trong trạng thái bị tấn công liên tục từ các căn cứ an ninh (như Diego Garcia). |
Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012
>> Không quân Mỹ không đủ khả năng tấn công Trung Quốc?
Không quân Mỹ hiện có 134 máy bay ném bom gồm B-1S, B-2S và B-52S… nhưng vẫn chưa đủ để tấn công các mục tiêu của Trung Quốc.
Máy bay ném bom B-1 của Mỹ Chuyên gia Mỹ cho rằng, vấn đề then chốt mà Mỹ coi khu vực châu Á-Thái Bình Dương là đầu mối chiến lược quan trọng là ở sức chiến đấu của Không quân Mỹ, nhưng cùng với việc xuất hiện những vấn đề như số lượng máy bay ném bom của Quân đội Mỹ giảm xuống, phạm vi tấn công và khả năng tải đạn của máy bay chiến đấu không đầy đủ, thì chiến lược này sẽ đối mặt với khó khăn. Chuyên gia Mỹ đề nghị, Mỹ cần tăng cường đầu tư cho máy bay chiến đấu thế hệ mới. Ngày 23/3, Thông tấn xã Trung ương Đài Loan (Central News Agency) dẫn bài viết của chuyên gia an ninh quốc gia Mỹ Mackenzie Exzellen tại “Viện Nghiên cứu Doanh nghiệp” Mỹ cho rằng, Chính phủ Barack Obama đã tuyên bố khu vực châu Á-Thái Bình Dương là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mới trong công tác quốc phòng của Mỹ, nhưng chuyên gia này cho biết, sự chuyển hướng chính sách của Chính phủ Obama không thể chỉ là lời nói, mà cần phải gia tăng đầu tư cho khả năng quân sự, mới có thể bảo đảm lợi ích của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Exzellen cho biết, khi quân Mỹ phát động các chiến dịch quân sự ở Tây Thái Bình Dương, quy mô sức chiến đấu của không quân tương đối quan trọng. Exzellen đã lấy các vấn đề như tiến hành tấn công đường dài, chọc thủng hệ thống phòng không của đối phương và máy bay ném bom B-52 thực hiện nhiệm vụ ở sâu trong lãnh thổ đối phương… để làm ví dụ, cho rằng, trong Chiến tranh Việt Nam, Mỹ sở hữu tới hơn 50 máy bay ném bom B-52S, nhưng hiện nay Không quân Mỹ chỉ có lực lượng máy bay ném bom với 134 chiếc gồm B-1S, B-2S và B-52S, tuổi đời của những máy bay này đã 20 năm, thậm chí lâu hơn, sẽ không có gì thay thế khi bị tổn thất trong chiến đấu. Máy bay ném bom B-2S Mỹ Ngoài ra, Exzellen cho rằng, những năm gần đây Mỹ mất đi 15 máy bay ném bom B-52S, phòng không ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương trở nên nguy hiểm và phức tạp hơn, tuy rằng máy bay chiến đấu của Mỹ có thể thực hiện nhiệm vụ tấn công ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhưng những máy bay chiến đấu này vẫn thiếu phạm vi tác chiến hiệu quả và khả năng tải đạn đủ để thâm nhập tấn công các mục tiêu trong lãnh thổ Trung Quốc. Về tương lai quân Mỹ triển khai ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Exzellen đề nghị, Chính phủ Obama và Quốc hội Mỹ cần đầu tư ổn định cho máy bay ném bom thế hệ tiếp theo, chương trình máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35, hiện đại hóa máy bay chiến đấu F-22, máy bay tiếp dầu trên không KC-46, coi điều chỉnh khả năng của Không quân là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Máy bay ném bom B-52 Mỹ |
Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012
>> Tướng Nga: Nếu cần, sau 20 phút là Nhật Bản đi tong
Các máy bay ném bom chiến lược Nga đã làm cho Nhật Bản hoảng hốt. Nhật và Hàn cho hơn 10 F-15, F-16 lên ngăn chặn. Máy bay ném bom chiến lược TU-95MS Không quân Nga cho hay, trong chuyến tuần tra này, các tổ lái Tu-95MS tập luyện các kỹ năng bay trên địa hình không có vật chuẩn, tiến hành nhận tiếp dầu trên không từ 2 máy bay tiếp dầu Il-78. Thời gian bay tuần tra là gần 16 giờ. Các máy bay Nga tuân thủ nghiêm quy tắc quốc tế về sử dụng không phận trên vùng biển quốc tế, không vi phạm không phận Nhật Bản. Nhưng Nhật và Hàn Quốc đã phản ứng với cuộc diễn tập của Không quân Nga rất mạnh. Khoảng 10-13 máy bay tiêm kích F-15 và F-16 đã cất cánh từ các sân bay của hai nước này. Bộ Quốc phòng Nhật cho biết, các máy bay quân sự Nga lần đầu tiên bay gần không phận Nhật với số lượng đông như thế và máy bay A-50 cũng chưa từng bay sát biên giới Nhật đến thế. Chiếc A-50 đã được các máy bay đánh chặn lần đầu tiên chụp ảnh trực tiếp. Tokyo đã chính thức yêu cầu Moskva tránh thực hiện các chuyến bay như thế. Điều gì có thể ở sau chiến dịch trên của Không quân Nga và tại sao Nhật lại phản ứng dữ dội thế? Phi công thử nghiệm công huân, Anh hùng nước Nga, Đại tá về hưu Magomed Tolboyev cho rằng, chẳng có gì khác thường ở những chuyến bay như thế. Không quân chiến lược được gọi là chiến lược là vì thỉnh thoảng vẫn bay trên các vùng lãnh thổ khác nhau trên khắp thế giới. Máy bay chiến lược Nga vẫn đang bay trên Bắc Cực, cả trên Thái Bình Dương. Không hiểu, Nga đã làm phiền gì Nhật Bản. Nga từ lâu đã đến lúc thức tỉnh và thực hiện càng nhiều càng tốt các chuyến bay như vậy. Cần bay dọc theo biên giới trên không của cả Mỹ và cả Anh nữa. Còn về chuyến bay này chỉ có ý nghĩa thực tiễn hay hàm chứa ý nghĩa chính trị nào hay không thì ông Tolboyev nói rằng, nhiệm vụ chính của chuyến bay thì chỉ có Tổng thống Nga mới biết. Máy bay ném bom chiến lược chỉ cất cánh khi được Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang, tức Tổng thống Nga cho phép. Theo ông Tolboyev, đây là chuyến bay theo kế hoạch, để luyện tập các nhiệm vụ kỹ thuật. Ngoài Nga, chỉ có Mỹ có không quân chiến lược và họ cũng đang bay bằng B-52 gần không phận các nước trên toàn thế giới. Điều chủ yếu là không bay vào không phận của các nước khác, còn việc Không quân Nga tập luyện ở đâu thì chẳng liên quan đến ai. Còn việc Nhật Bản lo lắng thì luôn vẫn thế. Đó là vì họ sống gần hai nước lớn là Nga và Trung Quốc. Nhật thì dân số vừa quá đông, vừa có sự già hóa dân số. Đất nước này đang suy yếu nên cái gì họ cũng lo. Phó Chủ tịch Hội đồng chuyên gia quân sự, Thiếu tướng về hưu Aleksandr Vladimirov thì khẳng định, tất cả rất đơn giản. Nước Nga mà ai đó đã chôn cất, bỗng nhiên lại thể hiện là có khả năng làm cái gì đó. Các phi công Nga đã thực hiện các nhiệm vụ chiến lược. Nga đang cho thấy Nga đang tồn tại trong không gian này và có thể kiểm soát nó. Theo ông Vladimirov, Nga không cần để ý đến những la ó, cứ làm việc của mình, thể hiện sự hiện diện của mình ở đâu Nga cho là cần thiết. Nhật Bản đến lúc phải hiểu là không cần khua tay múa chân trước mặt Nga, đòi quần đảo Kurils. Cần bình tĩnh thỏa thuận. Việc người Nhật khiếp sợ như thế là tự nhiên. Họ không thích bất cứ biểu hiện sức mạnh nào của Nga. Về số lượng, các máy bay Nhật có lợi thế, nhưng so sánh sức mạnh hai tốp máy bay Nga, Nhật ở đây là vô nghĩa. Các máy bay ở các đẳng cấp quá khác nhau. Các máy bay chiến lược Nga bay hoàn toàn không phải để đánh nhau với các máy bay tiêm kích. Nếu cần, chúng sẽ phóng các tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân của mình và Nhật Bản sẽ không còn tồn tại sau 20 phút. Điều quan trọng ở đây là Nga lại xuất hiện trên không phận Thái Bình Dương. Nga phải hành động như Mỹ, họ thích thì họ cứ làm. Ông Vladimirov bình luận, nước Nga có thể hoặc là một đế chế, hoặc chẳng là cái gì. Trước đây, khi Nga còn là một đế chế, người ta tôn trọng và phải tính đến Nga. Sau đó, Nga đã bị “bạn bè” và kẻ thù hợp lực tiêu diệt và Nga biến thành chẳng là cái gì. Còn nay tư “chẳng là gì”, Nga đang cố đứng dạy. Hiện thời thì chưa thật thành công lắm, nhưng phương hướng đã được xác định. Và đó là điều đúng đắn. |
Thứ Ba, 23 tháng 8, 2011
>> Phương án tác chiến của lực lượng ném bom chiến lược Mỹ
Khi tình hình chính trị-quân sự ngày càng leo thang căng thẳng hoặc khi bắt đầu cuộc xung đột vũ trang ở khu vực nào đó trên thế giới có liên quan đến lợi ích sống còn của Mỹ, lực lượng không quân ném bom chiến lược của nước này sẽ triển khai theo ba phương án tác chiến.
Phương án 1 Thành lập nhanh cụm lực lượng không quân ném bom chiến lược tại các căn cứ tiền phương. Thành lập nhanh cụm lực lượng không quân ném bom chiến lược tại các căn cứ tiền phương gần khu vực xảy ra xung đột, đồng thời sử dụng các phương tiện tấn công cấp chiến thuật tại chỗ để tiêu diệt và kiềm chế hoạt động của máy bay ném bom chiến lược đối phương trước khi có sự can thiệp kịp thời của cụm không quân ném bom chiến lược nơi gần nhất. Sự xuất hiện của lực lượng không quân ném bom chiến lược Mỹ tại khu vực xảy ra xung đột sẽ do các chuyên gia quân sự của Mỹ quyết định như một trong những giải pháp tình thế nhằm kiềm chế hoạt động của đối phương tiềm năng. Trong trường hợp bắt đầu các hoạt động tác chiến thì sự xuất hiện của lực lượng không quân ném bom chiến lược Mỹ sẽ góp phần làm tăng khả năng phản ứng và đối phó, bảo đảm khả năng sử dụng máy bay ném bom kịp thời khi căng thẳng đến mức tột đỉnh, tăng thời gian tìm kiếm mục tiêu và giảm thời gian bay đến khu vực định tác chiến. Ngoài ra, sự xuất hiện của lực lượng không quân ném bom chiến lược Mỹ còn cho phép tiến hành các hoạt động tác chiến cần thiết mà không cần phải huy động nhiều lực lượng và phương tiện của lực lượng không quân hỗ trợ. Phương án 2 Sử dụng máy bay ném bom chiến lược tấn công vào đối phương ngay từ điểm bố trí triển khai. Sử dụng máy bay ném bom chiến lược tấn công vào đối phương ngay từ điểm bố trí triển khai, sau đó mới hạ cánh xuống căn cứ không quân tiền phương nơi gần khu vực xảy ra xung đột nhất. Từ đây, Mỹ sẽ cho áp dụng hàng loạt các hoạt động tác chiến khác nhau nhằm kiểm soát tình hình. Phương án này được cho là tối ưu nhất khi các hoạt động tác chiến trong khu vực xảy ra bất ngờ, đồng thời nó cũng bảo đảm cho quân đội Mỹ đủ khả năng phản ứng nhanh nhất khi xuất hiện tình huống khủng hoảng. Theo nhận định của các chuyên gia quân sự Mỹ, đối với các khu vực nằm xa Bắc Mỹ nhất (ví dụ như Đông Nam Á), hàng ngày Mỹ sẽ phải sử dụng tới 45 máy bay ném bom chiến lược đến thay phiên nhau tiến hành các hoạt động tác chiến, trong đó đã tính tới những tiêu chí định mức đối với Không quân. Cũng theo nhận định này, với tần suất hoạt động như trên thì chỉ cần trong 4-5 ngày đêm kể từ khi bắt đầu nổ ra xung đột, không quân ném bom chiến lược của Mỹ có thể tiêu diệt tới 10 sư đoàn bộ binh của đối phương. Để nâng cao hiệu quả sử dụng máy bay ném bom chiến lược, các nhà quân sự Mỹ dự kiến sẽ sử dụng 4 căn cứ không quân tiền phương chủ yếu ở các khu vực: châu Âu; Thái Bình Dương; Trung Á và Cận Đông. Phương án 3 Sử dụng máy bay chiến lược bay liên tục tới khu vực tác chiến. Sử dụng máy bay ném bom chiến lược triển khai thường xuyên trên lãnh thổ của Mỹ để bay liên tục tới khu vực xảy ra xung đột. Phương án này sẽ làm tăng thời gian tiếp cận mục tiêu và mức độ căng thẳng cho kíp lái lên tới 2-3 lần và có thể hơn nữa, đồng thời trong quá trình bay cần phải được tiếp nhiên liệu trên không. Bên cạnh đó, áp dụng phương án này còn làm phức tạp thêm trong quá trình điều hành, chỉ huy cũng như thông tin liên lạc giữa máy bay và trung tâm trong suốt quá trình thực thi nhiệm vụ. Tuy nhiên, một số chuyên gia quân sự nước ngoài lại cho rằng, đây là phương án cũng có thể được áp dụng khi muốn ra đòn tấn công bất ngờ đầu tiên vào đối phương ngay từ khi bắt đầu xảy ra xung đột hoặc để tăng cường thêm sức mạnh cho lực lượng không quân của Mỹ trong khu vực. |
Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2011
>> 50 tỷ USD được Mỹ chi cho máy bay ném bom chiến lược mới
Ông Ashton Carter, Cục trưởng Cục mua sắm và công nghệ, Bộ Quốc phòng Mỹ đã gặp các quan chức công ty Northrop Grumman và công nghiệp quốc phòng để thảo luận triển vọng chế tạo và mua sắm máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới NGB (Next Generation Bomber). Dự kiến, Mỹ sẽ chi tổng cộng 40-50 tỷ USD cho chương trình phát triển và mua sắm NGB. Lầu Năm góc dự định hiện đại hóa các máy bay В-2 được chế tạo trong thập niên 1990 và không hiện đại hóa 6 chiếc В-1В sản xuất trong thập niên 1980. Năm 2012, Mỹ sẽ chi 3,7 tỷ USD cho dự án NGB. Khoản kinh phí bổ sung 800 triệu USD sẽ được chi để phát triển tên lửa hành trình hạt nhân mới. Hình ảnh giả định NGB của Northrop Grumman(defaiya.com) Bộ Quốc phòng Mỹ dự định mua NGB với đơn giá không quá 550 triệu USD/chiếc. Không quân Mỹ sẽ nhận được tổng cộng 80-100 máy bay ném bom mới. Chúng sẽ thay thế toàn bộ 66 máy bay ném bom B-1B Lancer, 20 B-2 Spirit và 85 B-52 Stratofortress hiện có trong trang bị. Dự án chế tạo NGB sẽ bắt đầu được cấp kinh phí vào năm 2012. Trong 5 năm tới, Mỹ sẽ chi tổng cộng 3,7 USD cho dự án. Đặc điểm của dự án NGB sẽ là toàn bộ công tác phát triển máy bay, cũng như tính năng kỹ thuật sẽ được bảo mật hoàn toàn, còn chi phí cho dự án sẽ được công khai. Điều khiến các công ty Mỹ lo ngại là Lầu Năm góc có thể ký hợp đồng phát triển NGB với mức giá cố định thay vì hợp đồng dạng “chi phí+” như với nhiều dự án trước đó. Thông tin chi tiết về NGB hiện chưa được tiết lộ. Dự kiến máy bay mới sẽ được nhận vào trang bị vào năm 2018. NGB sẽ là bước quá độ chuyển sang máy bay ném bom siêu âm mới “2037 Bomber” (Máy bay ném bom năm 2037), vốn chưa được bắt đầu phát triển. Dự định tham gia dự án NGB có Northrop Grumman, Boeing và Lockheed Martin. Theo một số nguồn tin, các công ty này đã nhận được 1 tỷ USD để phát triển các công nghệ cho NGB. Chương trình phát triển NGB bắt đầu vào năm 2007 được tiếp tục đến giữa năm 2009, khi Lầu Năm góc công bố dự định tăng hạn sử dụng các máy bay ném bom B-1B, B-52 và B-2 hiện có, cũng như ngừng cấp kinh phí cho chương trình chế tạo NGB. Đầu năm 2011, Mỹ quyết định nối lại dự án. Hiện chưa rõ công ty nào sẽ đảm nhiệm nghiên cứu chế tạo NGB. Chi tiết kỹ thuật về máy bay mới vẫn được bảo mật. Theo thông tin chính thức chỉ biết rằng, máy bay sẽ có 2 chế độ bay có và không có người lái, có khả năng đột phá phòng không đối phương và mang vũ khí hạt nhân. [VietnamDefence news] |
Thứ Năm, 19 tháng 5, 2011
>> Không quân Trung Quốc đe dọa an ninh khu vực
Nhà phân tích quân sự Alexander Samsonov của Nga nhận định, chất lượng và tốc độ nâng cấp không quân Trung Quốc đang đe dọa an ninh của Nga và khu vực. Trung Quốc đang đầu tư phát triển tất cả các xu hướng trong tác chiến hàng không quân sự. Một số nhận định cho rằng, các máy bay trong biên chế Không quân Trung Quốc đa phần là lạc hậu thiếu khả năng hàng không chiến lược. Tuy nhiên, có một điều rất quan trọng cần phải lưu tâm, đó là các nhà thiết kế của Trung Quốc không đứng yên. Họ làm việc một cách cật lực, cải tiến những sẵn có, tạo ra các mô hình mới dựa trên công nghệ của Nga và phương Tây. Không quân Trung Quốc đang có tốc độ phát triển chóng mặt cả về con người và trang thiết bị. Điển hình là gần đây, Trung Quốc đã cải tạo và hiện đại hóa thành công mẫu máy bay ném bom Tu-16 từ thời Liên Xô thành máy bay ném bom chiến lược H-6K,và đó là cơ sở quan trọng để Trung Quốc tạo ra một mẫu máy bay ném bom chiến lược mới. Công nghiệp hàng không Trung Quốc đã có những bước chuyển mình quan trọng. Trong những năm 1970-1980, Trung Quốc hợp tác chặt chẽ với Liên Xô trong phát triển công nghiệp quốc phòng và bảo vệ lãnh thổ. Bước qua những năm 1990, công nghiệp hàng không Trung Quốc đã có bước nhảy vọt quan trọng. Dựa vào mẫu thiết kế Lavi của Israel để phát triển thành công tiêm kích J-10 đa nhiệm. Cũng thời gian này, Bắc Kinh mua giấy phép sản xuất Su-27 từ Nga, để rồi sau khi sản xuất được 95 chiếc và đạt được những hiểu biết cơ bản đã ngưng gia hạn giấy phép để sao chép thành J-11B. Trung Quốc đã xây dựng lực lượng không quân của mình thành lực lượng lớn thứ 2 thế giới về số lượng máy bay. Đến nay, Không quân Trung Quốc có hơn 3.000 máy bay chiến đấu và hỗ trợ các loại. Năng lực tác chiến của Không quân Trung Quốc đã vượt ra ngoài tầm bảo vệ không phận, lực lượng này đã xây dựng cho mình khả năng tác chiến ở các vùng trời ngoài đất nước Trung Quốc. Với tàu sân bay sắp được đưa vào sử dụng, Không quân Trung Quốc sẽ có thừa khả năng tác chiến tầm khu vực. Bản đồ bố trí các sân bay quân sự của Trung Quốc. Nhiệm vụ chủ yếu của Không quân Trung Quốc Theo nhận định của chuyên gia Alexander Samsonov, chuyên gia quân sự Nga, nhiệm vụ chủ yếu của Không quân Trung Quốc gồm: - Bảo vệ biên giới, giải quyết các tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải với các nước trong khu vực như Ấn Độ, Nhật Bản, Nga. - Tạo ưu thế áp đảo trước không quân Đài Loan, trong trường hợp một quyết định chính trị nhằm “khôi phục toàn vẹn lãnh thổ” bằng một giải pháp quân sự. Với nhiệm vụ này, Trung Quốc có thể đã hoàn thành, áp đảo Không quân Đài Loan cả về số lượng lẫn chất lượng. - Đạt được sự cân bằng tầm khu vực với Không quân Mỹ đang đồn trú trong khu vực, thậm chí và tạo được ưu thế trên không với lực lượng không quân hải quân Mỹ. - Tạo được ưu thế trên không trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Nga, đơn cử cho nhiệm vụ này là học theo Mỹ, Trung Quốc đã xây dựng trung tâm huấn luyện tác chiến trên không với phi đội “kẻ xâm lược” mà đối thủ ở đây không ai khác chính là các máy bay Su-27. Đẩy nhanh tốc độ phát triển lượng và chất Trong biên chế của lực lượng ném bom chiến lược, Không quân Trung Quốc có khoảng từ 80-120 chiếc máy bay ném bom H-6. Trung Quốc buộc phải nâng cấp số máy bay này, vì hiện tại chưa có mẫu nào có thể thay thế. Việc mua máy bay ném bom chiến lược từ nước ngoài gần như là điều không thể. Trong năm 2006, Trung Quốc đã nâng cấp thành công biến thể H-6M, nâng tầm hoạt động và khả năng tác chiến. Gần đây, Trung Quốc đã giới thiệu tiếp một biến thể nâng cấp khác là H-6K. Những máy bay ném bom này có khả năng tác chiến đến vùng Viễn Đông, Siberi, Trung Á, bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản và quần đảo Phillipines. Các máy bay ném bom này sử dụng tên lửa hành trình tấn công mặt đất ALCM DH-10 được phát triển từ tên lửa hành trình tấn công mặt đất Kh-55 của Nga kết hợp với một số công nghệ của Mỹ. Tên lửa DH-10 được cho là có tầm bắn khoảng 1500km với sai số CEP khoảng 10-15 m. Máy bay ném bom chiến lược H-6M với tên lửa hành trình ALCM DH-10. Không chỉ vậy, nước này còn tăng gấp đôi số lượng máy bay ném bom chiến thuật JH-7, Trung Quốc cũng đã đầu tư rất lớn cho phát triển các máy bay không người lái UAV. Trong triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải năm 2010, Trung Quốc đã trình làng hàng chục mẫu UAV mới. Điển hình là loại UAV vũ trang WJ-600, ngày 10/5/2011, Trung Quốc cũng đã thử nghiệm thành công trực thăng không người lái V750. Từ mẫu nghiên cứu T-10 của tiêm kích trên hạm Su-33 của Nga, Trung Quốc đã sao chép và phát triển thành tiêm kích trên hạm J-15, được dự định sẽ sử dụng trên tàu sân bay Thi Lang sắp hoàn thành hoán cải từ tàu sân bay Varyag của Nga. Trung Quốc cũng đã tiến hành các thử nghiệm để xây dựng lực lượng tác chiến không gian. Đầu năm 2011,Trung Quốc cũng đã tiến hành thử nghiệm thành công một mẫu thử nghiệm tàu vũ trụ không người lái mang tên Thần Long. Sự xuất hiện của mẫu thử nghiệm J-20 làm gia tăng mối lo lắng trong khu vực. Gây xôn xao hơn cả là hoạt động phô diễn mẫu thử nghiệm tiêm kích thế hệ 5 J-20 dựa trên các hiểu biết về công nghệ tàng hình từ Nga và Mỹ. Cùng với đó, nước này không ngừng mở rộng và xây dựng mạng lưới cơ sở hạ tầng sân bay, hơn 400 sân bay cùng hầm trú ẩn cho máy bay, kho lưu trữ đạn dược, nhiên liệu trong lòng đất, thay thế các thiết bị liên lạc đầu cuối, nâng cấp năng lực kiểm soát không lưu, cung cấp khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Theo một số nguồn tin, mạng lưới hạ tầng cơ sở này có khả năng đáp ứng hoạt động tới 9.000 máy bay. Alexander Samsonov cho rằng tốc độ phát triển chóng mặt của Không quân Trung Quốc là do các nguyên nhân sau: Không tiếc tiền tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu, phương hướng phát triển hợp lý, hoạt động gián điệp công nghiệp có kỹ năng nhộn nhịp khắp thế giới. Sao chép các công nghệ tiên tiến của Nga và các nước phương Tây bằng mọi giá để tạo ra các hệ thống vũ khí tối tân. Tuy vậy, Không quân Trung Quốc vẫn tồn tại những điểm yếu và phải đối mặt với một số khó khăn như: thiếu các máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không hiện đại, năng lực tác chiến điện tử còn hạn chế; Không đủ số lượng các máy bay tiếp dầu trên không, đây là một trở ngại lớn cho các hoạt động tác chiến ở nước ngoài. Các nhà phân tích phương Tây cho rằng, năng lực phát hiện các mục tiêu bay thấp còn yếu, độ kháng nhiễu của các hệ thống radar cảnh giới và dẫn bắn còn yếu. Tuy nhiên, chắc chắn là người Trung Quốc không ngồi yên, họ liên tục nỗ lực làm việc để thu hẹp khoảng cách này. Tốc độ gia tăng sức mạnh không quân nói riêng và sức mạnh quân sự Trung Quốc nói chung khiến nhiều quốc gia khác phải lo lắng. Với đường lối phát triển, xây dựng lực lượng như hiện tại chứa đựng nhiều mối nguy cơ với an ninh và ổn định trong khu vực, chuyên gia Alexander Samsonov nhận định. [BDV news] |
Nhãn:
đông nam á,
J-20,
Không quân Mỹ,
Không quân Nga,
Không quân Trung Quốc,
máy bay ném bom chiến lược,
Quân đội Trung Quốc,
Russia,
Tên lửa hành trình ALCM DH-10
Thứ Ba, 12 tháng 4, 2011
>> Một số máy bay Tupolev (Tu) nổi tiếng của Nga
[BDV news] Tupolev là Viện thiết kế hàng không quân sự hàng đầu của Nga, đã chế tạo nhiều máy bay ném bom chủ lực còn hoạt động tới nay.
Andrei Tupolev là một trong những nhà thiết kế chế tạo máy bay vĩ đại nhất thế kỷ 20, Viện thiết kế mang tên ông là một trong những hãng chế tạo máy bay quân sự quan trọng nhất của Nga. Từ những năm đầu thành lập cho đến nay, Tupolev đã cho ra đời hàng trăm mẫu thiết kế, trong đó có những “pháo đài bay” chiến đấu đã và đang phục vụ trong Lực lượng không quân Nga. Dưới đây là một số máy bay ném bom của Quân đội Nga do Tupolev chế tạo: Máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-4 Những đầu năm nổ ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ 2, Tupolev được giao nhiệm vụ thiết kế một máy bay ném bom bốn động cơ Tu-4. Vào giữa năm 1945, hãng đã đưa ra bản phác thảo mô hình máy bay Tu-4. Khi đó, Tu-4 được chế tạo dựa trên mẫu B-29 của Mỹ (thực tế là sự sao chép phiên bản B-29, Tu-4 còn có tên gọi khác là B-4). Tuy nhiên, để sao chép được B-29 phải có một công nghệ và thiết bị tiên tiến. Sau này, các nhà thiết kế của Liên Xô đã phải đi theo con đường của riêng mình và việc chế tạo thành công máy bay Tu-4 đánh dấu bước tiến quan trọng trong lịch sử phát triển của hãng Tupolev. Máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-4 có trọng lượng khoảng 32 tấn, phi hành đoàn gồm 11 người. Máy bay được trang bị 10 khẩu B-20E và NS-23, trọng lượng bom mang theo có thể lên tới 6 tấn, phạm vi hoạt động 5.100 km, vận tốc tối đa đạt 558 km/h với trần bay thực tế khoảng 11km. Máy bay ném bom tầm trung Tu-16 Vào năm 1954, hãng Tupolev đã tiếp tục chứng minh khả năng phát triển máy bay ném bom của mình bằng việc chế tạo 9 máy bay ném bom tầm trung Tu-16. Đây là loại máy bay có thể mang các loại tên lửa Їvozduh, cho phép tấn công cả mục tiêu cố định và di chuyển. Máy bay được trang bị 2 hai tên lửa hành trình COP-1 và được trang bị hệ thống tên lửa K-10. Đến năm 1959, Tu-16 tiếp tục được cải tiến bằng việc trang bị một hệ thống radar mới. Biên chế phi hành đoàn gồm 7 người, máy bay có chiều dài 34,8 m, chiều cao 4,10 m. Trọng lượng của máy bay là 37,2 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 79 tấn, tốc độ tối đa đạt được 1.050 km/h. Phạm vi hoạt động là 5.925 km, trần bay thực tế 15km. Hiện nay Tu-16 vẫn được sử dụng trong các đơn vị chiến đấu của Không quân Nga Máy bay ném bom siêu âm tầm trung Tu-22M Backfire Máy bay Tu-22M Blackfire là loại máy bay ném bom tầm trung của Nga, được phát triển dựa trên phiên bản Tu -22 trước đó. Những mẫu máy bay đầu tiên được trang bị cho lưc lượng Không quân và Hải quân Nga. Năm 1978, loại máy bay này được chuyển sang cho Lực lượng không quân ném bom hạng nặng 185 tại Poltava và cùng tham gia nhiệm vụ tại Afghanistan. Máy bay ném bom chiến lược Tu-22M. Tu-22M Backfire vẫn được cho là máy bay ném bom quan trọng nhất trong lực lượng Không quân tầm xa của Nga, máy bay được trang bị động cơ mạnh hơn và được lắp đặt thêm nhiều loại vũ khí, phi hành đoàn gồm 4 người. Tu-22M Blackfire có chiều dài 39,6 m, chiều cao 10,8 m, trọng lượng máy bay là 54 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 130 tấn. Máy bay được trang bị hai động cơ Samara NK-25, vận tốc tối đa có thể lên tới 2.000 km/h, phạm vi hoạt động là 1.850km. Tu-22M Blackfire được trang bị một pháo 23mm và tên lửa Kh-22 (AS-4 Kitchen), thêm vào đó là 6 tên lửa mang đầu đạn hạt nhân Kh-15 (AS-16 kickback), tên lửa chống radar Kh-15P; Kh-31A/P (AS-17 Krypton) và tên lửa Kh-35 (AS-20 Kayak). Trọng lượng bom Tu-22 M có thể mang lên đến 3 tấn. Hiện, có khoảng 80 chiếc Tu-22 M nằm trong biên chế các lực lượng Hải quân trực thuộc Hạm đội phương Bắc và Thái Bình Dương (trong đó chủ yếu là Tu-22M3). Sắp tới, Tu-22M2 và Tu-22M3 có thể được nâng cấp lên chuẩn Tu-245, với trang bị một radar mới và hệ thống tên lửa mới. Máy bay ném bom chiến lược Tu-95 Bear Máy bay ném bom chiến lược Tu-95 Bear phục vụ quân đội Liên Xô từ năm 1956, cho đến nay phiên bản này vẫn là máy bay ném bom chủ lực của Không quân Nga. Hiện Nga có kế hoạch trang bị thêm tên lửa hành trình Kh-101 và tên lửa Kh-SD không đối đất trên Tu-95, để tăng cường khả năng tấn công tầm xa có độ chính xác cao. Phi hành đoàn của Tu-95 gồm 7 người, máy bay có chiều dài 49,13 m. Trọng lượng của máy bay 91,8 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 185 tấn. Tu-95 sử dụng 4 động cơ KKBM (Kuznetsov) NK-12MA, vận tốc độ tối đa lên tới 925 km/h, máy bay có thể bay ở độ cao 12 km, bán kinh hoạt động là 6.400 km, vũ khí trang bị mang theo bao gồm 2 khẩu pháo 23 mm, 6 tên lửa tên lửa hành trình tấn công tầm xa Kh-55 (AS-15 Kent-A) hoặc Kh-55SM (AS-15 Kent-B), tên lửa đối hạm Kh-35(AS-20 Kayak). Máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-160 Blackjack Tu-160 Blackjack là máy bay ném bom thế hệ tiên tiến nhất của Nga, cũng là máy bay ném bom hạng nặng tiên tiến nhất của Nga, có chuyến bay đầu tiên vào năm 1981. Năm 1987 có 19 chiếc máy bay được chuyển giao Trung đoàn không quân ném bom hạng nặng tại Priluki. Máy bay được trang bị radar địa hình và radar tấn công. Đầu năm 2001, Nga đã cải tiến Tu-160 bằng việc trang bị thêm tên lửa hành trình. Tu-160 Blackjack hiện được cho là máy bay ném bom của hạng nặng lớn nhất thế giới. Biên chế phi hành đoàn gồm 4 phi công, máy bay có chiều dài 54,1 m, sải cánh rộng 35,6 mm, chiều cao của Tu-160 là 13,1 m. Trọng lượng máy bay 118 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 275 tấn. Máy bay đựoc trang bị 4 động cơ SSPE Trud NK-321, Tu-160 có thể đạt vận tốc độ tối đa 2.220 km/h, trần bay tối đa lên tới 15,5 km. Máy bay được trang bị 12 tên lửa Kh-55 (AS-15 Kent-A) và tên lửa hành trình Kh-55SM (AS-15 Kent-B) .Đặc biệt, Tu-160 còn được trang bị 12 tên lửa Kh-15P (AS-16 kickback). |
Thứ Năm, 17 tháng 3, 2011
>> Nâng cấp khả năng tấn công chính xác của B-1
Ngày 15/3, chiếc máy bay ném bom B-1 cuối cùng trong phi đội máy bay B-1 tại căn cứ Không quân Dyess đã được trang bị hệ thống ngắm bắn Sniper hiện đại.
Hệ thống ATP Sniper trên máy bay B-1/ Chưa hết, công nghệ video tầm xa của hệ thống cũng cung cấp cho lực lượng lục quân các dữ liệu trinh sát thông qua khả năng truyền tải video tới máy tính của lực lượng trên mặt đất. Công nghệ này cho phép các loại vũ khí có điều khiển khóa mục tiêu di động, đồng thời, xác định mục tiêu cho hệ thống vũ khí không điều khiển. Với khả năng xác định rõ mục tiêu, các nhân viên phi hành đoàn có thể trực tiếp phát lệnh khai hỏa tấn công. Hệ thống ATP Sniper gồm các cảm biến hình ảnh gắn ở càng của máy bay và bộ phận kết nối 2 màn hình với nhau, gồm màn hình mục tiêu được kiểm soát qua máy tính xách tay và màn hình bên trong máy bay. Hệ thống ATP Sniper trong phòng thiết kế. “Máy bay ném bom B-1 được kết hợp trang bị với hệ thống chỉ thị mục tiêu kiểm soát qua máy tính xách tay là một oanh tạc cơ hoàn hảo,” Jon Looper, trưởng nhóm điện tử không quân thuộc Đội Bảo dưỡng số 7, phát biểu trong buổi họp báo. “Hiện nay, chúng tôi có thể thực hiện các phi vụ tấn công chính xác chưa từng thấy so với trước đây”, trưởng nhóm Looper cho biết. Ông Looper cũng cho biết hệ thống ngắm bắn mục tiêu có thể xác định tọa độ mục tiêu của đối phương, khiến các máy bay ném bom B-1 có khả năng hoạt động hiệu quả hơn trong tác chiến yểm trợ tầm gần. Trước đó, Không quân Mỹ đã phát triển hệ thống ngắm bắn Sniper từ năm 2007, nhằm đáp ứng yêu cầu khẩn cấp của Bộ Tư lệnh Trung tâm thuộc Không quân Mỹ. Từ năm 2008, hệ thống Sniper đã được sử dụng tại chiến trường Iraq. Tướng lục quân David Petraeus, Tư lệnh lực lượng Mỹ ở Afghanistan nhận định, việc nâng cấp này giúp B-1 trở thành một lực lượng cơ bản không thể thiếu của Quân đội Mỹ. “Một chiếc B-1 có khả năng linh hoạt, hoạt động trong mọi điều kiện, có thể tấn công mục tiêu với độ chính xác cao bằng các loại vũ khí mang theo. Đặc biệt, có thể cung cấp số liệu tình báo, giám sát và trinh sát”, ông David Petraeus giải thích. Không quân Mỹ đang sở hữu 66 chiếc B-1. Riêng căn cứ không quân Dyess có phi đội máy bay B-1 lớn nhất, với 36 chiếc. |
Thứ Năm, 10 tháng 3, 2011
>> Lục quân Trung Quốc lớn nhất hành tinh
Trung Quốc là quốc gia có lục quân đông nhất hành tinh với 1,6 triệu binh lính, sĩ quan… Tuy nhiên, khi ra tới biển, họ chưa phải là đối thủ của Mỹ khi nước này có 336.289 binh sĩ đang triển khai trên tàu, thuyền…
Mỹ là quốc gia đầu tư nhiều nhất cho quốc phòng với ngân sách là 692,8 tỷ USD trong năm 2010. Tuy nhiên, nước có tốc độ tăng ngân sách quốc phòng lớn nhất lại là Trung Quốc với việc họ tăng thêm 6 tỷ USD trong năm qua. Ngân sách quốc phòng Mỹ lớn nhất hành tinh. Chưa dừng lại, Mỹ cũng là cường quốc số 1 thế giới về số binh sĩ không quân với quân số 340.990 người. Bên cạnh đó, Mỹ là “độc cô cầu bại” về số máy bay không người lái khi có tới 239 chiếc, về xe tăng (6.242 chiếc) và vệ tinh quân sự (55 chiếc). Về số lượng máy bay ném bom chiến lược, Nga vẫn là nhà vô địch thế giới khi có 251 phi cơ. Ngoài ra, họ cùng với Mỹ là hai nước có số tàu ngầm nhiều nhất thế giới. Mỗi nước có 14 chiếc.
(bdv news)
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)