Thành tựu của khoa học công nghệ ngày nay đã cho phép mìn không chỉ thụ động đợi mục tiêu tiếp cận mới phát nổ mà có thế chủ động tấn công mục tiêu từ những hướng bất ngờ nhất như từ trên xuống.
Mìn chống tăng có khả năng tấn công từ trên không. Một vị tướng tăng nổi tiếng của Đức tên là Guderian đã từng đưa ra nhận định, nguy hiểm nhất đối với xe tăng chính là xe tăng đối phương, tiếp đó là pháo chống tăng, mìn chống tăng và cuối cùng mới là máy bay bởi theo thực tế kinh nghiệm chiến đấu chỉ ra, hiệu quả sát thương xe tăng của không quân chỉ có 4% trong khi mìn chống tăng lại chiếm tới 23%. Để đối phó với pháo chống tăng, các xe tăng hiện nay đa số đều có kết cấu vỏ thép rất dày (vào những năm đầu chiến tranh thế giới thứ hai, vỏ thép của xe tăng đã dày tới 15-20 mm, đến những năm cuối của cuộc chiến tranh này, lớp vỏ thép xe tăng đã dày tới 200 mm). Sự phát triển của các loại vỏ thép dành cho xe tăng đã buộc pháo chống tăng cũng như mìn chống tăng cũng phải tăng kích cỡ lên tương ứng. Ban đầu, mìn chống tăng cũng chỉ tập trung tấn công vào các điểm trọng yếu của xe tăng như: động cơ, đáy, thân và khoang chứa nhiên liệu. Mìn chống tăng TM-83 của Liên Xô có thể tấn công vào sườn xe tăng. Nhưng sau do hiệu quả sử dụng không cao nên các chuyên gia nghiên cứu đã tìm tòi và phát minh ra loại mìn mới có khả năng chủ động tấn công mục tiêu chứ không thụ động đợi mục tiêu tiếp cận. Để làm được điều này, các loại mìn hiện đại phải được trang bị thêm hai thiết bị cảm biến mục tiêu. Thiết bị cảm biến thứ nhất là loại cảm biến địa chấn, có khả năng phát hiện hoạt động của xe tăng theo sóng rung hoặc sóng âm tản ra trên mặt đất. Thiết bị cảm biến thứ hai sẽ kích hoạt nhờ kết quả của thiết bị cảm biến thứ nhất, nó có khả năng phát hiện xe tăng bằng cảm biến nhiệt tỏa ra từ động cơ. Sau khi phát hiện được mục tiêu đang tiến gần, hệ thống điều khiển mìn sẽ lựa chọn thời điểm thuận tiện nhất để kích hoạt thiết bị nổ. Mìn chống tăng WAM M93 Hornet của Mỹ. Ngoài khả năng nổ thông thường (nổ trên mặt đất), mìn chống tăng thế hệ mới còn có khả năng phóng đầu nổ lên không trung ở một độ cao nhất định, sau đó sẽ tìm và tiêu diệt xe tăng theo bức xạ nhiệt. Đây là vị trí lý tưởng nhất để tấn công xe tăng bởi vì lúc này tiết diện của mục tiêu là lớn nhất, nóc xe tăng là nơi có lớp thép mỏng và bức xạ nhiệt của động cơ là ổn định nhất. Tiêu biểu cho loại mìn tiên tiến này hiện nay có mìn WAM M93 Hornet của Mỹ, nghiên cứu và phát triển năm 1986 với 4 biến thể chính: HE-WAM; HE-Hornet PIP#1; HE-Hornet PIP#2 và DA-Hornet. Mìn chống tăng M225 của Nga. Ngoài ra, Nga cũng có những loại mìn tương tự, trong đó đáng chú ý là mìn mang đầu đạn chùm để tiêu hao sinh lực và xe bọc thép hạng nhẹ của đối phương M-225 do Viện nghiên cứu khoa học và chế tạo máy Moscow thiết kế và chế tạo. M-225 được trang bị thiết bị cảm biến mục tiêu liên hợp bao gồm có cảm biến nhiệt, cảm biến từ và cảm biến địa chấn. Khi ở chế độ trực chiến, mìn 225 có thể phát hiện mục tiêu trong phạm vi 150-250 m và nhanh chóng truyền các thông số cơ bản về mục tiêu như: đối tượng (người, phương tiện), số lượng mục tiêu, tốc độ và hướng vận động về bàn điều khiển trung tâm. So sánh hai loại mìn chống tăng hiện đại của Nga và Mỹ. Sau khi nhận được tín hiệu, bàn điều khiển trung tâm sẽ tiến hành phân tích nhanh và cung cấp các thông số cần thiết cho người điều khiển như: thời điểm hợp lý để kích nổ mìn, lựa chọn loại mìn để kích nổ, số lượng mìn bao nhiêu. Nhờ các thiết bị cảm biến này mà hiệu quả của các loại mìn chống tăng hiện nay đã được nâng lên rõ rệt. Tuy ngày nay các loại tên lửa hiện đại như tên lửa hành trình có độ chính xác cao đang phát triển rất mạnh song trong trung hạn thì nó vẫn chưa thể thay thế vị trí của các loại mìn chống tăng, chống bộ binh hiện nay. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mìn chống tăng TM-83. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mìn chống tăng TM-83. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011
>> Mìn chống tăng có khả năng hủy diệt xe bọc thép từ trên không
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)