Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: MANPADS

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn MANPADS. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn MANPADS. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011

>> Xe tải bay không người lái của Israel



Khi các nguy cơ từ chiến trường đô thị như tên lửa vác vai, pháo phòng không hạng nhẹ càng phổ biến, trực thăng sẽ phải nhường chỗ cho các UAV vận tải.

Trong quân đội của các nước phát triển, các nhiệm vụ đặc biệt sâu trong lãnh thổ thù địch thường được giao cho các đội đặc nhiệm và phương tiện di chuyển chủ yếu bằng trực thăng.

Tương tự, trực thăng cũng là phương tiện chủ yếu để thực hiện các nhiệm vụ tải thương và tiếp tế trên chiến trường.




Trong thời điểm hiện nay, trực thăng là phương tiện ưa thích để vận chuyển quân và hàng hóa trong cự ly ngắn của quân đội các nước phát triển.


Trực thăng có nhiều ưu điểm như có thể dễ dàng hạ cánh ở bất cứ địa hình nào, tốc độ cao, cực kỳ cơ động trên chiến trường. Tuy nhiên, trực thăng cũng bộc lộ khá nhiều nhược điểm như: kích cỡ lớn, chi phí vận hành cao, luôn phải mang theo ít nhất từ một đến hai phi công khiến tải trọng hữu ích bị giảm xuống; đồng thời nếu trực thăng không may bị bắn rơi thì đó là tổn thất rất lớn cho quân đội cả về người và của.

Trong điều kiện tác chiến đô thị hiện đại, khi các phương tiện phòng không như tên lửa vác vai (MANPADS), súng máy phòng không rất phổ biến và có khả năng sát thương cao, việc sử dụng máy bay trực thăng là hết sức nguy hiểm.

Trước yêu cầu của chiến trường hiện đại, vừa cần một phương tiện có các ưu điểm của trực thăng như cất cánh thẳng đứng, tốc độ cao, lại có thể khắc phục nhược điểm trên.

Công ty thiết bị hàng không đô thị của Israel (Israel Urban Aeronautic) đã nghiên cứu thiết kế phương tiện bay không người lái Air MULE nhằm đáp ứng các yêu cầu này.



Air MULE trong một thử nghiệm bay mới đây.


AirMULE được thiết kế hình dáng khí động học tương tự UAV Panda cũng của công ty IUA sản xuất. Cấu tạo của thiết bị bao gồm bộ phận động cơ nâng được ấn dưới thân và hai rotor với cánh quạt ẩn phía sau có thể quay theo nhiều hướng để hỗ trợ nâng, đẩy thiết bị bay về phía trước hay rẽ và thực hiện các động tác thao diễn.

Cấu trúc này giúp thiết bị Air MULE có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng như trực thăng nhưng lại không hề cần diện tích lớn cho cánh quạt nâng khổng lồ, tiếng động ồn ào và nguy cơ tổn thương các cánh quạt do va chạm.

Khối lượng cất cánh tối đa của Air Mule có thể đạt 1.406 kg và mang theo lượng hàng hóa hay hành khách với tổng khối lượng 227 kg ( tương đương với 2 binh lính trang bị đầy đủ vũ khí hay các phương tiện cứu thương). Tầm hoạt động của thiết bị đạt 480 km với vận tốc trung bình 180 km/h.

Theo kịch bản, MULE sẽ được tải đầy hàng hóa và tự bay ra khu vực chiến trường đã định bằng dữ liệu GPS đã được nạp sẵn. Tại vị trí cần tới, thiết bị sẽ hạ cánh chính xác nhờ vào các bộ phát tín hiệu dẫn hướng đặt dưới mặt đất. Hàng hóa được dỡ ra khỏi MULE sẽ nhanh và an toàn hơn rất nhiều so với vận chuyển bằng các phương tiện bay thông thường.

Thậm chí, trong chuyến bay trở về, MULE có thể vận chuyển 2 thương binh về hậu phương để cứu chữa. Trong điều kiện chiến trường, Air MULE có khả năng vận chuyển tới 500 kg hàng hóa một lần trong cự ly 50 km. Khi đó, một chiếc Air MULE sẽ có khả năng vận chuyển tới 6.000 kg hàng hóa trong 24 giờ và một phi đội 10 - 12 chiếc Air MULE sẽ có khả năng đảm nhận tiếp tế hậu cần và tải thương cho 3.000 lính chiến đấu.




Air MULE sẽ đống một vai trò lớn trong tác chiến đô thị tương lai.


Theo nhà sản xuất cho biết, những chiếc Air MULE được sản xuất bằng các vật liệu composite siêu nhẹ và bền với động cơ nâng cực khỏe. Đồng thời, thiết bị được trang bị hệ thống vi xử lý tiên tiến, 4 hệ thống kiểm soát bay riêng biệt cho từng động cơ.

Thiết kế của Air MULE giúp nó có khả năng hoạt động trong điều kiện thời tiết xấu với vận tốc gió lên tới 92 km//h. Đồng thời, nhờ khả năng giảm thiểu tiếng ồn và vật liệu chế tạo hấp thụ sóng radar, thiết bị này có tính tàng hình cao trên chiến trường.




UAV Panda.




Thiết bị bay vận chuyển hành khách có người lái X-Hawk.


Hiện nay, ngoài Air MULE, IUA cũng đang phát triển nhiều mẫu vũ khí có cơ chế hoạt động tương tự như UAV Panda nặng 15 kg; phiên bản thiết bị bay vận chuyển hành khách, hàng hóa có người lái X-Hawk với khả năng mang theo đến 10 hành khách và có tốc độ tới 463 km/h.

Công ty cho biết giá cả các phương tiện này được tính toán ở mức hợp lý và chúng có thể được bán cho các khách hàng có nhu cầu. Trước mắt, năm 2008, Urban Aeronautic đã ký thỏa thuận hợp tác với công ty Tata Advance Systems để sản xuất phiên bản Air MULE cho thị trường Ấn Độ. Đồng thời, công ty cũng đã tính đến khả năng mở rộng thị trường cho thiết bị sang đến cả khối EU.




Thiết kế và kích thước chi tiết của Air MULE


Thông số chính của thiết bị bay Air Mule:

Kích cỡ không tính rotor: Dài 6,2 mét; Rộng: 2,15 mét; Cao: 1,8 mét
Khối lượng rỗng: 771 kg; Khối lượng nhiên liệu và hàng hóa tối đa mang theo: 635 kg
Khối lượng cất cánh tối dda: 1.406 kg
Công suất động cơ: 940 mã lực
Tốc độ tối đa: hơn 180 km/h
Trần bay tối đa: 3.600 mét
Thời gian bay tuần tiễu tối đa: 5 giờ
Đường kính rotor nâng: 1,8 mét.



[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang