Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Không quân Israel

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Không quân Israel. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Không quân Israel. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

>> Hồ sơ xuất khẩu vũ khí của Israel (Kỳ 1)

Israel là một nhà nước trẻ (thành lập năm 1948), một nước nhỏ (chỉ có 20.770 km2) và dân số ít (khoảng 7 triệu người) nhưng lại là nước có quân đội mạnh nhất Trung Đông và là một trong những lực lượng quân sự được trang bị và huấn luyện tốt nhất thế giới.

Đồng thời cũng là quân đội tiến hành (hoặc buộc phải tiến hành) nhiều cuộc chiến tranh nhất kể từ khi lập quốc tới nay và luôn bảo vệ vững chắc quốc gia này (các cuộc chiến tranh lớn năm 1948- chỉ một ngày sau khi nước này tuyên bố thành lập; năm 1956; năm 1967; năm 1973 và nhiều cuộc xung đột vũ trang cấp độ khác nhau với nhiều nước thuộc thế giới Arập).

>>Israel xây dựng lưới lửa dày đặc
>>Nếu Israel tấn công Iran: Khó đến mức nào?


Nền công nghiệp quốc phòng Israel là một trong những nhân tố quyết định các chiến thắng của Quân đội Israel trước các đối phương có quân số đông hơn nhiều lần.

Không những thế, các tổ hợp công nghiệp quốc phòng Israel còn là một trong những nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, chỉ sau Mỹ và Nga (nhưng có một số số liệu so sánh khác đáng quan tâm hơn là vào năm 2012 dân số Mỹ vào khoảng 300 triệu người, kim ngạch xuất khẩu vũ khí là 66,3 tỷ đô la, các con số trên ở Nga là 140 triệu người và 14 tỷ đôla trong khi đó Israel chỉ có khoảng 7 triệu người nhưng thu nhập từ bán vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự và cả công nghệ lên tới 7 tỷ đôla- một con số rất ấn tượng).

Trong phạm vi bài viết này xin đề cập đến một số đặc điểm, mặt hàng sản phẩm quân sự và các khách hàng chủ yếu mua các sản phẩm quân sự của Israel.

Israel hiện chiếm một trong các vị trí hàng đầu trên thị trường vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự và công nghệ quân sự thế giới (gọi chung là các sản phẩm quân sự). Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm quân sự tăng nhanh hàng năm.

Từ mức 2,58 tỷ năm 2001 lên 4,01 tỷ năm 2002, 3 tỷ năm 2003, 5,6 tỷ năm 2007, 7,4 tỷ năm 2010 và năm 2012 ước tính trên 7 tỷ đôla (chưa có số liệu thống kê chính thức của Israel). Về xếp hạng, nếu năm 2006 quốc gia này đứng ở vị trí thứ 6 sau Mỹ, Nga, Pháp, Anh và Đức thì đến năm 2008 Israel đã vượt qua Pháp, Anh, Đức và đứng ở vị trí thứ 3 chỉ sau Mỹ và Nga.

Khác hẳn phương Tây

Cơ cấu xuất khẩu vũ khí của Israel khác hẳn với các nước phương Tây- nếu các nước này dành phần lớn vũ khí và phương tiện kỹ thuật quân sự do mình sản xuất để trang bị cho Lực lượng vũ trang của mình thì Israel lại dành phần lớn cho xuất khẩu.

Trước đây Lực lượng vũ trang Israel cũng từng là khách hàng chủ yếu của các xí nghiệp thuộc tổ hợp công nghiệp quốc phòng nước này- chiếm tỷ lệ từ 80 đến 90% số sản phẩm tiêu thụ nhưng thời gian gần đây ngân sách quốc phòng đã bị cắt giảm mạnh nên Bộ quốc phòng Israel phải chuyển hướng bằng cách hạn chế các đơn đặt hàng nhà nước với các nhà sản xuất trong nước và ngày càng dựa nhiều hơn vào sự giúp đỡ quân sự của Mỹ.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu của Không quân Israel

Hiện nay, có khoảng 70 đến 80 % các sản phẩm quân sự do các xí nghiệp quốc phòng Israel sản xuất là dành để xuất khẩu. Tổ hợp công nghiệp quốc phòng quốc gia chủ yếu cung cấp cho quân đội các mẫu vũ khí mà các nước khác không có.

Ngoài ra, một phần lợi nhuận từ xuất khẩu vũ khí lại được tái đầu tư vào tổ hợp công nghiệp quốc phòng, và một phần khác bù đắp cho khoản thiếu hụt ngân sách đầu tư cho quốc phòng. Chính vì vậy mà sự cắt giảm xuất khẩu vũ khí sẽ có tác động tiêu cực đối với không chỉ riêng lực lượng vũ trang mà còn cả đối với toàn bộ hệ thống đảm bảo an ninh của nhà nước Israel nói chung.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống Iron Dome của Israel.

Một đặc điểm khác nữa nếu so sánh với các nhà sản xuất vũ khí khác (Mỹ, Nga..) thì Israel bị nhiều hạn chế khi muốn tăng khối lượng xuất khẩu. Sự phụ thuộc vào Mỹ về kỹ thuật quân sự và quân sự- chính trị đã dẫn tới việc công nghiệp quốc phòng Israel bị hạn chế đưa ra thị trường vũ khí thế giới một số loại sản phẩm quân sự như máy bay chiến đấu, các tổ hợp phòng không, máy bay lên thẳng, tàu nổi, phương tiện kỹ thuật tăng thiết giáp.

Xuất phát từ thực tế trên và cũng do nguồn ngân sách hạn chế nên các tổ hợp công nghiệp quốc phòng Israel tập trung nguồn lực vào việc chế tạo các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự công nghệ cao và tiến hành các công tác nghiên cứu khoa học, thiết kế thử nghiệm các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật mới.

Các sản phẩm quân sự có khả năng cạnh tranh cao

Đến thời điểm hiện tai, Israel có một số sản phẩm quân sự sau đây có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường vũ khí thế giới:

Các thiết bị quang học và vô tuyến điện tử trang bị cho máy bay chiến đấu và máy bay lên thẳng;

Các hệ thống liên lạc, trinh sát và điều khiển;

Các trạm rada;

Vũ khí tên lửa các loại, bao gồm các lớp tên lửa có điều khiển “không đối không”, “không đối đất”, các tên lửa có điều khiển phòng không và chống tăng;

Một số loại máy bay không người lái;

Vệ tính và các phương tiện kỹ thuật vũ trụ;

Các thiết bị huấn luyện dùng cho huấn luyện phi công lái máy bay chiến đấu và máy bay lên thẳng;

Pháo và súng bộ binh;

Một số loại đạn, trong đó có cả các phương tiện tiêu diệt sử dụng trên máy bay;

Vỏ thép bảo vệ cho các xe tác chiến bọc thép;

Các phương tiện bảo vệ cá nhân cho binh sỹ và trang bị;

Các chương trình hiện đại hóa vũ khí và phương tiện kỹ thuật quân sự kể cả của Phương Tây và của Nga (Liên Xô).

Hoạt động của Israel trên thị trường vũ khí

Có khả năng tiếp cận công nghệ Mỹ và điều đó giúp nâng cao trình độ công nghệ- công nghiệp của Israel, đồng thời đơn giản hóa việc xâm nhập thị trường vũ khí Mỹ và hiện đại hóa các phương tiện kỹ thuật quân sự đang có trong trang bị không chỉ của chính lực lượng vũ trang Israel mà còn của một loạt các nước thứ 3.

Có khả năng đưa ra nhiều các hệ thống và các chi tiết riêng rẽ để tích hợp vào các mẫu đã có của các nước trong khuôn khổ các chương hiện đại hóa vũ khí, trang bị kỹ thuật hoặc các chương trình sản xuất các mẫu mới mà Israel tham gia.

Sẵn sàng chuyển giao cho bên mua vũ khí một số công nghệ riêng biệt, nếu điều đó không gặp sự phản đối của Mỹ. Điều đó nâng cao tính hấp dẫn của các sản phẩm quân sự Israel trên thị trường những nước muốn tự phát triển công nghiệp quốc phòng của mình như Ấn độ, Brazil, Nam Triều tiên. Các nước này bằng hình thức như vậy có thể tiếp cận, dù còn hạn chế, với những thiết kế mới nhất.

Kết hợp linh hoạt các hình thức hợp tác kỹ thuật quân sự khác nhau như: cung cấp các sản phẩm đã hoàn thiện, cung cấp các dịch vụ hiện đại hóa các vũ khí đang có trong trang bị, hợp tác công nghiệp- quốc phòng, đầu tư vào các dự án của các công ty nước khách hàng.

Một trong những đặc điểm quan trọng nữa trong các hợp đồng xuất khẩu là Israel tìm kiếm lợi nhuận từ khả năng của tổ hợp công nghiệp quốc phòng của mình bằng cách thỏa mãn nhu cầu cung cấp phụ tùng, vật tư thay thế và hiện đại hóa các vũ khí cũ do Liên Xô sản xuất.

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2012

>> Israel xây dựng lưới lửa dày đặc


Lực lượng không quân và tên lửa phòng thủ của Israel sẽ kết hợp và tái cơ cấu để có thể bảo vệ tốt hơn toàn vẹn lãnh thổ đất nước.



http://nghiadx.blogspot.com
Arrow 2 ASIP, một vũ khí chiến lược của Không quân Israel. Ảnh: Defense-Updates.

Theo quyết định mới, Không quân Israel sẽ kết hợp tất cả các lực lượng có thể chặn đứng máy bay và tên lửa ở bất kỳ tầm cao nào. Lực lượng phòng thủ “đa tầng” này sẽ được điều khiển từ một trung tâm chỉ huy đánh chặn.

Cùng với đó, Không quân Israel cũng bố trí theo nhiệm vụ thay vì triển khai theo địa hình.

Theo lý luận quân sự cũ, các vị trí bố trí lực lượng đảm bảo bảo vệ phần lớn không phận của Israel. Giờ đây, lực lượng phòng hệ năng động hiện đại hoạt động dựa trên cảnh báo và kiên định với mục tiêu ban đầu từ khoảng cách rất xa.

Theo đó, bộ phận chỉ huy phòng không không quân có thể bảo vệ không phận Israel tốt hơn, bất chấp địa điểm đặt vũ khí ở đâu.

Kho vũ khí phòng không của Israel hiện gồm các tên lửa và hệ thống: MIM-23 Improved Hawk PIP3, MIM-104 Patriot, MIM-92A Stinger, Arrow 2 ASIP, Iron Dome, C-RAM...

Trong đó, 2 hệ thống được sản xuất tại Israel gồm: Arrow để chặn đứng tên lửa đạn đạo tầm trung Scud của Iraq và Syria và Iron Dome chống lại các cuộc tấn công rocket của du kích Hồi giáo cực đoan.

Không quân Israel (IAF) đang lên kế hoạch triển khai khẩu đội Iron Dome thứ tư trong vài tháng tới và sẽ đặt nó ở vịnh Haifa để bảo vệ trung tâm công nghiệp của nước này.

Theo yêu cầu của IAF, cần triển khai khoảng 12 khẩu đội này dọc biên giới phía Nam và phía Bắc Israel.

Thêm vào đó, Rafael đang đề xuất một biến thể mới của Iron Dome, được gọi là Iron Flame có nhiệm vụ phản pháo các vụ phóng rocket của du kích Hồi giáo.

Trước thông tin tình báo về việc Iran đang cố sản xuất vũ khí hạt nhân, đồng minh Mỹ và Israel đang lên kế hoạch tổ chức tập trận chung quy mô lớn nhất từ trước đến nay nhằm thử nghiệm các biện pháp phòng vệ chung chống lại tên lửa đạn đạo. Hai cuộc tập trận chung là Juniper Cobra và Austere Challenge được dự định tổ chức từ đầu năm nhưng lùi lại đến tháng 4 hoặc tháng 5/2012, thậm chí muộn hơn.

Mỹ dự định triển khai hệ thống THAAD trong quá trình tập trận. Trong bối cảnh như vậy, THAAD có thể bổ sung cho tên lửa Arrow của Israel với khả năng hoạt động ở độ cao lớn hơn. Cuộc tập trận sẽ bao gồm việc thiết lập trạm chỉ huy của Israel tại trụ sở chỉ huy châu Âu của Mỹ đặt tại Đức.

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011

>> Xe tải bay không người lái của Israel



Khi các nguy cơ từ chiến trường đô thị như tên lửa vác vai, pháo phòng không hạng nhẹ càng phổ biến, trực thăng sẽ phải nhường chỗ cho các UAV vận tải.

Trong quân đội của các nước phát triển, các nhiệm vụ đặc biệt sâu trong lãnh thổ thù địch thường được giao cho các đội đặc nhiệm và phương tiện di chuyển chủ yếu bằng trực thăng.

Tương tự, trực thăng cũng là phương tiện chủ yếu để thực hiện các nhiệm vụ tải thương và tiếp tế trên chiến trường.




Trong thời điểm hiện nay, trực thăng là phương tiện ưa thích để vận chuyển quân và hàng hóa trong cự ly ngắn của quân đội các nước phát triển.


Trực thăng có nhiều ưu điểm như có thể dễ dàng hạ cánh ở bất cứ địa hình nào, tốc độ cao, cực kỳ cơ động trên chiến trường. Tuy nhiên, trực thăng cũng bộc lộ khá nhiều nhược điểm như: kích cỡ lớn, chi phí vận hành cao, luôn phải mang theo ít nhất từ một đến hai phi công khiến tải trọng hữu ích bị giảm xuống; đồng thời nếu trực thăng không may bị bắn rơi thì đó là tổn thất rất lớn cho quân đội cả về người và của.

Trong điều kiện tác chiến đô thị hiện đại, khi các phương tiện phòng không như tên lửa vác vai (MANPADS), súng máy phòng không rất phổ biến và có khả năng sát thương cao, việc sử dụng máy bay trực thăng là hết sức nguy hiểm.

Trước yêu cầu của chiến trường hiện đại, vừa cần một phương tiện có các ưu điểm của trực thăng như cất cánh thẳng đứng, tốc độ cao, lại có thể khắc phục nhược điểm trên.

Công ty thiết bị hàng không đô thị của Israel (Israel Urban Aeronautic) đã nghiên cứu thiết kế phương tiện bay không người lái Air MULE nhằm đáp ứng các yêu cầu này.



Air MULE trong một thử nghiệm bay mới đây.


AirMULE được thiết kế hình dáng khí động học tương tự UAV Panda cũng của công ty IUA sản xuất. Cấu tạo của thiết bị bao gồm bộ phận động cơ nâng được ấn dưới thân và hai rotor với cánh quạt ẩn phía sau có thể quay theo nhiều hướng để hỗ trợ nâng, đẩy thiết bị bay về phía trước hay rẽ và thực hiện các động tác thao diễn.

Cấu trúc này giúp thiết bị Air MULE có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng như trực thăng nhưng lại không hề cần diện tích lớn cho cánh quạt nâng khổng lồ, tiếng động ồn ào và nguy cơ tổn thương các cánh quạt do va chạm.

Khối lượng cất cánh tối đa của Air Mule có thể đạt 1.406 kg và mang theo lượng hàng hóa hay hành khách với tổng khối lượng 227 kg ( tương đương với 2 binh lính trang bị đầy đủ vũ khí hay các phương tiện cứu thương). Tầm hoạt động của thiết bị đạt 480 km với vận tốc trung bình 180 km/h.

Theo kịch bản, MULE sẽ được tải đầy hàng hóa và tự bay ra khu vực chiến trường đã định bằng dữ liệu GPS đã được nạp sẵn. Tại vị trí cần tới, thiết bị sẽ hạ cánh chính xác nhờ vào các bộ phát tín hiệu dẫn hướng đặt dưới mặt đất. Hàng hóa được dỡ ra khỏi MULE sẽ nhanh và an toàn hơn rất nhiều so với vận chuyển bằng các phương tiện bay thông thường.

Thậm chí, trong chuyến bay trở về, MULE có thể vận chuyển 2 thương binh về hậu phương để cứu chữa. Trong điều kiện chiến trường, Air MULE có khả năng vận chuyển tới 500 kg hàng hóa một lần trong cự ly 50 km. Khi đó, một chiếc Air MULE sẽ có khả năng vận chuyển tới 6.000 kg hàng hóa trong 24 giờ và một phi đội 10 - 12 chiếc Air MULE sẽ có khả năng đảm nhận tiếp tế hậu cần và tải thương cho 3.000 lính chiến đấu.




Air MULE sẽ đống một vai trò lớn trong tác chiến đô thị tương lai.


Theo nhà sản xuất cho biết, những chiếc Air MULE được sản xuất bằng các vật liệu composite siêu nhẹ và bền với động cơ nâng cực khỏe. Đồng thời, thiết bị được trang bị hệ thống vi xử lý tiên tiến, 4 hệ thống kiểm soát bay riêng biệt cho từng động cơ.

Thiết kế của Air MULE giúp nó có khả năng hoạt động trong điều kiện thời tiết xấu với vận tốc gió lên tới 92 km//h. Đồng thời, nhờ khả năng giảm thiểu tiếng ồn và vật liệu chế tạo hấp thụ sóng radar, thiết bị này có tính tàng hình cao trên chiến trường.




UAV Panda.




Thiết bị bay vận chuyển hành khách có người lái X-Hawk.


Hiện nay, ngoài Air MULE, IUA cũng đang phát triển nhiều mẫu vũ khí có cơ chế hoạt động tương tự như UAV Panda nặng 15 kg; phiên bản thiết bị bay vận chuyển hành khách, hàng hóa có người lái X-Hawk với khả năng mang theo đến 10 hành khách và có tốc độ tới 463 km/h.

Công ty cho biết giá cả các phương tiện này được tính toán ở mức hợp lý và chúng có thể được bán cho các khách hàng có nhu cầu. Trước mắt, năm 2008, Urban Aeronautic đã ký thỏa thuận hợp tác với công ty Tata Advance Systems để sản xuất phiên bản Air MULE cho thị trường Ấn Độ. Đồng thời, công ty cũng đã tính đến khả năng mở rộng thị trường cho thiết bị sang đến cả khối EU.




Thiết kế và kích thước chi tiết của Air MULE


Thông số chính của thiết bị bay Air Mule:

Kích cỡ không tính rotor: Dài 6,2 mét; Rộng: 2,15 mét; Cao: 1,8 mét
Khối lượng rỗng: 771 kg; Khối lượng nhiên liệu và hàng hóa tối đa mang theo: 635 kg
Khối lượng cất cánh tối dda: 1.406 kg
Công suất động cơ: 940 mã lực
Tốc độ tối đa: hơn 180 km/h
Trần bay tối đa: 3.600 mét
Thời gian bay tuần tiễu tối đa: 5 giờ
Đường kính rotor nâng: 1,8 mét.



[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang