Phương Tây không quan tâm lắm đến việc chế tạo loại vũ khí mới này và cho rằng việc chế tạo là không cần thiết vì họ nghĩ rằng tàu ngầm Nga gây tiếng ồn rất lớn và không thể tiến gần đến tàu địch được. >> 'Gió giật', siêu vũ khí dưới nước của Liên Xô (kỳ 1) Thế nhưng chính Shkval đã giải quyết điểm yếu này khi có thể tấn công tàu địch từ khoảng cách rất xa. Shkval hoàn toàn là loại tên lửa – ngư lôi sát thủ. VA-111 không có đầu dẫn chủ động và cũng không có thiết bị tự dẫn. Không có loại tín hiệu radio nào thoát ra khỏi túi bọt khí bao bọc quanh nó. Ngư lôi tự động di chuyển theo tuyến đường đã được lập trình trên máy tính của đầu đạn, đi theo tọa độ đã định không thay đổi và không bị ảnh hưởng bởi nhiễu điện từ trường. Báo chí cho rằng: trong lĩnh vực này, người Mỹ đã chậm chân rất xa, nhưng thực tế không hẳn như vậy, các nhà khoa học Mỹ đã đạt được tốc độ dưới nước lên tới 1.549m/giây, vượt tốc độ âm thanh dưới nước. Nhưng từ thí nghiệm đến thực tế chế tạo còn rất xa, vì thế, hoạt động tình báo công nghiệp quốc phòng đã hoạt động hết sức sôi động. Trên Internet, người ta có thể tìm thấy rất nhiều các tài liệu về Shkval, nhưng có những chi tiết kỹ thuật chưa hề được công bố, và sẽ vô cùng khó khăn tạo ra được một sản phẩm tương đương. Các nhà khoa học quân sự cũng đã thông báo khá nhiều về những tiến bộ của Shkval, ví dụ như khoảng 4 năm trước tạp chí Military Parade công bố về một loại siêu ngư lôi có thể "nhảy" lên khỏi mặt nước và tấn công tàu từ phía trên. Cùng thời gian đó, ITAR-TASS thông báo Hải quân Nga sẽ thử nghiệm loại tên lửa – ngư lôi VA-111 nâng cấp. Dù sao đi nữa, thì VA-111 vẫn chưa hề có một loại vũ khí tương đương. Đầu đạn lửa dưới đáy nước Điểm đặc biệt của siêu tên lửa, đó là tốc độ. Tốc độ của Shkval và các ngư lôi thông thường khác nhau tương tự như xe đua công thức 1 và xe Ford-T. Tốc độ tối đa của nó rất lớn, thông thường ngư lôi có tốc độ khoảng 60 -70 hải lý/giờ, nhưng Shkval có tốc độ đến 200 hải lý (370km/giờ) đạt kỷ lục tuyệt đối trong nước biển. Để đạt được và duy trì một tốc độ lớn như vậy cần phải có một lực đẩy rất lớn, lực đẩy này không thể sử dụng được bằng động cơ thông thường với chân vịt, do đó, tên lửa – ngư lôi được sử dụng độ cơ tăng tốc phản lực, với lực đẩy lên đến hàng chục tấn, nó sẽ đẩy ngư lôi sau khi phóng khoảng 4 giây, và sẽ tách ra khỏi ngư lôi. Sau đó, động cơ hành trình của ngư lôi, cũng là động cơ phản lực sử dụng nhiên liệu rắn bao gồm nhôm, magiê, liti, hoạt động cháy nhờ phản ứng hóa học với nước biển. Sơ lược cấu tạo VA - 111. Động cơ tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn. Dụng cụ đo lường quán tính. Tự động lái. Mũi tên lửa ngư lôi được bịt kim loại hình chóp elip. Các bộ phận chính: - Họng xả động cơ hành trình - Họng xả động cơ phóng gia tốc - Buồng đốt (động cơ) thuốc phóng rắn - Động cơ hành trình thuỷ phản lực - Đầu nổ - Bộ lái hướng bằng cách nghiêng đĩa tạo khoang có ống thu nước cho động cơ hành trình thuỷ phản lực - Lỗ phun khí tạo khoang - Máy tạo khí - Cổng nhập tham số điều khiển định trước - Nhưng ngay cả động cơ phản lực cũng không thể tạo được vận tốc lớn như vậy, điều thú vị của Shkval là ở hiệu ứng siêu khoang bọt. Ngư lôi hoàn toàn không bơi, mà bay trong đám bọt khí mà tên lửa ngư lôi tự tạo ra. Siêu khoang hoạt động thế nào? Phần đầu của tên lửa – ngư lôi được đặt một thiết bị đặc biệt, máy tạo khoang bọt khí. Đó là một miếng kim loại dày hình elip được mài sắc cạnh. Thiết bị tạo bọt có góc nghiêng với trục của ngư lôi, trên mặt cắt ngang có hình tròn, để tạo góc nâng cho tên lửa - ngư lôi. Phía đuôi lực nâng được tạo ra bởi cánh đuôi. Khi đạt tốc độ đến 80m/giây ở sát cạnh của tấm tạo bọt, khí đạt cường độ cao đến mức tạo thành bọt khí khổng lồ bao trùm toàn bộ ngư lôi, do đó lực cản thủy năng giảm xuống rõ rệt. Nhưng trên thực tế, một thiết bị tạo bọt không đủ, do đó trên đầu của tên lửa – ngư lôi có những lỗ-ống dẫn khí tạo bọt, bọt khí được tạo ra bởi một máy nguồn tăng khí ga. Điều đó cho phép tăng khối bọt khí và và quả bong bóng bao chùm toàn bộ thân của tên lửa – ngư lôi. Từ mũi đến động cơ phản lực đuôi tên lửa. Điểm yếu của tên lửa ngư lôi siêu khoang Tên lửa – ngư lôi được lập trình trước thời điểm phóng, thông số của tọa độ mục tiêu được nạp vào máy tính đầu đạn (đương nhiên đã tính cả tọa độ di chuyển của mục tiêu). Do đó, nó không có mối liên lạc 2 chiều, tín hiệu radio dưới nước không xuyên qua được bong bóng siêu khoang. Shkval không thể quay được, hệ thống ổn định tên lửa buộc nó phải đi theo đường thẳng, sự thay đổi độ lệch sẽ được điều khiển bằng bánh lái, gần chạm nhẹ vào bọt khí, nếu có thay đổi hơn thì ngư lôi sẽ lệch hướng và phá hỏng bọt khí. Tên lửa không thể ngụy trang được, nó được phóng ra với tốc độ rất cao và tạo ra tiếng rít rất mạnh, bọt khí nổi lên trên mặt nước tạo thành đường bọt rất rõ, chuyển động với vận tốc cực nhanh. Sát thủ tàu sân bay và tàu tuần dương Người Mỹ gọi Shkval là sát thủ tàu sân bay và tàu tuần dương. Và đó cũng là nhiệm vụ chủ yếu của tên lửa – ngư lôi Shkval VA-111. Nó có thể diệt 1 tàu sân bay hoặc một cụm tàu sân bay nếu như được lắp đầu đạn hạt nhân. Thoát khỏi hoặc tự vệ chống lại Shkval hoàn toàn không thể, trong vòng 100 giây tên lửa - ngư lôi lao tới mục tiêu. Không có một tàu tuần dương hoặc một tàu ngầm nào có khả năng quay vòng hoặc né tránh, giảm tốc độ hay khởi động ngư lôi đánh chặn, trong trường hợp có độ lệch thì sai số của ngư lôi là 15-20 m, nhưng với đương lượng thuốc nổ mạnh 210 kg có trong đầu đạn, đặc biệt khi bị tấn công bằng 2 đầu đạn song song, số phận chiến hạm mục tiêu được coi là kết thúc. " Gió giật-E/ Shkval -Э" là biến thể xuất khẩu với đầu đạn nổ mảnh, thuốc nổ TNT. Biển thể nâng cấp của "Gió giật/ Shkval" là "Gió giật-15/Shkval-15" và "Gió giật-15B/ Shkval -15Б". Chưa có thông số chính xác về tính năng kỹ chiến thuật. Nhưng có thể nói, từ những giải pháp kỹ thuật cực kỳ đơn giản và tin cậy, từ những năm 1960, Shkval đã có một tốc độ và khả năng tác chiến đáng sợ, với khả năng nâng cấp và cải tiến vô cùng, siêu ngư lôi có thể có được những tính năng thế nào, mong các bạn tưởng tượng. Tính năng kỹ chiến thuật của Shkval: - Trọng lượng : 2.700kg. - Đường kính : 533,4mm. - Dài : 8200mm. - Tầm bắn : 7-12km (có tài liệu nói tầm bắn tối đa 10km). - Tốc độ : 90-100m/s. - Góc ngoặt sau loạt phóng: ± 20o. - Độ sâu hải trình : 6m. - Loại đầu đạn : Nổ phá (Thuốc nổ TNT) - Trọng lượng chất nổ : 210kg. - Mang đầu đạn hạt nhân: Đương lượng nổ 15-18KT (Mẫu sản xuất 1978). - Các tàu được trang bị : chiến hạm, tàu ngầm. - Độ sâu trong nước có thể phóng : 30m. [BDV news] |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ngư lôi Shkval VA-111. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ngư lôi Shkval VA-111. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Hai, 4 tháng 7, 2011
>> 'Gió giật', siêu vũ khí dưới nước của Liên Xô (kỳ 2)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)