Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: phương Tây

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn phương Tây. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phương Tây. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2012

>> Phương Tây sẽ "đứng ngoài" biển Đông

Học giả Pháp bàn luận về vai trò của sức mạnh hải quân ở Biển Đông.


Giáo sư lịch sử quan hệ quốc tế Đại học Paris I Robert Frank và Phó giáo sư Đại học tổng hợp Lille III Jean de Préneuf trả lời các câu hỏi của tờ Le Monde.

>> Binh pháp Hải quân Việt Nam (Kỳ 2)

Le Monde: Hiện tại, ở châu Á đang phát sinh các nguồn căng thẳng ngày càng mới giữa các cường quốc biển. Tình hình có thể căng thẳng lên không?

Jean de Préneuf: Quan hệ của Trung Quốc với các nước lân bang đang gây ra sự lo ngại nhất định: Bắc Kinh đang tiến hành hiện đại hóa quy mô lớn hạm đội của mình để củng có vị thế đứng đầu trong khu vực. Còn các nước láng giềng của họ thì không muốn khoanh tay đứng nhìn, dù điều đó có liên hệ đến hạm đội tàu ngầm hay hạm đội mặt nước. Tất cả những chuyện này giống như cuộc chạy đua vũ trang trên biển ở châu Âu trước năm 1914. Không được quên rằng, những nhục nhã trên biển mà Trung Quốc đã phải chịu đựng trong cuộc chiến tranh đầu tiên với Nhật Bản năm 1894-1895 đến nay họ vẫn chưa quên.

Trong cuộc chạy đua thế giới tranh giành tài nguyên thiên nhiên, miếng bánh đại dương hôm nay phải được giành cho cả các quốc gia đang phát triển chủ chốt. Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc và Hàn Quốc – tất cả họ đều đang xây dựng cho mình hạm đội hiện đại và đông đúc. Sau khi kết thúc chiến tranh lạnh, người ta từng nghĩ rằng, các cuộc xung đột lớn trên biển đã đi vào quá khứ, tuy nhiên không thể khẳng định chắc chắn điều gì giống như vậy. 20 năm nay, hải quân Ấn Độ và Trung Quốc tranh giành quyền kiểm soát các tuyến đường đến Cận Đông.

Robert Frank: Ngày nay chúng ta đang thấy có sự gia tăng số lượng các đấu thủ, điều gợi nhớ đến cuộc chạy đua vũ trang giữa Đức và Anh vào cuối thế kỷ XIX. Hiện tại, giữa Ấn Độ và Trung Quốc đang tồn tại sự bất đối xứng nhất định. Ấn Độ vẫn chưa thể tự giải thoát khỏi những ký ức thất bại trước Trung Quốc vào năm 1962. Vấn đề Biển Đông hoàn toàn có thể là một trường hợp điển hình. Bắc Kinh chắc chắn toan tính tiến xa hết mức chừng nào có thể mà không gây ra chiến tranh. Mặc dù, dĩ nhiên là điều đó tiềm ẩn đầy những sự cố nguy hiểm. Trong trường hợp leo thang căng thẳng, phương Tây đơn giản là không thể khoanh tay đứng nhìn. Các nước lớn dễ dàng hơn trong việc thỏa thuận với nhau về một giải pháp.

Nguy hiểm xuất phát từ cuộc chạy đua vũ trang giữa các nước nhỏ, các nước trung bình, cũng như giữa các nước nhỏ, trung bình và lớn. Những tình huống khó tiên liệu - đó là sự tính toán sai mà Tổng thống Argentina Galtieri mắc phải đối với Thatcher năm 1982, Saddam Hussein đối với George Bush năm 1990 và Gruzia đối với nước Nga của Putin năm 2008. Ngoài ra, ngày nay đang nảy sinh những vấn đề mới liên quan đến sự xuất hiện trên biển của các đấu thủ phi nhà nước như các tổ chức phi chính phủ. Chúng ta nhìn thấy điều đó ở trường hợp đấu tranh chống ngành săn bắt cá voi và những sự cố mới đây giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Israel.



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Sức mạnh hải quân vẫn là lập luận tốt để răn đe chiến tranh và bảo vệ lợi ích quốc gia

- Các cuộc hải chiến truyền thống bây giờ ít có khả năng xảy ra?

Jean de Préneuf: Kể từ thời điểm kết thúc hai cuộc thế chiến, không còn xảy ra một trận chiến trên biển quy mô lớn nào nữa. Tuy nhiên, chiến tranh lạnh đã dẫn tới sự xuất hiện đối đầu toàn cầu trên biển, vốn là sự tiếp diễn của logic các trận chiến ở Đại Tây Dương và các chiến dịch đổ bộ lớn.

Vì thế, năm 1945 không hề đặt dấu chấm hết cho các cuộc chiến tranh có sử dụng hải quân. Danh sách có được khá dài: Triều Tiên từ năm 1950-1953, kênh đào Suez năm 1956, Việt Nam từ năm 1965-1973, Falklands (Malvinas) năm 1982, Kosovo năm 1999 và cho đến tận Libya năm 2011. Thậm chí trong các cuộc xung đột cơ bản khai diễn trên không và mặt đất thì luôn có chỗ cho hạm đội: điều đó đã xảy ra trong các cuộc xung đột Ấn Độ-Pakistan năm 1965 và 1971, trong cuộc chiến Vùng Vịnh năm 1990-1991, ở Afghanistan từ năm 2001, ở Li-băng năm 2006.

Điều đó cũng liên quan cả đến các tình huống khủng hoảng. Ví dụ, trong chiến dịch Praying Mantis ngày 14/4/1988 toàn bộ một hạm đội Iran đã bị tiêu diệt để đáp lại việc Tehran phong tỏa vịnh Persique. Nó đã cho thấy rằng, biển vấn là không gian xung đột với sự tham gia của các nước thứ ba kể cả khi nó họ không phải là các bên tham chiến trực tiếp. Ngoài ra, toàn bộ cuộc chiến tranh Iran-Iraq từ năm 1980-1988 nhắc nhở chúng ta rằng, các cường quốc hạng hai có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho các hạm đội lớn bằng các phương tiện phi đối xứng, trong số đó trước hết là thủy lôi.

Robert Frank: Ở Cận đông, vấn đề eo biển Hormuz liên quan không chỉ đến triển vọng một trận hải chiến lớn bởi để làm việc đó lực lượng của các hạm đội cần phải gần tương đương nhau. Tuy nhiên, quyền kiểm soát đối với huyết mạch sống còn này cũng đang được giải quyết cả trên biển bởi vì Iran đã rút ra các bài học của những năm 1980 và đã hiện đại hóa không chỉ hạm đội của họ mà cả vũ khí chống hạm triển khai trên bộ.

Ở Tây Phi, hạm đội đóng vai trò trung tâm trong đấu tranh chống cướp biển, tuy nhiên trong trường hợp này, chúng ta lại không thể nói đến các trận hải chiến quy mô lớn. Liên quan đến Thái Bình Dương và Đông Á, mặc dù Trung Quốc đã tăng cường sức mạnh quân sự, cần tính đến việc họ còn có những lá bài khác để khẳng định vị thế đứng đầu trong khu vực. Nếu như nói về triển vọng gia tăng căng thẳng, nguy cơ chủ yếu xuất phát từ quan hệ của Trung Quốc với các quốc gia láng giềng nhỏ. Trong vấn đề quần đảo Hoàng Sa hay Trường Sa, không thể loại trừ kịch bản đó.

Jean de Préneuf: Việc triển khai tàu chiến hiện nay xung quanh vịnh Persique khiến người ta nhớ lại các cuộc điều động binh lực của Mỹ năm 1988, tháng 1/1980 trong cuộc khủng hoảng con tin hay năm 1971 trong cuộc chiến Ấn Độ-Pakistan. Từ góc độ chính thị, có thể nói đến “ngoại giao 80.000 tấn” mà tàu sân bay Mỹ đại diện. Pháp cũng đã hành động tương tự trong chiến dịch Prométhée năm 1988 trong cuộc chiến Iran-Iraq. Việc phái một cụm tàu sân bay là yếu tố quyết định để bảo đảm an ninh cho vận chuyển dầu mỏ, lẫn để gây áp lực với Tehran trong đàm phán về các vấn đề người tị nạn và chương trình hạt nhân.

Robert Frank: Lịch sử đã biết đến những trường hợp, khi mà hạm đội của một nước đang phát triển đã chiến thắng một cường quốc hải quân: năm 1905, hạm đội Nhật Bản (gồm chủ yếu là các tàu chiến Anh) đã đánh tan lực lượng hải quân của đế quốc Nga trong trận hải chiến Đối Mã (Tsushima). Tình hình hiện nay khác với thế kỷ XIX ở chỗ các đấu thủ mới có vũ khí hạt nhân: trong cuộc đối kháng giữa họ, sự kiềm chế có thể có tác dụng. Ví dụ, trước năm 1914, cuộc chạy đua vũ trang giữa các cường quốc châu Âu mang tính kiềm chế và không hoàn toàn hướng đến chiến tranh. Tuy nhiên, các đế quốc ốm yếu Nga và Áo-Hung đã có thể chấp nhận rủi ro chiến tranh bởi vì họ định bằng cách đó giải quyết các vấn đề nội bộ. Các cường quốc mới trong kỷ nguyên không hạt nhân không thể cho phép mình sự xa xỉ đó.

Ngày nay, hạm đội có thể là công cụ kiềm chế hiệu quả và đồng thời không phải là nguyên nhân làm tình hình thêm căng thẳng. Ngoài ra, ngày nay, ở mức độ lớn hơn nhiều so với hôm qua, nó là công cụ kiến tạo hòa bình và phương tiện ngăn ngừa xung đột. Toàn cầu hóa dẫn đến sự gia tăng tầm quan trọng của hạm đội. Vai trò của nó là bảo đảm an ninh trên các tuyến giao thông và bằng sự hiện diện của mình ngăn chặn những điều khó chịu có thể xảy ra trong tương lai. Ngoài ra, đây còn là công cụ phô trương sức mạnh, có thể làm chức năng kiểm chế. Khi một tàu sân bay xuất hiện gần bờ biển, người ta buộc phải tính toán đến điều đó.

- Vấn đề chủ quền ngày nay đang đặt ra với sự gay gắt mới: tất cả những điều này liệu có dẫn tới một cuộc đấu tranh điên rồ để giành giật đại dương và phân chia các vùng biển không?

Jean de Préneuf: Vấn đề chủ quyền liên quan trước hết đến các tài nguyên biển. Cần nhớ rằng, năm 1904, vấn đề hóc búa nhất trong đàm phán giữa Pháp và Anh là Newfoundland và cụ thể là quyền đánh bắt cá. Ngày nay, sự gia tăng căng thẳng ở quần đào Falklands (Malvinas), nơi mới đây phát hiện ra tài nguyên dầu lửa, đang diễn ra đúng theo sơ đồ từng xảy ra giai đoạn từ 1976-1982.

Trước đó, mỗi bên đều đã tìm cách giành ưu thế trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của mình đã được xác định theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982. Ngày nay, tầm nhìn toàn cầu bắt đầu thắng thế. Việc phân chia lãnh thổ trên không gian biển ngày càng dịch chuyển theo hướng quy mô đại dương.

Tình hình ở Đông Nam Á và Biển Đông tất yếu liên quan đến việc phân chia tài nguyên biển. Ngoài ra, băng hà tan chảy ở Bắc Cực cũng đang dẫn đến sự gia tăng căng thẳng khu vực. Đó là chuyện làm sao giành lấy quyền kiểm soát tuyến đường biển mà trong tương lai có thể trở thành một trong những tuyến giao thương then chốt và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong khu vực.

- Một số nước chắc chắn dựa vào máy bay và tên lửa chứ không phải hạm đội. Cần có các phương tiện nào để duy trì sức mạnh quân sự?
Jean de Préneuf: Cán cân giữa hải quân và không quân luôn luân phiên thay đổi tùy thuộc vào mốt và những khunh hướng ưa thích kỹ thuật nào đó, hơn nữa nhiều khi là hy sinh yếu tố hiệu quả. Những dao động này là sự phản ánh sự cạnh tranh giữa các quân chủng trong việc bảo đảm an ninh ở cự ly xa và với chi phí nhỏ nhất. Chẳng hạn, vào cuối thế kỷ XIX, ở Anh người ta tin rằng, hạm đội là câu trả lời cho mọi vấn đề.

Trong giai đoạn giữa hai cuộc thế chiến, Anh lại ưu tiên không quân, lực lượng mà người ta cho là sẽ ngăn ngừa sự tái xuất hiện mối đe dọa trên lục địa và bảo đảm trật tự trong đế quốc.

Ngày nay, người ta thường cho rằng, hạm đội hải quân toàn cầu là rất tốn kém. Tuy nhiên, điều chủ yếu là tìm ra điểm giữa tối ưu giữa hai thái cực. Vấn đề là ở chỗ, đóng vai trò lớn ở đây không chỉ là khả năng phô diễn sức mạnh của mình ở tầm xa, mà còn thực hiện chính sách hiện diện vốn giúp giải quyết mềm các cuộc xung đột.

Cần lưu ý rằng, ngày nay, khả năng quân sự của Bắc Kinh được cân đối rất tốt, trong khi trước đó hạm đội của họ về mặt cơ cấu là bộ phận yếu nhất quân đội, bởi vì nguồn gốc các mối đe dọa trước hết là ở trên bộ. Điều đó cũng đúng với cả Ấn Độ. Về khả năng chiến lược, cả hai nước đều chọn xây dựng quân đội đa dạng hóa mà trong cơ cấu của nó có cả các tàu ngầm.

Robert Frank: Ở châu Âu, hạm đội tương ứng với địa vị thứ bậc của các cường quốc. Chẳng hạn, nước Đức là cường quốc hạng trung, mặc dù trong EU, họ vẫn mạnh hơn Pháp và Anh. Trong khi đó, khác với Đức, cả hai quốc gia Pháp và Anh lại là cường quốc “thế giới” và các hạm đội của họ hậu thuẫn cho trậ tự đó. Tuy nhiên, các hạm đội ở châu Âu đang đi đến giới hạn của mình. Hiện tại, các xu hướng chính là thiết lập các hiệp định đối tác và chia xẻ chủ quyền.

Jean de Préneuf: Vấn đề tiền bạc cũng có liên quan đến tương lai. Một số chỉ muốn hạn chế ở mức sở hữu vũ khí hạt nhân. Số khác lại đề xuất dựa tất vào không quân dựa trên ưu thế công nghệ của mình. Những giải pháp như thế sẽ cho phép bảo vệ chủ quyền ở tầm xa và với chi phí ít hơn. Tuy nhiên, các nước đang phát triển mạnh nhất và các quốc gia phương Tây lớn nhất không ủng hộ tính toán đó. Họ đang cố cân bằng các kho quân bị của mình cùng lúc từ hai quan điểm: tìm ra sự cân bằng giữa các lực lượng vũ trụ, không quân, lục quân và hải quân, cũng như cố xây dựng hạm đội cân đối gồm tàu chiến mặt nước, tàu ngầm và máy bay.

- Vấn đề này được giải quyết ra sao ở Pháp?

Jean de Préneuf: Vào cái ngày Pháp từ bỏ các kế hoạch đại dương toàn cầu của mình, cũng là khi Pháp ký nhận là nước này đồng ý với vai trò cường quốc hạng hai, không có khả năng bảo vệ lợi ích của mình trên thế giới khi cần. Vì lý do đó, thậm chí sau những thất bại năm 1871 và 1945, Pháp cũng đã không cắt giảm quá 30% chi phí cho hạm đội. Hơn nữa, sự cắt giảm đó luôn chỉ là hiện tượng tạm thời, kéo dài không quá 5-6 năm.

Không nên quên rằng, sự phổ biến vũ khí trang bị hiện đại là một hiện tượng có từ lâu mà việc xem nhẹ nó đã nhiều lần buộc các nước phương Tây trả giá đắt, hơn nữa tất cả đã bắt đầu từ thế kỷ XIX. Năm 1885, trong chiến tranh Pháp-Thanh, các tàu Pháp được đóng trong hoàn cảnh tiết kiệm dành cho các chiến dịch xa xôi ở các thuộc địa đã thua kém về uy lực và tốc độ so với các tàu tuần dương của nhà Thanh do Đức đóng mà theo kế hoạch của bộ chỉ huy Pháp đó lại là mục tiêu mà các tàu Pháp phải truy kích!

Nguồn: L'Occident serait concerné en cas d'escalade militaire en mer de Chine du Sud / Nathalie Guibert // Le Monde, 26.4.12; Inosmi, MP, 30.04.12.

Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2012

>> Tuyên bố chấn động : phương Tây tạo ra virut HIV


Các nước phương Tây đã tạo ra virus HIV để làm suy nhược thế giới thứ 3 và tạo ra thị trường cho các công ty dược.

Trong bài phát biểu ngày 18/1, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad đã đưa ra tuyên bố rằng chính các nước phương Tây đã tạo ra virus HIV để làm suy nhược thế giới thứ 3 và tạo ra thị trường kinh doanh cho các công ty dược phẩm phương Tây.



http://nghiadx.blogspot.com
Tổng thống Ahmadinejad. Ảnh AP


Cũng theo lời Tổng thống Ahmadinejad, các quốc gia châu Phi đã sai lầm khi nói rằng các hành vi vô đạo đức chính là nguồn gốc của căn bệnh thế kỷ này.

Sự hoài nghi về nguồn gốc virus HIV của Tổng thống Ahmadinejad xuất phát từ việc ông cho rằng thật không bình thường khi nhiều nước châu Phi đã cùng một lúc phát hiện ra loại virus này.

Theo Bộ trưởng Y tế Iran Fatemeh Vahid Dastjerdi, lợi nhuận từ sản xuất dầu lửa chỉ chiếm 5% giá bán của chúng, trong khi đó, các công ty dược thu được 20% lợi nhuận từ mỗi loại thuốc mà họ bán ra.

Trong bài phát biểu của mình, Tổng thống Ahmadinejad còn cho biết, những gì Israel đang thể hiện có thể khiến nước này bị xóa khỏi bản đồ và nói rằng cuộc tấn công khủng bố 11/9 tại Mỹ đã được lên kế hoạch từ bên trong.

"Một số phân đoạn trong chính phủ Mỹ đã sắp đặt cuộc tấn công nhằm đảo ngược nền kinh tế Mỹ đang suy giảm và kìm kẹp Trung Đông để cứu chế độ phục quốc Do Thái" - Tổng thống Ahmadinejad nói.

Ngoài ra, ông Ahmadinejad cũng tuyên bố rằng không có người đồng tính ở Iran

Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2011

>> Xe tăng chiến đấu chủ lực của Phương Tây (Phần I)




Cho đến nay tăng thiết giáp vẫn là lực lượng chủ yếu của Quân chủng Bộ binh ở các quốc gia. Hiện nay, ở Phương Tây những cường quốc chính về xe tăng là Mỹ, Đức và Pháp. Tất cả xe tăng của các quốc gia này đều có những đặc điểm riêng, sở hữu các tính năng chiến đấu cao. Chúng ta hãy bắt đầu với xe tăng hiện đại Leclerc của Pháp, được coi là một trong những loại xe tăng của tương lai.


Xe tăng của Pháp được một số chuyên gia xếp vào loại xe tăng thế hệ 3+, và cũng có chuyên gia xếp chúng vào thế hệ hoàn thiện hơn - thế hệ xe tăng thứ 4.

Pháp phát triển loại xe tăng chiến đấu chủ lực Leclerc trong ba giai đoạn. Giai đoạn 1978-1982: nghiên cứu xây dựng quan điểm phát triển xe tăng thế hệ mới và các đặc điểm tính năng của loại xe tăng này; giai doạn 1982 - 1986: tiến hành thiết kế mẫu xe tăng Leclerc; giai đoạn 1986 - 1991: chế tạo mẫu xe tăng Leclerc và tiến hành thử nghiệm.

Tháng 1/1992, các doanh nghiệp của hãng quốc gia GIAT đã xuất xưởng seri xe tăng Leclerc đầu tiên. Sau khi thử nghiệm thành công xe tăng Leclerc đã được đưa vào sử dụng vào năm 1993. Trong năm đó Pháp đã sản xuất 13 chiếc, và đến cuối năm 1995 là 60 chiếc. Cho đến cuối năm 2000, Bộ Quốc phòng Pháp đã lên kế hoạch đặt mua 850 chiếc xe tăng loại này. Tuy nhiên, do tình hình chính trị thay đổi (chiến tranh lạnh kết thúc) và do giá xe tăng quá đắt nên đơn đặt hàng ban đầu đã giảm xuống 800 chiếc, sau đó giảm tiếp xuống còn 406 chiếc. Vào năm 1993, hãng GIAT đã ký thỏa thuận cung cấp 390 xe tăng Leclerc với Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE). Hợp đồng giữa Pháp và UAE được hoàn thành vào năm 1999.




Xe tăng Leclerc được sản xuất theo công thức kinh điển truyền thống với bộ phận điều khiển ở phía trước và khoang truyền dẫn - động cơ ở phía sau. Tải trọng chiến đấu của xe tăng Leclerc so với những xe tăng chiến đấu chủ lực khác của các nước Phương Tây là không lớn – chỉ khoảng 55 tấn. Tuy nhiên, lần đầu tiên nhiều giải pháp liên quan đến việc bố trí những hệ thống bên trong xe tăng và ê kíp chiến đấu được ứng dụng. Ví dụ như, các thành viên của ê kíp tăng được bố trí biệt lập với nhau; một máy nạp đạn tự động được lắp đặt trên xe tăng thay cho thành viên nạp đạn của ê kíp.

Phù hợp với cách bố trí cổ điển, phần lớn ê kíp chiến đấu được triển khai ở tháp tăng bọc thép quay tròn. Ê kíp chiến đấu gồm 3 người: trưởng xe, pháo thủ, lái xe. Phần dưới của tháp tăng là máy nạp đạn tự động, có vách ngăn bằng thép với bộ phận chiến đấu. Nhờ đặc điểm bố trí như trên, tất cả ê kíp chiến đấu biệt lập với nhau, giúp nâng cao hiệu quả chống vũ khí hủy diệt hàng loạt và giảm sự phóng khí của xe tăng khi bắn.

Nhờ sử dụng máy nạp đạn tự động và động cơ nhỏ gọn với công suất 1500 mã lực, khối lượng bên trong của thân xe tăng nhỏ hơn đáng kể so với những loại xe tăng khác của Phương Tây, còn chiều dài của bộ phận chuyển động đã được cắt giảm xuống gần 1 mét. Kết quả là, trọng lượng chiến đấu của xe tăng Leclerc không quá 55 tấn (xe tăng Abrams M1A2 – 62,5 tấn), còn công suất riêng của động cơ là 27,5 mã lực trên 1 tấn; điều này cho phép xe tăng chỉ cần 5,5 giây có thể tăng vận tốc lên tới 32km/h, còn khi di chuyển trên đường nhựa thì xe tăng có thể đạt tới vận tốc 72km/h.





Vũ khí chính của xe tăng Leclerc là pháo nòng trơn 120mm CN-120-26/52. Tốc độ bắn là 15 phát/ phút, còn trong điều kiện chiến đấu thực, chỉ số này giảm xuống dao động ở khoảng 10-12 phát/phút.

Pháo lắp đặt trên xe tăng Leclerc được cho là pháo mạnh nhất trong số tất cả các loại xe tăng thế hệ 3, vượt qua cả pháo Rh-120/L44 của Đức, tương đương với М256 của Mỹ và 2А46М của Nga. Tuy nhiên, bên cạnh những đặc điểm chiến đấu cao, pháo này cũng chứa đựng một số khiếm khuyết như: giá thành cao, sản xuất phức tạp. Nhờ lỗ bắn lớn của tháp tăng, trong tương lai xe tăng Leclerccó thể được lắp đặt loại pháo 140mm mạnh hơn.

Các nhà chế tạo xe tăng Pháp trang bị cho xe tăng Leclerc hệ thống bảo vệ - chiến đấu GALIX-13. 9 ống phóng lựu đạn khói lắp bên hông tháp pháo. Hệ thống GALIX có thể phóng ra lựu đạn khói, lựu đạn sát thương hoặc tia hồng ngoại để đánh lạc hướng đối phương. Lựu đạn khói được bắn ở cự ly 30-50m. Lựu đạn sát thương khi nổ tạo ra khoảng 1000 mảnh vỡ 0,2g, bay với vận tốc 1600m/s. Lựu đạn sát thương được bắn ở khoảng cách 15m và tiêu diệt lực lượng bộ binh của kẻ địch đang ở bên cạnh hoặc phía sau xe tăng ở cự ly 30m.

Hệ thống điều khiển hỏa lực của xe tăng Leclerc bao gồm:
- Kính ngắm của pháo thủ và trưởng xe được trang bị máy viễn trắc lazer;
- Camera ảnh nhiệt;
- 8 kính tiềm vọng dành cho trưởng xe;
- Trạm khí tượng tự động có khả năng xác định áp suất không khí, vận tốc và hướng gió, nhiệt độ không khí;
- Hệ thống phối hợp động lực học đường ngắm;
- Bộ phận cân bằng vũ khí ở 2 bên hông tháp pháo;

Tất cả các bộ phận thuộc hệ thống điều khiển hỏa lực được nối với máy tính xử lý dữ liệu để bắn, có khả năng đưa ra những điều chỉnh cần thiết cũng như kiểm soát hoạt động của các hệ thống và tổ hợp máy của xe tăng. Thời gian cần để đưa hệ thống điều khiển hỏa lực vào tình trạng chiến đấu là 1 phút kể từ khi mở máy tính.




Hệ thống bắn điện tử cho phép xạ thủ hoặc chỉ huy có thể chọn 6 mục tiêu khác nhau để tham chiến chỉ trong vòng 30 giây. Hệ thống vi tính điện tử cho phép xử lý thông tin từ kính ngắm và hệ thống cảm biến. Chỉ huy có 8 kính tiềm vọng và hệ thống ngắm toàn cảnh HL-70 của hãng Safran. HL-70 bao gồm: laser định vị, hệ thống quan sát ban ngày và hệ thống khuếch đại hình ảnh 2 bậc. Tầm nhận diện mục tiêu là 4km và tầm định vị là 2.5km. Chỉ huy có thể quan sát mục tiêu qua ống ngắm nhiệt của xạ thủ.




Mức độ hoàn toàn mới của liên kết thông tin và điện toán hóa là đặc điểm của xe tăng Leclerc cho phép một số chuyên gia xếp chúng vào thế hệ xe tăng chiến đấu thứ 4. Tất cả các bộ phận điện tử của xe tăng tạo thành một Hệ thống điều khiển thống nhất. Hệ thống này kiểm soát toàn bộ các hoạt động của thiết bị truyền động, động cơ, vũ khí và những bộ phận khác của xe tăng.

Số lượng xe tăng Leclerc được bán ra nước ngoài còn khá khiêm tốn. Giá cả xe tăng là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến điều này. UAE là nhà nhập khẩu duy nhất loại xe tăng này. Không có gì ngạc nhiên vì giá một chiếc tăng Leclerc dao động ở mức 10 triệu USD. Mức giá này cao kỷ lục trong ngành chế tạo xe tăng. Trị giá các thiết bị điện tử của Leclerc chiếm tới gần 60% giá trị xe tăng. Trong khi đó, cũng là xe tăng chiến đấu chủ lực tương tự như Leclerc, xe tăng Merkava-4 của Israel và M1A2 SEP của Mỹ chỉ có giá từ 6-7 triệu USD, giá xe tăng Leopard – 2A6 của Đức là 4-5 triệu USD, còn giá xe tăng T-90S của Nga chỉ ở vào khoảng 1,3 – 1,8 triệu USD.

[Vitinfo news]


Thứ Hai, 4 tháng 7, 2011

>> 'Gió giật', siêu vũ khí dưới nước của Liên Xô (kỳ 2)




Phương Tây không quan tâm lắm đến việc chế tạo loại vũ khí mới này và cho rằng việc chế tạo là không cần thiết vì họ nghĩ rằng tàu ngầm Nga gây tiếng ồn rất lớn và không thể tiến gần đến tàu địch được.

>> 'Gió giật', siêu vũ khí dưới nước của Liên Xô (kỳ 1)

Thế nhưng chính Shkval đã giải quyết điểm yếu này khi có thể tấn công tàu địch từ khoảng cách rất xa.

Shkval hoàn toàn là loại tên lửa – ngư lôi sát thủ. VA-111 không có đầu dẫn chủ động và cũng không có thiết bị tự dẫn. Không có loại tín hiệu radio nào thoát ra khỏi túi bọt khí bao bọc quanh nó.

Ngư lôi tự động di chuyển theo tuyến đường đã được lập trình trên máy tính của đầu đạn, đi theo tọa độ đã định không thay đổi và không bị ảnh hưởng bởi nhiễu điện từ trường.

Báo chí cho rằng: trong lĩnh vực này, người Mỹ đã chậm chân rất xa, nhưng thực tế không hẳn như vậy, các nhà khoa học Mỹ đã đạt được tốc độ dưới nước lên tới 1.549m/giây, vượt tốc độ âm thanh dưới nước. Nhưng từ thí nghiệm đến thực tế chế tạo còn rất xa, vì thế, hoạt động tình báo công nghiệp quốc phòng đã hoạt động hết sức sôi động.

Trên Internet, người ta có thể tìm thấy rất nhiều các tài liệu về Shkval, nhưng có những chi tiết kỹ thuật chưa hề được công bố, và sẽ vô cùng khó khăn tạo ra được một sản phẩm tương đương.

Các nhà khoa học quân sự cũng đã thông báo khá nhiều về những tiến bộ của Shkval, ví dụ như khoảng 4 năm trước tạp chí Military Parade công bố về một loại siêu ngư lôi có thể "nhảy" lên khỏi mặt nước và tấn công tàu từ phía trên. Cùng thời gian đó, ITAR-TASS thông báo Hải quân Nga sẽ thử nghiệm loại tên lửa – ngư lôi VA-111 nâng cấp. Dù sao đi nữa, thì VA-111 vẫn chưa hề có một loại vũ khí tương đương.

Đầu đạn lửa dưới đáy nước

Điểm đặc biệt của siêu tên lửa, đó là tốc độ. Tốc độ của Shkval và các ngư lôi thông thường khác nhau tương tự như xe đua công thức 1 và xe Ford-T.

Tốc độ tối đa của nó rất lớn, thông thường ngư lôi có tốc độ khoảng 60 -70 hải lý/giờ, nhưng Shkval có tốc độ đến 200 hải lý (370km/giờ) đạt kỷ lục tuyệt đối trong nước biển.

Để đạt được và duy trì một tốc độ lớn như vậy cần phải có một lực đẩy rất lớn, lực đẩy này không thể sử dụng được bằng động cơ thông thường với chân vịt, do đó, tên lửa – ngư lôi được sử dụng độ cơ tăng tốc phản lực, với lực đẩy lên đến hàng chục tấn, nó sẽ đẩy ngư lôi sau khi phóng khoảng 4 giây, và sẽ tách ra khỏi ngư lôi. Sau đó, động cơ hành trình của ngư lôi, cũng là động cơ phản lực sử dụng nhiên liệu rắn bao gồm nhôm, magiê, liti, hoạt động cháy nhờ phản ứng hóa học với nước biển.


Sơ lược cấu tạo VA - 111. Động cơ tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn. Dụng cụ đo lường quán tính. Tự động lái. Mũi tên lửa ngư lôi được bịt kim loại hình chóp elip.


Các bộ phận chính:

- Họng xả động cơ hành trình
- Họng xả động cơ phóng gia tốc
- Buồng đốt (động cơ) thuốc phóng rắn
- Động cơ hành trình thuỷ phản lực
- Đầu nổ
- Bộ lái hướng bằng cách nghiêng đĩa tạo khoang có ống thu nước cho động cơ hành trình thuỷ phản lực
- Lỗ phun khí tạo khoang
- Máy tạo khí
- Cổng nhập tham số điều khiển định trước
- Nhưng ngay cả động cơ phản lực cũng không thể tạo được vận tốc lớn như vậy, điều thú vị của Shkval là ở hiệu ứng siêu khoang bọt. Ngư lôi hoàn toàn không bơi, mà bay trong đám bọt khí mà tên lửa ngư lôi tự tạo ra.

Siêu khoang hoạt động thế nào?

Phần đầu của tên lửa – ngư lôi được đặt một thiết bị đặc biệt, máy tạo khoang bọt khí. Đó là một miếng kim loại dày hình elip được mài sắc cạnh. Thiết bị tạo bọt có góc nghiêng với trục của ngư lôi, trên mặt cắt ngang có hình tròn, để tạo góc nâng cho tên lửa - ngư lôi.

Phía đuôi lực nâng được tạo ra bởi cánh đuôi. Khi đạt tốc độ đến 80m/giây ở sát cạnh của tấm tạo bọt, khí đạt cường độ cao đến mức tạo thành bọt khí khổng lồ bao trùm toàn bộ ngư lôi, do đó lực cản thủy năng giảm xuống rõ rệt.

Nhưng trên thực tế, một thiết bị tạo bọt không đủ, do đó trên đầu của tên lửa – ngư lôi có những lỗ-ống dẫn khí tạo bọt, bọt khí được tạo ra bởi một máy nguồn tăng khí ga. Điều đó cho phép tăng khối bọt khí và và quả bong bóng bao chùm toàn bộ thân của tên lửa – ngư lôi. Từ mũi đến động cơ phản lực đuôi tên lửa.

Điểm yếu của tên lửa ngư lôi siêu khoang

Tên lửa – ngư lôi được lập trình trước thời điểm phóng, thông số của tọa độ mục tiêu được nạp vào máy tính đầu đạn (đương nhiên đã tính cả tọa độ di chuyển của mục tiêu). Do đó, nó không có mối liên lạc 2 chiều, tín hiệu radio dưới nước không xuyên qua được bong bóng siêu khoang.

Shkval không thể quay được, hệ thống ổn định tên lửa buộc nó phải đi theo đường thẳng, sự thay đổi độ lệch sẽ được điều khiển bằng bánh lái, gần chạm nhẹ vào bọt khí, nếu có thay đổi hơn thì ngư lôi sẽ lệch hướng và phá hỏng bọt khí.

Tên lửa không thể ngụy trang được, nó được phóng ra với tốc độ rất cao và tạo ra tiếng rít rất mạnh, bọt khí nổi lên trên mặt nước tạo thành đường bọt rất rõ, chuyển động với vận tốc cực nhanh.

Sát thủ tàu sân bay và tàu tuần dương

Người Mỹ gọi Shkval là sát thủ tàu sân bay và tàu tuần dương. Và đó cũng là nhiệm vụ chủ yếu của tên lửa – ngư lôi Shkval VA-111. Nó có thể diệt 1 tàu sân bay hoặc một cụm tàu sân bay nếu như được lắp đầu đạn hạt nhân.

Thoát khỏi hoặc tự vệ chống lại Shkval hoàn toàn không thể, trong vòng 100 giây tên lửa - ngư lôi lao tới mục tiêu. Không có một tàu tuần dương hoặc một tàu ngầm nào có khả năng quay vòng hoặc né tránh, giảm tốc độ hay khởi động ngư lôi đánh chặn, trong trường hợp có độ lệch thì sai số của ngư lôi là 15-20 m, nhưng với đương lượng thuốc nổ mạnh 210 kg có trong đầu đạn, đặc biệt khi bị tấn công bằng 2 đầu đạn song song, số phận chiến hạm mục tiêu được coi là kết thúc.



" Gió giật-E/ Shkval -Э" là biến thể xuất khẩu với đầu đạn nổ mảnh, thuốc nổ TNT.


Biển thể nâng cấp của "Gió giật/ Shkval" là "Gió giật-15/Shkval-15" và "Gió giật-15B/ Shkval -15Б". Chưa có thông số chính xác về tính năng kỹ chiến thuật. Nhưng có thể nói, từ những giải pháp kỹ thuật cực kỳ đơn giản và tin cậy, từ những năm 1960, Shkval đã có một tốc độ và khả năng tác chiến đáng sợ, với khả năng nâng cấp và cải tiến vô cùng, siêu ngư lôi có thể có được những tính năng thế nào, mong các bạn tưởng tượng.

Tính năng kỹ chiến thuật của Shkval:

- Trọng lượng : 2.700kg.
- Đường kính : 533,4mm.
- Dài : 8200mm.
- Tầm bắn : 7-12km (có tài liệu nói tầm bắn tối đa 10km).
- Tốc độ : 90-100m/s.
- Góc ngoặt sau loạt phóng: ± 20o.
- Độ sâu hải trình : 6m.
- Loại đầu đạn : Nổ phá (Thuốc nổ TNT)
- Trọng lượng chất nổ : 210kg.
- Mang đầu đạn hạt nhân: Đương lượng nổ 15-18KT (Mẫu sản xuất 1978).
- Các tàu được trang bị : chiến hạm, tàu ngầm.
- Độ sâu trong nước có thể phóng : 30m.


[BDV news]


Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2011

>> Vua chiến trường - siêu tăng Armata





Viện thiết kế chế tạo máy vận tải Ural (Công ty ОАО UKBTM) đã nhiều năm nghiên cứu chế tạo loại xe tăng mới có tính cách mạng Objekt 195.


Nhưng năm ngoái, Bộ Quốc phòng Nga đã quyết định ngừng cấp kinh phí cho dự án này để phát động dự án xe tăng mới Armata. Vậy là “Hoàng thượng đã băng hà - Hoàng thượng vạn tuế”.

Diện mạo của vua chiến trường mới sẽ ra sao và điều gì đã xảy ra với Objekt 195?

Khai tử

Tăng Objekt 195 (báo chí thường gọi nhầm là Т-95) bắt đầu được phát triển từ cuối kỷ nguyên Xô-viết tại Viện thiết kế của Nhà máy Toa xe Ural (Uralvagonzavod). Người ta đã hy vọng sẽ làm ra được một loại xe tăng kết cấu mới với vỏ giáp cực mạnh và kíp xe ngồi trong cáp-xun tách biệt với vũ khí và đạn.


Objekt 195


Dự án Objekt 195 đã đi đến được giai đoạn chế tạo một số lô (mỗi lô độ 1-2 chiếc) chế thử khác biệt nhau khá rõ. Xe tăng được bảo mật nghiêm ngặt trong một thời gian dài. Nhưng trong năm nay, những bức ảnh của một trong các mẫu chế thử đầu tiên đã được đăng tải. Xe tăng này té ra rất khác thường. Xem ra nó có vẻ cao và to hơn tăng Т 90А hiện nay. Đập ngay vào mắt là cảm tưởng nó được bảo vệ cực tốt. Các nhà thử nghiệm đã đặt biệt danh cho nó là “Quái vật”. Nó đã làm sợ hãi và kinh ngạc nhiều người trong số những người lần đầu tiên trông thấy nó. Vậy loại xe tăng mà Bộ Quốc phòng Nga đã chối bỏ ấy là thế nào?

Objekt 195

Xe tăng Objekt 195 có thiết kế mới: Kíp xe ngồi trong cáp-xun bọc giáp riêng biệt; Vũ khí và đạn dược bố trí trong khoang chiến đấu tự động hóa riêng biệt, bên trên là tháp pháo; Khoang động cơ-truyền độngnằm ở đuôi xe.

Nó được bảo vệ rất tốt ở hình chiếu đầu xe, cũng như từ hai bên sườn và bên trên. Kíp xe được cách ly với khoang chiến đấu và khoang động cơ và có thể không phải lo ngại cháy, nổ hơi nhiên liệu và kích nổ cơ số đạn.

Tháp xe hẹp, không có người ngồi. Vũ khí chính trên tháp được bố trí cao và đây cũng là một ưu thế. Nhờ vậy, xe tăng có thể bắn từ sau tường vây hay các ngọn đồi mà chỉ cần thò pháo và các khí tài quan sát ra ngoài. Xe tăng được trang bị pháo nòng trơn 152 mm, có khả năng phóng các tên lửa có điều khiển hiện đại tầm bắn 8 km.

Uy lực của đạn xuyên giáp dưới cỡ cho phép “Quái vật” xuyên phá bất kỳ loại tăng nào của NATO ở bất kỳ điểm nào của hinh chiếu phía trước và tiêu diệt nó chỉ bằng một phát đạn. Kíp xe quan sát tình hình trên chiến trường qua các màn hình hiển thị thông tin hợp nhất từ các kênh truyền hình, ảnh nhiệt và laser của hệ thống điều khiển hỏa lực. Các màn hình cũng hiển thị cả thông tin từ các xe tăng bạn và từ cấp chỉ huy.

Xe tăng được trang bị động cơ diesel công suất lớn (1.600 mã lực) và bộ truyền động thủy khí tự động. Tuy có kích thước khá lớn và vỏ giáp cực mạnh, xe tăng có trọng lượng khá nhẹ. Các nguồn tin khẳng định xe chỉ nặng không quá 55 tấn.

Tại sao Objekt 195 bị chối bỏ

Nảy sinh câu hỏi: tại sao Bộ Quốc phòng Nga đột nhiên chối bỏ siêu phẩm kỹ thuật này? Có những nguyên nhân khách quan nào không? Theo chúng tôi là có.

Một trong số đó là giá đắt. Người ta nói rằng, một mẫu chế thử xe tăng này có giá gần 400 triệu rúp. Dĩ nhiên là khi sản xuất loạt, giá sẽ rẻ hơn, nhưng dẫu sao thì vẫn là đắt. Một nguyên nhân nữa là nền công nghiệp Nga chưa sẵn sàng cho việc sản xuất loạt xe này ở quy mô hàng hóa. Nhiều xí nghiệp phụ trợ đơn giản là không có khả năng bảo đảm linh kiện cho xe.

Nhưng điều cốt yếu nhất là xe tăng này đã được chế tạo để đột phá vào một tương lai đã không đến. Cuối thập niên 1980, người ta trù tính Objekt 195 sẽ phải đối chọi với các xe tăng mới của phương Tây, cụ thể là của Mỹ và Đức. Nhưng cuối cùng, chẳng thấy cả Leopard 3 của Đức lẫn FMBT của Mỹ xuất hiện đâu cả. Tất cả các chương trình phát triển xe tăng mới của phương Tây đều bị hủy bỏ.

Bởi vậy, người Nga đã quyết định làm ra loại xe tăng đơn giản và rẻ tiền hơn. Liệu có làm được hay không thì phải chờ thời gian trả lời. Chính vì vậy mà Uralvagonzavod song song với việc phát triển Armata cũng đang tự bỏ tiền ra để hoàn thiện Objekt 195.

Armata hình hài ra sao

Bản thân từ Armata có nguồn gốc từ tiếng Latinh là arma (vũ khí). Hồi thế kỷ XIV, ở nước Nga người ta gọi các khẩu pháo thô sơ như vậy. Song cần phải hiểu là các mật danh của các dự án nghiên cứu/thử nghiệm rất nhiều khi chẳng có tẹo ý nghĩa nào. Trong các tên gọi của vũ khí mới, ta có thể gặp cả tên của sâu hại vườn cây ở nhà nghỉ của viên sĩ quan phụ trách lựa chọn mật danh khiến anh ta bực mình, cả các loại đá quý, các con sông, các loài hoa và thậm chí cả biệt danh của chú chó cưng.

Nhiệm vụ phát triển Armata, hay còn gọi là “dòng bệ mang chiến trường chuẩn hóa hạng nặng tương lai” chỉ được giao cho UKBTM mới đây. Có thông tin nói là công việc được bảo đảm tài chính tốt và tiến triển khá tốt. “Dòng bệ mang” này gồm một xe tăng, một xe cứu kéo-sửa chữa bọc thép, một xe chiến đấu bộ binh hạng nặng và một xe bọc thép chở quân đột kích hạng nặng và có thể phát triển cả một xe chiến đấu yểm trợ tăng (BMPT) nữa.

Xét tới thời hạn gấp gáp đặt ra là vào năm 2015, xe tăng mới phải thử nghiệm xong và đi vào sản xuất loạt, có thể phỏng đoán là các nhà thiết kế sẽ tận dụng tối đa hành trang đã thu lượm được của Objekt 195. Người ta có thể sẽ nhận được “một siêu tăng tiết kiệm” - tức là cùng kết cấu, những nguyên tắc, công nghệ. Nhưng nó sẽ nhỏ hơn, nhẹ hơn, đơn giản hơn và rẻ hơn Objekt 195 một chút.

Ta có thể thử tưởng tượng diện mạo của nó. Xe tăng Armata sẽ có trọng lượng nhỏ hơn Objekt, tầm gần 50-52 tấn. Và có thể có khung gầm với 6 cặp bánh tỳ vốn đã quen thuộc của xe tăng Nga, chứ không phải 7 cặp như ở Objekt 195. Nhưng cũng có thể sẽ là khung gầm 7 cặp bánh tỳ. Để giảm giá thành và đơn giản hóa khâu sản xuất, người ta sẽ không sử dụng nhiều giáp hợp kim titan. Do đó, Armata sẽ có vỏ giáp bảo vệ kém hơn Objekt 195 tí chút.

Kết cấu của Armata sẽ giống Objekt 195 - vỏ giáp mạnh, bên trong là cáp-xun bọc giáp chứa kíp xe, tiếp đó là khoang chiến đấu tự động hóa với tháp xe không người ở trên, sau đó là khoang động cơ. Pháo cũng được bố trí khá cao như thế. Có lẽ, các công trình sư có sử dụng các kết quả nghiên cứu của Objekt 195 về máy nạp đạn tự động, hình dáng thân xe, kết cấu vỏ giáp. Xe tăng sẽ được trang bị giáp phản ứng nổ lắp liền thế hệ mới và hệ thống phòng vệ tích cực.

Armata được cho là được trang bị pháo nòng trơn 125 mm uy lực mạnh hơn. Loại pháo này cũng đang được lắp cho biến thể tăng mới Т-90АМ. Tính năng của pháo đủ mạnh để tiêu diệt bất kỳ loại tăng tương lai nào của NATO.

Có thông tin nói rằng, Armata sẽ được trang bị bộ truyền động điện. Nếu vậy thì động cơ được dùng để chạy máy phát điện, còn xích xe quay bằng các động cơ điện. Thiết kế như vậy có trọng lượng nhẹ hơn thiết kế truyền thống vì trọng lượng được giảm đi có thể dùng để tăng cường vỏ giáp. Tuy vậy, về mặt độ tin cậy, thiết kế này có mức độ rủi ro cao hơn. Xe tăng sẽ được trang bị động cơ diesel, công suất khoảng 1.400-1.600 mã lực.

Với các “đồ nghề” như thế, Armata có thể trở thành loại tăng tốt nhất thế giới, một vị trí xứng đáng đối với nước Nga. Tất cả các điều kiện tiền đề để làm việc đó đã có. Cái khó hơn vẫn là giá cả. Còn khó hơn nữa là quan điểm của Bộ Quốc phòng Nga. Ngộ nhỡ vào năm 2015, ai đó đột nhiên lại phát sinh ý tưởng “thay đổi khái niệm” xe tăng thế hệ mới thì sao?

[BDV news]


Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2011

>> 'Người thừa kế' số 1 của Bin Laden (kỳ cuối)



Trong tương lai không xa, al-Awlaki có thể sẽ trở thành tên trùm khủng bố nguy hiểm nhất thế giới trong thời kỳ "Hậu bin Laden".



Kỳ cuối: Biểu tượng mới của cái khủng bố thời kỳ hậu bin Laden
Biến người Mỹ thành chiến binh cực đoan
Gần 3 năm trước, al-Awlaki chính thức tuyên bố đã gia nhập al-Qaeda và chỉ sau một thời gian ngắn, đã trở thành lãnh đạo chi nhánh cảu tổ chức tại bán đảo Arab.

Vai trò chính của al-Awlaki là tuyển dụng các thành viên mới cho mạng lưới al-Qaeda, đặc biệt là những thành viên thuộc khối các quốc gia nói tiếng Anh.

al-Awlaki đã truyền bá tư tưởng cực đoan cho một số phần tử, đặc biệt là người Mỹ, và xúi giục họ thực hiện những cuộc khủng bố ngay trong nước hoặc tham gia vào các mạng lưới khủng bố nước ngoài.

Một trong những vụ khủng bố đẫm máu nhất có liên quan đến al-Awlaki là vụ nổ súng tại Fort Hood vào ngày 5/11/2009 khiến 13 người thiệt mạng và 32 người bị thương.

Kẻ trực tiếp gây ra vụ thảm sát này là Nidal Malik Hasan, một bác sỹ tâm thần và là Thiếu tá Quân đội Mỹ. Tuy nhiên, các điều tra viên xác định al-Awlaki mới là kẻ chủ mưu thực sự. Bởi trước khi xảy ra vụ khủng bố, al-Awlaki đã trao đổi với Hasan qua email hàng chục lần để chuẩn bị cho kế hoạch này.



Nidal Malik Hasan (phải), kẻ đã thực hiện vụ nổ súng Fort Hood, là một trong những môn đệ của Anwar al-Awlaki. Ảnh: AP.


Sau sự kiện trên, al-Awlaki tiết lộ đã gặp Hasan vào năm 2001 khi còn làm thầy tế tại nhà thờ Hồi giáo Dar al-Hijrah, Virginia, Mỹ. al-Awlaki gọi Hasan là một trong những môn đệ của mình và ngợi ca người này là người anh hùng của thế giới Hồi giáo.

CIA cũng đưa ra các bằng chứng cho thấy al-Awlaki ã từng tiếp xúc và có nhiều ảnh hưởng với Faisal Shahzad, một người Pakistan gốc Mỹ. Nhiều khả năng, chính al-Awlaki đã xúi giục Shadzad tiến hành vụ đánh bom xăng tại Quảng trường Thời đại, nhưng âm mưu này đã không thành công.

Sharif Mobley, một công dân Mỹ bị bắt tại Yemen vì những cáo buộc có liên quan đến al-Qaeda, cũng khai nhận rằng thường xuyên trao đổi với al-Awlaki qua email và chịu nhiều tác động từ tư tưởng cực đoan của ông ta.

Khi người Mỹ nhận ra những thủ đoạn của al-Awlaki thì cũng đã không còn kịp nữa, bởi quá trình “nội địa hóa” các tín đồ Hồi giáo trên đất Mỹ đã diễn ra tương đối rộng. Lúc này đây, đã tới lúc chính quyền của ông Barack Obama phải hành động.

Lệnh tiêu diệt của Washington
Nước Mỹ đã đưa ra tuyên bố”Anwar al-Awlaki là tên trùm khủng bố toàn cầu đặc biệt nguy hiểm”, tất cả tài sản của ông ta tại Mỹ bị phong tỏa và những ai có dính líu tới al-Awlaki đều bị điều tra nghiêm ngặt.

Chỉ ít ngày sau, hai gói bưu phẩm bị nghi ngờ có bom đã được gửi tới Chicago từ Yemen thay cho lời thách thức của al-Awlaki dành cho người Mỹ.

Trước những nguy cơ về một vụ 11/9 mới, ông Barack Obama đã ủy quyền cho CIA tìm và tiêu diệt al-Awlaki. Mặc dù vậy, quyết định này đã khiến cho một số cơ quan luật pháp nước ngoài cảm thấy bất bình vì người Mỹ dường như đang đi quá quyền hạn của mình.


Thế giới vẫn chưa thể mừng vui sau cái chết của Osama bin Laden, bởi lẽ vẫn còn đó những kẻ như al-Awlaki sẵn sàng kế tục sự nghiệp của hắn. Ảnh: AP.


Ông Nasser al-Awlaki, cha đẻ của Anwar al-Awlaki, vẫn nhất mực tin tưởng rằng con trai mình không phải là khủng bố như cáo buộc của Mỹ. Ông quyết định kiện chính quyền của ông Obama vì đã đưa con trai mình vào danh sách những người bị tuyên án tử hình mà không qua xét xử.

Tuy nhiên, đơn kiện của ông đã bị bác bỏ vào ngày 7/12/2010 bởi lý do tổng thống Mỹ có quyền tuyên án một công dân Mỹ mà không cần thông qua bất kì thủ tục pháp lý nào mà chỉ cần dựa vào khẳng định người đó là một thành phần khủng bố.

Tháng 1/2011, các nhà chức trách Yemen đã xét xử vắng mặt al-Awlaki vì những cáo buộc có liên quan đến nhiều cuộc tấn công vũ lực với người nước ngoài và gây ra cái chết của một nhân viên bảo vệ người Pháp ở một công ty khai thác dầu. Kết thúc phiên tòa, al-Awlaki bị kết án 10 năm tù giam.

Hiện tại, al-Awlaki bị nghi ngờ là đang lẩn trốn tại miền núi của Shabwa và Marib, dưới sự bảo hộ của bộ tộc hùng mạnh Awalik sinh sống. Bộ tộc này từng tuyên bố sẽ không bao giờ hợp tác với Mỹ để sát hại Anwar al-Awlaki.

Rõ ràng, hiểm họa khủng bố vẫn còn bao trùm trên toàn thế giới kể cả khi Osama bin Laden đã chết. Bởi lẽ, ông trùm khủng bố có thể chết nhưng giấc mơ “Thánh chiến” vẫn còn đó và những người "kế tục" như al-Awlaki.

Với một người từng sống và hiểu rõ về phương Tây, trong tương lai không xa, al-Awlaki còn thể nguy hiểm hơn.

[BDV news]


Thứ Ba, 3 tháng 5, 2011

>>'Người thừa kế' của Bin Laden



Anwar al-Awlaki, đồng thời là một học giả Hồi giáo ở Yemen được truyền thông phương Tây giới thiệu là một trùm khủng bố toàn cầu.



Kỳ 1: "Trùm khủng bố" sinh ra trong lòng nước Mỹ
CIA đã phải dùng đến cụm từ “kẻ thù nguy hiểm nhất với nước Mỹ hiện nay” khi nhắc đến Anwar al-Awlaki.

Người cha danh giá
Anwar al-Awlaki là người Mỹ gốc Yemen, sinh ngày 22/04/1971 tại Las Cruces, New Mexico, trong một gia đình tri thức.

Cha Anwar al-Awlaki, Nasser al-Awlaki, là một nghiên cứu sinh Yemen đến Mỹ do đạt được học bổng Fulbright. Năm 1971, ông Nasser bảo vệ thành công luận văn Thạc sỹ tại ĐH New Mexico.

Bốn năm sau, ông được cấp bằng Tiến sỹ của ĐH Nebraska và tham gia giảng dạy, nghiên cứu ở ĐH Minnesota cho tới năm 1977.

Đến năm 1978, ông đưa cả gia đình trở về quê hương Yemen. Năm ấy, Anwar al-Awlaki đã được 7 tuổi.




Ông Nasser al-Awlaki, cha đẻ của trùm khủng bố Anwar al-Awlaki, trong một cuộc phỏng vấn do đài CNN thực hiện vào tháng 02/2010. Ảnh: CNN.


Sau khi trở về quê hương, ông Nasser tham gia giảng dạy ở ĐH Sana'a. Đây là một trong những ngôi trường lớn nhất Yemen, được thành lập vào năm 1970 ở thủ đô Sana'a.

Hiện tại, ĐH Sana’a có tới 14.000 sinh viên, có nhiều phần tử cực đoan theo học ở đây như John Walker Lindh, có biệt danh “American Taliban”.

Ở quê nhà, ông Nasser thăng tiến rất nhanh và trở thành hiệu trưởng của ĐH Sana’a vào năm 2001. Ông còn nắm giữ chức Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp trong 2 năm, và là cố vấn kinh tế cho Tổng thống Yemen trong 4 năm.

"Trùm khủng bố" sinh trưởng ở Mỹ
Sinh ra ở Mỹ, sống ở đó tới năm 7 tuổi và có giọng Mỹ rất đặc trưng nhưng điều làm al-Awlaki tự hào lại là dòng máu Yemen chảy trong huyết quản. Trở về quê hương vào năm 1978, thời niên thiếu của al-Awlaki gắn liền với những bài giảng của kinh Koran và giáo lý đạo Hồi.

Có xuất thân danh giá nên al-Awlaki không phải quan tâm tới việc mưu toan cho cuộc sống như nhiều đứa trẻ cùng trang lứa. Anwar al-Awlaki theo học trường Azal Modern và hưởng thụ những chế độ đãi ngộ giáo dục tốt nhất.

Trong thời gian này, al-Awlaki dành nhiều thời gian để nghiên cứu về đạo Hồi. Năm 1991, al-Awlaki ta trở lại Mỹ để theo học chương trình kỹ sư xây dựng tại ĐH Colorado, bằng học bổng của Chính phủ Yemen và sử dụng visa dành cho sinh viên nước ngoài (dù có quốc tịch kép: Yemen và Mỹ).

Nếu sử dụng quốc tịch Mỹ khi đăng ký các chương trình giáo dục tại đây thì al-Awlaki sẽ được hưởng những chính sách đãi ngộ tốt hơn nhưng al-Awlaki ta kiên quyết không sử dụng ưu thế này.

Các nhà phân tích suy diện hành động này cho thấy al-Awlaki ý thức rất rõ về gốc gác Yemen, đạo Hồi của mình và có ý Mỹ.


Sinh ra ở nước Mỹ nhưng Anwar al-Awlaki luôn tự hào về gốc gác Yemen của mình. Ảnh: Telegraph.


Ban đầu, al-Awlaki miễn cưỡng theo học ở nước Mỹ chỉ để làm vừa ý cha mình, nhưng chính chuyến trở lại nước Mỹ này đã ảnh hưởng rất nhiều đến tư tưởng của al-Awlaki sau này.

Trong thời gian học đại học, bằng tài hùng biện và sức thu hút mạnh mẽ, al-Awlaki nhanh chóng dành được sự tín nhiệm từ nhiều sinh viên đến từ thế giới Hồi giáo học tại Mỹ. Thậm chí, al-Awlaki được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Sinh viên Hồi giáo (MSA) ở Mỹ.

Anwar al-Awlaki và những lãnh đạo của MSA luôn tránh đụng chạm đến các vấn đề chính trị, thay vào đó họ quan tâm nhiều hơn đến việc thay đổi hình ảnh tiêu cực của thế giới Hồi giáo trong mắt người Mỹ.

Tuy nhiên, trên cương vị chủ tịch MSA, al-Awlaki đã có cơ hội tiếp xúc với nhiều thành phần cực đoan và những tư tưởng cực đoan dần định hình trong suy nghĩ của ông ta.

Mùa hè năm 1993, al-Awlaki đã tới Afghanistan và tham gia một khóa đào tạo với các thành viên lực lượng “thánh chiến” Mujahedin, những người từng chiến đấu với quân đội Liên Xô trong giai đoạn 1979-1988.

Chính thời gian này, ngay trong lòng nước Mỹ, một con người đang cố gắng kết nối thế giới Hồi giáo với phương Tây lại được "vun đắp" tư tưởng cực đoan, được "nhào nặn" trở thành "trùm khủng bố", người "kế tục" Binladen, theo cách gọi của phương Tây. Chính Anwar al-Awlaki luôn tự hào mỗi khi nhắc khoảng thời gian này trong cuộc đời mình.


[BDV news]


Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011

>> Cận cảnh "cỗ máy chiến tranh" NATO chống Libya



Sứ mệnh bảo vệ dân thường Libya bằng "mọi biện pháp cần thiết" của liên quân hiện đã được 4 tuần song sức mạnh của sứ mệnh này đang dần yếu đi.

Anh và Pháp hiện dẫn đầu sứ mệnh sau khi Mỹ chuyển giao quyền lãnh đạo vào 31/3. Tuy nhiên, liên quân NATO dường như đang tan rã khi cố gắng tiếp tục chặn bước tiến của lãnh đạo Libya - đại tá Gaddafi. Trong khi đó, lực lượng của Gaddafi vẫn đang bao vây Misurata và thực thi những chiến thuật khiến họ tránh được việc trở thành mục tiêu của không lực phương Tây.



Chiến đấu cơ Mirage 2000 của Pháp đang đậu ở căn cứ không quân Solenzara tại đảo Corsica hôm 5/4.



Lính thủy đánh bộ Hoàng gia Anh giúp thực thi lệnh phong tỏa hải quân Libya hôm 11/4.



Máy bay chiến đấu Mirage 2000 của Pháp từ căn cứ không quân Istres xếp hàng chờ tới lượt tiếp nhiên liệu trên biển Địa Trung Hải hôm 30/3



Máy bay chiến đấu F-15E Strike Eagle của Mỹ chuẩn bị bay tới Libya từ căn cứ quân sự Lakenheath ở Anh hôm 19/3.



Máy bay AWACS của không lực Mỹ cất cánh từ tàu sân bay Charles de Gaulle ở biển Địa Trung Hải hôm 24/3



Hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle của Pháp rời Toulon để tới Libya hôm 20/3.



Chiến đấu cơ JAS 39 Gripen của không lực Thụy Điển cất cánh khỏi Kallinge, Thụy Điển.



Phi công Pháp leo lên khoang của chiếc chiến đấu cơ Rafael tại căn cứ không quân Solenzara trên đảo Corsica




[VITINFO news]


Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2011

>> Tên lửa S-500 sẽ kiểm soát không gian ngoài khí quyển



[BDV news] Dù chưa chính thức xuất hiện nhưng hệ thống tên lửa phòng không S-500 của Nga đã nhận được nhiều sự chú ý đặc biệt, vì khả năng kiểm soát không gian của nó.

"Tầm với" ngoài khí quyển
Nga là một trong những nước sản xuất các hệ thống phòng không hàng đầu thế giới và trong tương lai gần, sẽ tạo ra thêm một phiên bản hoàn hảo hơn loại vũ khí này, đó là S-500.

Tư lệnh Không quân Nga Alexander Zelin tuyên bố trong phiên họp của Bộ trưởng Quốc phòng các nước SNG diễn ra tại Astrakhan ngày 16/9 vừa qua rằng, Nga sẽ sớm có trong tay hệ thống tên lửa phòng không tối tân S-500.

Báo Tầm nhìn đã thử tìm ra những thách thức và cơ hội của hệ thống mới này so với những hệ thống hiện nay.




Một hệ thống Phòng thủ Không gian mới đang được chế tạo tại Nga


S-500 đã được phương Tây nhắc đến với tên gọi tạm thời là "kẻ độc tôn", theo đó, hệ thống này có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung với hành trình đến 3.500 km và khoảng cách đánh chặn thích hợp nhất được ấn định khoảng 370 - 400 km (trong một số tài liệu khác cho rằng, nó dùng để đánh chặn trong phạm vi 1.300 km).

Một tính năng quan trọng cơ bản tiên quyết của hệ thống là nó có khả năng phá hủy cả những vật thể trong khu vực không gian vũ trụ gần trái đất.


Đội xe trang thiết bị hỗ trợ, với một xe đặc chủng mang tên lửa .


Thực tế sự phát triển của ngành hàng không đã tạo ra những yêu cầu và nhiêm vụ khác nhau cho các đơn vị phòng không hiện đại, cụ thể là các khái niệm về nhiệm vụ, gồm phòng thủ và tác chiến đánh chặn.

Nhiệm vụ phòng thủ (ký hiệu là O) có ba mức: Phòng không (ПВ О); Phòng thủ Tên lửa (ПР О); Phòng thủ Không gian (ПК О);

Còn việc tác chiến - đánh chặn (ký hiệu là П) cũng có ba mức: đánh chặn tầm gần, máy bay; đánh chặn Tên lửa (ПР П); đánh chặn trong Không gian (ПК П);

Không gian ở đây là tầm ranh giới giữa hai môi trường: khí quyển và ngoài khí quyển, tương đương với độ cao của các vệ tinh tầm thấp.


Hệ thống Radar hiện đại đi kèm .


Nhiệm vụ của S-500
Trước đây, S-500 có nhiệm vụ “làm việc” với các “đối tượng” trong không gian, là kế hoạch đã được xem xét khá lâu. Nhiệm vụ này từng được giao cho các hệ thống phòng không S-400 Triumf (Grau - 40R6), cụ thể, một vài đơn vị tên lửa đã triển khai làm nhiệm vụ bảo vệ các Khu công nghiệp Trung ương của Nga.

Tuy nhiên, hệ thống mới không được trang bị nhiều loại tên lửa mới, mà vẫn sử dụng tên lửa thiết kế cho hệ thống S-300 như 48N6E, 48N6E2, 48N6E3 S-300PM - 1/-2. Chỉ có tên lửa 9M96E2 được thiết kế riêng cho S-400 và được cho là chuyên sử dụng để đánh chặn ngoài không gian.


Hệ thống tên lửa mới vẫn sử dụng các tên lửa của hệ thống cũ.



Một đơn vị tên lửa được triển khai có khả năng theo dõi và tiêu diệt đồng thời 10 mục tiêu .


Đồng thời, tiêu chí đặt ra khi thiết kế các loại tên lửa này là nhắm đến nhiều mục tiêu hơn, bắn chính xác hơn, chứ chưa tính đến khả năng hoạt động ở độ cao cao hơn. Ở phiên bản cuối cùng của S-400, tất cả các cải tiến đặc biệt chú trọng tới phòng thủ không gian mới được đưa vào, giúp nâng tên lửa lên một cấp độ cao hơn, trở thành hệ thống có chức năng chuyên để chống tên lửa (ПРО).

Như vậy, hệ thống tên lửa S-400 có thể hoàn toàn đảm nhận được nhiệm vụ phòng không trong một phạm vi rộng nhưng để chống lại những tên lửa đạn đạo và có khả năng phòng thủ không gian ở mức cao hơn thì cần có một hệ thống phòng không chuyên biệt hơn.

Đó là lý do S-500 ra đời, với mục đích hoàn toàn để phòng thủ tên lửa, chống lại các vật thể bay, bảo tồn các cơ sở, mục tiêu quan trọng và để tự vệ. Tóm lại, nếu như với S-400, thông số ưu tiên là đánh chặn tầm xa, thì tới đây S-500 ưu tiên cho mục tiêu ở tầm cao.




>> Pháp 'tung hoành' ở châu Phi



[BDV news] Trong các cuộc xung đột ngoài lãnh thổ hiện nay, Mỹ đang có một đối thủ “tương tầm”: đồng minh thân cận Pháp đang tích cực tham gia hai chiến dịch nhằm lật đổ chế độ cầm quyền ở châu Phi.

Thứ nhất, dưới sự hỗ trợ Anh và các nước thuộc khối NATO, Pháp là “kẻ đứng mũi chịu sào”có trách nhiệm không kích vào các căn cứ của lực lượng trung thành với đại tá Moammar Gaddafi tại Libya.

Thứ hai, quân đội Pháp tích cực tham gia vào các hoạt động tại Cote d’Ivoire theo sự uỷ quyền của Liên Hiệp Quốc. Trực thăng yểm trợ của Pháp tấn công vào các kho vũ khí hạng nặng và thiết bị kỹ thuật bọc thép của Tổng thống thất cử Laurent Gbagbo.

Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sau khi được Liên Hiệp Quốc uỷ quyền, Pháp không kích không chỉ sân bay quốc tế ở Abidjan, mà còn một số khu vực tại thành phố được cho là thành trì của ông Gbagbo.



Máy bay của không quân Pháp chuẩn bị không kích Libya.


Thực tế, hiện nay Pháp là người đứng đầu phương Tây, tham gia vào cả hai cuộc xung đột. Trước thời điểm này, Pháp muốn đứng ngoài cuộc trong vấn đề nội bộ của Cote d’Ivoire khi mâu thuẫn giữa phe đối lập và chế độ Gbagbo xảy ra.

Đồng thời, dù trên danh nghĩa chỉ huy tấn công Libya nhưng thực tế trong giai đoạn đầu chiến dịch tấn công Libya, Mỹ mới chính là chỉ huy chiến dịch.

Nhưng vào thứ hai vừa qua, Paris chính thức tiếp quản trách nhiệm chỉ huy chiến dịch quân sự tại cả hai quốc gia châu Phi. Quân đội Pháp tại Cote d’Ivoire đập tan các ưu thế chiến lược quan trọng của chế độ Gbagbo trong cuộc xung đột chống lại lực lượng nổi dậy Ouattara, còn các máy bay của không quân Pháp tại Libya đã gánh gác trọng trách tiến hành các hoạt động tác chiến.

Tranh thủ sự ủng hộ của phương Tây, quân đội của Tổng thống đắc cử Alassane Ouattara đã sẵn sàng mở các cuộc tấn công tiếp theo vào quân đội của chế độ cầm quyền.

Tình huống tương tự cũng xảy ra tại Cote d’Ivoire. Không quân Pháp đã yểm trợ trên không cho quân đội của ông Alassane Ouattara vào thời điểm quan trọng, khi tất cả sẵn sàng tấn công đòn quyết định vào căn cứ của quân đội chính phủ tại Abidjan.

Ý định thực của Pháp được thể hiện rõ trong cuộc điện đàm hôm 4/4/2011 giữa Tổng thống Nicolas Sarkozy và người đứng đầu phe đối lập Cote d’Ivoire, ông Ouattara.


Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2011

>> Ngày Cá tháng Tư



Những người hay đùa và hài hước tại nhiều nước giờ đây đang háo hức chuẩn bị các “chiêu” để đánh lừa bạn bè và người thân vào ngày Cá tháng Tư (1/4). Nhưng không ai biết chính xác truyền thống này có từ khi nào, tại sao và ở đâu.

Những trò nói dối vui vẻ có vẻ như trùng với thời điểm mùa xuân đến từ thời La Mã cổ đại và người Xen-tơ, vốn có truyền thống mừng ngày hội gây bất hòa. Những ghi chép đầu tiên về ngày Cá tháng Tư xuất hiện tại châu Âu trong thời Trung Cổ (khoảng năm 1.100-400 sau Công nguyên).

Có vài dấu vết về ngày Cá tháng Tư trong thần thoại La Mã, đặc biệt là câu chuyện về Nữ thần Ceres mùa màng và con gái bà, nàng Proserpina.

Theo thần thoại La Mã, thần cai quản địa ngục Pluto đã bắt cóc nàng Proserpina và đưa nàng tới sống cùng ông ở địa ngục. Cô gái đã gọi mẹ nhưng nữ thần Ceres chỉ nghe thấy âm vang giọng nói của con gái và đi tìm kiếm cô trong tuyệt vọng.

Những cuộc tìm kiếm vô vọng đó, hay các cuộc rượt đuổi ngỗng trời, đã trở thành chuyện cười phổ biến tại châu Âu trong các thế kỷ trước.

Giả thuyết phổ biến nhất về nguồn gốc ngày Cá tháng Tư xuất phát từ việc chuyển đổi lịch Julian cũ sang lịch Gregorian - hệ thống lịch do Giáo hoàng Gregory XIII (1502-1582) đưa ra vào cuối thế kỷ 16 và cũng là hệ thống lịch mà thế giới ngày nay vẫn dùng.

Theo lịch Julian, năm mới được tổ chức trong khoảng thời gian từ 25/3 đến 1/4 nhưng theo lịch Gregorian, năm mới đến vào ngày 1/1. Những người không được thông báo về sự thay đổi này, hoặc kiên quyết giữ truyền thống cũ, thường bị chế giễu. Từ đó nảy sinh những câu chuyện cười nhằm vào họ vào thời điểm năm mới theo lịch cũ.

Tại Pháp, những người hay đùa thường dính cá vào những người theo truyền thống cũ, nên mới có tên gọi là “Poisson d\'Avril” hay Cá tháng Tư. Nhưng giả thuyết này cũng không lý giải được tại sao ngày hội nói dối lại lan sang nhiều nước khác ở châu Âu vốn không sử dụng lịch Gregorian cho tới tận sau này.

Tại Scotland, ngày Cá tháng Tư có tên gọi là April “Gowks” - tên khác của một loài chim cúc cu. Nguồn gốc của tấm biển “Đá tôi” cũng có thể xuất phát lễ kỷ niệm ngày April “Gowks” của người Scotland.

Những năm gần đây, các đài phát thanh, chương trình truyền hình và các trang web trên khắp thế giới thường nói đùa bạn đọc và người nghe vào ngày Cá tháng Tư. Một trong những lời nói dối nổi tiếng nhất là năm 1957 khi đài BBC của Anh phát bộ phim tài liệu về mùa thu hoạch mì ống thường niên tại Thụy Sỹ. Phim quay cảnh một gia đình đang lượm những sợi mì từ “các cây mì spaghetti”. Món mì Italia rất được ưa chuộng tại Anh thời điểm đó và nhiều người Anh đã "ngây thơ" tin vào trò lừa của BBC tới nỗi họ muốn tìm hiểu xem làm thế nào để có thể tự trồng được các cây spaghetti!

Vào ngày Cá tháng Tư năm 2007, công cụ tìm kiếm trên internet Google đã thông báo cung cấp dịch vụ mới Gmail Paper, nơi người sử dụng dịch vụ thư miễn phí có thể lưu giữ email vào kho lưu trữ giấy mà Google sẽ in ra và rồi gửi cho họ miễn phí. Năm 2008, Google đã mời mọi người tham gia dự án thám hiểm sao Hoả.

Vì thế, khi lướt web hoặc xem tivi hôm nay, bạn hãy cảnh giác về những gì nhìn thấy và đọc được, nếu không bạn có thể bị mắc lừa trong ngày Cá tháng Tư.




Nguồn gốc của ngày Cá tháng Tư (1/4)
Cá tháng Tư là ngày đầu tiên của tháng 4, ngày mà mọi người trên thế giới có thể nói khoác với nhau cho vui mà không sợ bị người kia giận dữ. Trong ngày này, mọi người đi nói khoác với nhau càng nhiều càng tốt và ở một số nơi thì việc nói khoác này sẽ kết thúc vào buổi trưa. Nếu sau buổi trưa còn ai tiếp tục nói khoác thì vận đen sẽ ập tới với người đó.

Cho tới bây giờ nguồn gốc chính xác của ngày Cá tháng Tư vẫn chưa được lộ rõ. Tại sao lại là ngày đầu tháng 4 và tại sao lại nói khoác với nhau? Một giả thuyết cho rằng đó là ngày đánh dấu mùa xuân tới (ở phương Tây) trong khi giả thuyết khác cho rằng đây là ngày kết thúc Đại Hồng Thủy và kết thúc chuỗi ngày lênh đênh trên biển của Noah, người đã được Chúa chỉ bảo để đóng thuyền.

Giả thuyết được chấp nhận rộng rãi nhất bắt nguồn từ cuối thế kỷ XVI khi mà lịch Julian (lấy tên từ Julius Caesar) được thay thế bởi lịch Gregorian. Trong lịch Julian cũ, năm mới bắt đầu từ 25 tháng 3 và ngày lễ kỷ niệm năm mới thường được tổ chức sau đó 1 tuần (tức là rơi vào khoảng 1/4) vì tuần có ngày 25/3 lại vướng vào Holy Week. Do vậy sau khi đã đổi lịch sang lịch mới và kỷ niệm năm mới vào ngày 1/1, một vài người vẫn muốn ăn Tết lần thứ hai bằng cách lừa mọi người nhớ lại rằng 1/4 mới là ngày lễ kỷ niệm năm mới. Trong ngày đó, người đi lừa thường mời người bị lừa tới các bữa tiệc mừng năm mới không tồn tại trên thực tế.

Ngày nay, ở Anh người ta gọi những người bị lừa trong dịp 1/4 là “April Fool”, ở Scotland thì được gọi là “gowk” cũng có nghĩa là fool – kẻ ngốc. Người Pháp thì gọi những người bị lừa là Poissons D’Avirl có nghĩa là “những con cá tháng Tư” và có lẽ do ảnh hưởng của người Pháp nên ở Việt Nam chúng ta cũng gọi ngày này là ngày Cá tháng Tư.

Tản mạn: NÓI DỐI
Mỗi ngày đều có ý nghĩa lịch sử và ngày ấy để lại dấu ấn nào đó trong lòng người. Ngày Cá tháng Tư mặc dầu không có lịch sử rõ ràng nhưng ít nhiều gì con người cũng nghe đến ngày này và thi thoảng vẫn "nhắc nhau" ngày này bằng cách nói dối chuyện gì đó cho vui chứ không làm hại đến người khác. Mỗi nền văn hoá có lịch sử kỷ niệm ngày Nói Dối khác nhau nhưng thường vào ngày đầu tiên của mùa Xuân.

Người ta cho rằng, quê hương của cá tháng tư là ở nước Pháp. Ngày cá tháng tư được "khai sinh" từ thế kỷ 16. Theo cách giải thích này, vào thời kỳ đó, năm mới ở Pháp được tổ chức từ ngày 25/3 đến 1/4. Đến năm 1562, công lịch mới được giáo hoàng Gregory đưa ra với ngày đầu tiên của năm mới là 1/1 và 2 năm sau công lịch này được hoàng đế Henry IX thông qua. Tuy nhiên, có một số người không biết lịch mới mà vẫn tiếp tục tổ chức đón mừng tất niên vào ngày 1/4. Những người này bị bạn bè trêu đùa bằng cách gửi những món quà nghịch ngợm, nói dối họ và thuyết phục họ tin vào những chuyện đó. Những người bị lừa trở thành "April fool" (Kẻ ngốc tháng 4 - Cá tháng tư). Ở Việt Nam, khoảng hơn 10 năm trở lại đây, ngày cá tháng tư đã được chấp nhận và nhanh chóng trở thành cơ hội để mọi người cùng chia sẻ các bất ngờ thú vị.



Nói dối là hành vi cố tình cung cấp thông tin sai sự thật về vấn đề nào đó để người nói dối đạt được mục đích mà họ mong muốn - thường là không chính đáng. Người nói dối luôn tạo môi trường giống như thật, tạo mọi cử chỉ, hành động để đối tượng tin vào những gì họ đang nói. Còn với người bị nói dối thì họ thường để lộ những cảm xúc tiêu cực, không ít người nhận thấy mình bị đem ra làm trò đùa. Trong trường hợp họ bị nói dối mà không phát hiện ra thực tế phũ phàng, thì họ rất quan tâm đến hậu quả của sự nói dối sẽ xảy ra ra sao.

Vậy là khi người thông tin mong muốn người khác hiểu lệch lạc về một vấn đề, sự kiện, hoặc mong muốn đạt được điều gì đó (thường là quyền lợi vật chất, vị trí công tác, biện minh cho việc làm xấu cho của mình, cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh...) nhờ thông tin sai sự thật, bịa chuyện thì nói dối xuất hiện. Người nói dối nhiều lần, không quan tâm hoặc bất chấp hậu quả xấu có thể xảy ra cho nhiều người khác thì thường được gọi là trí trá. Xã hội, cộng đồng thường tỏ ý khinh ghét, xa lánh những người nói dối kiểu này.

Không ngờ, với phương Tây, người ta kỷ niệm cái ngày này và trêu nhau một chút cho vui còn với người Việt thì ngược lại. Chuyện đùa vui ở Tây Phương lại trở thành căn bệnh trầm kha của một số người Việt. Người Tây Phương họ thường rất thẳng thắn, đâu ra đó và họ không hề sợ mất lòng khi nói thẳng, nói thật. Người Việt thì bị cái vỏ bọc bên ngoài che chắn quá lớn để rồi khi ai nào đó nói thẳng, nói thật, góp ý với mình thì mình xừng cồ lên với sự góp ý đó. Từ cái chuyện không dám nói thẳng nói thật đâm sinh ra cái tật xấu nữa là nói xấu nhau.

Người ta vẫn thường đùa với nhau:

Thật thà thẳng thắn thường thua thiệt,

Lọc lừa lươn lẹo lại lên lương.

Đùa nhưng mà đúng đấy ! Thử hỏi trong xã hội hiện nay những người sống thẳng, sống thật xem hậu quả sẽ như thế nào ? Còn với những người lọc lừa lươn lẹo ấy thì ngày lại ngày cứ thăng quan tiến chức !

Với lối sống ích kỷ và giả tạo để rồi người ta không còn ngần ngại hứa lèo, hứa lần, hứa hồi và nói dối trở thành thói quen trong cuộc sống.

Lớn nói dối theo lớn, nhỏ nói dối theo nhỏ. Không biết có quá đáng chăng bây giờ đi tìm người nói thật khó quá ! Vì lẽ nói thật, nói thẳng thường hay bị ganh ghét, đố kỵ. "Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng" ! Vì sợ mất lòng nên nhiều người đã sợ làm mất lòng người khác nên đành né đi bằng cách nói dối để làm hài lòng đối phương. Mà cũng khổ, biết nói dối là điều xấu, là điều không ai thích nhưng dần dần chuyện nói dối xảy ra quá nhiều trong xã hội nên nói dối đâm ra là "chuyện thường ngày ở huyện".

Cách đây không lâu, có việc xuống Cần Thơ. Dân "Hai Lúa" lâu lâu mới có dịp ngồi trên xe "tốc hành", "Hai Lúa" vào bến xe Miền Tây, hỏi và mua được chiếc vé đi Cần Thơ của hãng xe KL. Nhân viên bán vé bảo 16 giờ 00 xe xuất bến nhưng chờ mãi đến 17 g 15 xe chưa xuất bến. Thế là đành mất 80.000 cho vé xe KL để chuyển qua xe ML vì có khách đi xe ML bỏ chỗ ! Lần sau có cho thêm tiền chẳng bao giờ tôi đi xe KL nữa.

Đi xe khách bị trễ thì còn thông cảm được, đàng này đi máy bay mà cứ bị trễ hoài. Báo chí vẫn nói lên tiếng nói của người dân về hãng X trễ hẹn. Mới đây thôi, chuyến bay từ Vinh vào Sài Gòn bị trễ mà đến phút chót hành khách mới được thông báo, hơn 20 đứa trẻ lây lất trong sân bay để chờ chuyến bay "đến hẹn lại trễ" của hãng hàng không X. Trễ hẹn hoài nên đâm ra chuyện hứa lèo, chuyện nói dối của hãng hàng không ấy cũng chẳng còn lạ gì với hành khách.



Nói chi xa, đơn giản nhất là việc thi công đường sá, đoạn đường từ Bình Khánh về Cần Giờ đã chậm với dự định thời gian không đến mức tưởng tượng nữa. Hết hẹn ngày này đến hẹn ngày khác, hết hẹn năm này đến hẹn năm khác. Mới nghe thông tin là nhà thầu phải thuê 7 công ty để đẩy nhanh tiến độ thi công đến cuối năm 2009 hoàn tất công trình. Nghe thì nghe vậy chứ khi nào nó hoàn thành mới biết được chứ cũng đã biết bao nhiêu năm nay người dân nghe con đường Rừng Sác ấy hoàn thành năm 2006, rồi đợi đến 2007. Nay đến 2009 mà cỏ ở bên mặt đường thi công cao hơn cả đầu người. Cỏ cao hơn cả đầu người thì thử hỏi đến bao giờ mới hoàn thành được vậy mà người ta lại hứa đến cuối 2009. Hãy đợi đấy !

Những đoạn đường đang vướng mắc lô-cốt được mấy con đường hoàn thành đúng tiến độ ...

Còn biết bao nhiêu và biết bao nhiêu chuyện nói dối xảy ra trong cuộc đời, trong xã hội.

Lúc đầu, người ta con tin tưởng vào lời hứa nhưng dần dần người ta có một cái kinh nghiệm là chẳng bao giờ lời hứa ấy được thực hiện. Tất cả những lời hứa ấy đều chờ đợi một câu: Hãy đợi đấy ! Người dân đợi hoài, đợi mãi riết rồi cũng thành thói quen. Kêu chi cho mệt, gào chi cho khổ ! Thôi thì cứ nhắm mắt chờ. Ngày nào nó xong thì biết nó xong chứ chờ đợi chi vào "lời nói dối như cuội" ấy !

Nhiều và nhiều việc khác chắc không cần nói ra thì ai ai cũng biết cả. "Thượng bất chính - hạ tất loạn" là hậu qủa bình thường của những người có trách nhiệm mà hứa lèo, hứa cụi. Người cầm quyền, người có trách nhiệm mà nói dối thì ở dưới làm sao không nói dối được.

Thẳng thắn - thật thà thường vẫn thường thua thiệt so với người nói dối, người lươn lẹo. Thật thà - dối trá vẫn là hai mặt của đồng tiền, hai mặt của vấn đề mãi mãi tồn tại trong xã hội. Thật thà - dối trá vẫn luôn là lựa chọn dành cho con người. Chớ gì thấy được hậu quả của lối sống dối trá, của những người nói dối đã gây biết bao nhiêu thiệt hại cho anh chị em đồng loại để ngày mỗi ngày con người sống thật với nhau hơn, sống chân thành với nhau hơn.
                                                                                                                                                                                                                                          [vietbao.vn]


Thứ Ba, 29 tháng 3, 2011

>> Phương Tây đánh Libya để...quảng cáo máy bay?



[BDV news] Dù Ấn Độ không hoan nghênh các hoạt động quân sự chống Libya, song quân đội nước này đang chăm chú theo dõi kết quả sử dụng các loại vũ khí hiện đại trong cuộc xung đột này.

Một quan chức Không quân Ấn Độ cao cấp tuyên bố rằng, việc theo dõi các quá trình này “là công việc của chúng tôi. Đó là cái gọi là toàn cầu hóa”.

Ông cũng nhận xét rằng: “Nhiều loại vũ khí đang sử dụng ở Libya là những loại mà chúng tôi đang đánh giá khi mua sắm vũ khí”.





Chiến tranh Libya là dịp may hiếm có quảng cáo cho loại máy bay khó bán Rafale. Ảnh minh họa.

Tham gia chiến dịch quân sự chống Libya có bốn trong 6 loại máy bay tham gia cuộc thầu MMRCA mua 126 tiêm kích đa năng của Ấn Độ. Đó là F-16 và F/A-18 Super Hornet của Mỹ, Rafale của Pháp và Eurofighter Typhoon của châu Âu. Loại máy bay tham chiến đầu tiên trong bốn loại máy bay này là Rafale.
Thực chất, Libya trở thành trường thử để thi thố khả năng tấn công mục tiêu mặt đất của các máy bay này.

Hiện Ấn Độ chuẩn bị ký hợp đồng mua 126 máy bay chiến đấu tầm trung. Giá trị hợp đồng này khoảng 10,4 tỷ USD.

Ngoài ra, trong thời gian tới, Bộ Quốc phòng Ấn Độ có kế hoạch mua 10 máy bay vận tải Boeing C-17 Globemaster III, 15 trực thăng vận tải, 22 trực thăng tấn công và 197 trực thăng đa năng hạng nhẹ.

Trong 4 năm qua, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã ký các hợp đồng trị giá 24,66 tỷ USD. Từ năm 2007 đến nay, Ấn Độ đã chi cho Không quân khoảng 17,46 tỷ USD, Hải quân – 6,16 tỷ USD, Lục quân – 420 triệu USD, Lực lượng bảo vệ bờ biển – 616 triệu USD.

Theo CII và KPMG đến năm 2030, tổng chi phí dành cho mua sắm vũ khí của Ấn Độ sẽ đạt mức 150 tỷ USD.


Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2011

>> Tên lửa phòng không Libya có thể bị tuồn ra nước ngoài



[BDV news] Những tên lửa phòng không vác vai nằm trong tay quân đội chính phủ và lực lượng nổi dậy tại Libya có khả năng sẽ rơi vào tay các tổ chức khủng bố khi tình hình chiến sự tại quốc gia bắc Phi này tiếp tục căng thẳng.

“Một trong những hậu quả của chiến dịch quân sự chống lại chính phủ của ông Gaddafi chính là khả năng các tổ chức khủng bố sẽ mua được các loại tên lửa phòng không vác vai của quân chính phủ và quân nổi dậy Libya trên chợ đen”, ông Igor Korotchenko - giám đốc Trung tâm phân tích thị trường vũ khí thế giới nói.




Tên lửa SA-14 Gremlin và SA-16 Gimlet có thể sẽ tới tay quân khủng bố.

Theo các chuyên gia, Libya hiện có 600-1.500 tên lửa vác vai SA-14 Gremlin và SA-16 Gimlet có xuất xứ từ thời Xô Viết.

Ông Gaddafi đã ra lệnh phát vũ khí (bao gồm cả tên lửa vác vai) cho nhưng người ủng hộ nhằm tăng cường khả năng phòng không trên bộ. Theo ông Korotchenko, quân nổi dậy tại Libya đã thu được tới 50 bộ tên lửa vác vai từ các kho chứa vũ khí.

Tình hình tại biên giới Libya đang nhanh chóng trở nên hỗn loạn. Điều này làm gia tăng khả năng tên lửa vác vai bị đưa tới các quốc gia láng riềng và bán cho các tổ chức khủng bố tại Trung Đông.

“Những vũ khí này sau đó sẽ được sử dụng để tấn công khủng bố nhằm vào các máy bay Israel và phương Tây”, ông Korotchenko nói.

Các loại tên lửa vác vai có kích thước nhỏ nên dễ dàng di chuyển. Tổ chức buôn lậu vũ khí có thể tuồn tên lửa vác vai vào Mỹ bằng các tàu chở hàng và bán cho các thành phần khủng bố ở Bắc Mỹ.

“Những tổ chức đặc biệt trên thế giới cần tiến hành hợp tác để ngăn chặn mối đe dọa này”, ông Korotchenko nói thêm.


Thứ Năm, 24 tháng 3, 2011

>> Nga: Nhìn nhận về lực lượng vũ trang Trung Quốc (P.1)


[ Vitinfo news] Alexander Khramchikhin A, Phó Giám đốc Viện Phân tích Chính trị và quân sự Nga, là tác giả của hàng trăm bài báo về chính sách đối ngoại và về các vấn đề quốc phòng. Bài báo dưới đây của Alexander Khramchikhin nói về lực lượng vũ trang Trung Quốc từ các nguồn tin của phương Tây.







>> Nga: Nhìn nhận về lực lượng vũ trang Trung Quốc (P.2)

Phần I: Tổng quan

Việc nghiên cứu và tìm hiểu về Quân đội giải phóng nhân dân Trung quốc (QĐGPNDTQ - tên gọi chính thức của lực lượng vũ trang Trung Quốc) rất khó khăn vì mọi thông tin về tổ chức này bị “đóng kín” hơn nhiều so với các lĩnh vực kinh tế và xã hội của một đất nước khá khép kín. Chỉ có các thông tin công khai về các cơ quan lãnh đạo cao nhất và cấu trúc chung của QĐGPNDTQ (các quân, binh chủng và các quân khu theo lãnh thổ). Vì thế, nguồn các thông tin chi tiết về QĐGPNDTQ chủ yếu có được từ các nguồn tin tình báo của phương Tây.

Ủy ban Quân sự Trung ương UBQSTƯ (có quyền hạn xây dựng các bộ luật trong lĩnh vực quân sự) thực hiện việc lãnh đạo QĐGPNDTQ. Về hình thức UBQSTƯ độc lập với Đảng và trực thuộc Hội nghị đại biểu nhân dân Trung quốc (Quốc hội). Tuy nhiên, UBQSTƯ và Quân ủy trung ương của Đảng cộng sản Trung quốc (ĐCSTQ) theo thông lệ thường do cùng một người lãnh đạo. Thành phần của các cơ quan này theo Hiến pháp năm 1982 cũng hoàn toàn giống nhau. Chức vụ Chủ tịch UBQSTƯ trên thực tế được coi là chức vụ quan trọng nhất ở Trung Quốc. Chỉ sau khi nắm giữ được chức vụ này mới có thể được coi là nhà lãnh đạo thật sự của đất nước. Trong thành phần Ban chấp hành trung ương ĐCSTQ lực lượng cán bộ trung cao cấp quân đội chiếm trên 20%. QĐGPNDTQ, đặt dưới lãnh đạo của ĐCSTQ, không chỉ để bảo vệ đất nước khỏi kẻ thù bên ngoài, mà còn để giải quyết các vấn đề nội bộ của Trung quốc.

UBQSTƯ lãnh đạo bốn quân chủng (lực lượng hạt nhân chiến lược, lục quân, không quân, hải quân) và bảy quân khu (Bộ chỉ huy các quân khu đặt ở Bắc Kinh, Thẩm Dương, Tế Nam, Nam Kinh , Lan Châu, Quảng Châu và Thành Đô), thông qua Bộ Tổng tham mưu và ba Tổng cục (chính trị, hậu cần, trang bị). Riêng lực lượng hạt nhân chiến lược do UBQSTƯ trực tiếp lãnh đạo. Việc di chuyển lực lượng giữa các quân khu và di chuyển lực lượng trên một tiểu đoàn phải được UBQSTƯ cho phép.

Bộ quốc phòng nằm trong thành phần của Hội đồng Nhà nước (chính phủ), thực hiện việc lãnh đạo hàng ngày lực lượng vũ trang. Tổng cục chính trị lãnh đạo công tác đảng và tuyên truyền giáo dục trong quân đội. Tổ chức đảng có ở tất cả các đơn vị QĐGPNDTQ. Không có chữ ký của chính trị viên thì không một mệnh lệnh nào, kể cả mệnh lệnh chiến đấu, là có hiệu lực.

Quân đội Trung Quốc được tổ chức theo luật nghĩa vụ quân sự. Tuổi nhập ngũ là 18 tuổi. Thời hạn nghĩa vụ quân sự là 2 năm. Do quá dư thừa nguồn gọi nhập ngũ nên việc tuyển quân mang tính chọn lọc. Quân đội có điều kiện tuyển chọn những thanh niên tốt nhất vào quân đội. Trong quân đội Trung quốc cũng có một bộ phận quân nhân làm việc theo hợp đồng, thời gian từ 3 đến 30 năm. Về số lượng, lực lượng vũ trang Trung quốc đã giảm dần từ 4.238.000 người vào năm 1985 xuống còn 2.300.000 người vào năm 2006. Đàn ông từ 18 đến 35 tuổi, không được gọi nhập ngũ, sẽ tham gia lực lượng dự bị trong hệ thống dân quân tự vệ. Lực lượng dự bị hiện nay có số lượng là 36,5 triệu người.

Cảnh sát vũ trang nhân dân Trung quốc, được thành lập tháng 6 năm 1982, là lực lượng thực hiện các nhiệm vụ nội bộ của Trung quốc (bảo vệ biên giới, bảo vệ các cơ quan nhà nước, các cơ sở kinh tế, nhà tù, đảm bảo ổn định nội bộ..v..v..). Cảnh sát vũ trang nhân dân có 1,5 triệu người. Một số đơn vị quân đội được chuyển sang lực lượng này, bao gồm cả một số sư đoàn bộ binh. Sự phân chia chức năng nhiệm vụ giữa quân đội, cảnh sát vũ trang nhân dân và lực lượng dân quân tự vệ hình thành trên cơ sở quan điểm xây dựng “hệ thống tam đồng lực lượng vũ trang” từ năm 1983, một phần của học thuyết quân sự Trung Quốc.

Trung Quốc đang nhanh chóng tăng chi phí quân sự nhằm nâng cao khả năng chiến đấu của quân đội Trung Quốc trong điều kiện chiến tranh công nghệ cao. Tốc độ tăng chi phí quân sự là 1,5-2 lần cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng GDP 14-18% hàng năm của Trung quốc. Nếu năm 2001 chi phí quân sự là 17,4 tỷ đô la, thì năm 2009 chi phí quân sự của Trung quốc đã đạt tới con số 70,2 tỷ đô la. Không những thế, tất cả các nhà nghiên cứu nước ngoài đều cho rằng con số chính thức về chi phí quân sự của Trung quốc đã bị hạ thấp so với thực tế từ 1,5 đến 3 lần, bởi vì trong số liệu chính thức không hề tính đến các chi phí nhập khẩu vũ khí, doanh thu xuất khẩu vũ khí, chi phí cho vũ khí hạt nhân và lực lượng hạt nhân chiến lược, chi phí cho Cảnh sát vũ trang nhân dân, đầu tư cho nghiên cứu và công nghiệp quốc phòng.

Trong giai đoạn đầu của cuộc cải cách lực lượng vũ trang, Quân đội Trung quốc đã được quyền hoạt động kinh doanh thương mại, một việc chưa từng có trong thế giới hiện đại. Kinh doanh thương mại của Quân đội Trung quốc bao gồm 72 ngành nghề, trong số đó có cả các câu lạc bộ ban đêm, kinh doanh bất động sản, các xí nghiệp khai thác mỏ. Theo đánh giá của phương Tây, Quân đội Trung Quốc sở hữu 15.000 doanh nghiệp với thu nhập hàng năm là 18 tỷ USD. Hoạt động kinh doanh thương mại của Quân đội trên thực tế đã không được các cơ quan của nhà nước kiểm soát, vì vậy ở đây có thể dễ dàng thực hiện kinh doanh bất hợp pháp, như buôn lậu chẳng hạn. Tham nhũng ngày càng lan rộng, vì vậy năm 1998 các hoạt động kinh doanh thương mại trong quân đội Trung Quốc đã bị cấm.

Các mặt mạnh của Quân đội Trung quốc: có nguồn bổ sung không giới hạn về con người, có lực lượng hạt nhân chiến lược và vũ khí hủy diệt hàng loạt, có tên lửa đạn đạo, có lãnh thổ rộng lớn tạo nên lợi thế chiều sâu chiến lược, sẵn sàng chịu tổn thất cao. Quân đội Trung quốc đứng đầu thế giới về quân số (2,3 triệu người, nguồn lực có thể huy động - 208,1 triệu người), thứ ba thế giới (sau Nga và Mỹ) về số lượng xe tăng (7,6 nghìn), thứ hai thế giới (sau Mỹ) về số lượng máy bay chiến đấu (khoảng 4000), và đứng đầu thế giới về tổng số tàu ngầm hạt nhân đa chức năng và tàu ngầm diesel.

Mặt yếu của Quân đội Trung Quốc là sự lạc hậu về trang bị: phần lớn vũ khí (trên 70% xe tăng, trên 80% máy bay chiến đấu) là vũ khí của Liên Xô cũ, không đáp ứng các yêu cầu hiện nay. Có thể thấy thêm các mặt yếu khác của Quân đội Trung Quốc là đảm bảo hậu cần kém; các hệ thống thông tin, chỉ huy, trinh sát, tác chiến điện tử chưa phát triển. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây Trung Quốc đang nhanh chóng nâng cao chất lượng lực lượng vũ trang của mình bằng cách mua các loại vũ khí hiện đại nhất của Nga. Trung quốc cũng tiến hành tự sản xuất các loại vũ khí, kết hợp công nghệ của Nga và phương Tây (như xe tăng Type-96, máy bay chiến đấu J-10). Ngoài ra, Trung Quốc còn mua các công nghệ quân sự mới nhất (của Nga và phương Tây) thông qua mọi con đường công khai lẫn không công khai. Một số nhà bình luận cho rằng ngay từ năm 2002 Trung Quốc đã có bước đột phá về công nghệ, trong nhiều lĩnh vực đã vượt cả Nga.

Các quân, binh chủng của Quân đội Trung Quốc, quan điểm của lãnh đạo Trung quốc và quân đội Trung quốc về tình hình thế giới, các kế hoạch chiến lược và chính sách bành trướng… sẽ được trình bày cụ thể trong các bài tiếp theo.





Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang