Phương Tây không quan tâm lắm đến việc chế tạo loại vũ khí mới này và cho rằng việc chế tạo là không cần thiết vì họ nghĩ rằng tàu ngầm Nga gây tiếng ồn rất lớn và không thể tiến gần đến tàu địch được. >> 'Gió giật', siêu vũ khí dưới nước của Liên Xô (kỳ 1) Thế nhưng chính Shkval đã giải quyết điểm yếu này khi có thể tấn công tàu địch từ khoảng cách rất xa. Shkval hoàn toàn là loại tên lửa – ngư lôi sát thủ. VA-111 không có đầu dẫn chủ động và cũng không có thiết bị tự dẫn. Không có loại tín hiệu radio nào thoát ra khỏi túi bọt khí bao bọc quanh nó. Ngư lôi tự động di chuyển theo tuyến đường đã được lập trình trên máy tính của đầu đạn, đi theo tọa độ đã định không thay đổi và không bị ảnh hưởng bởi nhiễu điện từ trường. Báo chí cho rằng: trong lĩnh vực này, người Mỹ đã chậm chân rất xa, nhưng thực tế không hẳn như vậy, các nhà khoa học Mỹ đã đạt được tốc độ dưới nước lên tới 1.549m/giây, vượt tốc độ âm thanh dưới nước. Nhưng từ thí nghiệm đến thực tế chế tạo còn rất xa, vì thế, hoạt động tình báo công nghiệp quốc phòng đã hoạt động hết sức sôi động. Trên Internet, người ta có thể tìm thấy rất nhiều các tài liệu về Shkval, nhưng có những chi tiết kỹ thuật chưa hề được công bố, và sẽ vô cùng khó khăn tạo ra được một sản phẩm tương đương. Các nhà khoa học quân sự cũng đã thông báo khá nhiều về những tiến bộ của Shkval, ví dụ như khoảng 4 năm trước tạp chí Military Parade công bố về một loại siêu ngư lôi có thể "nhảy" lên khỏi mặt nước và tấn công tàu từ phía trên. Cùng thời gian đó, ITAR-TASS thông báo Hải quân Nga sẽ thử nghiệm loại tên lửa – ngư lôi VA-111 nâng cấp. Dù sao đi nữa, thì VA-111 vẫn chưa hề có một loại vũ khí tương đương. Đầu đạn lửa dưới đáy nước Điểm đặc biệt của siêu tên lửa, đó là tốc độ. Tốc độ của Shkval và các ngư lôi thông thường khác nhau tương tự như xe đua công thức 1 và xe Ford-T. Tốc độ tối đa của nó rất lớn, thông thường ngư lôi có tốc độ khoảng 60 -70 hải lý/giờ, nhưng Shkval có tốc độ đến 200 hải lý (370km/giờ) đạt kỷ lục tuyệt đối trong nước biển. Để đạt được và duy trì một tốc độ lớn như vậy cần phải có một lực đẩy rất lớn, lực đẩy này không thể sử dụng được bằng động cơ thông thường với chân vịt, do đó, tên lửa – ngư lôi được sử dụng độ cơ tăng tốc phản lực, với lực đẩy lên đến hàng chục tấn, nó sẽ đẩy ngư lôi sau khi phóng khoảng 4 giây, và sẽ tách ra khỏi ngư lôi. Sau đó, động cơ hành trình của ngư lôi, cũng là động cơ phản lực sử dụng nhiên liệu rắn bao gồm nhôm, magiê, liti, hoạt động cháy nhờ phản ứng hóa học với nước biển. Sơ lược cấu tạo VA - 111. Động cơ tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn. Dụng cụ đo lường quán tính. Tự động lái. Mũi tên lửa ngư lôi được bịt kim loại hình chóp elip. Các bộ phận chính: - Họng xả động cơ hành trình - Họng xả động cơ phóng gia tốc - Buồng đốt (động cơ) thuốc phóng rắn - Động cơ hành trình thuỷ phản lực - Đầu nổ - Bộ lái hướng bằng cách nghiêng đĩa tạo khoang có ống thu nước cho động cơ hành trình thuỷ phản lực - Lỗ phun khí tạo khoang - Máy tạo khí - Cổng nhập tham số điều khiển định trước - Nhưng ngay cả động cơ phản lực cũng không thể tạo được vận tốc lớn như vậy, điều thú vị của Shkval là ở hiệu ứng siêu khoang bọt. Ngư lôi hoàn toàn không bơi, mà bay trong đám bọt khí mà tên lửa ngư lôi tự tạo ra. Siêu khoang hoạt động thế nào? Phần đầu của tên lửa – ngư lôi được đặt một thiết bị đặc biệt, máy tạo khoang bọt khí. Đó là một miếng kim loại dày hình elip được mài sắc cạnh. Thiết bị tạo bọt có góc nghiêng với trục của ngư lôi, trên mặt cắt ngang có hình tròn, để tạo góc nâng cho tên lửa - ngư lôi. Phía đuôi lực nâng được tạo ra bởi cánh đuôi. Khi đạt tốc độ đến 80m/giây ở sát cạnh của tấm tạo bọt, khí đạt cường độ cao đến mức tạo thành bọt khí khổng lồ bao trùm toàn bộ ngư lôi, do đó lực cản thủy năng giảm xuống rõ rệt. Nhưng trên thực tế, một thiết bị tạo bọt không đủ, do đó trên đầu của tên lửa – ngư lôi có những lỗ-ống dẫn khí tạo bọt, bọt khí được tạo ra bởi một máy nguồn tăng khí ga. Điều đó cho phép tăng khối bọt khí và và quả bong bóng bao chùm toàn bộ thân của tên lửa – ngư lôi. Từ mũi đến động cơ phản lực đuôi tên lửa. Điểm yếu của tên lửa ngư lôi siêu khoang Tên lửa – ngư lôi được lập trình trước thời điểm phóng, thông số của tọa độ mục tiêu được nạp vào máy tính đầu đạn (đương nhiên đã tính cả tọa độ di chuyển của mục tiêu). Do đó, nó không có mối liên lạc 2 chiều, tín hiệu radio dưới nước không xuyên qua được bong bóng siêu khoang. Shkval không thể quay được, hệ thống ổn định tên lửa buộc nó phải đi theo đường thẳng, sự thay đổi độ lệch sẽ được điều khiển bằng bánh lái, gần chạm nhẹ vào bọt khí, nếu có thay đổi hơn thì ngư lôi sẽ lệch hướng và phá hỏng bọt khí. Tên lửa không thể ngụy trang được, nó được phóng ra với tốc độ rất cao và tạo ra tiếng rít rất mạnh, bọt khí nổi lên trên mặt nước tạo thành đường bọt rất rõ, chuyển động với vận tốc cực nhanh. Sát thủ tàu sân bay và tàu tuần dương Người Mỹ gọi Shkval là sát thủ tàu sân bay và tàu tuần dương. Và đó cũng là nhiệm vụ chủ yếu của tên lửa – ngư lôi Shkval VA-111. Nó có thể diệt 1 tàu sân bay hoặc một cụm tàu sân bay nếu như được lắp đầu đạn hạt nhân. Thoát khỏi hoặc tự vệ chống lại Shkval hoàn toàn không thể, trong vòng 100 giây tên lửa - ngư lôi lao tới mục tiêu. Không có một tàu tuần dương hoặc một tàu ngầm nào có khả năng quay vòng hoặc né tránh, giảm tốc độ hay khởi động ngư lôi đánh chặn, trong trường hợp có độ lệch thì sai số của ngư lôi là 15-20 m, nhưng với đương lượng thuốc nổ mạnh 210 kg có trong đầu đạn, đặc biệt khi bị tấn công bằng 2 đầu đạn song song, số phận chiến hạm mục tiêu được coi là kết thúc. " Gió giật-E/ Shkval -Э" là biến thể xuất khẩu với đầu đạn nổ mảnh, thuốc nổ TNT. Biển thể nâng cấp của "Gió giật/ Shkval" là "Gió giật-15/Shkval-15" và "Gió giật-15B/ Shkval -15Б". Chưa có thông số chính xác về tính năng kỹ chiến thuật. Nhưng có thể nói, từ những giải pháp kỹ thuật cực kỳ đơn giản và tin cậy, từ những năm 1960, Shkval đã có một tốc độ và khả năng tác chiến đáng sợ, với khả năng nâng cấp và cải tiến vô cùng, siêu ngư lôi có thể có được những tính năng thế nào, mong các bạn tưởng tượng. Tính năng kỹ chiến thuật của Shkval: - Trọng lượng : 2.700kg. - Đường kính : 533,4mm. - Dài : 8200mm. - Tầm bắn : 7-12km (có tài liệu nói tầm bắn tối đa 10km). - Tốc độ : 90-100m/s. - Góc ngoặt sau loạt phóng: ± 20o. - Độ sâu hải trình : 6m. - Loại đầu đạn : Nổ phá (Thuốc nổ TNT) - Trọng lượng chất nổ : 210kg. - Mang đầu đạn hạt nhân: Đương lượng nổ 15-18KT (Mẫu sản xuất 1978). - Các tàu được trang bị : chiến hạm, tàu ngầm. - Độ sâu trong nước có thể phóng : 30m. [BDV news] |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tuần dương hạm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tuần dương hạm. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Hai, 4 tháng 7, 2011
>> 'Gió giật', siêu vũ khí dưới nước của Liên Xô (kỳ 2)
Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011
>> Tuần dương hạm Pháp cập cảng Hải Phòng
Chiến hạm Le Vendémiaire hôm qua tới Hải Phòng, bắt đầu chuyến thăm kéo dài 5 ngày từ 25 đến 30/4. Khi nhổ neo tàu sẽ mang theo một thuỷ thủ Việt Nam tham gia thực tập trên chiến hạm này.
Đây là lần thứ ba tàu Le Vendémiaire đến thăm Việt Nam và lần thứ hai tới Hải Phòng kể từ lần đầu tiên năm 2001. Năm 2005 tàu này từng ghé thăm cảng miền trung Đà Nẵng. Ngoài ra các chiến hạm Pháp cũng liên tiếp có những chuyến thăm Việt Nam trong 3 năm gần đây. Tuần dương hạm Le Vendémiaire tại cảng Hải Phòng. Ảnh: Đình Nguyễn Thuyền trưởng Le Vendémiaire là Stanislas de Chargeres cho biết, khi tàu nhổ neo rời Hải Phòng sẽ có một thủy thủ của Việt Nam đi theo tham gia chương trình thực tập trên hải trình từ Hải Phòng tới Sihanoukville (Campuchia). Theo ông, cùng với các chuyến thăm của tàu chiến Pháp, việc một thuỷ thủ Việt Nam thực tập trên tàu Le Vendémiare cho thấy những tiến triển lớn trong quan hệ hợp tác giữa hải quân hai nước. Trong 5 ngày thăm Hải Phòng, chỉ huy và thuỷ thủ tàu Le Vendémiaire đến chào xã giao lãnh đạo thành phố Hải Phòng, Bộ tư lệnh Hải quân, Bộ tư lệnh quân khu III. Thuỷ thủ trên tuần dương hạm cũng thi đấu giao hữu bóng chuyền với thủy thủ quân đội nhân dân Việt Nam. Đại diện quân đội Việt Nam và sinh viên Đại học Hàng hải Hải Phòng cũng sẽ lên thăm tàu Pháp. Tháp pháo 100 mm tại phần mũi tuần dương hạm Le Vendémiaire. Trung tá Stanislas de Chargeres, thuyền trưởng tàu Le Vendémiaire. Nội thất ấm cúng trong phòng khách trên tàu. Trực thăng trên bãi đáp phía sau tuần dương hạm. Hệ thống radar dẫn đường và xác định mục tiêu. Một nữ thuỷ thủ đứng gác bên chiếc trực thăng trên tàu. Tuần dương hạm Le Vendémiaire neo lại Hải Phòng trong 5 ngày. Tuần dương hạm Le Vendémiaire nằm trong lô gồm 5 chiếc tương tự của hải quân Pháp được đóng năm 1993, có chức năng đảm bảo chủ quyền của nước này trên các vùng biển khác nhau. Tàu có chiều dài 93 mét, rộng 14 mét và độ mớn nước là 4,5 mét, với thủy thủ đoàn gồm 93 người. Trên tàu trang bị một máy bay trực thăng, một tháp pháo 100 mm, hai tên lửa hạm đối hạm, hai súng máy F2 20 mm và 4 súng máy 12,7 mm. Le Vendémiaire đóng căn cứ tại New Caledonia (Tân Đảo), cho thấy Pháp là nước châu Âu duy nhất có vùng lãnh thổ và lực lượng hải quân thường trực tại vùng Thái Bình Dương.
[Vnexpress news]
|
Nhãn:
Châu Âu,
Chiến hạm Le Vendémiaire,
Chiến hạm Pháp,
Đà Nẵng,
Đại học Hàng hải Hải Phòng,
Quân khu III,
Thái Bình Dương,
Tuần dương hạm,
việt nam
Thứ Năm, 14 tháng 4, 2011
>> Đằng sau chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc
[Vnexpress news] Sau nhiều đồn đoán, Tân Hoa xã vừa chính thức công bố hình ảnh về chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đang được hoàn thiện, dựa trên phần khung sườn mua từ Ukraine.
Trung Quốc chuẩn bị đưa vào hoạt động tàu sân bay đầu tiên. Ảnh: Xinhua Xuất xứ tàu sân bay Trung Quốc Nguyên bản chiếc tàu sân bay Trung Quốc đang hoàn thiện mang tên Varyag được Liên Xô khởi công đóng tại Ukraine từ năm 1985. Khi hoàn thành được khoảng 70% khối lượng công việc với phần khung sườn nhưng chưa lắp đặt động cơ và hệ thống điện tử, thì Liên Xô sụp đổ và quyền sở hữu Varyag được chuyển giao cho Ukraine. Tuy nhiên chủ mới cũng không đủ ngân sách để hoàn thiện nốt Varyag khiến việc đóng tàu bị ngừng lại hoàn toàn từ năm 1992 và bộ khung sườn khổng lồ phải nằm “đắp chiếu” tại cảng bên bờ Biển Đen. Năm 1998, Ukraine quyết định thanh lý khối sắt này bằng cách đem bán đấu giá và một khách hàng từ Trung Quốc đã giành quyền mua. Bộ trưởng Thương mại Ukraine Roman Shpek khi đó công bố người chiến thắng trong cuộc đấu giá là một công ty du lịch tại Hong Kong và họ có ý định kéo Varyag về Macau để biến nó thành một khách sạn nổi kiêm sòng bạc. Phải mất một thời gian dài đầy khó khăn, tàu Varyag chỉ có phần vỏ mà không có động cơ mới được kéo về đến cảng Đại Liên ở đông bắc Trung Quốc năm 2002 để chuẩn bị cho việc hoán chuyển chức năng sử dụng. Sau khi về Đại Liên, khách hàng Trung Quốc vẫn cho biết khung sườn của Varyag sẽ được chuyển thành một khách sạn nổi. Nhưng sau đó vài năm con tàu này tiếp tục nằm tại cảng mà không có động tĩnh gì. Đây được coi là khoảng thời gian quân đội Trung Quốc tiến hành kiểm tra thực trạng và đi đến quyết định sẽ hoàn thiện nó như thiết kế ban đầu để trở thành một khí tài quân sự. Tới đầu tháng 6/2005, phỏng đoán Trung Quốc sẽ hoàn thiện tàu sân bay Varyag càng được khẳng định hơn khi nó được đưa lên xưởng sửa chữa tàu trên cạn, với phần vỏ được sơn cạo lại và những dàn giáo mọc lên xung quanh. Tạp chí quân sự Mỹ Jane’s Fighting Ships cho rằng Varyag đã được đổi tên thành Shi Lang, một đô đốc thời Minh - Thanh từng chỉ huy đánh chiếm đảo Đài Loan năm 1681. Các hãng truyền thông trong khu vực như Asahi Shimbun của Nhật cuối năm 2008 cũng đưa tin chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc hoàn thiện từ khung tàu Varyag của Ukraine sắp hoàn thành. Tới tuần trước, Tân Hoa xã lần đầu tiên công bố một loạt hình ảnh về tàu sân bay này từ cảng Đại Liên với dáng vẻ gần như đã sẵn sàng cho việc ra khơi. Global Security dẫn một báo cáo tình báo hải quân Mỹ tháng 8/2009 dự đoán tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc có thể bắt đầu hoạt động từ cuối năm 2010 đến 2012. Trong khi một số nguồn tin cho rằng Trung Quốc sẽ thử nghiệm Shi Lang vào ngày 23/4 tới, nhân kỷ niệm 62 năm ngày thành lập quân giải phóng Trung Quốc hoặc ngày 1/7, đúng dịp kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tàu sân bay Varyag trên đường được kéo về Trung Quốc. Ảnh: US Navy Tàu sân bay lai tuần dương hạm Tàu Varyag được Liên Xô thiết kế khác với quan niệm về tàu sân bay truyền thống của hải quân Mỹ, Anh hay Pháp. Người Nga gọi đây là tàu TAKR (viết tắt của cụm từ tyazholiy avianesushchiy kreyser, có nghĩa là tuần dương hạm hạng nặng mang máy bay). Nói cách khác đây là chiếc tàu sân bay lai tuần dương hạm. Các tàu sân bay hiện có của Mỹ có trọng tải trên 100.000 tấn chạy bằng năng lượng hạt nhân, trong khi tàu Varyaq của Nga có thiết kế 67.500 tấn và chạy bằng năng lượng thông thường. Ban đầu người Nga cũng có ý định cho Varyag chạy bằng năng lượng nguyên tử nhưng do vấn đề kinh phí quá lớn nên thiết kế gốc đã được điều chỉnh. Tàu sân bay Shi Lang hoàn thiện từ Varyag được đánh giá có khả năng chứa tối đa 50 chiếc máy bay phản lực và 18 trực thăng. Nhưng theo các chuyên gia, Trung Quốc sẽ không sử dụng đủ số chiến đấu cơ này trong giai đoạn đầu, vì nước này có thể chỉ sử dụng tàu phục vụ công tác huấn luyện với khoảng 8 chiếc phản lực cơ và 10 trực thăng trên boong. Hiện cũng chưa rõ Trung Quốc sẽ dùng những loại máy bay nào cho Shi Lang. Dòng máy bay hải quân chính của nước này có thể sử dụng trên tàu sân bay là J-11 tự sản xuất dựa trên công nghệ nước ngoài và những chiếc Su-27 mua từ Ukraine. Bên cạnh đó là những chiếc trực thăng hải quân như máy bay săn tàu ngầm Ka-28, máy bay cảnh báo sớm radar Ka-31 và máy bay vận tải Mi-8 đều do Nga chế tạo. Trong khi đó, một trong những khâu nội địa hoá phức tạp nhất của Shi Lang là bộ phận động cơ tàu. Trung Quốc chưa từng sản xuất động cơ turbine khí phục vụ cho tàu sân bay và cũng chưa thấy mua của nước ngoài loại động cơ này, do đó các chuyên gia Mỹ nhận định Shi Lang sẽ được lắp các động cơ diesel tàu biển thông thường. Những động cơ diesel nói trên có kích thước lớn hơn động cơ turbine khí và điều này có thể sẽ khiến Shi Lang chạy chậm hơn so với thiết kế ban đầu, dẫn đến chậm hơn nhiều so với tiêu chuẩn của tàu sân bay Mỹ. Vấn đề liên quan đến động cơ càng khẳng định cho phỏng đoán Trung Quốc sẽ sử dụng tàu sân bay đầu tiên cho mục đích huấn luyện hơn là tác chiến. Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc gần hoàn thiện. Ảnh: Xinhua Ý nghĩa chính trị hơn quân sự Trước Varyag, Trung Quốc từng mua 3 tàu sân bay thanh lý của nước ngoài. Trong số này có tàu HMAS Melbourne do một công ty tháo dỡ tàu mua từ Australia năm 1985 và được cải tạo thành một bảo tàng. Chiếc thứ hai là tàu sân bay Minsk của Nga mua lại từ một công ty “xẻ thịt” tàu của Hàn Quốc năm 1998 và được biến thành cơ sở giải trí tại Thâm Quyến. Chiếc thứ ba mang tên Kiev mua trực tiếp của Nga năm 2000 và cũng được biến thành một điểm thăm quan. Giới quan sát cho rằng những chiếc tàu sân bay thanh lý này đã được hải quân Trung Quốc nghiên cứu kỹ lưỡng, phục vụ cho việc hoàn thiện tàu Shi Lang cũng như lấy kinh nghiệm để tự đóng tàu sân bay nội địa sau này. Chiếc tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc đang được đóng ở Thượng Hải dự kiến hoàn thành năm 2015. Do đó Shi Lang sẽ là tàu sân bay đầu tiên trong hạm đội gồm 5 chiếc tương tự trong chiến lược của hải quân Trung Quốc trong thập kỷ tới. Hạ thuỷ Shi Lang sẽ giúp Trung Quốc trở thành quốc gia Đông Bắc Á đầu tiên triển khai tàu sân bay kể từ thời phát xít Nhật trong Thế chiến II. Tuy nhiên tại châu Á, trước đó đã có Thái Lan sở hữu tàu sân bay hạng nhỏ trọng tải 11.000 tấn Chakri Naruebet từ năm 1997. Hải quân Ấn Độ cũng đã sử dụng một tàu sân bay mang tên INS Viraat và đang có kế hoạch đưa vào khai thác chiếc thứ hai cuối năm 2011 và chiếc thứ ba năm 2015. Trong bối cảnh một số nước châu Á cạnh tranh về sức mạnh hải quân, động thái Trung Quốc công bố hình ảnh về tàu sân bay đầu tiên được cho là mang tính chính trị hơn là quân sự. Nguyên nhân vì từ nay cho đến khi có thể phục vụ một cách đầy đủ, chiếc tàu sân bay lai tuần dương hạm của Trung Quốc còn phải mất rất nhiều năm thử nghiệm hệ thống radar và hệ thống vũ khí trên tàu. Động thái công bố ảnh tàu sân bay cũng không khác nhiều so với sự kiện hồi tháng 1 vừa qua, khi Trung Quốc tung ra hình ảnh đầu tiên về chiếc máy bay ném bom tàng hình J-20 đang được hoàn thiện tại Tứ Xuyên, ngay trước thềm chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates. Còn phải mất nhiều năm thử nghiệm nữa dòng máy bay này mới được bổ sung vào không quân Trung Quốc. Bloomberg dẫn lời đô đốc chỉ huy quân Mỹ tại Thái Bình Dương Robert Willard đánh giá việc Trung Quốc hoàn thiện tàu sân bay có từ thời Liên Xô sẽ không gây ra mối đe doạ nào đối với Mỹ, nhưng sẽ khiến các nước trong khu vực nâng cao nhận thức về một biểu tượng mới trong sự mở rộng sức mạnh quân sự của Trung Quốc. |
Nhãn:
Đông Bắc Á,
Hải quân Mỹ,
Hải quân Trung Quốc,
liên xô,
Mỹ,
Shi Lang,
Tàu sân bay,
Tàu sân bay Varyag,
Tân Hoa xã,
Thái Bình Dương,
Tuần dương hạm,
Ukraine
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)