Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Su-30MKV

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Su-30MKV. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Su-30MKV. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 1 tháng 11, 2011

>> Máy bay chống ‘mắt thần’ khai hỏa



Hiện nay, Nga sở hữu một số lượng lớn vũ khí phục vụ cho chiến thuật chế áp đường không (SEAD/DEAD - Supression/Destruction of Enemy Air Defences ).


Tên lửa Kh-31 (NATO gọi là AS-17 Krypton) được sản xuất với 2 biến thể chính là Kh-31A chống hạm và Kh-31P chống radar. Cả 2 loại tên lửa này đều trang bị động cơ ramjet nhiên liệu lỏng và có thể đạt tốc độ tới 1.000 m/s (gần gấp 3 lần tốc độ âm thanh).


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay Su.


Kh-31P thông thường có tầm bắn 110 km với đầu đạn nổ phá-mảnh nặng 87 kg. Tương tự các vũ khí chống radar cũ của Nga, Kh-31P được trang bị 3 loại đầu tìm khác nhau tương ứng với từng loại băng sóng đặc hữu của radar NATO.

Biến thể nâng cấp Kh-31PK sử dụng đầu đạn cảm ứng thay cho đầu đạn thông thường và gia tăng khối lượng đầu đạn tới 88,5kg, do đó, nó có khả năng tiêu diệt những dàn radar có anten phát sóng cao đến 15m. Với đầu đạn chạm nổ, tên lửa chống radar sẽ nhằm tấn công vào bộ phận phát sóng của radar.

Tên lửa Kh-31PD (giữa) có tầm bắn 250 km với đầu đạn 110kg, trang bị đầu tìm đa băng tần có khả năng chống lại nhiều loại radar

Điểm cải tiến quan trọng nhất của Kh-31PD là tên lửa sử dụng đầu tìm đa băng tần mới có tên Avtomatika L-130 cùng với hệ dẫn quán tính tiên tiến giúp nâng độ chính xác của tên lửa và mở rộng khả năng tiêu diệt nhiều loại radar mới.

Hiện nay, theo công bố của Nga, nhiều loại máy bay có thể mang Kh-31PD như Su-30MKI (Ấn Độ), Su-30 MKM (Malaysia), Su-30 MK2 (Trung Quốc, Việt Nam, Venezuela), Mig-29K/KUB (Ấn Độ) và Su-35, Mig-35 của Nga. Một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Venezuela đã trang bị Kh-31P.



Video máy bay Su phô diễn uy lực. Nguồn: Youtube


Ngoài Kh-31, Nga còn sử dụng các tên lửa chống radar Kh-58 hay Kh-58UShKE hiện đại hơn do Viện Raduga thiết kế.

Tên lửa Kh-58UShKE đang là loại tên lửa chống radar hiện đại nhất trong Không quân Nga với chiều dài ngắn hơn (chỉ 4,2 m, ngắn hơn Kh-31PD tới 1,24 m), cánh đuôi có khả năng gập lại rất thích hợp để lắp trong các khoang trong thân máy bay thế hệ 5 PAK-FA của Sukhoi hoặc trang bị với số lượng lớn cho máy bay tiêm kích-bom đa năng Su-34.

Khác với các tên lửa chống radar cũ chỉ có thể dùng tấn công các dàn radar trên mặt đất của đối phương, Kh-31PD hay Kh-58UShKE với tầm bắn xa, tốc độ cao và đầu tìm tiên tiến còn có khả năng tấn công trực tiếp các máy bay cảnh báo sớm (AWACS) của đối phương ngay trên không. Do đó, năng lực SEAD/DEAD của Nga hiện nay vẫn không kém phần đáng sợ, dù "chưa có dịp" thể hiện như vũ khí Mỹ và phương Tây.

Thứ Năm, 12 tháng 5, 2011

>> Không quân hiện đại của Việt Nam luyện tập



Nếu bạn đứng giữa một sân bay quân sự trong ngày huấn luyện thì mới cảm nhận hết những âm thanh tổng hợp của ngành kỹ thuật hàng không.

Đơn vị C35, B70 làm nhiệm vụ canh trời phương Nam. Những ngày này, cán bộ, chiến sĩ đơn vị đang tích cực ra quân huấn luyện. Tất cả như một đại công trường với những phần việc đảm bảo về kỹ thuật để những chú "chim sắt" có thể cất cánh thực hiện các bài tập trên không.

Ở đây có những quy định nghiêm ngặt đến "nghẹt thở," bởi kỹ thuật hàng không là ngành đòi hỏi cực kỳ khắt khe, một sai lầm nhỏ có thể dẫn đến những hậu quả lớn.

Trong những năm qua, Đoàn Không quân C35, B70 luôn hoàn thành chỉ tiêu huấn luyện của trên giao và bảo đảm an toàn tuyệt đối.


Cảnh các phi công và thợ máy Đoàn Không quân C35 trên các máy bay Su-30 tập luyện.



Máy bay đã được các thành phần kỹ thuật chuyên ngành của Đoàn Không quân C35 kiểm tra kỹ lưỡng, sẵn sàng chờ tiếp thu.


Phi công Đoàn Không quân C35 nhận bàn giao máy bay từ thợ máy.



Sau khi lên khoang lái, phi công sẽ dành một khoảng thời gian để làm công tác chuẩn bị. Thợ máy sẽ giúp họ đóng nắp khoang lái.




Đã yên vị trong khoang lái. Phía trên đầu hai phi công có một chú chim, loài động vật biết bay này là "kẻ thù không đội trời chung" theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng với những chiếc máy bay. Một chú chim nhỏ bị hút vào động cơ khi máy bay đang hoạt động trên không sẽ gây hậu quả lớn.



Thợ máy rút thang lên buồng lái và những phụ kiện khác để máy bay có thể lăn ra đường băng.



Chiếc Su-30 đang trên đường lăn dẫn ra đường băng để cất cánh.



Biên đội bay trong bình minh.



Những chiếc máy bay đang tham gia huấn luyện trên không sẽ được quản lý và nhận lệnh trực tiếp từ đài chỉ huy cũng như các đài dẫn đường đóng ở các vị trí khác nhau.



Phi công Đoàn C35 trở về sau chuyến bay với nụ cười trên môi.

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang