Trong thành phần trang bị Hải quân các nước Đông Nam Á, bên cạnh các khinh hạm hiện đại không thể không kể đến sức mạnh các tàu hộ vệ.
>> Chiến hạm Việt Nam: Tarantul IMặc dù, về lượng giãn nước thì tàu hộ vệ nhỏ hơn so với khinh hạm (cỡ trên 2.000 tấn) nhưng về hỏa lực thì không hề thua kém. Nó hoàn toàn có thể tiêu diệt được các tàu lớn hơn nó nhiều lần nếu cần. Sau đây là một số tàu hộ vệ mạnh ở Đông Nam Á: Tàu hộ vệ Victory, Singapore Tàu hộ vệ lớp Victory chế tạo dựa theo thiết kế MGB 62 của nhà máy đóng tàu Lurssen (Đức). Vào những năm 1980, Singapore ký hợp đồng với Lurssen đóng 6 tàu Victory cho Hải quân Singapore. Theo đó, 1 chiếc được đóng và hạ thủy tại Đức, 5 chiếc còn lại do Singapore tự đóng dưới dạng chuyển giao công nghệ. Trong giai đoạn 1990-1991, tất cả 6 tàu hoàn tất và đi hoạt động trong liên đội 188 Hải quân Singapore (RSN). Tàu hộ vệ lớp Victory của Hải quân Singapore bắn pháo 76mm. Hộ vệ Victory có lượng giãn nước 595 tấn, kích thước 62x8,5x2,6m. Tàu lắp 4 động cơ diesel MayBach MTU 16V 538 TB93 sản sinh ra công suất 16.900 mã lực cho phép tàu đạt tốc độ tối đa 37 hải lý/h, tầm hoạt động khoảng 7.400km. Hệ thống điện tử trên tàu gồm: radar tìm kiếm Sea Graffe 150HC, radar định vị Kelvin Hughes 1007, thiết bị kiểm soát hỏa lực, hệ thống định vị thủy âm cùng hệ thống đối phó trả đũa khác. Vũ khí của lớp Victory có thể đảm nhiệm cả ba vai trò: chống hạm, chống ngầm và phòng không. Về hỏa lực chống hạm, hộ vệ Victory trang bị tổ hợp tên lửa hành trình đối hạm RGM-84 Harpoon. Loại tên lửa này có chiều dài 4,64m, đường kính thân 0,34m, trọng lượng phóng 682kg. Harpoon có thể được phóng từ hệ thống ống phóng Mk 112 RUR 5, Mk 10 Terrier hoặc Mk 131. Tên lửa Harpoon lắp hai động cơ: một động cơ rocket đẩy khi rời bệ phóng và một động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy cho hành trình bay. Tên lửa được cung cấp hệ thống dẫn đường quán tính (INS) cho pha giữa và radar chủ động cơ pha cuối. RGM-84 Harpoon lắp đầu đạn nặng 222kg và có tầm bắn tối đa 130km. Trong nhiệm vụ chống ngầm, Victory trang bị 2 cụm máy phóng ngư lôi cỡ 324mm (mỗi cụm 3 ống phóng). Loại ngư lôi được sử dụng là Euro Torp A244/S Mod 1 có tầm bắn 6km, xuyên sâu xuống mặt nước 600m. Theo thiết kế ban đầu thì Victory không trang bị tên lửa phòng không, nhưng năm 1996 Singapore tiến hành cải tiến tên lửa đối không tầm ngắn Barak lên Vicotry. Tên lửa Barak do Israel chế tạo được dùng để tiêu diệt máy bay, UAV, tên lửa chống hạm. Tám quả tên lửa Barak sẽ được đặt trong hệ thống ống phóng thẳng đứng, tên lửa có tầm bắn 10-12km, độ cao tiêu diệt mục tiêu 500-5,5km, mang đầu đạn nổ phân mảnh 22kg. Ngoài ra, hộ vệ Victory còn lắp pháo hạm cỡ 76mm và 4 súng máy phòng không cỡ 12,7mm. Tàu hộ vệ Sigma, Indonesia Sigma là sản phẩm độc đáo của nhà máy đóng tàu Hà Lan Damen. Thân tàu Sigma thiết kế theo kiểu mô đun, có nghĩa là người ta có thể thêm vào các phân đoạn thân hoặc bỏ bớt tùy theo yêu cầu khách hàng sử dụng tàu. Từ năm 2005, Hải quân Indonesia đã đặt mua 4 tàu hộ vệ Sigma 9113 của Damen. Toàn bộ số tàu này đều được chuyển giao trong giai đoạn 2007-2008. Tàu hộ vệ lớp Sigma 9113 của Hải quân Indonesia. Hộ vệ hạm Sigma 9113 có lượng giãn nước 1.692 tấn, kích thước 90,01x13,02x3,6m. Tàu lắp 2 động cơ diesel SEMT Pielstick 20PA6B STC cho phép đạt tốc độ tối đa 28 hải lý/h, tầm hoạt động 4.000 dặm. Ngoài ra, tàu có thể có 4 máy phát điện Caterpillar 3406C TA (công suất mỗi máy 350kw), 1 máy phát điện dùng cho trường hợp khẩn cấp Caterpillar 3304B (công suất 105kW). Về hệ thống điện tử, Sigma 9113 trang bị hệ thống chiến đấu tiên tiến TACTICOS với 4 bảng điều khiển đa năng Mk3 2H, radar giám sát MW08 3D theo dõi đồng thời 20 mục tiêu trên không hoặc 8 mục tiêu trên biển, radar theo dõi LIROD Mk 2, radar định vị, hệ thống tin liên lạc và thiết bị đối phó trả đũa điện tử. Hệ thống vũ khí Sigma 9113 cho phép thực hiện tác chiến chống hạm, phòng không và chống ngầm. Trên tàu lắp tổ hợp 4 tên lửa hành trình đối hạm Exocet MM40 Block II (mang đầu đạn 165kg, tầm bắn khoảng 70km). Ban đầu, tạp chí quân sự Jane thông tin rằng do gặp khúc mắc trong vấn đề xuất khẩu tên lửa Exocet nên có thể Indonesia chuyển sang sử dụng tên lửa C-802 của Trung Quốc. Tuy nhiên, khi Sigma được chuyển giao trên tàu vẫn được trang bị Exocet MM40. Ngoài ra, ở mũi tàu còn có tháp pháo hạm 76mm thích hợp cho việc chống mục tiêu cỡ nhỏ tầm gần. Sức mạnh phòng không của Sigma 9113 tập trung ở hai cụm tên lửa đối không tầm ngắn Mistral TETRAL (mỗi cụm 4 ống phóng). Tên lửa có tầm bắn 5,3km, mang đầu đạn 2,95kg, sử dụng công nghệ dẫn đường hồng ngoại. Ngoài ra, Sigma 9113 còn nhận được sự hỗ trợ của 2 pháo phòng không 20mm. Hỏa lực diệt ngầm của Sigma gồm 2 cụm máy phóng ngư lôi cỡ 324mm trang bị loại ngư lôi hạng nhẹ 3A 244S Mode II/MU-90. Ở boong tàu hộ vệ được thiết kế một boong hạ cánh cho trực thăng. Hộ vệ săn ngầm lớp Parchim của Indonesia. Số tàu này trước biên chế trong Hải quân Cộng Hòa Dân Chủ Đức. Sau khi Tây Đức và Đông Đức sát nhập, nước Đức thống nhất không có nhu cầu duy trì loại tàu này nên đã bán cho Indonesia với giá rẻ. Bên cạnh lớp tàu hộ vệ hiện đại Sigma 9113, Hải quân Indonesia hiện cũng duy trì hai thiết kế tàu hộ vệ khác gồm: - 3 tàu hộ vệ Fatahillah có lượng giãn nước 1.450 tấn, chiều dài 84m. Tàu trang bị tổ hợp tên lửa chống hạm Exocet, pháo hạm 120mm, pháo phòng không 40mm kết hợp tên lửa vác vai đối không và cối chống ngầm Limbo. - 16 tàu hộ vệ săn ngầm lớp Parchim có lượng giãn nước 950 tấn, kích thước 72,5x9,4x4,6m. Vũ khí diệt ngầm chủ lực của Parchim là 2 cụm giàn phóng rocket chống ngầm RBU-6000 và 4 máy phóng ngư lôi cỡ 400mm. Hỏa lực đối không là 2 tên lửa vác vai SA-N-5, 1 pháo nòng đôi Ak-725 67mm và 1 pháo bắn nhanh Ak-230. Tàu hộ vệ Laksamana, Malaysia Laksamana là loại tàu hộ vệ tên lửa cỡ nhỏ do nhà máy đóng tàu Fincantieri Ilalia thiết kế chế tạo. Laksmana thực chất là các tàu hộ vệ lớp Assad do Iraq đặt Fincantieri đóng trang bị cho Hải quân Iraq. Tuy nhiên, các tàu này sau khi hoàn thiện đã không bao giờ được chuyển giao khi Iraq liên quan tới các vấn đề Kuwait. Tháng 10/1995, Bộ quốc phòng Malaysia ký hợp đồng với Fincantieri mua lại 2 tàu Assad và đổi tên chúng thành lớp Laksamana. Năm 1997, Malaysia mua nốt 2 tàu còn lại.Tất cả các tàu này trước khi chuyển giao để cải tiến và sửa chữa phù hợp với yêu cầu từ phía Malaysia. Tàu hộ vệ Laksamana của Hải quân Malaysia. Laksamana có lượng giãn nước 675 tấn, kích thước 62,3x9,3x2,8m, lắp 4 động cơ disel cho phép đạt tốc độ tối đa 36 hải lý/h, tầm hoạt động 4.300km. Hộ vệ Laksamana trang bị tổ hợp tên lửa chống hạm tầm xa MBDA Otomat Mark 2/Teseo (6 ống phóng). Tên lửa lắp đầu đạn thuốc nổ 210kg, tốc độ bay Mach 0,9, tầm bắn 120km. Tàu sở hữu hỏa lực phòng không tầm trung với hệ thống tên lửa MBDA Albatros sử dụng tên lửa Aspide có tầm bắn 15km, mang đầu đạn nặng 33kg. Laksamana trang bị 2 cụm máy phóng ngư lôi Alenia ILAS-3 bắn ngư lôi hạng nhẹ A244/S (tầm bắn 7km). Tàu hộ vệ còn có pháo bắn nhanh cỡ 76mm thích hợp cho việ chống mục tiêu cỡ nhỏ và pháo phòng không 40mm. Hệ thống điện tử trang bị trên tàu gồm: radar tìm kiếm trên biển và trên không RAN 12L/X, radar định vị Kelvin Hughes 1007, hệ thống định vị toàn cầu, thiết bị tác chiến điện tử (gồm radar đánh chặn INS-3 và radar gây nhiễu TQN-2), hệ thống định vị thủy âm gắn trên thân tàu ASO 94-41. Cả 4 tàu hộ Laksamana ngày này đều đang phục vụ trong liên đội tàu số 24 của Hải quân Hoàng gia Malaysia. Tàu hộ vệ Ratanakosin, Thái Lan Hộ vệ hạm lớp Ratanakosin do công ty đóng tàu Tacoma (Mỹ) chế tạo, đi vào phục vụ trong Hải quân Thái Lan từ năm 1986. Lớp tàu này có lượng giãn nước 960 tấn, chiều dài tổng thể 77m. Tàu trang bị động cơ diesel đạt tầm hoạt động 5.600km, tốc độ tối đa 26 hải lý/h. Hộ vệ lớp Ratanakosin của Hải quân Hoàng gia Thái Lan. Vũ khí trang bị trên tàu có: tổ hợp tên lửa đối hạm RGM-84 Harpoon (8 quả), hệ thống tên lửa phòng không Albatros (tương tự loại sử dụng trên tàu Laksamana), pháo hạm 76mm. Ngoài tàu hộ vệ Ratanakosin trang bị tên lửa, Thái Lan cũng đang sở hữu hai lớp tàu hộ vệ chỉ trang bị pháo gồm lớp Khamronsin (lượng giãn nước 630 tấn, lắp pháo hạm 76mm, một pháo nòng đôi 30mm) và lớp Tapi (lượng giãn nước 1.172 tấn, lắp pháo hạm 76mm, pháo 40mm và 20mm, 6 ngư lôi cỡ 324mm). Tàu hộ vệ Tarantul/Molniya, Việt Nam Hiện nay, trong Hải quân Việt Nam đang biên chế một số tàu hộ vệ tên lửa cỡ nhỏ lớp Tarantul (project 1241) do Liên Xô thiết kế vào những năm 1970. Tarantul (project 1241) có lượng giãn nước 469 tấn, kích thước 56,1x10,2x2,65m. Tàu lắp 2 động cơ tuốc bin khí cho phép đạt tốc độ tối đa 13 hải lý/h, tầm hoạt động 2.400 dặm. Số lượng thủy thủ đoàn khoảng 44 người. Hộ vệ tên lửa lớp Tarantul phóng tên lửa đối hạm SS-N-2C (ảnh tàu Hải quân Nga) Trang bị vũ khí của Tarantul gồm: một pháo hạm Ak-176 cỡ 76mm dùng để đối phó mục tiêu cỡ nhỏ (tầm bắn 15km), 2 pháo phòng không bắn nhanh Ak-630 cỡ 30mm 6 nòng, tên lửa đối không tầm ngắn SA-N-8. Hỏa lực diệt hạm của Tarantul là 4 tên lửa hành trình đối hạm SS-N-2C. Loại tên lửa này dài 6,50m, đường kính thân, 0,78m, sải cánh 2,5m, trọng lượng phóng 2,5 tấn. SS-N-2C được dẫn đường bằng radar chủ động trong pha cuối hành trình bay. Tầm bắn của tên lửa khoảng 80km, mang đầu đạn thuốc nổ mạnh nặng 513kg. Ngoài ra, Hải quân Việt Nam còn đang sở hữu 2 tàu hộ vệ tên lửa lớp Molniya (Project 1241.8). Hộ vệ Molniya có lượng giãn nước 550 tấn, kích thước 56,1x10,2x2,65m. Tàu lắp động cơ tuốc bin khí cho phép đạt vận tốc 38 hải lý/h. Cơ bản, hệ thống vũ khí Molniya tương tự Tarantul, nó được lắp một pháo hạm Ak-176 cỡ 76mm, 2 pháo bắn nhanh Ak-630, hệ thống tên lửa phòng không IGLA-1M (12 quả). Hộ vệ tên lửa lớp Molniya với 16 tên lửa SS-N-25 đặt ở hai bên tàu (ảnh tàu Hải quân Nga). Điểm khác biệt lớn nhất là nằm ở tên lửa diệt hạm, Molniya (project 1241.8) trang bị tổ hợp Uran-E với loại tên lửa SS-N-25 hiện đại hơn so với SS-N-2C. Tên lửa SS-N-25 dài 4,4m, đường kính thân 0,42m, trọng lượng phóng 630kg. Trong hành trình bay, tên lửa được cung cấp hệ thống định vị quán tính (INS) ở pha giữa và radar chủ động ở pha cuối. SS-N-25 thiết kế với 2 động cơ (động cơ đẩy nhiên liệu rắn khi rời bệ phóng và động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy cho hành trình bay), tốc độ tên lửa Mach 0,8. Tầm bắn của tên lửa lên tới 130km mang đầu đạn thuốc nổ xuyên giáp nặng 145kg. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu hộ vệ lớp Victory. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu hộ vệ lớp Victory. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Hai, 22 tháng 8, 2011
>> Những hộ vệ hạm "sừng sỏ" ở Đông Nam Á
Nhãn:
Hộ vệ hạm,
Hộ vệ lớp Ratanakosin,
Hộ vệ tên lửa lớp Tarantul,
Tàu hộ vệ Laksamana,
Tàu hộ vệ lớp Sigma,
Tàu hộ vệ lớp Victory,
Tàu Molnya Projekt 1241.8
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)