Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tàu hộ vệ lớp Sigma

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu hộ vệ lớp Sigma. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu hộ vệ lớp Sigma. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013

>> Sức mạnh của chiến hạm tàng hình SIGMA

Thông tin Việt Nam đặt mua 4 chiến hạm SIGMA của Hà Lan đã được báo chí nước ngoài loan báo rộng rãi. Tàu cảnh sát biển DN 2000 vừa hạ thủy cũng là sản phẩm của tập đoàn đóng tàu Damen hợp tác với Việt Nam.


>> Tìm hiểu tàu hộ tống và tàu hộ tống lớp Sigma (Kỳ 1)


Với hơn 3.200km bờ biển, vùng lãnh hải và thềm lục địa rộng hơn 1 triệu km2, bảo vệ vùng biển là một nhiệm vụ chiến lược cực kỳ quan trọng của Hải quân Việt Nam, đó cũng là nhu cầu bức thiết phải phát triển công nghiệp đóng tầu quân sự. Mô hình tầu SIGMA của Hà Lan là một mô hình tầu chiến modules cần nghiên cứu trong công nghệ đóng tầu hiện đại.

Hợp tác chuyển giao công nghệ, nhất là công nghệ quốc phòng tiên tiến từ các cường quốc đóng tàu phương Tây là một hướng đi hết sức đúng đắn của Việt Nam. Kế hoạch này cho phép tiếp nhận các công nghệ hiện đại, đồng thời cũng tạo điều kiện đa dạng hóa nguồn cung trang bị vũ khí ngoài Nga, có thể gây bất ngờ lớn cho các kẻ thù tiềm tàng.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Chiến hạm tàng hình SIGMA

Cơ sở căn bản của hệ thống các lớp tầu Sigma tuần tra và hộ tống là thân tầu được thiết kế thành các module với những thành phần kỹ thuật bên trong của nó, Sigma là phương pháp cấu trúc thân tầu bằng cách tích hợp các module hình học không gian 3D.

Đây là phương pháp thiết kế tầu hoàn toàn mới, nó cho phép có thể tăng chiều dài cũng như khả năng của Sigma ship lên đến bất cứ giới hạn nào. Mã số của Sigma được tính là chiều dài thân tầu. Từ đó có thể tính được các tính năng kỹ chiến thuật của tầu. Sigma 9113 là tầu dài 91m rộng 13 m, SIGMA 10513 là tầu dài 105 m và rộng 13 m.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Thiết kế kiểu tầu này là phát triển từ việc thiết kế thân tầu có tốc độ cao, độ dãn nước thấp của công ty MARIN Teknikk AS từ những năm 1970x.

Thông số kỹ chiến thuật lớp tầu hộ tống:

Lượng giãn nước: 1,692 tấn. dài : 90.71 m (297.62 feet) Rộng : 13.02 m (42.72 feet) Ngấn nước : 3.60 m (11.81 feet)

Động lực thân tầu:

- Hai động cơ 2 x SEMT Pielstick 20PA6B STC cho công suất 8910 kW với hệ thống truyền động lực điều khiển lái tầu hạng nhẹ cho mỗi động cơ Geislinger BE 72/20/125N + BF 110/50/2H (hệ thống truyền động lực kết hợp thép và composte)
- 4 x Máy phát điện nguồn thân xe Caterpillar 3406C TA công suất 350 kW một chiếc
- 1 x Máy phát điện khẩn cấp Caterpillar 3304B công suất 105 kW
- 2 x trục chân vịt với chân vịt năm cánh CP của Rolls Royce Kamewa 5 bladed CP



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hộp số RENK ASL 9

2 x Hộp số Renk ASL94 với một bước vào số và ống thủy lực vào số ổn định thụ động.

Tốc độ:

Cực đại : 28 hải lý (52 km/h)

Hải trình : 18 hải lý knots (33 km/h)

Hành trình tiết kiệm nhiên liệu: 14 hải lý knots (26 km/h)

Tầm xa hoạt động:

Với tốc độ hải trình 18 hải lý knots (33 km/h): 3,600 Nm (6,700 km)

Tốc độ hải trình tiết kiệm 14 knots (26 km/h): 4,800 Nm (8,900 km)

Thủy thủ đoàn: 20, có thể tăng cường đến 80 bao gồm cả lính thủy đánh bộ hoặc đặc nhiệm

Hệ thống chỉ huy tác chiến và các radar phục vụ hoạt động của tầu:

Hệ thống điều khiển hỏa lực: Thales Group TACTICOS với bốn bảng điều khiển điện tử của các trắc thủ hỏa lực. Mk 3 2H.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Radar tìm kiếm, trinh sát mục tiêu

Radar trinh sát, tìm kiếm và bắt mục tiêu: Radar mạng pha 3D giám sát, theo dõi và bám mục tiêu MW08 3D

Thiết bị nhận dạng mục tiêu, phân biệt địch, ta: Thales TSB 2525 Mk XA (kết hợp với radar trinh sát MW08)


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Radar quản lý hành trình

Radar quản lý hải trình: Sperry Marine BridgeMasterE ARPA

Radar điều khiển hỏa lực: Ra dar theo dõi , quản lý và điều khiển hỏa lực LIROD Mk 2.
Liên kết truyền dữ liệu: Hệ thống liên kết truyền thông và chia sẻ dữ liệu tác chiến và quản lý điều hành LINK Y Mk 2 datalink.

Sonar: Sonar sử dụng sóng siêu âm trung tần thụ động và chủ động được gắn vào thân tầu Thales UMS 4132 Kingklip ASW

Thông tin nội bộ: hệ thống thông tin liên lạc nội bộ Thales Communication's Fibre Optical Communications Network (FOCON) hoặc EID's ICCS cho phép thông tin liên lạc nội bộ của tầu và kết nối với hệ thống thông tin bên ngoài thông qua bảng kiểm soát truyền thông của hệ thống

Hệ thống liên lạc vệ tinh: hệ thống Nera F series

Hệ thống định vị và tính quỹ đạo hải hành. : Hệ thống tích hợp la bàn và hải đồ điện tử Raytheon Anschutz.

Hệ thống ngụy trang tàng hình và tác chiến điện tử : Hệ thống Imtech UniMACs 3000 Integrated Bridge System Electronic tác chiến điện tử và điều khiển mồi bẫy ngư lôi, tên lửa:

ESM: Thales DR3000
ECM: Racal Scorpion 2L


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Mồi bẫy: TERMA SKWS, sử dụng ống phóng DLT-12T 130mm đặt trên 2 bên boong tầu.

Vũ khí trang bị:

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa phòng không hạm đối không: 2 x Ống phóng 4 đạn MBDA Mistral TETRAL, bố trí phía trước và phía sau tầu.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chống tầu : 4 x MBDA Exocet MM40 Block II

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Pháo hạm : Oto Melara 76 mm Phía mũi tầu


2 Pháo phòng không x 20 mm Denel Vektor G12 (Lisence copy of GIAT M693/F2)

Ngư lôi: Sử dụng ngư lôi tiêu chuẩn châu Âu EuroTorp 3A 244S Mode II/MU 90 trong hai ống phóng đôi B515.

Không quân: Bãi đỗ cho trực thăng chiến đấu hoặc cứu hộ bay biển, có hầm cho trực thăng.

Indonesia đã sở hữu 4 tầu hộ tống loại 9113 đang hoạt động từ năm 2009 và đến tháng 8 năm 2010 đã ký hợp đống đóng mới tầu tuần biển (frigate) PKR 105 trên cơ sở SIGMA 10514 tại xưởng đóng tầu PT PAL Shipyard của Indonesia.

Morocco hiện đang sở hữu 2 chiếc tầu Sigma 9813 hộ tống hạng nặng với VLS và một khinh hạm loại SIGMA 10513.

Điểm ưu việt của hệ thống model tầu SIGMA trên thực tế và cấu trúc thiết kế tiên tiến. Khi đã có được công nghệ đóng tầu lớp modules, có thể tiếp tục đóng mới các loại tầu hạng nhẹ khác nhau dựa trên cơ sở các modules đã được thiết kế và tích hợp các loại vũ khí trang bị được sản xuất từ các nước khác nhau.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Phần đài điều khiển tàu.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Phần mũi tàu.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chống tầu Exocet NM40.

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2012

>> Tìm hiểu tàu hộ tống và tàu hộ tống lớp Sigma (Kỳ 2)


3. Damen Schelde Naval Shipbuilding 






Về mặt các mặt hàng dân sự và quá trình hình thành các bạn có thể tham khảo qua video sau (lấy từ Hanghaivietnam.com):



Damen Schelde Naval Shipbuilding (DSNS) đã có 50 năm kinh nghiệm trong việc chế tạo tàu chiến và là nhà cung cấp vũ khí chính cho hải quân hoàng gia Hà Lan, trong đó đáng chú ý là thể loại tàu khu trục, tàu khu trục đa nhiệm vụ, tàu hộ tống, tàu tuần tra, tàu hỗ trợ đổ bộ...

Một số hình ảnh về những chiếc tàu do DSNS chế tạo:

http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com
4. Tàu hộ tống lớp Sigma

Sigma là từ viết tắt của Ship Integrated Geometrical Modularity Approach, dạng tàu hộ tống nhỏ và có khả năng viễn dương. Được áp dụng công nghệ chế tạo theo kiểu modular phổ biến hiện nay, tàu thiết kế theo từng đoạn sau đó sẽ được lắp ghép lại với nhau một cách hoành chỉnh. Kích thước của tàu có thể được nhận biết thông qua tên gọi của nó, ví dụ SIGMA 9113 có nghĩa là tàu dài 91 mét và rộng 13, tương tự SIGMA 10513 sẽ có chiều dài 105 mét và chiều rộng 13 mét.

http://nghiadx.blogspot.com
Thiết kế theo kiểu modular của Sigma.


 Hiện nay chỉ có Hải quân Indonesia và Hải quân hoàng gia Ma Rốc là đang được trang bị cả tàu hộ tống lớp SIGMA và tàu khu trục nhỏ lớp SIGMA (biến thể của tàu hộ tống). Trong đó Indonesia sở hữu biến thể hộ tống 91113 và biến thể khu trục 10514, còn Ma Rốc lại sở hữu biến thể hộ tống 9813 và biến thể khu trục 1513.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ tống KRI Frans Kaiseipo (368) thuộc lớp Sigma của Indonesia (2009).

Nước thứ 3 sẽ được sở hữu 4 tàu hộ tống lớp SIGMA phiên bản 9113 chính là Việt Nam chúng ta, trong đó có 2 chiếc sẽ đóng ở Hà Lan và 2 chiếc đóng tại Việt Nam (rất có thể đó là xưởng đóng tàu Sông Thu, do có hợp tác với Damen).

http://nghiadx.blogspot.com


Về thông số kỹ thuật, một chiếc tàu hộ tống SIGMA điển hình sẽ có những thông số như sau:

- Tải trọng: 1.692 tấn

- Chiều dài: 90,71 m

- Rộng: 13,02 mét

- Mớn nước: 3,60 mét

- Tốc độ:

+ Tối đa: 52 km/h

+ Tuần tra: 33 km/h

+ Tiết kiệm: 26 km/h

- Phạm vi hoạt động:

+Ở tốc độ tuần tra 33 km/h: 6.700 km

+Ở tốc độ tiết kiệm 26 km/h: 8.900 km

- Thủy thủ đoàn: Từ 20-80 người.

Động cơ:

- 2 động cơ SEMT Pielstick 20PA6B STC hoạt động hiệu quả tại 8.910 kW.

- 4 máy phát điện Caterpillar 3406C TA hoạt động hiệu quả tại 350 kW.

- 1 máy phát điện khẩn cấp Caterpillar 3304B hoạt động hiệu quả tại 105 kW.

- 2 trục Rolls Royce Kamewa 5 cánh quạt CP.

- 2 thiết bị giảm truyền động bước đơn Renk ASL94 với trục ổn định thụ động.

Hệ thống cảm biến và xử lý: - Hệ thống điều khiển hỏa lực TACTICOS của Thales Group (Pháp).

- Radar trinh sát, tìm kiếm MW08 3D: thuộc gia đình 3D multibeam 'SMART', có khả năng theo dõi và giám sát mục tiêu.

- Thales TSB 2.525 Mk XA (kết hợp với MW08) sử dụng công nghệ "friend or foe" (IFF) nhằm phân biệt đâu là ta đâu là địch.

- Radar điều hướng hàng hải: Sperry Marine BridgeMasterE ARPA.

- Radar điều khiển hỏa lực: LIROD Mk 2.

- Hệ thống liên kết dữ liệu LINK Y Mk 2.

- Máy định vị thủy âm (Sonar) Thales UMS 4132 Kingklip ASW - sử dụng sóng siêu âm trung tần thụ động lẫn chủ động.

- Hệ thống liên lạc nội bộ FOCON của Thales hoặc ICCS của EID - cho phép liên lạc, trao đổi thông tin nội bộ trên tàu và với hệ thống thông tin bên ngoài thông qua bảng kiểm soát.

- Hệ thống liên lạc vệ tinh Nera F.

- Hệ thống la bàn và hải đồ điện tử Raytheon Ansschutz - giúp định vị và tính toán quỹ đạo hải hành.

- Hệ thống ngụy trang tàng hình: Thales DR3000 và Racal Scorpion 2L.

- Hệ thống tích hợp nền tảng quản lý: Imtech UniMACs 3000 Integrated Bridge.

- Hệ thống tác chiến điện tử và điều khiển mồi bẫy ngư lôi, tên lửa TERMA SKWS, DLT-12T

Vũ khí: - 2 hệ thống tên lửa đối không (phía trước và phía sau) với 4 ống phóng MBDA Mistral TETRAL. - 4 tên lửa chống hạm MBDA ExocetMM40 Block II.

- Một khẩu pháo hạm Oto Melara cỡ nòng 76mm

- 2 pháo phòng không Denel Vektor G12 cỡ nòng 20mm.

- Ngư lôi EuroTorp 3A 244S Mode II/MU 90 trong hai ống phóng đôi B515.

Sàn bay dùng cho trực thăng chiến đấu hoặc cứu hộ và có hầm chứa dành riêng cho trực thăng.

Video:


Reception Royal Moroccan Navy SIGMA-class Frigate


Indonesian FKO SIGMA
Một số hình ảnh minh họa:

http://nghiadx.blogspot.com
Ống phóng tên lửa MBDA Mistral TETRAL.


http://nghiadx.blogspot.com
Otobreda 76 mm.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa MBDA Exocet.


http://nghiadx.blogspot.com
USS Stark sau khi bị 2 phát Exocet.


http://nghiadx.blogspot.com
Ngư lôi M90 Impact.


http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống điều khiển hỏa lực TACTICOS của Thales Group


Thứ Hai, 22 tháng 8, 2011

>> Những hộ vệ hạm "sừng sỏ" ở Đông Nam Á



Trong thành phần trang bị Hải quân các nước Đông Nam Á, bên cạnh các khinh hạm hiện đại không thể không kể đến sức mạnh các tàu hộ vệ.

>> Chiến hạm Việt Nam: Tarantul I


Mặc dù, về lượng giãn nước thì tàu hộ vệ nhỏ hơn so với khinh hạm (cỡ trên 2.000 tấn) nhưng về hỏa lực thì không hề thua kém. Nó hoàn toàn có thể tiêu diệt được các tàu lớn hơn nó nhiều lần nếu cần.

Sau đây là một số tàu hộ vệ mạnh ở Đông Nam Á:

Tàu hộ vệ Victory, Singapore

Tàu hộ vệ lớp Victory chế tạo dựa theo thiết kế MGB 62 của nhà máy đóng tàu Lurssen (Đức). Vào những năm 1980, Singapore ký hợp đồng với Lurssen đóng 6 tàu Victory cho Hải quân Singapore.

Theo đó, 1 chiếc được đóng và hạ thủy tại Đức, 5 chiếc còn lại do Singapore tự đóng dưới dạng chuyển giao công nghệ. Trong giai đoạn 1990-1991, tất cả 6 tàu hoàn tất và đi hoạt động trong liên đội 188 Hải quân Singapore (RSN).

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ vệ lớp Victory của Hải quân Singapore bắn pháo 76mm.


Hộ vệ Victory có lượng giãn nước 595 tấn, kích thước 62x8,5x2,6m. Tàu lắp 4 động cơ diesel MayBach MTU 16V 538 TB93 sản sinh ra công suất 16.900 mã lực cho phép tàu đạt tốc độ tối đa 37 hải lý/h, tầm hoạt động khoảng 7.400km.

Hệ thống điện tử trên tàu gồm: radar tìm kiếm Sea Graffe 150HC, radar định vị Kelvin Hughes 1007, thiết bị kiểm soát hỏa lực, hệ thống định vị thủy âm cùng hệ thống đối phó trả đũa khác.

Vũ khí của lớp Victory có thể đảm nhiệm cả ba vai trò: chống hạm, chống ngầm và phòng không.

Về hỏa lực chống hạm, hộ vệ Victory trang bị tổ hợp tên lửa hành trình đối hạm RGM-84 Harpoon. Loại tên lửa này có chiều dài 4,64m, đường kính thân 0,34m, trọng lượng phóng 682kg. Harpoon có thể được phóng từ hệ thống ống phóng Mk 112 RUR 5, Mk 10 Terrier hoặc Mk 131.

Tên lửa Harpoon lắp hai động cơ: một động cơ rocket đẩy khi rời bệ phóng và một động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy cho hành trình bay. Tên lửa được cung cấp hệ thống dẫn đường quán tính (INS) cho pha giữa và radar chủ động cơ pha cuối. RGM-84 Harpoon lắp đầu đạn nặng 222kg và có tầm bắn tối đa 130km.

Trong nhiệm vụ chống ngầm, Victory trang bị 2 cụm máy phóng ngư lôi cỡ 324mm (mỗi cụm 3 ống phóng). Loại ngư lôi được sử dụng là Euro Torp A244/S Mod 1 có tầm bắn 6km, xuyên sâu xuống mặt nước 600m.

Theo thiết kế ban đầu thì Victory không trang bị tên lửa phòng không, nhưng năm 1996 Singapore tiến hành cải tiến tên lửa đối không tầm ngắn Barak lên Vicotry. Tên lửa Barak do Israel chế tạo được dùng để tiêu diệt máy bay, UAV, tên lửa chống hạm.

Tám quả tên lửa Barak sẽ được đặt trong hệ thống ống phóng thẳng đứng, tên lửa có tầm bắn 10-12km, độ cao tiêu diệt mục tiêu 500-5,5km, mang đầu đạn nổ phân mảnh 22kg.

Ngoài ra, hộ vệ Victory còn lắp pháo hạm cỡ 76mm và 4 súng máy phòng không cỡ 12,7mm.

Tàu hộ vệ Sigma, Indonesia

Sigma là sản phẩm độc đáo của nhà máy đóng tàu Hà Lan Damen. Thân tàu Sigma thiết kế theo kiểu mô đun, có nghĩa là người ta có thể thêm vào các phân đoạn thân hoặc bỏ bớt tùy theo yêu cầu khách hàng sử dụng tàu.

Từ năm 2005, Hải quân Indonesia đã đặt mua 4 tàu hộ vệ Sigma 9113 của Damen. Toàn bộ số tàu này đều được chuyển giao trong giai đoạn 2007-2008.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ vệ lớp Sigma 9113 của Hải quân Indonesia.


Hộ vệ hạm Sigma 9113 có lượng giãn nước 1.692 tấn, kích thước 90,01x13,02x3,6m.

Tàu lắp 2 động cơ diesel SEMT Pielstick 20PA6B STC cho phép đạt tốc độ tối đa 28 hải lý/h, tầm hoạt động 4.000 dặm. Ngoài ra, tàu có thể có 4 máy phát điện Caterpillar 3406C TA (công suất mỗi máy 350kw), 1 máy phát điện dùng cho trường hợp khẩn cấp Caterpillar 3304B (công suất 105kW).

Về hệ thống điện tử, Sigma 9113 trang bị hệ thống chiến đấu tiên tiến TACTICOS với 4 bảng điều khiển đa năng Mk3 2H, radar giám sát MW08 3D theo dõi đồng thời 20 mục tiêu trên không hoặc 8 mục tiêu trên biển, radar theo dõi LIROD Mk 2, radar định vị, hệ thống tin liên lạc và thiết bị đối phó trả đũa điện tử.

Hệ thống vũ khí Sigma 9113 cho phép thực hiện tác chiến chống hạm, phòng không và chống ngầm.

Trên tàu lắp tổ hợp 4 tên lửa hành trình đối hạm Exocet MM40 Block II (mang đầu đạn 165kg, tầm bắn khoảng 70km). Ban đầu, tạp chí quân sự Jane thông tin rằng do gặp khúc mắc trong vấn đề xuất khẩu tên lửa Exocet nên có thể Indonesia chuyển sang sử dụng tên lửa C-802 của Trung Quốc. Tuy nhiên, khi Sigma được chuyển giao trên tàu vẫn được trang bị Exocet MM40. Ngoài ra, ở mũi tàu còn có tháp pháo hạm 76mm thích hợp cho việc chống mục tiêu cỡ nhỏ tầm gần.

Sức mạnh phòng không của Sigma 9113 tập trung ở hai cụm tên lửa đối không tầm ngắn Mistral TETRAL (mỗi cụm 4 ống phóng). Tên lửa có tầm bắn 5,3km, mang đầu đạn 2,95kg, sử dụng công nghệ dẫn đường hồng ngoại. Ngoài ra, Sigma 9113 còn nhận được sự hỗ trợ của 2 pháo phòng không 20mm.

Hỏa lực diệt ngầm của Sigma gồm 2 cụm máy phóng ngư lôi cỡ 324mm trang bị loại ngư lôi hạng nhẹ 3A 244S Mode II/MU-90. Ở boong tàu hộ vệ được thiết kế một boong hạ cánh cho trực thăng.



http://nghiadx.blogspot.com
Hộ vệ săn ngầm lớp Parchim của Indonesia. Số tàu này trước biên chế trong Hải quân Cộng Hòa Dân Chủ Đức. Sau khi Tây Đức và Đông Đức sát nhập, nước Đức thống nhất không có nhu cầu duy trì loại tàu này nên đã bán cho Indonesia với giá rẻ.


Bên cạnh lớp tàu hộ vệ hiện đại Sigma 9113, Hải quân Indonesia hiện cũng duy trì hai thiết kế tàu hộ vệ khác gồm:
- 3 tàu hộ vệ Fatahillah có lượng giãn nước 1.450 tấn, chiều dài 84m. Tàu trang bị tổ hợp tên lửa chống hạm Exocet, pháo hạm 120mm, pháo phòng không 40mm kết hợp tên lửa vác vai đối không và cối chống ngầm Limbo.
- 16 tàu hộ vệ săn ngầm lớp Parchim có lượng giãn nước 950 tấn, kích thước 72,5x9,4x4,6m. Vũ khí diệt ngầm chủ lực của Parchim là 2 cụm giàn phóng rocket chống ngầm RBU-6000 và 4 máy phóng ngư lôi cỡ 400mm. Hỏa lực đối không là 2 tên lửa vác vai SA-N-5, 1 pháo nòng đôi Ak-725 67mm và 1 pháo bắn nhanh Ak-230.

Tàu hộ vệ Laksamana, Malaysia

Laksamana là loại tàu hộ vệ tên lửa cỡ nhỏ do nhà máy đóng tàu Fincantieri Ilalia thiết kế chế tạo.

Laksmana thực chất là các tàu hộ vệ lớp Assad do Iraq đặt Fincantieri đóng trang bị cho Hải quân Iraq. Tuy nhiên, các tàu này sau khi hoàn thiện đã không bao giờ được chuyển giao khi Iraq liên quan tới các vấn đề Kuwait.

Tháng 10/1995, Bộ quốc phòng Malaysia ký hợp đồng với Fincantieri mua lại 2 tàu Assad và đổi tên chúng thành lớp Laksamana. Năm 1997, Malaysia mua nốt 2 tàu còn lại.Tất cả các tàu này trước khi chuyển giao để cải tiến và sửa chữa phù hợp với yêu cầu từ phía Malaysia.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ vệ Laksamana của Hải quân Malaysia.


Laksamana có lượng giãn nước 675 tấn, kích thước 62,3x9,3x2,8m, lắp 4 động cơ disel cho phép đạt tốc độ tối đa 36 hải lý/h, tầm hoạt động 4.300km.

Hộ vệ Laksamana trang bị tổ hợp tên lửa chống hạm tầm xa MBDA Otomat Mark 2/Teseo (6 ống phóng). Tên lửa lắp đầu đạn thuốc nổ 210kg, tốc độ bay Mach 0,9, tầm bắn 120km.

Tàu sở hữu hỏa lực phòng không tầm trung với hệ thống tên lửa MBDA Albatros sử dụng tên lửa Aspide có tầm bắn 15km, mang đầu đạn nặng 33kg.

Laksamana trang bị 2 cụm máy phóng ngư lôi Alenia ILAS-3 bắn ngư lôi hạng nhẹ A244/S (tầm bắn 7km).

Tàu hộ vệ còn có pháo bắn nhanh cỡ 76mm thích hợp cho việ chống mục tiêu cỡ nhỏ và pháo phòng không 40mm.

Hệ thống điện tử trang bị trên tàu gồm: radar tìm kiếm trên biển và trên không RAN 12L/X, radar định vị Kelvin Hughes 1007, hệ thống định vị toàn cầu, thiết bị tác chiến điện tử (gồm radar đánh chặn INS-3 và radar gây nhiễu TQN-2), hệ thống định vị thủy âm gắn trên thân tàu ASO 94-41.

Cả 4 tàu hộ Laksamana ngày này đều đang phục vụ trong liên đội tàu số 24 của Hải quân Hoàng gia Malaysia.

Tàu hộ vệ Ratanakosin, Thái Lan

Hộ vệ hạm lớp Ratanakosin do công ty đóng tàu Tacoma (Mỹ) chế tạo, đi vào phục vụ trong Hải quân Thái Lan từ năm 1986.

Lớp tàu này có lượng giãn nước 960 tấn, chiều dài tổng thể 77m. Tàu trang bị động cơ diesel đạt tầm hoạt động 5.600km, tốc độ tối đa 26 hải lý/h.


http://nghiadx.blogspot.com
Hộ vệ lớp Ratanakosin của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.


Vũ khí trang bị trên tàu có: tổ hợp tên lửa đối hạm RGM-84 Harpoon (8 quả), hệ thống tên lửa phòng không Albatros (tương tự loại sử dụng trên tàu Laksamana), pháo hạm 76mm.

Ngoài tàu hộ vệ Ratanakosin trang bị tên lửa, Thái Lan cũng đang sở hữu hai lớp tàu hộ vệ chỉ trang bị pháo gồm lớp Khamronsin (lượng giãn nước 630 tấn, lắp pháo hạm 76mm, một pháo nòng đôi 30mm) và lớp Tapi (lượng giãn nước 1.172 tấn, lắp pháo hạm 76mm, pháo 40mm và 20mm, 6 ngư lôi cỡ 324mm).

Tàu hộ vệ Tarantul/Molniya, Việt Nam

Hiện nay, trong Hải quân Việt Nam đang biên chế một số tàu hộ vệ tên lửa cỡ nhỏ lớp Tarantul (project 1241) do Liên Xô thiết kế vào những năm 1970.

Tarantul (project 1241) có lượng giãn nước 469 tấn, kích thước 56,1x10,2x2,65m. Tàu lắp 2 động cơ tuốc bin khí cho phép đạt tốc độ tối đa 13 hải lý/h, tầm hoạt động 2.400 dặm. Số lượng thủy thủ đoàn khoảng 44 người.


http://nghiadx.blogspot.com
Hộ vệ tên lửa lớp Tarantul phóng tên lửa đối hạm SS-N-2C (ảnh tàu Hải quân Nga)


Trang bị vũ khí của Tarantul gồm: một pháo hạm Ak-176 cỡ 76mm dùng để đối phó mục tiêu cỡ nhỏ (tầm bắn 15km), 2 pháo phòng không bắn nhanh Ak-630 cỡ 30mm 6 nòng, tên lửa đối không tầm ngắn SA-N-8.

Hỏa lực diệt hạm của Tarantul là 4 tên lửa hành trình đối hạm SS-N-2C. Loại tên lửa này dài 6,50m, đường kính thân, 0,78m, sải cánh 2,5m, trọng lượng phóng 2,5 tấn.

SS-N-2C được dẫn đường bằng radar chủ động trong pha cuối hành trình bay. Tầm bắn của tên lửa khoảng 80km, mang đầu đạn thuốc nổ mạnh nặng 513kg.

Ngoài ra, Hải quân Việt Nam còn đang sở hữu 2 tàu hộ vệ tên lửa lớp Molniya (Project 1241.8).

Hộ vệ Molniya có lượng giãn nước 550 tấn, kích thước 56,1x10,2x2,65m. Tàu lắp động cơ tuốc bin khí cho phép đạt vận tốc 38 hải lý/h.

Cơ bản, hệ thống vũ khí Molniya tương tự Tarantul, nó được lắp một pháo hạm Ak-176 cỡ 76mm, 2 pháo bắn nhanh Ak-630, hệ thống tên lửa phòng không IGLA-1M (12 quả).



http://nghiadx.blogspot.com
Hộ vệ tên lửa lớp Molniya với 16 tên lửa SS-N-25 đặt ở hai bên tàu (ảnh tàu Hải quân Nga).


Điểm khác biệt lớn nhất là nằm ở tên lửa diệt hạm, Molniya (project 1241.8) trang bị tổ hợp Uran-E với loại tên lửa SS-N-25 hiện đại hơn so với SS-N-2C.

Tên lửa SS-N-25 dài 4,4m, đường kính thân 0,42m, trọng lượng phóng 630kg. Trong hành trình bay, tên lửa được cung cấp hệ thống định vị quán tính (INS) ở pha giữa và radar chủ động ở pha cuối.

SS-N-25 thiết kế với 2 động cơ (động cơ đẩy nhiên liệu rắn khi rời bệ phóng và động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy cho hành trình bay), tốc độ tên lửa Mach 0,8. Tầm bắn của tên lửa lên tới 130km mang đầu đạn thuốc nổ xuyên giáp nặng 145kg.

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011

>> So sánh các chiến hạm tiêu biểu ở Đông Nam Á



Bài báo sẽ điểm qua 4 "gương mặt" nổi trội nhất trong số các chiến hạm chủ lực thuộc Hải quân các quốc gia Đông Nam Á, là Gepard 3.9, Formidable, Lekiu và Sigma.

Tiếp nối dòng bài về Hải quân các nước ASEAN,xin đi sâu vào phân tích ưu thế của các chiến hạm tiêu biểu trong khu vực, dựa trên các tiêu chí về khả năng tấn công, phòng vệ, cơ động và mức độ hiện đại...

Dưới đây là các phân tích cụ thể:

Khả năng tấn công

Nhìn chung, các chiến hạm tiêu biểu kể trên có vũ khí chủ lực là tên lửa chống hạm. Nếu Gepard 3.9 trang bị tên lửa Kh-35 và Formidable (của Singapore) trang bị tên lửa Harpoon, 2 chiến hạm còn lại sử dụng tên lửa Exocet. Bên cạnh đó, cũng cần xét tới uy lực của các pháo hạm.

Chiến hạm lớp Lekiu của Malaysia được trang bị 8 tên lửa Exocet Block 2, tầm bắn 70km đầu đạn nặng 165kg, một pháo 57mm tầm bắn 17km với tốc độ 220 viên/phút.

Còn Sigma của Indonesia có 4 tên lửa Exocet Block 2, một pháo Oto Melara 76mm với các tính năng như trên Formidable.

Formidable có 8 tên lửa Harpoon tầm bắn 130km đầu đạn 227kg, bên cạnh đó là 1 khẩu pháo Oto Melara 76mm tầm bắn 16km, bắn đạn pháo 6kg với tốc độ lên tới 120 viên/phút.

Gepard có 8 tên lửa Kh-35 Uran-E tầm bắn 130km, một pháo AK-176M 76mm tầm bắn 10km với tốc độ 120 viên/phút.



Tên lửa đối hạm Harpoon.


Về cơ bản các tên lửa cận âm như Exocet, Harpoon hay Uran-E khá giống nhau ở chỗ được radar tàu chiến hay máy bay dẫn đường ở pha đầu và tự sử dụng radar của tên lửa ở pha cuối. Tuy nhiên, do tầm hoạt động thấp, các tàu trang bị loại tên lửa Exocet phải tiếp cận đối phương gần hơn so với Gepard 3.9 và Formidable

Với các thông số (số lượng trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu, tầm bắn) của tên lửa như đã nói, kết hợp với pháo hạm trang bị, có thể tạm xếp sức mạnh các tàu chiến theo thứ tự: Formidable, Gepard 3.9, tiếp đó là Lekiu và Sigma.



Gepard 3.9 của Việt Nam.




Formidable của Singapore.


Khả năng phòng vệ

Hệ thống phòng vệ của các tàu chiến trên đều có loại tầm gần và cực gần, cùng hệ thống chống ngầm.

Trong đó, chiến hạm lớp Lekiu có 2 pháo phòng không CWIS MSI 30mm tốc độ bắn 650 viên/phút, 16 tên lửa phòng không Sea-wolf tầm bắn 6km. Khả năng bảo vệ ở mức trung bình.

Sigma có 8 tên lửa phòng không Mistral với tầm bắn 5,3km tốc độ 800m/giây, về căn bản đây là loại tên lửa phòng không vác vai cải tiến nên không thể bằng các loại chuyên nghiệp như Aster hay Seawolf. Hơn nữa, các tên lửa này có cơ chế điều khiển đơn giản (bằng hồng ngoại) và số lượng tên lửa ít.

Gepard có 2 pháo phòng không AK-630 30mm, tổ hợp phòng không gồm 2 pháo AO-18KD 30mm và 8 tên lửa nạp sẵn Sosna-R tầm bắn 8km với tốc độ 1.200m/giây. Hệ thống bảo vệ 4 nòng 30mm kết hợp với 8 tên lửa (có thể hơn) giúp Gepard có khả năng bảo vệ tương đối tốt.

Còn Formidable có tên lửa phòng không Aster-15 với 32 quả tên lửa, loại tên lửa 2 tầng này có thể đánh chặn các loại tên lửa chống hạm cận âm bay thấp khác (ở cự ly 15km), các UAV (ở cự ly 30km).

Nhìn chung, dựa vào số lượng, cự ly đánh chặn và số lượng trang bị, có thể xếp theo thứ tự: Formidable, Gepard 3.9, Lekiu và cuối cùng là Sigma.



Mô phỏng các vị trí trên Formidable



Bắn tên lửa Seawolf trên chiến hạm lớp Lekiu.


Về nhiệm vụ chống ngầm, 3 tàu chiến lớp Formidable, Lekiu, Sigma lại đều dùng ngư lôi hạng nhẹ 324mm của cùng 1 nhà sản xuất còn khả năng của Gepard 3.9 hiện là ẩn số nên trường hợp này chưa thể đưa ra "xếp hạng".

Khả năng cơ động và dự trữ hành trình

Lekiu có lượng giãn nước 2.270 tấn, tốc độ tối đa 28 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn 164 người.

Sigma có lượng giãn nước 1.700 tấn, tốc độ tối đa 28 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn chừng 80 người

Formidable có tốc độ 27 hải lý/giờ, gần bằng 2 chiến hạm trên nhưng có lượng giãn nước lên tới 3.200 tấn, với thủy thủ đoàn 85 người.

Gepard 3.9 cũng không thua kém gì các tàu bạn khi có vận tốc tối đa là 28 hải lý/giờ, với lượng giãn nước 2.100 tấn, thủy thủ đoàn 103 người

Qua so sánh ta thấy về tốc độ tối đa thì các tàu tương đương nhau, tầm hoạt động cũng đều chừng 5000 dặm nhưng Formidable của Singapore có tải trọng gấp rưỡi các tàu còn lại với số lượng thủy thủ ít, do đó khả năng dự trữ thực phẩm sẽ vượt trội hơn các tàu khác, qua đó cũng góp phần nâng cao khả năng đi biển dài ngày.

Trong hạng mục này, Formidable vẫn đầu bảng, các tàu xếp sau khó phân "hơn thua".




Sigma của Indonesia





Lekiu của Malaysia


Tính năng tàng hình và tự động hóa trên tàu

Xét về tàng hình phụ thuộc vào các yếu tố như thiết kế, chất liệu, các thiết bị phụ trợ, vậy chúng ta tạm thời sẽ đánh giá khả năng tàng hình qua thiết kế hình dáng bên ngoài con tàu.

Chiến hạm Lekiu có thiết kế nhiều thiết bị đặt lộ thiên, điều này sẽ tăng phản xạ radar lên rất nhiều, qua đó khiến nó “nổi bật: trên màn hình theo dõi hơn các tàu khác.

Sigma có thiết kế tương đối ổn, giống như Gepard 3.9 nếu so Formidable có thiết kế "dấu biệt" vũ khí, phương tiện, khí tài vào bên trong. Bất cứ chuyên gia kỹ thuật quân sự nào nhìn vào sẽ cho điểm Formidable cao nhất trong các tàu kể trên.

Về khả năng thông tin liên lạc cũng như thiết bị trên tàu, sẽ khá là khó để kiểm chứng vì các thông số của nhà sản xuất chỉ ở mức tham khảo, nhưng cũng sẽ không khó nhận ra con tàu có tải trọng lớn nhất lại có số người điều khiển gần ít nhất là khả năng tự động hóa sẽ rất cao, đó là Formidable.

Vì vậy, trong hạng mục này, thứ tự lần lượt sẽ là: Formidable, Gepard 3.9 và Sigma, Lekiu.




Theo dõi bắn tên lửa Aster trên Formidable





Sigma của Indonesia có thiết kế khá "mượt"


Kết luận tạm thời

Như vậy, không khó để nhận ra Formidable là chiến hạm hiện đại nhất Đông Nam Á, Gepard 3.9 cũng sử dụng những công nghệ khá hiện đại, nó có một số vượt trội so với các tàu của Malaysia hay Indonesia.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, những phép thử so sánh trên đây đơn giản chỉ dựa vào thông số kĩ thuật. Trong tác chiến, thành bại còn phụ thuộc vào kĩ năng của người sử dụng cũng như nghệ thuật quân sự. Hiện đại là quan trọng, con người là quyết định.


[BDV news]


Thứ Tư, 29 tháng 6, 2011

>> Tạp chí Quân sự châu Á đánh giá hải quân khu vực (kỳ 1)




Tạp chí Quân sự Châu Á (số ra tháng 5/2011) đã đưa ra thống kê số lượng tàu trong Hải quân các nước thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.


Dưới đây là con số cập nhật nhất về lực lượng hải quân các nước trong khu vực:

Indonesia

Với đặc điểm nhiều đảo và sở hữu vùng biển rộng lớn. Indonesia đã xây dựng một lực lượng hải quân đông đảo, trang bị hiện đại. Quân số thường trực của Hải quân Indonesia khoảng 74.000 người với biên chế 136 tàu các loại.

Hải quân Indonesia trang bị 9 khinh hạm chủ lực gồm: 5 tàu lớp Ahmad Yani, 4 tàu lớp Fatahillah. Các tàu này đều thiết kế với tổ hợp tên lửa chống hạm Harpoon và Exocet.

Hộ vệ hạm gồm: 4 chiến hạm lớp Sigma do Hà Lan đóng (Indonesia gọi là Diponegoro) lắp tổ hợp tên lửa Exocet và 16 hộ vệ chống ngầm lớp Parchim được mua lại từ Đức.



Tàu hộ vệ lớp Sigma của Hải quân Indonesia.

Về lực lượng tàu chiến cỡ nhỏ thì Indonesia có: 4 tàu tên lửa cỡ nhỏ lớp Mandau, 4 tàu tuần tra lớp Kakap, 4 tàu cao tốc tuần tra lớp Singa, 4 tàu lớp Todak, 8 tàu lớp Siada, và 7 chiếc Type 35/36.

Đơn vị tàu đổ bộ của Indonesia có: 6 tàu đổ bộ tank lớp Teluk Gelimanuk, 2 tàu lớp Teluk Sirebong. Chính phủ Indonesia ký hợp đồng mua tàu đổ bộ có boong phóng máy bay lớp Makassar (2 tàu được đóng ở Hàn Quốc và 2 tàu ở Indonesia dưới dạng chuyển giao công nghệ).

Đơn vị tàu quét mìn có: 2 tàu lớp Pulau Rengat, 2 tàu T43 và 9 chiếc lớp pulau Rote.

Đơn vị tàu hỗ trợ có: 1 tàu chở dầu Arun và 1 tàu bệnh viện lớp Tanjung Dalpele.

Về tàu ngầm, hiện tại Hải quân Indonesia biên chế 2 chiếc lớp Cakra đã được Hàn Quốc nâng cấp. Indonesia từng lên kế hoạch mua tàu ngầm tấn công lớp Amur và Kilo của Nga nhưng đều bị hủy bỏ. Dù vậy, giới lãnh đạo đất nước vạn đảo vẫn bày tỏ tham vọng sở hữu 39 tàu ngầm trong tương lai.

Malaysia

Hải quân Hoàng gia Malaysia được đánh giá là một trong những lực lượng sở hữu nhiều công nghệ tiên tiến nhất khu vực Đông Nam Á. Quân số thường trực có 14.000 người.

Số lượng khinh hạm chủ lực của Malaysia có: 2 tàu lớp Lekiu và 2 tàu lớp Kasturi. Ngoài ra, Malaysia còn có 4 tàu hộ vệ lớp Laksamana. (>> xem thêm)

Tàu chiến cỡ nhỏ và tàu tuần tra gồm: 6 tàu tuần tra ven biển lớp Kedah, 6 tàu SGPV (dài 99 mét, lượng giãn nước 2.200 tấn được trạng bị vũ khí tốt hơn Kedah), 4 tàu cao tốc mang tên lửa lớp Handalan, 4 tàu cao tốc tên lửa lớp Perdana, 6 tàu pháo lớp Jerong, 2 tàu cao tốc lớp Sri Tiga, 15 tàu tuần tra lớp Kris và 12 tàu CB90.




Tàu ngầm tấn công Scorpene - bước đi đầu xây dựng lực lượng tàu ngầm Hải quân Malaysia.



Tàu quét mìn có 4 tàu lớp Mahamiru. Và 3 tàu làm nhiệm vụ hỗ trợ: 1 tàu lớp Gunga Mas Lima (mang được 10 trực thăng) và 2 tàu hỗ trợ chiến đấu lớp Sri Indera Sakti.

Trong khu vực Đông Nam Á, các quốc gia có vùng biển lớn đều dành sự quan tâm đặc biệt tới việc phát triển tàu ngầm – sức mạnh đáng sợ dưới lòng biển.

Malaysia cũng không phải ngoại lệ, năm 2002 Malaysia đã ký hợp đồng trị giá 1,4 tỷ USD mua 2 tàu ngầm tấn công lớp Scorpene từ Pháp. Năm 2009, chiếc đầu tiên đã được chuyển giao và đi vào hoạt động.

Myanmar

Hải quân Myanmar tổ chức với lực lượng khoảng 19.000 người và 122 tàu các loại. Hầu hết các tàu chiến và tên lửa của hải quân đều được nhập từ Trung Quốc.




Tàu tuần tiễu của Mymanmar.


Đội tàu chiến đấu chủ lực tốt nhất của Hải quân Myanmar gồm: 8 tàu hộ vệ lớp Anawratha (lắp tên lửa diệt hạm C-803) và 8 tàu lớp Aung Zeya (sử dụng tổ hợp tên lửa chống hạm C-802).

Đơn vị tàu chiến cỡ nhỏ gồm: 6 tàu cao tốc tên lửa lớp Houxin, 14 tàu pháo “5 Series”, 1 tàu pháo lớp Indaw, 10 tàu pháo lớp Hainan, 12 tàu tuần tiễu PGM và 3 tàu PB90.

Philippines

Hải quân Philippines sở hữu đội tàu chiến mỏng và ít hiện đại nhất trong khu vực Đông Nam Á. Quân số thường trực có khoảng 24.000 người.

Khinh hạm chủ lực lớn nhất của Philipine là chiếc BRP Rajah Humabon, một chiếc tàu già cỗi trang bị vũ khí kiểu cũ, thích hợp cho nhiệm vụ tuần tra bảo vệ ven biển.

Hộ vệ hạm gồm: 2 tàu lớp Rizal và 6 tàu lớp Miguel Malval.

Tàu chiến cỡ nhỏ có: 1 tàu lớp Mariano Alvarez, 3 tàu lớp emilio Jacinto, 2 tàu lớp Emilio Aguinaldo, 22 tàu lớp Jose Andrada, 2 tàu lớp PC 394, 3 tàu lớp Conrado Yap, 8 tàu lớp Tomas batillo và 2 tàu lớp Kagitingan.



Chiến hạm "ba nhất" của Hải quân Philipines.


Hầu hết các chiến hạm của Philipines đều từng phục vụ trong Hải quân Mỹ và các nước đồng minh của Washington. Các kiểu tàu đều thiết kế pháo kiểu cũ, tốc độ bắn chậm, độ chính xác kém, tầm bắn ngắn.

Hiểu được tầm quan trọng của việc giữ gìn vùng biển lớn, chính quyền Philipine trong những năm gần đây đã tiến hành chương trình hiện đại hóa hải quân. Philipine quyết định mua tàu tuần tra cỡ lớn lớp Hamilton từ lực lượng phòng vệ bờ biển Mỹ (tàu này có lượng giãn nước hơn 3.000 tấn). Ngoài ra, Philipine cũng tự thiết kế và “nhờ” Đài Loan chế tạo tàu cao tốc đa năng.

Singapore

Với nền kinh tế mạnh, Hải quân Singapore đã được chính phủ đầu tư khá nhiều tiền bạc cho việc mua sắm các thế hệ tàu mới, hiện đại nhằm bảo vệ vùng biển nước này cũng như đối phó với các mối nguy hiểm xâm phạm.

Đơn vị tàu chiến chủ lực gồm 6 khinh hạm lớp Formidable mua từ Pháp.

Lực lượng tàu chiến cỡ nhỏ có: 6 tàu lớp Victory và 11 tàu lớp Fearless (Singapore đang có kế hoạch thay thế lớp tàu này).



Khinh hạm Formidable của Singapore thiết kế với tính tự động hóa cao. Chiếc tàu có lượng giãn nước hơn 3.000 tấn nhưng thủy thủ đoàn điều khiển chỉ có 71 người.


Về tàu ngầm, Singapore mua lại các tàu đã qua sử dụng của Hà Lan gồm: 4 tàu lớp Conqueror và 2 tàu lớp Archer.

Tàu quét mìn có 4 chiếc lớp Bedok và 12 chiếc FB31-42.

Tàu đổ bộ có 4 tàu đổ bộ có boong phóng máy bay lớp Endurance (lượng giãn nước 6.000 tấn) và 1 tàu đổ bộ tank lớp Perseverance.

Thái Lan

Trong khu vực Đông Nam Á, Hải quân Thái Lan có số quân thường trực đông đảo nhất lên tới 101.000 người (gồm cả Hải quân đánh bộ).

Thái Lan là nước đầu tiên và duy nhất tính tới thời điểm hiện tại sở hữu tàu sân bay (tàu Chakri Naruebet).

Khinh hạm chủ lực có: 2 tàu lớp Phutthayofta (mua lại từ Mỹ), 2 tàu lớp Naresuan, 4 tàu lớp Chao Praya.

Tàu hộ vệ có: 2 tàu lớp Pattanakosin, 2 tàu lớp Tapi và 3 tàu lớp Khamronsin.



Khinh hạm HTMS Naresuran do Trung Quốc đóng nhưng trang bị vũ khí của Mỹ. Tàu thiết kế cải tiến từ mẫu Type 053.


Tàu chiến đấu hạng nhẹ có: 2 tàu tuần tra ven biển lớp Pattani, 3 tàu lớp Hua Hin, 3 tàu pháo lớp Chonburi, 2 tàu cao tốc mang tên lửa lớp Rajcharit, 3 tàu cao tốc tên lửa lớp Prabbrorapak, 6 tàu tuần tra lớp Sattahip, 6 tàu T-991.

Tàu quét mìn có: 2 tàu lớp Lat Ya, 2 tàu lớp Bangrachan, 2 tàu lớp Bangkaew, 1 tàu lớp Thalang.

Tàu đổ bộ có: 2 tàu đổ bộ xe tăng lớp Sichang, 3 tàu đổ bộ đệm khí lớp Griffon 100TD. Thái Lan đang đặt mua 1 tàu đổ bộ có boong phóng máy bay lớp Endurance.

Ngoài ra, Thái Lan có kế hoạch mua ít nhất 6 tàu ngầm Type 206A đã qua sử dụng của Đức với giá 257 triệu USD.

Trung Quốc

Tàu khu trục gồm: 4 tàu lớp Sovremenny (mua của Nga), 2 tàu lớp Shenyak (Type 051C), 2 tàu lớp Langzhou (Type 052C), 1 tàu lớp Shenzen (Type 051B), 2 tàu lớp Harbin và 13 tàu lớp Zuhai.

Khinh hạm gồm: 8 tàu lớp Jiangkai II (Type 054A), 2 tàu lớp Jiangkai I (Type 054), 14 tàu lớp Jiangwei I/II và 23 tàu lớp Jianghu I/II/III.

Tàu chiến đấu cỡ nhỏ có: 18 tàu cao tốc tên lửa lớp Houxin, 5 tàu tên lửa lớp Huijan, 50 tàu tên lửa lớp Houbei, 95 tàu tuần tra lớp Hainan và 90 tàu tuần tra cao tốc Huchuan Hydrofoli.


Khinh hạm lớp Jiangkai II (Type 054A).



Tàu quét mìn có 28 tàu loại T43. Lực lượng tàu đổ bộ có: 2 tàu đổ bộ có boong phóng máy bay lớp Yzhao (Type 071), 20 tàu đổ bộ tank lớp Yuting và 28 tàu đổ bộ hạng trung lớp Yudao/Yulin. Ngoài ra, Trung Quốc đóng 6 tàu chở trực thăng Type 081.

Lực lượng tàu ngầm Trung Quốc có: 2 tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Jin (Type 094), 1 tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Xia (Type 092), 2 tàu ngầm tấn công lớp Shang (Type 093), 5 tàu lớp Song, 5 tàu lớp Yuan (Type 041), 10 tàu Kilo thuộc project 636), 2 tàu Kilo thuộc project 877EKM, 14 tàu lớp Minh và 8 tàu lớp Romeo (dùng cho việc huấn luyện thủy thủ).

Brunei

Hải quân Hoàng gia Brunei tổ chức nhỏ nhưng trang bị khá tốt. Nhiệm vụ chủ yếu là tìm kiếm cứu nạn và bảo vệ lãnh hải quốc gia.

Lực lượng tàu chiến đấu có: 3 tàu hộ vệ mang tên lửa có điều khiển lớp Darussalam, 3 tàu cao tốc tên lửa lớp Waspada, 3 tàu tuần tra lớp Perwira, 4 tàu tuần tra lớp Ijhtihad.

Mặc dù, Brunei ký hợp đồng với BAE System đóng mới 3 tàu hộ vệ tên lửa lớp Nakhodam Ragam nhưng do không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật đặt ra nên toàn bộ số tàu này Brunei đã từ chối nhận.

Cambodia

Hải quân Hoàng gia Cambodia trang bị khá mỏng gồm: 4 tàu tuần tiễu lớp Stenka và 5 tàu lớp Schmel.

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang