Sơ lược về những loại vũ khí trang bị hàng đầu của quân đội Nga hiện nay: Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Buk, xe chiến đấu bộ binh BMP-2, tiêm kích Su-27, tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov, trực thăng tiến công Mi-28N Night Hunter, tuần dương hạm tên lửa Moskva... >> Điểm mặt những cú đấm thép của Quân đội Nga (P1) >> Điểm mặt những cú đấm thép của Quân đội Nga (P2) 8. Hệ thống tên lửa phòng không Buk Buk-M1 (mil.ru) Hệ thống tên lửa phòng không Buk được phát triển vào cuối thập niên 1970, nhận vào trang bị năm 1979. Buk do Viện nghiên cứu Chế tạo dụng cụ (NIIP) mang tên Tikhomirov nghiên cứu chế tạo và đã thay thế các hệ thống tên lửa phòng không lạc hậu 2К12 Kub. Hệ thống Buk dùng để bảo vệ các mục tiêu quan trọng chống các mục tiêu khí động cơ động ở độ cao từ 30-18.000 m và được trang bị hệ thống đối kháng chế áp điện tử. Buk có khả năng chặn đánh các mục tiêu bay ở tốc độ đến 1.200 m/s ở cự ly đến 40 km. Xác xuất tiêu diệt mục tiêu cơ động là 0,5-0,7, còn mục tiêu không cơ động là 0,7-0,9. Một hệ thống Buk bao gồm tới 21 xe, trong đó có 6 bệ phóng x 4 tên lửa, 1 đài chỉ huy, 1 xe bệ phóng-tiếp đạn và 1 đài phát hiện mục tiêu. Để bảo vệ mục tiêu hiệu quả, hệ thống có thể được sử dụng ở phương án rút gọn: đài chỉ huy, đài phát hiện mục tiêu, 2 xe bệ phóng và 1 xe bệ phóng-tiếp đạn. Buk hiện có 6 biến thể chính là Buk-М1, Buk-М2, Buk-М1-2, Buk-М2E, Buk-М3 và biến thể hải quân М-22 Uragan. Trang bị chiến đấu của hệ thống có thể khác biệt đáng kể tùy thuộc ở biến thể. Nga sử dụng chủ yếu các hệ thống Buk-М1 và Buk-М2. Ngoài ra, hệ thống tên lửa phòng không Buk còn có trong trang bị 9 nước khác, trong đó có Belarus, Phần Lan, Syria, Ai Cập và Gruzia. 9. Xe chiến đấu bộ binh BMP-2 Thiết mã BMP-2 (mil.ru) Xe chiến đấu bộ binh BMP-2 do Nhà máy chế tạo máy Kurgansk phát triển trên cơ sở BMP-1 vào nửa đầu thập niên 1970. Xe được nhận vào trang bị vào năm 1977 và dừng sản xuất vào năm 2008. BMP-2 được trang bị vỏ giáp thép cán chống đạn con và mảnh đạn pháo. Xe có chiều dài 6,7 m, chiều rộng 3,2 m, chiều cao 2,5 m. Kíp xe BMP-2 gồm 3 người. Xe có thể chở đến 7 lính đổ bộ. BMP-2 được trang bị 1 pháo nòng rãnh 30 mm 2А42 với cơ số đạn 500 viên, các tên lửa chống tăng. Xe có thể chạy với tốc độ đến 65 km/h, dự trữ hành trình trên đường nhựa là gần 550 km. Hiện nay, Lục quân Nga có trong trang bị gần 4.600 xe BMP-2. Ngoài ra, biến thể hải quân của BMP-2 được trang bị cho Bộ binh hải quân Nga (gần 200 chiếc) và Bộ đội nội vụ của Bộ Nội vụ Nga (gần 1.200 chiếc). Trong lịch sử tồn tại, BMP-2 đã tham chiến ở Afghanistan và cuộc đảo chính ở Moskva năm 1993, các chiến dịch ở Chechnya lần thứ nhất và thứ hai, và chiến tranh ở Nam Ossetya. BMP-2 có 5 biến thể chính, khác nhau ở vũ khí và vỏ giáp. Trong tương lai, BMP-2 và xe chiến đấu bộ binh thế hệ sau nó là BMP-3 sẽ bị thay thế bằng các xe chiến đấu bộ binh mới chế tạo trên cơ sở bệ mang thiết giáp hạng nặng tiêu chuẩn Armata. 10. Máy bay tiêm kích Su-27 Su-27 Flanker (mil.ru) Máy bay tiêm kích hạng nặng Su-27 do Viện thiết kế OKB Sukhoi phát triển vào nửa cuối thập niên 1970. Các máy bay sản xuất loạt đầu tiên bắt đầu được đưa vào trang bị vào năm 1984, song phải đến năm 1990, Su-27 mới chính thức được nhận vào trang bị. Mệnh lệnh nhận Su-27 vào trang bị được ký sau khi các nhà thiết kế khắc phục được tất cả những khiếm khuyết phát hiện được trong quá trình thử nghiệm và sử dụng thử máy bay. Nga chế tạo nhiều biến thể trên cơ sở Su-27 và máy bay này cũng tiếp tục được hiện đại hóa. NATO gọi Su-27 là Flanker. Su-27 được thiết kế theo sơ đồ khí động thông thường và có thiết kế khí động kiểu tích hợp. Nhiều biến thể của máy bay như Su-27М, Su-30 hay Su-33 có cánh ngang phía trước. Máy bay được trang bị hệ thống điều khiển điện từ xa, cho phép điều khiển máy bay hiệu quả hơn. Su-27 đã tạo ra một số thao tác bay cao cấp như “rắn hổ mang” và “Chakra Frolova” (bay lượn vòng cực nhỏ theo góc chúc ngóc). Hiện Nga có gần 360 tiêm kích họ Su-27, trong đó có 53 chiếc trong biên chế của Hải quân Nga. Máy bay có thể bay với tốc độ đến 2.500 km/h, bán kính chiến đấu tùy thuộc biến thể là từ 440-1.680 km. Tốc độ lên của máy bay là đến 345 m/s, mức trang bị sức kéo 1,1-1,2 tùy thuộc vào biến thể. Su-27 được trang bị 1 pháo 30 mm và có 8-12 điểm treo cho tên lửa không đối không, không đối diện, rocket, bom có điều khiển và bom không điều khiển. Đội bay trình diễn nổi tiếng của Nga “Russkye vityazi” bay biểu diễn trên các máy bay Su-27. 12. Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov (mil.ru) Tuần dương hạm chở máy bay hạng nặng Đô đốc hạm đội Liên Xô Kuznetsov được đóng tại Nhà máy đóng tàu biển Đen theo thiết kế Projekt 11435. Tháng 12/1985, tàu được hạ thủy, năm 1991 được đưa vào trang bị. Tàu được biên chế cho Hạm đội phương Bắc Nga. Hiên nay, đây là tàu sân bay duy nhất trong biên chế hạm đội Nga. Trong lịch sử tồn tại, tên của tàu đã được thay đổi một số lần. Trong thiết kế, tàu được gọi là “Liên Xô”, khi khởi đóng - “Riga”, khi hạ thủy - “Leonid Brezhnev, khi thử nghiệm - “Tbilisi”. Tàu được đặt tên hiện nay vào tháng 10/1990. Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov có lượng giãn nước 61.400 tấn, chiều dài 306,5 m, chiều rộng 71,9 m và mớn nước 10,4 m. Tàu có khả năng chạy với tốc độ đến 29 hải lý/h, thời gian hoạt động độc lập trên biển 45 ngày đêm. Thủy thủ đoàn gồm 1.980 người, trong đó có 520 sĩ quan, 322 chuẩn úy và 1.138 thủy binh. Tàu được thiết kế để triển khai 50 máy bay và trực thăng. Hiện nay, được triển khai trên tàu là các tiêm kích Su-33, máy bay huấn luyện chiến đấu Su-25UTG và trực thăng Ка-27. Đô đốc Kuznetsov được trang bị 6 hệ thống pháo 30 mm 6 nòng AK-630 với cơ số đạn 48.000 viên, 12 bệ phóng tên lửa hành trình chống hạm Granit, 2 hệ thống chống ngầm RBU-12000, 4 hệ thống pháo phòng không Kortik và 4 hệ thống tên lửa phòng không Kinzhal. Tháng 4/2010, có tin Hải quân Nga sẽ bắt đầu công việc sửa chữa và hiện đại hóa trên tàu Kuznetsov vào năm 2012 và kết thúc vào năm 2017. Trong tương lai, Bộ Quốc phòng Nga dự định tăng cường đáng kể lực lượng tàu sân bay của Hải quân Nga. Tháng 2/2012, Tư lệnh Hải quân Nga khi đó Vladimir Vysotsky cho biết, đến năm 2014, thiết kế kỹ thuật của tàu sân bay mới của Hải quân Nga sẽ hoàn thành, bản thân tàu sân bay mới sẽ đóng xong sau năm 2020. Nhu cầu tàu sân bay của hạm đội Nga trước đó được đánh giá là 4-6 tàu. 13. Trực thăng tiến công Mi-28N Thợ săn đêm Mi-28N (mil.ru) Trực thăng tiến công Mi-28N được phát triển trên cơ sở Mi-28 vào nửa đầu thập niên 1990. Thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 11/1996 và được nhận vào trang bị của Không quân Nga vào tháng 10/2009. Bộ Quốc phòng Nga đã mua tổng cộng 97 chiếc theo 2 hợp đồng năm 2005 và 2010. Đến nay, quân đội Nga đã nhận được 38 chiếc. Ở giai đoạn đầu, các trực thăng không được trang bị hệ thống nhìn đêm. Mi-28N có khả năng đạt tốc độ bay 300 km/h và tầm bay đến 450 km. Tổ lái gồm 2 người. Vũ khí của máy bay gồm 1 pháo 30 mm 2А42 với cơ số đạn 250 viên, các container treo gắn pháo, tên lửa và rocket không đối không, không đối diện, bom có và không điều khiển cỡ đến 500 kg. Mi-28N có 4 điểm treo vũ khí. Hiện nay, Mi-28N được trang bị các hệ thống nhìn đêm, hệ thống dẫn tên lửa có điều khiển Tor và các hệ thống phát hiện mục tiêu mặt đất và trên không. Chương trình vũ khí nhà nước Nga giai đoạn 2011-2020 dự định mua sắm và trang bị 200 chiếc Mi-28N với đơn giá ước 245-250 triệu rúp. 14. Tuần dương hạm tên lửa Moskva Tuần dương hạm tên lửa Moskva, Kỳ hạm Hạm đội Biển Đen của Nga (mil.ru) Tàu tuần dương hạm cận vệ Moskva do Nhà máy đóng tàu mang tên “61 chiến sĩ công xã” ở Nikolayev vào năm 1982, được đưa vào biên chế Hạm đội Biển Đen vào năm 1983. Đây là tàu đầu tiên của lớp Projekt 1164 Atlant. Khi đóng, tuần dương hạm này có tên Slava, nhưng sau khi tuần dương hạm chống ngầm chở trực thăng Moskva Projekt 1123 Kondor bị thải loại vào tháng 11/1996, tàu đã thừa kế tên của nó và trở thành kỳ hạm của Hạm đội Biển Đen. Tháng 8/2008, tuần dương hạm Moskva đã tham gia cuộc chiến ở Nam Ossetya và hoạt động trong vùng biển của Abkhazia. Tuần dương hạm tên lửa Moskva có chiều dài 186,4 m, chiều rộng 20,8 m, mớn nước 8,4 m và lượng giãn nước 11.500 tấn. Tàu có khả năng đạt tốc độ đến 32 hải lý/h, dự trữ hành trình đến 8.000 hải lý. Thủy thủ đoàn của tàu tuần dương Moskva là 510 người. Tàu được trang bị 1 ụ pháo 130 mm АK-130, 6 hệ thống pháo phòng không 30 mm 6 nòng АK-630, 8 bệ phóng tên lửa hành trình chống hạm P-1000 Vulkan, 8 hệ thống tên lửa phòng không S-300FФ và 2 hệ thống tên lửa phòng không Osa-МА, cũng như 2 ống phóng lôi 533 mm. Trên bông tàu triển khai 1 trực thăng Ка-27. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012
>> Điểm mặt những cú đấm thép của Quân đội Nga (P3)
Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2011
>> Sức mạnh tàu sân bay hiện có của các nước thế nào?
Sở hữu tàu sân bay, những căn cứ không quân trên biển, trung tâm của mỗi hạm đội đã là khó, chế tạo chúng càng khó hơn. Tàu sân bay Garibaldi, Italia Tàu sân bay Garibaldi dài 180 m, rộng 23,8 m, mớn nước 6,7 m, lượng choán nước chuẩn 10.100 tấn – tối đa 13.370 tấn, thiết bị động cơ là 4 tuabin khí LM-2500, tổng công suất 80.000 mã lực, 2 chân vịt, tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ, khả năng chạy liên tục 7.000 hải lý với vận tốc 20 hải lý/giờ. Đường băng thẳng, dài 173,8 m, rộng 30,4 m, đầu trước đường băng vát lên 6,5 độ, có thể làm nơi đỗ cho 6 máy bay cất/hạ cánh thẳng đứng AV-8B Harrier II hoặc 6 trực thăng SH-3D Sea King. Kho chứa máy bay được xây dựng ở dưới sàn tàu, dài 110 m, rộng 15 m, cao 6 m, tổng diện tích 1.650 m2, có thể đậu 12 chiếc AV-8B hoặc 12 chiếc Neptune. Cấu trúc tầng trên của mạn tàu phải ở cả trước và sau đều có 1 thang máy, dài 18 m, rộng 10 m, tải trọng 15 tấn. Biên chế cả tàu 825 người, trong đó có 550 thủy thủ, 230 nhân viên hàng không, còn lại là nhân viên Bộ Tư lệnh. Tiêu chuẩn máy bay mang theo là 8 chiếc AV-8B và 8 chiếc Sea King, trong trường hợp đặc biệt cũng có thể tải được 16 chiếc AV-8B hoặc 18 chiếc Neptune. Tàu sân bay Garibaldi được gọi là tàu sân bay có trọng tải nhỏ nhất trên thế giới. Tàu sân bay Garibaldi là tàu sân bay hạng nhẹ có tính đại diện, xuất hiện sau tàu lớp Invincible, nó là tàu hạng nhẹ hơn so với tàu Invincible, lượng choán nước chỉ bằng 2/3 tàu lớp Invincible, được gọi là tàu sân bay có trọng tải nhỏ nhất trên thế giới. Bề ngoài của nó rất tương đồng với tàu lớp Invincible, cũng được thiết kế đường băng thẳng, phần đầu đường băng chếch 6,5 độ. Trải qua thiết kế cẩn thận, trọng tải tuy nhỏ, nhưng lại mang được 16 – 18 máy bay. Vũ khí trang bị trên tàu đầy đủ, có thể tấn công, phòng thủ toàn diện như chống hạm, phòng không và chống tàu ngầm, vừa có thể là tàu chỉ huy của hạm đội tàu sân bay, vừa có thể hoạt động độc lập. Động cơ sử dụng tua-bin chạy ga có thể tích nhỏ, trọng lượng nhẹ, khởi động nhanh, điều khiển linh hoạt, làm cho tốc độ đạt 30 hải lý/giờ, hơn nữa có tính cơ động mạnh, từ trạng thái tĩnh đến trạng thái hết công suất chỉ cần 3 phút. Nhiệm vụ chính của tàu là thực hiện tuần tra cảnh giới ở Địa Trung Hải, chốt chặn và bảo vệ đường hàng hải Eo biển Gibraltar, độc lập hoặc dẫn đầu hạm đội thực hiện nhiệm vụ chống tàu ngầm, phòng không và chống hạm, yểm trợ và chi viện cho tấn công đổ bộ, hộ tống cho đội tàu vận tải, đảm bảo tự do lưu thông hàng hải… Năm 1993, tàu này bắt đầu mang theo máy bay cánh cố định, từ đó đã nâng cao rất lớn khả năng tác chiến kiểm soát bầu trời, kiểm soát biển của con tàu này. Hiện nay, Italia đã có kế hoạch chế tạo một tàu sân bay mới tương tự tàu Hoàng tử Asturias của Tây Ban Nha, lượng choán nước tối đa 20.100 tấn, máy bay mang theo là 12 chiếc AV-8B, 4 chiếc trực thăng chống tàu ngầm EH101 và 3 chiếc trực thăng cảnh báo sớm EH101. Tàu sân bay Cavour, Italia Tàu sân bay Cavour có lượng choán nước là 27.100 tấn, do xưởng đóng tàu Fenkandini của Italia chế tạo, được gọi là tàu chiến động cơ phi hạt nhân mạnh nhất thế giới. Hợp đồng chế tạo tàu sân bay Cavour được ký tháng 11/2000, khởi công vào tháng 6/2001, hạ thủy và trang bị vào tháng 6/2004, bàn giao cho hải quân Italia năm 2008. Chiều dài: 244 m. Chiều rộng: 39 m. Mớn nước: 8,7 m. Đường băng: 186 m. Lượng choán nước: chuẩn 21.160 tấn, tối đa 27.100 tấn. Động cơ: 88.000 mã lực. Khả năng chạy liên tục: 7000 hải lý, vận tốc 18 hải lý/giờ. Khả năng duy trì: > 18 ngày. Hệ thống động cơ: Hệ thống đẩy COGAG, 4 tuabin khí General Electric/Avio LM2500, 2 chân vịt. Tốc độ: 28 hải lý/giờ. Tàu sân bay Cavour do Italia chế tạo, được gọi là tàu chiến động cơ phi hạt nhân mạnh nhất thế giới. Hệ thống vũ khí: 2 khẩu pháo bắn nhanh 76 mm OTO Breda 76/62 SR, 3 khẩu pháo bắn nhanh 25 mm Oto Breda Oerlikon KBA, 4 hệ thống phóng thẳng 8-cell SYLVER A43 (trang bị tên lửa hạm đối không Aster-15). Máy bay: 12 - 16 chiếc máy bay chiến đấu AV-8B Harrier hoặc máy bay chiến đấu Lockheed Martin F-35B, 3 máy bay cảnh báo sớm EH-101 Mk.112 AEW/HEW, 4 - 6 máy bay trực thăng chống tàu ngầm EH-101, NH-90 hoặc SH -3D; hoặc 30 máy bay trực thăng. Tàu sân bay Illustrious, Anh Tàu sân bay hạng nhẹ Illustrious là tàu sân bay lớp Invincible thứ hai của Anh, biên chế tháng 6/1982. Tàu dài 206,6 m, rộng 27,5 m, mớn nước 8,0 m, lượng choán nước chuẩn 16.256 tấn, tốc độ 28 hải lý/giờ. Tàu này thực tế có khả năng mang 20 máy bay (10 máy bay cất/hạ cánh thẳng Seagull, 10 trực thăng Sea King). Vũ khí chính trên tàu là 1 thiết bị tên lửa đối không See Dart, 2 pháo phòng thủ gần 20 mm, 2 khẩu pháo 20 mm. Tàu sân bay hạng nhẹ Illustrious là tàu sân bay lớp Invincible thứ hai của Anh. -Chiều dài: 206,6 m. Chiều rộng: 27,7 m. - Lượng choán nước: chuẩn 16.000 tấn; tối đa 20.300 tấn. - Động cơ chính: 4 tuabin khí Olin Phillips TM-3B. - Tổng công suất: 112.000 mã lực, 2 chân vịt. - Tốc độ tối đa: 28 hải lý/giờ. - Khả năng chạy liên tục: 7000 hải lý, vận tốc 18 hải lý/giờ. - Biên chế: 1.051 người, trong đó 685 thủy thủ, 366 nhân viên hàng không. - Máy bay mang theo chuẩn là 8 máy bay chiến đấu cất/hạ cánh thẳng Sea Harrier và 12 máy bay trực thăng Sea King. Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov, Nga Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov là tàu sân bay đầu tiên mang theo máy bay cánh cố định do Nga (Liên Xô cũ) sản xuất. Tàu này từng 3 lần đổi tên, chính thức đi vào hoạt động năm 1991. Hệ thống vũ khí trang bị trên tàu đầy đủ, uy lực mạnh. Lượng choán nước tối đa 58.500 tấn, chiều dài 304,5 m, chiều rộng 37 m, đường băng rộng 70 m, mớn nước 10,5 m. Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov hiện là tàu sân bay duy nhất của hải quân Nga, sẽ tiến hành cải tiến hiện đại hóa toàn diện vào năm 2012 và hoàn thành vào năm 2017. Tàu Đô đốc Kuznetsov được trang bị hỏa lực phòng không mạnh. Chủ lực là 4 tên lửa phòng không phóng thẳng SA-N-9, với 192 đầu đạn, tầm bắn là 15.000 m; ngoài ra còn có 8 hệ thống phòng thủ gần Cads-N-1, 2 pháo 30mm6, 8 tên lửa tầm ngắn SA-N-11, tầm phóng của pháo là 2.500 m, tầm bắn tên lửa là 8.000 m; hơn nữa còn có 4 pháo 30 mm 6 nòng AK-630, tầm bắn 2.500 m, tốc độ bắn 3000 phát/phút. Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov là tàu sân bay đầu tiên mang theo máy bay cánh cố định do Nga (Liên Xô cũ) sản xuất. Điểm đặc biệt của tàu Đô đốc Kuznetsov ở chỗ, nó là một “khối hỗn hợp” tuyệt vời: Nó vừa có có 2 đoạn đường băng xiên thẳng riêng có của tàu sân bay kiểu hạm đội, vừa có đường băng cất cánh kiểu ski jump cong 12 độ thông dụng của tàu sân bay hạng nhẹ; không có máy phóng, nhưng có thể bảo đảm cất/hạ cánh cho máy bay chiến đấu cánh cố định hạng nặng. Điều kỳ diệu này nằm ở sự kết hợp giữa phương thức cất cánh kiểu ski jump (do Anh sáng tạo) với máy bay chiến đấu Su-27 có tính năng khí động học nổi trội. Trong điều kiện hy sinh tính năng tác chiến của máy bay, cuối cùng Nga đã sở hữu “tàu sân bay cỡ lớn”, nhưng họ tự xưng là “tàu tuần dương mang theo máy bay”. Sau khi tàu Đô đốc Kuznetsov đi vào hoạt động, hải quân thế giới đã xuất hiện phương thức cất cánh mới trên tàu sân bay, đó là cất cánh kiểu ski jump, hạ cánh nhờ cáp hãm đà. Trong điều kiện thông thường, máy bay được sử dụng là: 20 máy bay chiến đấu Su-33, 15 máy bay trực thăng chống tàu ngầm Ka-27, 4 máy bay huấn luyện Su-25UGT và 2 máy bay trực thăng cảnh báo sớm Ka-29RLD. Tàu sân bay Charles de Gaulle, Pháp Tàu sân bay hạt nhân Charles De Gaulle được Bộ trưởng Quốc phòng Pháp ký lệnh chế tạo vào tháng 2/1986. Tháng 1/1987, Charles de Gaulle R91 cuối cùng đã hoàn thành bản thiết kế tại nhà máy đóng tàu Brest. Tháng 11/1987 bắt đầu cắt tấm thép đầu tiên, tháng 4/1989 bắt đầu lắp ráp tại cảng nhà máy đóng tàu Brest, tháng 7/1994 hạ thủy, tháng 9/2000 chính thức hoạt động. Tàu sân bay Charles de Gaulle không chỉ là tàu sân bay chạy bằng động cơ hạt nhân đầu tiên của Hải quân Pháp, mà nó còn là tàu sân bay hạt nhân duy nhất không phải của hải quân Mỹ. Tàu sân bay Charles de Gaulle ban đầu có ý định trang bị vũ khí là tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ, nhưng Mỹ không bán cho Pháp. Pháp đành phải hợp tác với Anh phát triển tên lửa Storm Shadow. Tàu Charles de Gaulle hoạt động không lâu thì tên lửa hành trình Storm Shadow được phát triển thành công. Người Pháp vô cùng mừng rỡ, đã lập tức trang bị tên lửa Storm Shadow cho tàu Charles de Gaulle. Storm Shadow là loại tên lửa hành trình tàng hình đầu tiên trên thế giới. Tàu sân bay Charles de Gaulle không chỉ là tàu sân bay chạy bằng động cơ hạt nhân đầu tiên của Hải quân Pháp, mà nó còn là tàu sân bay hạt nhân duy nhất không phải của hải quân Mỹ. Sử dụng hệ thống kiểm soát hỏa lực mới là một cải tiến quan trọng khác của tàu sân bay Charles de Gaulle, bao gồm hệ thống SAAM-FR và hệ thống SAAM-IT. Hệ thống SAAM-FR được hợp thành bởi một bộ hệ thống kiểm soát hỏa lực (gồm radar Arabal tích hợp), thiết bị phóng thẳng SYLVER và tên lửa Aster 15. Còn hệ thống SAAM-IT được hợp thành bởi một bộ hệ thống kiểm soát hỏa lực (gồm radar EMPAR tích hợp), thiết bị phóng thẳng SYLVER và tên lửa Aster 15. Hệ thống kiểm soát hỏa lực mới có thể dùng cho thực hiện nhiều nhiệm vụ, đối phó với các mối đe dọa trong tương lai. Máy bay chiến đấu Rafale trang bị cho tàu sân bay Charles de Gaulle cũng đã được nâng cấp về công nghệ, tính năng của nó đã được phát triển rất lớn, không những có khả năng tác chiến trên không rất mạnh, mà còn có khả năng tấn công đối đất nhất định. Khi sử dụng trên mặt biển, hệ thống theo dõi địa hình đã có thể bảo đảm cho Rafale bay thấp với độ cao chỉ là 30,5 m. Rafale F3 được đưa vào hoạt động trước năm 2007 và là loại máy bay chiến đấu đa năng toàn diện. Tàu sân bay NAe São Paulo, Brazil Tàu sân bay NAe São Paulo là tàu Fock được Brazil mua từ Pháp năm 2000, là tàu sân bay duy nhất của hải quân Brazil hiện nay. Tàu này vốn là tàu Fock, thuộc lớp Clemenceau được biên chế cho hải quân Pháp năm 1963, lượng choán nước là 32.780 tấn, dài 265 m, rộng 31,7 m, có thể mang theo 37 máy bay chiến đấu cánh cố định, 2 máy bay trực thăng. Tàu này có thể mang theo 1.300 thủy thủ. Tàu sân bay NAe São Paulo là tàu Fock được Brazil mua từ Pháp năm 2000. Đây là tàu sân bay duy nhất của hải quân Brazil hiện nay. - Lượng choán nước tối đa: 32.780 tấn. Chiều dài: 265 m.Chiều rộng: 31,7 m.Đường băng rộng nhất: 51,2 m. - Mớn nước: 8,6 m. Thiết bị động cơ: Động cơ thông thường, 2 tua bin hơi, 2 chân vịt. Công suất: 92,65 MW (126.000 mã lực). - Tốc độ: 32 hải lý/giờ. Khả năng chạy liên tục: 7.500 hải lý, vận tốc 18 hải lý/giờ. - Vũ khí trang bị chính: 2 hệ thống tên lửa phòng không Sidewinder, 2 hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn West Wind, 4 pháo nòng đơn 100 mm. - Máy bay: 37 máy bay cánh cố định, 2 máy bay trực thăng. Biên chế: 1.017 thủy thủ, 672 nhân viên hàng không. Tàu sân bay Virrat, Ấn Độ Tàu sân bay Virrat nguyên là tàu HMS Hermes của hải quân Hoàng gia Anh. Trong hải chiến quần đảo Malvinas giữa Anh và Argentina, tàu này đã đóng vai trò không nhỏ khi tham chiến với tư cách là tàu chỉ huy của hạm đội đặc nhiệm Anh. Tàu sân bay Virrat nguyên là tàu HMS Hermes của hải quân Hoàng gia Anh. Tháng 4/1986, hải quân Ấn Độ đã mua con tàu này của Anh có giá khá rẻ 25 triệu bảng Anh, sau khi được cải tạo và đại tu đã đổi tên là Virrat; đồng thời còn mua 12 máy bay chiến đấu cất/hạ cánh cự ly ngắn/thẳng đứng Sea Harrier để trang bị cho tàu sân bay. Tàu có lượng choán nước chuẩn là 23.900 tấn - tối đa 28.700 tấn; chiều dài 226,9 m, chiều rộng 27,4 m, mớn nước 8,7 m; thiết bị động cơ là 2 tua bin khí, công suất tối đa là 76.000 mã lực, tốc độ tối đa 28 hải lý/giờ. Tàu sân bay Virrat đã qua nhiều lần cải tạo, chủ yếu có nhiệm vụ chống tàu ngầm, kiểm soát trên không và chỉ huy. Tàu sân bay Chakri Naruebet, Thái Lan Tháng 3/1992, Hải quân Hoàng gia Thái Lan đã ký với Công ty đóng tàu Bazin, Tây Ban Nha, đặt mua một tàu sân bay hạng nhẹ trang bị máy bay trực thăng và máy bay cất/hạ cánh cự ly ngắn thẳng đứng Harrier, do nhà máy đóng tàu Faroe của công ty này chế tạo. Qua chưa đến 4 năm thiết kế và thi công, tháng 1/1996 70% lượng công việc đã hoàn thành, đến ngày 20/1 hạ thủy. Hoàng hậu Sirikit của Thái Lan đã thân chinh đến Tây Ban Nha, cùng với Nữ hoàng Tây Ban Nha là Sofia tổ chức buổi lễ hạ thủy, Tư lệnh hải quân hai nước cũng đã tham gia buổi lễ long trọng này. Tàu sân bay hạng nhẹ này của hải quân Hoàng gia được quốc vương Thái Lan đặt tên là Chakri Naruebet. Chakri là tên của quốc vương khai quốc của vương triều Bangkok. Đồng thời, công bố số hiệu tàu là 911. Tàu sân bay hạng nhẹ này của hải quân Hoàng gia được quốc vương Thái Lan đặt tên là Chakri Naruebet. Chakri là tên của quốc vương khai quốc của vương triều Bangkok. Sau khi hạ thủy, tiến triển của công trình vẫn rất thuận lợi, đến tháng 10, tàu sân bay cơ bản hoàn thành và có thể đi vào giai đoạn thử nghiệm trên biển. Theo đó, hải quân Thái Lan đã cử lực lượng tiếp nhận đến Tây Ban Nha cùng tàu ra biển, trải qua khoảng nửa năm vừa thử nghiệm vừa giao nhận, đến ngày 20/3/1997, tàu này đã được bàn giao cho hải quân Thái Lan. Từ khi ký hợp đồng cho đến khi bàn giao chỉ có 5 năm, đây là thành tựu đáng tự hào của nhà máy đóng tàu, bởi vì trước đó họ đã mất đến 10 năm để chế tạo tàu sân bay hạng nhẹ Hoàng tử Asturias cho hải quân Tây Ban Nha. Sau khi bàn giao, tàu sân bay rời bến cảng nhà máy đóng tàu, đến căn cứ Rota của hải quân Tây Ban Nha, tiếp tục tiến hành huấn luyện khoảng 4 tháng cho thủy thủ. Với sự giúp đỡ của hải quân Tây Ban Nha, tiến hành các bài tập huấn luyện gồm cả tác nghiệp bay, để lực lượng tiếp nhận nắm được thao tác kỹ thuật. Đến tháng 8/1997, hải quân Hoàng gia Thái Lan đã đón tàu về nước, đóng tại căn cứ hải quân lớn nhất Thái Lan là Sattahip. Sau đó, Thái Lan đã tự trang bị thêm một số vũ khí, hệ thống tác chiến và các hệ thống điện, nước làm mát, khí nén, điều hòa, những hệ thống đó đã được thiết kế từ trước, chỉ cần lắp đặt là xong. Tàu sân bay đã chính thức được đưa vào sử dụng năm 1998. Tàu sân bay Hoàng tử Asturias, Tây Ban Nha Tàu sân bay Hoàng tử Asturias được cải tiến dựa trên thiết kế tàu kiểm soát biển của Mỹ. Nó có thể mang theo máy bay cất/hạ cánh cự ly ngắn thẳng đứng và máy bay trực thăng, là một tàu sân bay hạng nhẹ hiện đại khác của Tây Ban Nha. Năm 1990, con tàu này được cải tạo một phần, tiến hành cải tiến đối với kiến trúc tầng trên kiểu đảo, làm cho khoang chính được bố trí hợp lý hơn, máy bay trên bãi đỗ được bố trí thiết bị bảo vệ; ngoài ra đã cải tiến điều kiện ở, làm cho tàu có thể tăng thêm 6 sĩ quan và 50 nhân viên kỹ thuật. Tàu sân bay Hoàng tử Asturias được cải tiến dựa trên thiết kế tàu kiểm soát biển của Mỹ. Trong năm đầu tiên khởi công tàu này, Mỹ từng cấp vốn vay là 150 triệu USD, chi phí chế tạo ước tính khoảng 275 triệu USD. - Lượng choán nước tối đa: 17.188 tấn. Chiều dài: 195,9 m. Chiều rộng: 24,3 m. - Mớn nước: 9,4 m. Thiết bị động cơ: động cơ thông thường, 2 tua bin khí, chân vịt đơn. Công suất: 34,1 MW (46.400 mã lực). - Tốc độ: 26 hải lý/giờ. Khả năng chạy liên tục: 6.500 hải lý, vận tốc 20 hải lý/giờ. - Vũ khí trang bị chính: 4 hệ thống vũ khí tác chiến tầm ngắn 20 mm. - Máy bay: 12 chiếc máy bay cất/hạ cánh cự ly ngắn thẳng đứng (V / STOL), 16 trực thăng. - Nhân viên: 555 thủy thủ, 208 người gồm chỉ huy và nhân viên hàng không. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)