Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tàu sân bay HTMS Chakri Naruebet

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu sân bay HTMS Chakri Naruebet. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu sân bay HTMS Chakri Naruebet. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2012

>> Chakri Naruebet - Tàu sân bay duy nhất Đông Nam Á

Được thiết kế và chế tạo tại nhà máy Izar, Tây Ban Nha, tàu sân bay Chakri Naruebet là "báu vật" của người Thái, vì đây là chiếc hàng không mẫu hạm duy nhất ở Đông Nam Á.

>> Các cụm tàu sân bay tiến công - toàn bộ sức mạnh của Mỹ



http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay HTMS Chakri Naruebet (số hiệu 911)

Dựa trên bản hợp đồng kí kết tháng 7/1992, tàu sân bay Chakri Naruebet được đóng tại nhà máy Izar, Tây Ban Nha.

Năm 1997, Chakri Naruebet được chuyển giao cho hải quân hoàng gia Thái Lan. HTMS Chakri sẽ đảm nhiệm vai trò là tàu đô đốc chỉ huy và điều khiển, hỗ trợ hạm đội tàu chiến của Thái Lan từ trên không. Ngoài ra, nó còn có trách nhiệm tham gia các hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trên biển.

Thiết kế

Tàu sân bay HTMS Chakri Naruebet được thiết kế dựa trên tàu sân bay Principe de Asturias, Hải quân Tây Ban Nha.

Chakri Naruebet có lượng giãn nước 11.485 tấn, tổng chiều dài là 182,6m. Boong tàu sân bay rộng khoảng 174.6x27.5m, được thiết kế có đường dốc nghiêng 12 độ về phía cuối tàu sân bay sử dụng cho các máy bay Harrier.

Khu chứa máy bay cung cấp đủ chỗ cho 10 trực thăng hạng trung hoặc máy bay cất hạ cánh thẳng đứng AV-8S (Harrier). Số lượng thành viên thủy thủ đoàn trên tàu khoảng 600 người

Phi cơ chiến đấu trên tàu

HTMS Chakri Naruebet có khả năng chở sáu chiếc máy bay AV-8S (Harrier) và sáu trực thăng đa nhiệm S-70B “Seahawk”.

AV-8S là máy bay cất cánh đường băng ngắn, hạ cánh thẳng đứng (STOL). AV-8S ban đầu là một phiên bản xuất khẩu cho hải quân Tây Ban Nha được vũ trang pháo, tên lửa, rocket và bom để thực hiện các nhiệm vụ tiêm kích, tấn công hỗ trợ các đơn vị tàu chiến trên biển.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay cất hạ cánh thẳng đứng AV-8S Harrier trên boong tàu sân bay Charki Naruebet


S-70B “Seahawk” là trực thăng đa nhiệm có khả năng chống ngầm hoặc chống hạm. Thái Lan đã mua sáu máy bay loại này từ Mĩ và triển khai chúng trên tàu sân bay HTMS Chakri Naruebet.

Trực thăng Seahawk được trang bị hai ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ Mk 50/46, hoặc tên lửa chống hạm AGM-119B (tầm bắn 35km). Ngoài ra, nó còn mang được tên lửa không đối đất AGM-114 “Hellfire” để tấn công các tàu cao tốc cỡ nhỏ.

http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng đa nhiệm S-70B "Seahawk" trang bị ngư lôi chống ngầm


Hệ thống điện tử

Theo để xuất đưa ra ban đầu, Chakri Naruebet sẽ được lắp đặt một số thiết bị gồm: radar giám sát trên không tầm trung 3-D và tầm xa 2-D, hệ thống định vị siêu âm, hệ thống tác chiến điện tử, thiết bị đối phó trả đũa. Ngoài ra, tàu còn được trang bị thêm máy phóng tên lửa, hệ thống vũ khí tầmcực gần với pháo 25/30mm.

Tuy nhiên, năm 1997 khi được chuyển giao thì HTMS Chakri Naruebet mới chỉ được trang bị hệ thống điện tử cơ bản nhưng không có vũ khí phòng vệ, hệ thống tác chiến điện tử và thậm chí là hệ thống định vị siêu âm, mồi bẫy. Các hệ thống điện tử bao gồm radar giám sát tầm trung 3-D AN/SPS-52C, hệ thống dẫn đường Kelvin Hughes (hoạt động trên dải I), hệ thống định vị vệ tinh MX 1105 Transit/GPS và các thiết bị thông tin liên lạc khác. Vì vậy, cho đến khi tàu sân bay được trang bị giáp, thiết bị cảm biến và hệ thống chiến đầu thì nó phải phụ thuộc hoàn toàn vào đội tàu hộ tống.

Năm 1995, Thái Lan đã có ý định bỏ ra 800 triệu USD mua ba tàu ngầm nhưng kế hoạch này đã bị hoãn lại. Thế nên, giờ đây người Thái vẫn chưa sở hữu bất kì một chiếc tàu ngầm nào. Do đó, HTMS Charki Naruebet vẫn phải trông chờ vào sự bảo vệ của đội tàu hộ tống chống lại các cuộc tấn công trên biển và từ tàu ngầm.

Hệ thống phòng vệ

Theo một số nguồn tin, sau khi được chuyển giao, Thái Lan đã có kế hoạch để trang bị hệ thống vũ khí phòng vệ cho tàu mà Mỹ là nhà thầu chính trong kế hoạch này. Nếu đúng như vậy, có khả năng Chakri Naruebet được trang bị một số loại vũ khí sau:

+ Tổ hợp vũ khí tầm cực gần Phalanx CIWS. Phanlanx là pháo sáu nòng cỡ 20mm được dùng để phòng không chống máy bay hoặc tên lửa hành trình. Pháo bắn với tốc độ 3.000 viên mỗi phút, tầm bắn 1,5 km.

+ Chakri được trang bị hệ thống tên lửa đối không RIM-7 Seasparrow. Tên lửa được dùng để chống lại máy bay hoặc tên lửa hành trình. Các tên lửa được chứa trong 8 ống phóng của hệ thống Mk41. RIM-7 dẫn đường bằng ra đa chủ động, tầm bắn khoảng 55km.

+ Cuối cùng là hệ thống phòng không MBDA Sadral (6 ống phóng) sử dụng tên lửa Mistral. Mistral là tên lửa phòng không tầm ngắn dùng để chống máy bay hoặc tên lửa hành trình, có tầm bắn khoảng 5km.

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống vũ khí tầm cực gần Phanlanx CIWS.

http://nghiadx.blogspot.com
Tổ hợp tên lửa đối không RIM-7 Seasparrow.

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống phòng không Sadral mang sáu tên lửa Mistral.

Động lực

Tàu trang bị bộ truyền động kết hợp động cơ diezen hoặc động cơ tuốc bin khí (CODOG) cung cấp sức đẩy 33.600 mã lực. Đó là sự kết hợp giữa hai cặp động cơ tuốc bin khí GE LM-2500 và động cơ diezen MTU 16V1163 TB83, mỗi động cơ sinh ra 6.437 mã lực.

Tốc độ tối đa mà Chakri đạt được là 26,2 hải lý mỗi giờ và tốc độ trung bình khoảng 17,2 hải lý mỗi giờ. Tầm hoạt động lên tới 10.000 dặm nếu chạy với tốc độ 12 hải lý mỗi giờ.

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang