Nhìn vào tiến độ hoàn thành công việc, dường như Trung Quốc đã vượt Nga và khả năng đóng tàu sân bay. Tuy nhiên, một số chuyên gia Nga không lo lắng vì điều này. >> "Siêu tàu sân bay" Ford của Mỹ là để dành cho Trung Quốc Tàu Sân Bay Kuznetsov - Nga Hôm chủ nhật 23/9/2012 tại cảng Đại Liên, các thuỷ thủ Trung Quốc đã kéo quốc kỳ trên chiến hạm Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên trong lịch sử của Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Tàu sân bay này được đóng trên cơ sở tàu tuần dương mang máy bay hạng nặng Varyag của Liên Xô. Cũng hôm đó, tàu sân bay Vikramaditya (Đô đốc Gorshkov cũ) quay về đến nhà máy Sevmash ở Severodvinsk để sửa chữa sau khi các cuộc chạy thử bị gián đoạn. Nga đã mất 7 năm để cải tiến nâng cấp tàu này cho Hải quân Ấn Độ nhưng đến nay vẫn chưa đâu vào đâu. Hai con tàu này đều từng được khởi đóng tại Nhà máy đóng tàu Biển Đen, Nikolaev, Ukraine, theo cùng một dự án 1143 cách nhau 6 năm và sau đó đã được cải tiến nâng cấp, Gorshkov ở Sevmas, còn Varyag ở Dalian Shipyard, Trung Quốc. Nhìn vào sự kiện biên chế của Liêu Ninh và Vikramaditya trở về nhà máy với đầy trục trặc, có thể được coi là cơ sở để so sánh trình độ đóng tàu của Nga và Trung Quốc? Tuy nhiên, các chuyên gia và các nhà đóng tàu không tin là Nga đã hoàn toàn thua Trung Quốc trong trận đấu công nghệ. Một trong những người đã tham gia tạo nên dự án 1143, kỹ sư đóng tàu Valery Babich, sinh sống ở Ukraine, nói với Izvestia, so sánh Vikramaditiya và Liêu Ninh là việc so sánh không được đúng đắn lắm, vì đây là các con tàu có cấp độ khác nhau. Ông này nói: “Vikramaditya là tàu chiến thật sự và việc khắc phục những trục trặc được phát hiện trong những thử nghiệm gần đây cần nhiều nhất một tháng rưỡi. Còn tàu sân bay Trung Quốc không hơn một bệ luyện tập để thử nghiệm cất-hạ cánh máy bay. Con tàu này không có nhóm không quân của riêng mình”. Tuy nhiên, Valery Babich thừa nhận, trong khi các nhà đóng tàu Nga mới chuẩn bị đóng tàu sân bay, người Trung Quốc đã tiến hẳn vào giai đoạn bắt đầu đóng những con tàu như vậy. Ông Babich nhận định: “Chương trình vũ khí quốc gia cho 8 năm tới không có lời nào nói đến tàu sân bay. Còn người Trung Quốc có cả một chương trình đóng mới ít nhất bốn con tàu như vậy”. Về phần mình, người đứng đầu Uỷ ban Duma Quốc gia về Quốc phòng, nguyên Tư lệnh Hạm đội Biển Đen, Đô đốc Vladimir Komoyedov cho rằng, những gì tích luỹ được về làm chủ công nghệ do nâng cấp Vikramaditiya có thể bị mất đi trước năm 2020. Tàu Sân Bay Liêu Ninh - Trung Quốc Ông này nhấn mạnh: “Chúng ta không đóng tàu sân bay nào cả. Mọi việc chỉ dừng lại ở tuyên bố, trong khi thời hạn bắt đầu lại được nêu ra rất khác nhau, từ năm 2015 đến 2030, mà cho đến lúc đó thì những người đã cải tiến Vikramaditiya có thể sẽ không còn ở Sevmash nữa”. Chậm đóng nhưng nhanh đưa vào sử dụng? Trung Quốc đã mua tàu khu trục Varyag chưa được đóng xong ở Ukraine năm 1998 với giá 280 triệu USD. Từ năm 2005, nó được đóng tiếp trên đà của Dalian Shipyard thuộc tập đoàn đóng tàu nhà nước Trung Quốc China Shipbuilding Industry Corporation (CSIC). Các thử nghiệm chạy tàu của nhà máy đã được bắt đầu ngày 10/8/2011. Chuyên viên Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Vasily Kashin cho biết,: “Theo những đánh giá khác nhau, tàu sân bay tiêu tốn của Trung Quốc số tiền tương đương với giá người Ấn Độ chi cho Vikramaditiya, hơn 2 tỷ USD”. Ngoài ra, theo ông này, Trung Quốc chỉ mới bắt đầu tự huấn luyện phi công hạm. Để làm việc này đã xây dựng một thiết bị luyện tập giống như bộ tập luyện NITKA của Ukraine. Tạm thời, Trung Quốc cũng chưa có sẵn máy bay cất hạ cánh trên hạm. Máy bay tiêm kích J-15 (sao chép nguyên mẫu Su-33) của Liên Xô và biến thể hạm của máy bay huấn luyện, chiến đấu JL-9 đang trong giai đoạn thử nghiệm. Còn ở Nga, ngoài Su-33 đã qua thử thách đang sản xuất phương án hạm của tiêm kích nổi tiếng MiG-29 là MiG-29K. Đại diện chính thức của tập đoàn đóng tàu thống nhất USC Aleksei Kravchenko cho biết, là nhóm không quân của Vikramaditiya trang bị MiG-29K đã thử nghiệm thành công. Ông Kravchenko cho biết: “Trong thời gian chạy thử, tàu sân bay Ấn Độ đã thực hiện 117 chuyến bay trong những thời gian khác nhau, trong những điều kiện thời tiết khác nhau, với tải trọng khác nhau, với các cấp sóng biển khác nhau. Tất cả các chuyến bay đều kết thúc thành công”. Theo ông Kravchenko, công việc với Vikramaditiya cho thấy ở Nga giữ được trường phái kỹ sư, tích luỹ được tiềm năng công nghệ đóng tàu sân bay, nhưng thiếu quyết định chính trị về vấn đề này. Đại diện của tập đoàn đóng tàu thống nhất USC than phiền: “Bộ Quốc phòng cho đến nay vẫn chưa đưa ra được câu trả lời là bao giờ, giá bao nhiêu và những tàu sân bay nào sẽ cần được đóng bao nhiêu chiếc”. Còn ở Trung Quốc thì chương trình nhiều tỷ đóng tàu sân bay có quy chế dự án trọng điểm quốc gia, về phương diện hành chính ngang bằng với chương trình du hành vũ trụ có người điều khiển. Như Izvestia từng đưa tin, việc thử tàu sân bay Vikramaditiya đã bị gián đoạn vì đã phát hiện hư hỏng trong lớp cách nhiệt ceramic (gốm) ở ba trong tám nồi hơi của hệ thống động lực của con tàu. Theo Tổng Giám đốc Sevmash Andrew Dyachkov, việc sửa chữa sẽ kéo dài đến tháng 5/2013. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu sân bay Liêu Ninh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu sân bay Liêu Ninh. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012
>> Trung Quốc vượt Nga trong công nghệ đóng tàu sân bay ?
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)