Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tàu tên lửa Bora

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu tên lửa Bora. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu tên lửa Bora. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

>> Tìm hiểu tàu tên lửa đệm khí Bora của Nga

Với tốc độ lên tới 55 hải lý/h và mang theo tới 8 tên lửa chống hạm siêu âm Moskit, tàu tên lửa đệm khi Bora có thể hạ gục bất cứ tàu sân bay nào.

>> Đội tàu chiến Nga đến Syria để làm gì?
>> Điểm khác biệt của Gepard 3.9 Việt Nam và Gepard Nga

Tàu đệm khí mang tàu tên lửa Project 1239 Bora được thiết kế để tiêu diệt các tàu nổi, tàu tiến công cao tốc và tàu vận tải đối phương trong mọi khu vực biển gần và trong bán kính tác chiến gần trên khu vực biển mở một cách độc lập hay như một tàu flagship của biên đội tàu.



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Project 1239

Project 1239 được ngành thiết kế chiến hạm Liên xô (cũ) kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá thực sự trong ngành đóng tàu chiến. Lần đầu tiên trên thế giới, người ta đã đưa được 8 tên lửa chống hạm hạng năng lên một con tàu hộ vệ có độ choán nước chỉ 1.050 tấn nhưng lại có tốc độ như một chiếc thủy phi cơ. Về nguyên tắc, điều này là không thể vì con tàu rất nhỏ và không ổn định.

Tuy nhiên, cục thiết kế Almaz ở Leningrad (nay là St.Peterburg) đã thiết kế Bora là con tàu hai thân hẹp có chiều dài 64 m, rộng 17,2m với vật liệu hợp kim nhôm nhẹ và rất bền và áp dụng nguyên tắc thiết kế của tàu đệm khí. Chính hai ý tưởng này đã tạo nên con tàu chiến có một không hai trên thế giới.

Nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa các loại vũ khí và hệ thống định vị tốt, Bora có khả năng phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu nổi, mục tiêu bay bằng tên lửa hoặc pháo ở tầm bắn hiệu quả xa nhất trong điều kiện nhiễu nặng và biển động mạnh (tới cấp 5). Các thiết bị tác chiến điện tử chủ động và thụ động giúp tàu tự bảo vệ hiệu quả trước đòn tấn công tên lửa của đối phương.

Vũ khí chính trên Bora là 8 tên lửa siêu âm chống tàu hạng nặng Moskit P-270 (tên NATO SS-N-22 Sunburn). Moskit có thể đạt vận tốc cao nhất là 3 mach và vận tốc tối thiểu để duy trì độ cân bằng là 2,2 mach nhanh gấp ba lần tên lửa hành trình Harpoon của Mỹ.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chống tàu Moskit P-270

Với các tên lửa có tốc độ thấp như Harpoon hay Exocet của Pháp thì theo lý thuyết tên lửa sẽ mất khoảng 120-150 giây để có thể đâm vào tàu chiến đối phương. Với thời gian này các tàu chiến có thể phát hiện và vận hành hệ thống phòng thủ đánh chặn như phát sóng làm nhiễu, vận hành động cơ phóng tên lửa đánh chặn hay vận hành pháo tự động chỉnh với tốc độ cao bắn vào tên lửa.

Nhưng với Moskit thì khác, tốc độ cực cao nó chỉ cho các tàu chiến khoảng 25-30 giây để có thể phát hiện và vận hành hệ thống phòng thủ, hệ thống làm nhiễu sẽ không hiệu quả khi tên lửa đến quá gần, không đủ thời gian để vận hành động cơ phóng tên lửa đánh chặn và tên lửa bay quá nhanh để có thể bắn vào nó với pháo tự động một cách chính xác.

Ngoài ra, Bora còn có hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp Osa-MA và hai sáu súng gatling sáu nòng AK-6-30M 30mm, pháo hạm AK-176 cỡ nòng 76,2 mm. Cho đến khi Liên xô sụp đổ, mới có hai chiếc Bora thuộc dự án 1239 được đóng, hiện nay một chiếc được trang bị cho Hạm đội Baltic, chiếc còn lại thuộc Ham đội biển Đen.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Project 1239

Mặc dù chỉ có một chiếc nhưng theo các chuyên gia quân sự phương Tây, sự ra đời của Bora đã làm thay đổi cán cấn lực lượng trên biển Đen. Cho đến nay, trong kho vũ khí của hải quân NATO không có loại nào đủ sức để năng chặn mục tiêu di động với vận tốc khoảng gần 100 km/h như Bora.

Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi "Bora" là trọng tâm của tất cả các chuyên gia hải quân tập trung tại triển lãm IDEF-2013 ở Istanbul.


(Quân sự Nga)
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang