Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tên lửa AGM-88E

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa AGM-88E. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa AGM-88E. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2011

>> Sát thủ diệt radar - AGM-88E



AGM-88E AARGM (Advanced Anti-Radiation Guided Missile) là loại tên lửa siêu âm tầm trung chuyên diệt các hệ thống radar.


Đây là kết quả của chương trình phát triển vũ khí được Hải quân Mỹ bảo trợ, đã giành nhiều thành công trên thị trường với 1.750 đơn đặt hàng cho Hải quân và Thủy quân lục chiến. Dự kiến, Không quân Italy sẽ mua 250 tên lửa loại này và Quân đội Đức đang thể hiện sự quan tâm.

Tại sao AARGM lại được quan tâm đến vậy? Câu chuyện về các SA-3 cũ kĩ thoát khỏi sự truy sát của máy bay NATO và bắn hạ máy bay tàng hình F-117 hiện đại nhất thời bấy giờ (năm 1999) sẽ là lời giải thích rõ ràng nhất.

Đó là câu chuyện của đại tá Dani Zontal, nguyên tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3 thuộc lữ đoàn tên lửa phòng không số 250, đóng quân gần thủ đô Beograd, Nam Tư trước đây. Để chống lại sự can thiệp của của NATO vào công việc nội bộ, vũ khí dưới quyền vị đại tá này chỉ là hệ thống phòng không với tên lửa SA-3 của những năm 1960.

Ngoài cải tiến kĩ thuật giúp tăng khả năng tiêu diệt các mục tiêu có độ phản xạ radar thấp, đại tá Dani còn đào tạo đơn vị của ông ta khả năng phản công lại các đợt tấn công của máy bay NATO, tấn công dựa trên các tín hiệu radar tối thiểu được luyện tập đi lại nhiều lần.

Đại tá còn tiết lộ, đơn vị của ông ta chỉ phóng tên lửa trong khu vực phóng tối ưu nhất nhằm giảm thời gian tên lửa tiếp cận mục tiêu, và cũng để giảm thời gian mục tiêu tránh né cũng hệ thống phòng không “dính” phải tên lửa chống radar.


http://nghiadx.blogspot.com
SA-3, loại tên lửa đã bắn hạ F-117 năm 1999

Việc thay đổi trận địa thường xuyên cùng với kỉ luật tác chiến góp phần vào sự sống sót của tiểu đoàn 3, thậm chí đơn vị này không bị thiệt hại gì về con người lẫn trang bị. Thời gian phát sóng radar luôn được giữ ở mức tối thiểu, dù với radar P-18 họ có thời gian phát sóng lâu hơn - theo họ để không bao giờ chịu các cuộc tấn công từ tên lửa HARM của NATO. Cụ thể, họ bật/tắt radar kiểm soát hỏa lực 23 lần khi phát hiện mục tiêu có những hành động khác thường hay có tín hiệu tên lửa HARM nhắm vào trận địa phòng không của đơn vị.

Ngoài ra, các máy phát sóng giả được lắp đặt xung quanh vị trí đóng quân của tiểu đoàn cũng góp phần gây nhiễu đánh lừa tên lửa chống radar HARM. Đại tá Dani còn thêm rằng sự tồn tại của các đài radar P-18 là lí do lớn nhất cho sự thành công của các dàn SA-3 khi so sánh với hệ thống tên lửa di động SA-6 Kub…”



http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Xác chiếc F-117 xấu số bị sự tài tình của bộ đội tên lửa Nam Tư hạ gục



Di chuyển liên tục, mô hình giả đánh lừa, phát sóng radar ngắt quãng (bật/tắt liên tục) là những chiến thuật gây khó khăn cho tên lửa diệt radar của NATO thời kỳ đó.

Tuy nhiên, bước tiến của khoa học công nghệ và kỹ thuật quân sự, các phương tiện chiến tranh mới như các hệ thống trinh sát tiên tiến và UAV cung cấp nhiều tùy chọn cho việc tìm kiếm mục tiêu hơn, tăng cường khả năng quan sát tìm kiếm liên tục cho phép định vị, ghi nhớ và phân biệt các mục tiêu tìm được. Do đó, có một yêu cầu được đặt ra là thiết kế loại tên lửa mới tích hợp những ưu điểm của công nghệ mới này.

Lúc đầu, tùy chọn loại tên lửa có thể trao đổi dữ liệu 2 chiều trong suốt hành trình bay được đưa ra, nhưng kết quả cho thấy nó không thực sự đáng tin cậy. Cuối cùng người ta quyết định tên lửa sẽ được dẫn đường vào khu vực mục tiêu, sau đó tên lửa sẽ sử dụng radar của nó để tự tìm kiếm và tiêu diệt.

Và tên lửa AGM-88E đã ra đời, được dùng để tiêu diệt các loại radar "chơi trò" bật/tắt và các chiến thuật như đại tá Dani từng áp dụng.


http://nghiadx.blogspot.com
AGM-88E


Hệ thống đa cảm biến của nó bao gồm radar thụ động và ăng ten để tìm kiếm mục tiêu, hệ thống tích hợp GPS/INS, một đầu tìm kiếm pha cuối sóng milimet, và một số bộ phận khác.

Sau khi được phóng nếu máy bay mẹ không tiếp tục cung cấp thông tin chi tiết thì tên lửa sẽ tự động xác định tọa độ khu vực mục tiêu qua tín hiệu GPS để bay đến, sau đó nó sẽ sử dụng radar bước sóng milimet để tìm ra mục tiêu và tấn công.

Hiện tại tên lửa AGM-88E được sử dụng trên phi cơ F/A 18 E/F “Siêu ong bắp cày” và máy bay tác chiến điện tử EA-18G, EA-6B của hải quân Mĩ, cũng như các chiến đấu cơ F-16CJ và Tornado của lục quân Mĩ và các nước đồng minh.

AGM-88E đang dần thay thế loại cũ hơn là AGM-88B HARM và là vũ khí chủ lực áp chế radar của máy bay Mĩ trong tương lai.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang