Bất chấp việc Ấn Độ thử thành công tên lửa Agni-V, giới phân tích quân sự nước ngoài vẫn nghi ngờ khả năng tác chiến của quân đội nước này. Năng lực tác chiến của quân đội Ấn Độ vẫn là dấu hỏi lớn. Izvestia của Nga ngày 19/4 dẫn lời nhiều chuyên gia là tướng lĩnh quân đội cho rằng, tuy Ấn Độ dẫn đầu thế giới về nhập khẩu vũ khí, nhưng trên thực tế, số lượng máy bay chiến đấu cũng như xe tăng của quân đội nước này rất khiêm tốn so với đòi hỏi của các cuộc chiến tranh hiện đại. Theo Izvestia, nội bộ trong giới quân nhân Ấn Độ vẫn chia rẽ sâu sắc sau tuyên bố của tướng Vijay Kumar Sing, Tư lệnh Lục quân, về khả năng tác chiến yếu kém quân đội nước này. Trung tuần tháng 4/2012, New Dehli đề nghị Ủy ban Nghị viện về quốc phòng tổ chức phiên điều trần, triệu tập lãnh đạo của tất cả 3 loại quân binh chủng, để tìm kiếm một lời giải đáp cho câu hỏi: vì sao một đất nước chiếm đến 9% lượng nhập khẩu vũ khí toàn thế giới, mà lại đứng trước những nghi vấn về khả năng chiến đấu của lực lượng quân đội? Ngân sách quốc phòng của Ấn Độ là 32,5 tỷ USD. Trong 5 năm tới, New Delhi có kế hoạch chi tiêu nhiều hơn, tới 50 tỷ USD, để hiện đại hóa lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, phiên điều trần tưởng như “vô tiền khoáng hậu” đã phơi bày hàng loạt sự thật khiến giới chức New Dehli giật mình: Các kho vũ khí của Quân đội Ấn Độ thiếu thốn đạn dược một cách nghiêm trọng. Đáng chú ý, đạn dành cho xe tăng chỉ đủ cung cấp cho hoạt động chiến sự trong vòng 4 ngày, tức là ít hơn mức chuẩn cần thiết của tác chiến hiện đại tới 10 lần. Về không quân, trong số 42 phi đội tiêm kích hiện hoạt động chỉ có 34. Nhưng con số đó chưa phải chấn động, bởi đến cuối giai đoạn bắt đầu “Kế hoạch 5 năm lần thứ 12”, cơ số phi đội trong biên chế không quân Ấn Độ sẽ giảm xuống còn 31. Báo cáo tại phiên điều trần cũng cho thấy, trong biên chế của Không quân Ấn Độ vẫn còn các loại máy bay chiến đấu lỗi thời và quá hạn sử dụng từ thời Xô Viết là MiG-21, MiG-27. Hiện Ấn Độ lên kế hoạch thay thế số máy bay trên bằng Su-30MKI, máy bay chiến đấu đa năng hạng trung của Pháp, cũng như các máy bay hạng nhẹ LCA do Ấn Độ sản xuất. Được chờ đợi hơn cả là phi cơ tiêm kích thế hệ thứ năm. Tuy nhiên, theo Izvestia, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm mới chỉ là dự án. Rất khó xác định thời điểm đưa những phi cơ hiện đại này được chuyển vào biên chế của lực lượng không quân. Tiềm lực quốc phòng chưa tương xứng với tham vọng của New Dehli. Tháng 3/2012, trong buổi điều trần trước quốc hội về ngân sách tài khóa 2012-2013, Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ, ông Pranab Mukherjee tuyên bố: New Dehli sẽ tăng 17% cho mua sắm quốc phòng, trong đó, 41% sẽ được sử dụng để mua sắm các hệ thống vũ khí hiện đại và vũ khí hạng nặng. Tuy nhiên, giới quan sát quốc tế nhận định, trên thực tế, ngân sách quốc phòng của Ấn Độ còn lớn hơn nhiều, bởi số liệu vừa được công bố chưa tính tới chương trình vũ khí hạt nhân, việc trả lương hưu cho quân nhân và các lực lượng bán quân sự. Ấn Độ đang nỗ lực thực hiện các hợp đồng mua sắm phương tiện quân sự hiện đại của Nga, Pháp, trong đó, ưu tiên tàu ngầm hạt nhân, máy bay và xe tăng hạng nặng. Ngoài ra, Ấn Độ cũng lên kế hoạch mua 145 khẩu pháo hạng nặng, 197 máy bay trực thăng chiến đấu và các loại vũ khí trang bị khác trong năm 2012. Theo đường hướng của New Dehli, cùng với phát triển kinh tế, tiềm lực quốc phòng hùng mạnh sẽ giữ vai trò quan trọng trong việc xác lập vị thế một cường quốc của Ấn Độ tại khu vực. Thậm chí, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Antony không dưới một lần thẳng thừng tuyên bố: New Dehli đang và sẽ tiếp tục đẩy mạnh xây dựng các tiềm lực quân sự để chuẩn bị cho những cuộc xung đột hạn chế dọc khu vực biên giới tranh chấp và để cân bằng với sức mạnh của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương. Tuy nhiên, theo nhận định của Rajeswari Pillai Rajagopalan, chuyên gia phân tích quốc phòng tại Quỹ Nghiên cứu ở New Dehli, các nỗ lực hiện đại hóa lực lượng của Ấn Độ diễn ra rất chậm chạp. Cùng với sự thiếu hụt nghiêm trọng về khí tài và phương tiện tác chiến hiện đại, phải mất rất nhiều thời gian nữa, New Dehli mới có thể hy vọng đối đầu một cách sòng phẳng với Trung Quốc tại khu vực. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa Agni-5. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa Agni-5. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012
>> Ấn Độ: Người khổng lồ chân đất?
Nhãn:
Quân đội Ấn Độ,
Tên lửa Agni-5
Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012
>> Sức mạnh của "thần lửa" Agni V
Hệ thống tên lửa Agni V của Ấn Độ mới đây mang trong mình các cải tiến công nghệ quan trọng nhất của Ấn Độ, hứa hẹn sẽ là quân bài chiến lược quan trọng. Tên lửa đạn đạo Agni V Được nghiên cứu và phát triển tại Phòng Thí nghiệm các hệ thống quốc phòng tiên tiến (ASH) tại Hyderabad, Agni V có tầm bắn 5.000km. Tuy vậy với khả năng cơ động của mình, nó có thể dễ dàng tấn công các mục tiêu xa hơn con số trên. Lấy một cuộc chiến giả định, với Thụy Điển chẳng hạn, tên lửa Agni V đặt tại Bangalore sẽ không đủ sức vượt khoảng cách 7.000km tới Stockholm nhưng nếu tên lửa được chuyển tới Amritstar, thủ đô Thụy Điển sẽ rời vào tầm khống chế. Tương tự như vậy, thành phố xa nhất phía Bắc Trung Quốc là Harbin sẽ nằm trong tầm bắn của Agni V khi tên lửa này được triển khai tại Đông Bắc Ấn Độ. Như vậy, Agni V có thể bắn tới tất cả các châu lục, trừ châu Mỹ. Trong kho vũ khí Ấn Độ, Agni V sẽ là tên lửa đầu tiên có thể di chuyển trên đường bộ và được bọc kín, giống như loại Đông Phong 31A khiến giới quan sát xôn xao khi Trung Quốc trình diễn trong diễu binh mừng quốc khánh 1/10/2010. So với Agni III, Agni V sử dụng tối đa các cấu trúc composite để giảm trọng lượng đến mức thấp nhất và có thêm tầng thứ ba, vì vậy Agni V bay xa hơn được 1.500km so với đàn anh của nó. Avinash Chander, giám đốc phòng thí nghiệm ASL giải thích: “Agni V được thiết kế để cơ động trên đường bộ”, từ nay tất cả các loại tên lửa chiến lược mặt đất của Ấn Độ đều có thể được bao bọc bằng lớp bảo vệ sử dụng trong hệ thống Agni V”. Lớp bao bọc tên lửa được làm bởi hợp kim sắt-nickel không chứa carbon, giúp tạo ra môi trường kín bảo quản tên lửa trong nhiều năm. Lớp bao bọc sẽ hấp thụ một phần lớn lực ép từ sức đẩy 300-400 tấn sản sinh trong quá trình phóng tên lửa. Công nghệ bao bọc tên lửa lần đầu tiên được Ấn Độ nghiên cứu cho dòng tên lửa đối hải Brahmos. Công nghệ này được phát triển hoàn chỉnh ở dòng tên lửa phóng ngầm dưới mặt biển K15 được phát triển tại Hyderabad cho tàu ngầm hạt nhân INS Arihant. Sức mạnh khủng khiếp trong tương lai Một trong các đột phá công nghệ tiếp theo sau thành công của Agni V là việc phát triển đầu đa đa mục tiêu độc lập (MIRV). Theo đó, Agni V sẽ được trang bị từ 3-10 đầu đạn hạt nhân, mỗi đầu đạn có thể nhắm đến một mục tiêu độc lập cách nhau hàng trăm kilomet. Có thể đặt chế độ cho hai hoặc nhiều đầu đạn nhắm vào cùng một mục tiêu. Theo Giám đốc ASL Avinash Chander, công nghệ MIRV đã đạt được những bước tiến rất lớn trong 2 năm qua. Tuy nhiên, công nghệ MIRV sẽ chỉ được áp dụng trên Agni V trong vòng 4-5 năm tới do cần được kiểm tra và thử nghiệm. Công nghệ MIRV tương tự như kỹ thuật phóng nhiều vệ tinh với cùng một tên lửa đẩy, tuy nhiên đối với vệ tinh, việc phóng chệch một km so với độ cao quỹ đạo dự định vẫn được coi là thành công. Trong khi đó, khi MIRV sử dụng cho mục đích quân sự cần độ chính xác cao hơn nhiều. Mỗi đầu đạn được phóng đi sẽ phải rơi trong vòng 40 mét tính từ mục tiêu dự định. Khoảng cách 40m là đủ để một đầu đạn hạt nhân loại nhỏ có thể phát huy sức mạnh của mình. Các nhà hoạch định chiến lược của Ấn Độ dù vẫn bảo lưu quan điểm không sử dụng vũ khí hạt nhân trước nhưng cũng đánh giá MIRV là một công nghệ không thể thiếu. Ngay cả nếu Ấn Độ bị tấn công hạt nhân phủ đầu và kho vũ khí chiến lược bị phá hủy phần lớn, chỉ cần một số tên lửa còn lại cũng đủ để trả đũa đối thủ với sức công phá cực lớn. Chỉ cần vài tên lửa Agni V là có thể đạt được năng lực tấn công ở mức yêu cầu. Với MIRV, chỉ cần một tên lửa Ấn Độ cũng có thể vô hiệu hóa lớp phòng thủ của đối phương. Việc phát hiện và bắn hạ nhiều đầu đạn hạt nhân khó khăn hơn nhiều so với việc can thiệp vào đầu đạn duy nhất. MIRV cũng được trang bị hệ thống điện tử để làm nhiễu radar trong trường hợp đối phương tìm cách bắn hạ. |
Nhãn:
Quân đội Ấn Độ,
tên lửa,
Tên lửa Agni-5
Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012
>> Tại sao phương Tây lại "rùm beng" khi Triều Tiên phóng tên lửa đẩy
“Phương Tây đã lấy “ý thức hệ” để đặt ra tiêu chuẩn kép, còn Mỹ là mối đe dọa lớn nhất của hòa bình thế giới khi dựa vào xã hội đen cao bồi…”. Tên lửa đẩy Ngân Hà-3 của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đã được lắp đặt ở Trạm phóng Vệ tinh Sohae. Tân Hoa xã ngày 11/4 có bài viết bình luận về thái độ ứng xử của phương Tây mang màu sắc ý thức hệ đối với CHDCND Triều Tiên và Ấn Độ trong vấn đề phóng tên lửa. Tân Hoa xã viết, nếu bạn vào công cụ tìm kiếm Google, bạn sẽ phát hiện ra rằng những thông tin về việc CHDCND Triều Tiên phóng tên lửa Ngân Hà-3 (Unha-3) trên báo chí phương Tây có tới hơn 5.000 kết quả, nhưng các thông tin về việc Ấn Độ chuẩn bị phóng tên lửa Agni-5 chỉ có khoảng 100 kết quả. Nhìn vào số lượng này, báo chí phương Tây có thái độ hoàn toàn khác nhau trong cách ứng xử với Ấn Độ và CHDCND Triều Tiên. Về góc độ độ minh bạch, CHDCND Triều Tiên đã vượt xa Ấn Độ. Khi tuyên bố phóng vệ tinh, CHDCND Triều Tiên ra tuyên bố muốn mời các nước quan sát, hai ngày trước báo giới các nước còn đến Trạm phóng vệ tinh Sohae – CHDCND Triều Tiên để chụp ảnh tên lửa đẩy Ngân Hà-3 đã hoàn thành lắp đặt. Tân Hoa xã viết: "Trong khi đó, Ấn Độ phóng tên lửa đạn đạo Agni-5, vừa không công bố các hình ảnh có liên quan, vừa không mời báo giới đến đưa tin. Hành vi này đã phân rõ trắng đen". Nhìn từ góc độ công nghệ, lần này CHDCND Triều Tiên sử dụng tên lửa đẩy để phóng vệ tinh nhân tạo. Mặc dù công nghệ hàng không này có thể ứng dụng cho phát triển tên lửa đạn đạo tầm xa, nhưng chúng rốt cuộc có sự khác biệt nhất định. Tên lửa đẩy Ngân Hà-3. Trong khi đó, tình hình của Ấn Độ lại hoàn toàn khác. Tờ “The Hindu” cho biết, tên lửa Agni-5 đã hoàn thành lắp áp trên mặt đất, có tầm phóng 5.000 km. Chuyên gia Ấn Độ Cheadle còn tuyên bố muốn tiến hành phóng từ xe phóng cơ động trên đường bộ. Về tên gọi, Ấn Độ cho biết rõ Agni-5 là một loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, hơn nữa còn có thể tiến hành phóng cơ động trên mặt đất. Điều này tạo ra sự trái ngược hoàn toàn với tên lửa đẩy Ngân Hà-3 của CHDCND Triều Tiên chờ đợi ở giá phóng. Nhìn vào phương pháp phán đoán “mối đe dọa” của báo giới phương Tây trước đây, mức độ “phạm luật” của Ấn Độ đều vượt xa CHDCND Triều Tiên. Ấn Độ nghiên cứu phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, trên thực tế là sự tác động to lớn tới hệ thống không phổ biến vũ khí hạt nhân của thế giới. Nhưng, thực tế là các nước phương Tây không quan tâm tới Ấn Độ, lại tốn nhiều bút mực đối với việc CHDCND Triều Tiên phóng tên lửa. Tân Hoa xã cho rằng, trong vấn đề này, dẫn đầu là Nhật Bản và Mỹ, các phương tiện truyền thông của một số nước đã tiến hành “ma quái hóa” có hệ thống và mục đích đối với việc CHDCND Triều Tiên phóng tên lửa. Tên lửa còn chưa phóng, đã bắt đầu dự đoán phải dùng biện pháp nào để đánh chặn khi nó thất bại. Nhật Bản triển khai tên lửa Patriot-3 sẵn sàng đánh chặn tên lửa CHDCND Triều Tiên. Báo giới Nhật Bản liên tục đưa tin điều chỉnh tuyến đường biển quốc tế, cố gắng tạo ra bầu không khí dư luận về ảnh hưởng bất lợi của tên lửa CHDCND Triều Tiên đối với cuộc sống người dân. Theo Tân Hoa xã thì Mỹ càng hung hăng hơn, đối với việc CHDCND Triều Tiên mời các chuyên gia nước ngoài đến tham quan hiện trường phóng vệ tinh, Mỹ không chỉ tuyên bố không cử chuyên gia, mà còn yêu cầu nước khác cũng không cử chuyên gia. Ngoài ra, với tư cách là nước lớn về hàng không vũ trụ, ở góc độ công nghệ, Mỹ còn phân tích tên lửa CHDCND Triều Tiên phóng xuống phía nam, phỏng đoán CHDCND Triều Tiên có mục đích phóng tên lửa lớn hơn là vệ tinh. Tân Hoa xã kết luận, trong con mắt của báo giới phương Tây, CHDCND Triều Tiên phóng tên lửa là “xấu”, Ấn Độ mặc dù bất chấp tất cả, tiến hành phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, thì cũng có thể tha thứ. Tân Hoa xã cho rằng, hiện nay, các nước trên thế giới không nên lấy ý thức hệ làm tiêu chuẩn, thực hiện tiêu chuẩn kép, mà nên bắt tay với nhau, cùng cố gắng cắt giảm vũ khí tên lửa, vũ khí hạt nhân thậm chí phi hạt nhân hóa trên phạm vi thế giới. Tân Hoa xã kết luận rằng: "Nếu Mỹ đến cả sự công bằng, khách quan tối thiểu cũng không quan tâm, dựa vào xã hội đen cao bồi có tổ chức để duy trì an ninh trật tự, thì họ thực sự đã trở thành mối đe dọa lớn nhất của hòa bình thế giới". Dưới đây là một số hình ảnh về tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Agni-5 của Quân đội Ấn Độ sắp được phóng thử trong thời gian tới: |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)